Chào em.
Em có hỏi đến 3 vấn đề nhưng thực ra thì chỉ 2 vấn đề mà thôi. Sau dây luật sư tư vấn cho em nhé:
1/ Nếu đất đai, nhà cửa là tài sản của cha mẹ, do cha mẹ đứng tên trong sổ hồng, sổ đỏ (cũ) hoặc một mình cha/mẹ đứng tên nhưng tạo lập, phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của cha mẹ thì cũng đươc xem là tài sản chung của cha mẹ nên cha mẹ toàn quyền quyết định mà không cần ý kiến của con cái vì đó không phải là tài sản của con cái trừ khi con cái chứng minh được mình cũng có công sức đóng góp, tạo lập cùng với cha mẹ thì mới có quyền lên tiếng để tham gia cùng quyết định. Do vậy, việc cắt đất cho người con nào, cho bao nhiêu là quyền của cha mẹ và tiến hành thủ tục tặng cho tại công chứng, sau đó người được tặng cho tiến hành sang tên trước bạ để được dứng tên phần tài sản đó.
Trường hợp nhà cửa đất đai là tài sản đồng sở hữu (cấp cho hộ gia đình do cha hoặc mẹ là chủ hộ đại diện đứng tên) thì việc quyết định cắt đất cho các thành viên như thế nào phải có sự đồng ý của tất cả các thành vên là con cái trong hộ gia đình. Theo đó, nếu một người con là thành viên hộ gia đình không đồng ý ký tên vào hồ sơ, giấy tơ thì cũng sẽ không thể tiến hành được vì chế định đồng thừa kế yêu cầu các đồng thừa kế phải thống nhất việc định đạt tài sản chung.
2/ Nếu tài sản là của cha mẹ thì cha mẹ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình bằng việc quyết định cho ai, người con nào là quyền của cha mẹ. Do chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thưa kế (thời điểm người để lại di sản chết hoặc thời điểm người cuối cùng để lại di sản chết nếu cha mẹ cùng lập chung di chúc) trư trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Nếu là tài sản đồng sở hữu thì cha mẹ chỉ có quyền lập di chúc quyết định phần tài sản của mình trong khối tài sản đồng sở hữu đó mà thôi.
Nếu cha mẹ chết mà không để lại di chúc thì tài sản của cha mẹ được chi thừa kế theo quy định của pháp luật: chỉa đều cho những đồng thừa kế thuộc hàng thứ nhất mỗi người một phần bằng nhau.
Một số ý kiến để em biết.
Thân mến