Tư Vấn Của Luật Sư: LS. ThS Nguyễn Nhật Tuấn - NguyenNhatTuan

164 Trang 12345>»
  • Xem thêm     

    23/04/2023, 04:25:25 CH | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC có hiệu lực từ ngày 05/03/2012 có quy định:

    "Điều 5. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề

    1. Cách tính

    a) Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:

    Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng

    Ví dụ: Bà Trần Thị A là điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện Tâm thần TW2, đang hưởng lương ngạch điều dưỡng trung cấp, mã số ngạch 16b.121, bậc 12, hệ số lương 4,06 và hưởng 7% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,4. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề tháng 09/2011 của bà A như sau:

    Tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề 1 tháng = 830.000 đồng x [4,06 + 0,4 + (4,06 x 7%)] x 70% = 2.756.802 đồng

    b) Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.

    c) Phụ cấp ưu đãi theo nghề không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế".

    Như vậy, mức phụ cấp này tính trên cơ sở của mức lương tối thiểu chung chứ không phải tính trên mức lương cơ sở bạn nhé.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    23/04/2023, 04:16:24 CH | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Trước tiên là người lao động này đang trên đường thực hiện nhiệm vụ công việc theo yêu cầu của đơn vị và bị tai nạn giao thông. Tuy có lỗi trong việc gây ra tai nạn nhưng cũng được xem đây là TNLĐ trong trường hợp NLĐ có lỗi.

    Bạn hãy tham khảo các quy định trích dẫn dưới đây từ Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 để biết quyền lợi của NLĐ bị TNLĐ trong trường hợp có lỗi được hưởng như thế nào nhé:

    Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

    6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

    7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

    8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

    9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

    10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

    11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

    Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động

    1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.

    2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.

    3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.

    4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    23/04/2023, 03:59:36 CH | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo thông lệ thì phép năm nào giải quyết năm đó hoặc chậm nhất là trong quý 1 của năm liền kề.

    Ví dụ: Phép năm 2022 được giải quyết chậm nhất là hết qu1y 1/2023. Như vậy, bước sang quý 2/2023 sẽ không giải quyết phép của năm 2022 nữa. Việc này hàu như được quy định trong nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể các công ty.

    Đối với ông A bạn nêu thì nếu phép năm 2022 ông A chưa nghỉ hết thì công ty sẽ thanh toán tiền pháp năm cho ông A của những ngày chưa nghỉ phép năm 2022 chậm nhất là trong quý 1/2023 cùng với 3 ngày phép tương ứng với 3 tháng làm việc của ông A trong quý 1/2023.

    Thân mến

  • Xem thêm     
  • Xem thêm     
  • Xem thêm     

    05/12/2021, 09:49:14 SA | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo quy định nếu thời gian làm việc đủ 12 tháng thì sẽ được hưởng 12 ngày phép năm có hưởng lương. Thời gian tổ chức nghỉ phép năm do hai bên thỏa thuận để không làm ảnh hưởng đến công việc và đáp ứng nhu cầu nghỉ phép năm của người lao động. Do vậy, về nguyên tắc thì số ngày nghỉ phép năm nào sẽ giải quyết trong năm đó hoặc không quá quý 1 của năm tiếp theo. Trường hợp số ngày phép năm người lao động chưa nghỉ hết thì có thể giải quyết trả bằng tiền hoặc cộng dồn vào phép của năm tiếp theo đều được.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    30/11/2021, 11:19:49 SA | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Ý kiến tư vấn của luật sư như sau:

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 thì tiền lương thêm giờ tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm. Như vậy, nếu doanh nghiệp đã xây dựng được đơn giá tiền lương thì lương thêm giơ tính theo đơn giá tiền lương. Nếu doanh nghiệp chưa xây dựng đơn giá tiền lương thì lương thêm giờ tính theo lương thực trả của công việc.

    Theo trình bày của bạn thì công ty đang hướng việc trả lương thêm giờ theo lương căn bản chứ ko theo lương thực lãnh chứng tỏ công ty chưa xây dựng và thông qua được đơn giá tiền lương cho mỗi chức danh công ty. Do vậy, công ty phải tính lương thêm giờ dựa trên lương thực lãnh của người lao động chứ không được tính trên lương căn bản vì như vậy tiền lương của mỗi giờ làm thêm giờ sẽ thấp hơn tiền lương của giờ làm việc bình thường là không hợp lý.

    Thân mến

     

     

  • Xem thêm     

    01/11/2021, 05:03:38 CH | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.
     
    Bộ luật lao động hiện hành cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định sau đây:
     
    Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
     
    1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
     
    a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
     
    b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
     
    c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
     
    d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
     
    2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
     
    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
     
    b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
     
    c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
     
    d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
     
    đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
     
    e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
     
    g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
     
    Như vậy, trừ lý do quy định tại khoản 2 điều này (đơn phương chấm dứt không cần thông báo trước thời gian) thì các trương hợp còn lại người lao động muốn đơn phương chấm dứt tuy không cần thông báo lý do nhưng phải chấp hành thông báo vê thời gian. Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng thì thời gian báo trước cho công ty theo quy định là ít nhất 30 ngày mới được chấm dứt. Do đó, việc nghỉ việc ngay mà không chấp hành thời gian thông báo trước là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy  định tại điều 39 và phải có trách nhiệm theo quy định sau đây:
     
    Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
     
    1. Không được trợ cấp thôi việc.
     
    2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
     
    3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
     
    Thân mến!
     
  • Xem thêm     

    22/10/2021, 11:41:27 SA | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Khi bạn tự làm thủ tục hưởng trợ cấp BHTN do dịch bệnh Covid - 19 theo tinh thần nghị quyết 116, 68 bạn phải nói rõ là bạn đã nghỉ việc, chấm dứt HĐLĐ tại Công ty (có quyết định chấm dứt) và đã được Công ty chốt sổ BHXH  trả cho bạn thì cơ quan BHXH mới giải quyết hồ sơ cho bạn với tư cách cá nhân mà không cần thông qua công ty nữa. Nếu bạn không nói rõ những vấn đề này thì cơ quan BHXH hiểu rằng bạn đang ngừng việc, tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động vì dịch bệnh covid chứ chưa phải là chấm dứt quan hệ lao động nên dĩ nhiên bạn còn là nhân viên của công ty thì công ty phải lập danh sách và nộp hồ sơ cho bạn.

    Do vậy, nếu bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động thì phải yêu cầu công ty có quyết định chấm dứt và chốt sổ BHXH trả cho bạn để bạn nộp hồ sơ với tư cách cá nhân đến cơ quan BHXH xin hưởng chế độ nhé.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    21/10/2021, 10:10:58 SA | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Chỉ được nhận hỗ trợ 1  chế độ mà thôi.

    Về thủ tục thì chờ BHXH gởi danh sách về công ty để thực hiện hồ sơ hoặc cũng có thể liên hệ trực tiếp tại BHXH đều được nếu thấy lâu mà không động tĩnh gì.

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    14/10/2021, 09:09:34 SA | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Như luật sư đã tư vấn cho em rằng nếu ko đồng ý với bản án sơ thẩm thì em phải kháng cáo trong thời hạn quy định để yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại và em đã làm đơn kháng cáo. Như vậy, hô sơ vụ án sẽ được chuyển cho tòa án cấp phúc thẩm để xem xét xử lại vụ án này. Trong phiên tòa phúc thẩm, em cần tập trung trình bày, xuất trình các chứng cứ, lập luận về việc em không nghỉ việc, công ty không triệu tập em họp xét kỷ luật mà toàn bộ các chứng cứ như bảng lương, biên bả họp xét kỷ luật em đều là do công ty hợp thức hóa để nộp cho tòa án nhằm đối phó với vụ việc. 

    Em cũng nên lưu ý rằng nếu công ty cho rằng em tự ỷ nghỉ việc 5 ngày trong tháng thì có lập biên bản vi phạm đối với em không, công ty cho rằng có mời em tham dự họp kỷ luật thì có gởi thư mời cho em không, em có ký nhận thư mời không, có gì chứng minh là công ty đã triệu tập em họp, thành phần phiên họp xét kỷ luật gồm những ai có đúng quy định chưa, công ty có chứng minh được lỗi vi phạm của em không, công ty có ban hành nội quy lao động không, nội quy đó có được phổ biến cho em không, có được thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động chưa?có gì chứng minh là em vẫn đi làm, không tữ ý nghỉ việc...???

    Thân mến

  • Xem thêm     

    08/10/2021, 03:50:30 CH | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào em.
     
    Ý kiến của luật sư như sau:
     
    - Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Khoản 2 và Khoản 3 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, từ ngày 1/1/2018 tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động. Phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động theo quy định Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể:
     
    Mức lương: Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
     
    Phụ cấp lương: Là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
     
    Các khoản bổ sung khác: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
     
    Như vậy, mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác có ghi trong HĐLĐ, phụ lục HĐLĐ đều phải trích nộp BHXH theo quy định.
     
    - Nếu người lao động nộp phản ánh tại cơ quan chức năng thì tùy theo nội dung đơn phàn ánh của người lao động mà cơ quan chức năng sẽ có ứng xử khác nhau: Nếu người lao động chỉ phản ánh về vấn đề đóng BHXH cho cá nhân họ thì cơ quan chức năng chỉ tập trung làm rõ hồ sơ kê khai đóng BHXH của cá nhân phản ánh. Nếu người lao động phản ánh về cả hệ thống, cách thức đóng BHXH của cả công ty thì cơ quan chức năng có quyền yêu cầu công ty cung cấp hồ sơ toàn bộ để xác minh, giải quyết phản ánh.
     
    - Về thời gian truy thu thì nguyên tắc là sai phạm từ giai đoạn nào sẽ truy thu từ giai đoạn đó với lưu ý: Công ty đăng ký mức lương tham gia đóng BHXH cho NLĐ thấp hớn mức lương tối thiểu vùng do CP quy định trong từng thời kỳ trong khi mức lương thực trả cho NLĐ là cao hơn;  Công ty có điều chỉnh mức lương, phụ các lương, các khoản bổ sung khác bằng phụ lục HĐLĐ nhưng không đưa vào để tham gia BHXH...
     
    - Chỉ giải quyết các trường hợp NLĐ đang làm việc, HLĐLĐ đang có hiệu lực. Các trường hợp nghỉ việc, chấm dứt HĐLĐ không giải quyết hồi tố.
     
    Thân mến
  • Xem thêm     
  • Xem thêm     

    06/10/2021, 05:20:24 CH | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động thì khi người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý được xem là TNLĐ và được giải quyết quyền lợi theo quy định của luật này.

    Như vậy, công ty bạn không thể buộc người lao động phải đăng ký lộ trình, tuyến được đi làm việc vì còn phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện giao thông, các trở ngại khách quan trên đường hay tình hình dịch bệnh...

    Công ty bạn cũng không thể buộc NLĐ đăng ký khi bị tai nạn từ điểm đón xe ô tô đến nới làm việc là TNLĐ vì trái quy định nói trên.

    Thân mến!

     

  • Xem thêm     

    01/10/2021, 11:39:43 SA | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Về nguyên tắc việc trả lương phải đúng theo thỏa thuận ghi trong HĐLĐ và mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Vì vậy, không rõ vì sao công ty lại cho nhân viên làm việc tại nhà và trả lương chỉ bằng 40% mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, khối lượng công việc làm tại nhà có giảm so với làm việc tại công ty hay không, thời gian trả lương 40% là trong bao lâu và đã có sự thỏa thuận với tổ chức công đoàn cơ sở hay chưa? trả lương 40% nhưng có tham gia các chế độ cho NLĐ không?...v.v...

    Vì thế, cần xem lại việc trả lương như vậy là hợp lý chưa? mức lương 40% không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, cần thỏa thuận đồng ý của tổ chức công đoàn cơ sở trước khi trao đổi cụ thể với người lao động để đạt được sự thống nhất áp dụng tránh việc người lao động khiếu kiện công ty trả lương không đúng quy định.

    Thân mến.

  • Xem thêm     

    29/09/2021, 11:08:57 SA | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Luật sư tư vấn cho em như sau:

    Theo như em trình bày thì lý do công ty chấm dứt hợp đồng lao động với em là em khiếu nại công ty không trả thêm lương năng suất mà chỉ có lương căn bản. Tuy nhiên, đáp lại ý kiến của em thì công ty không giải quyết mà có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với em dù rằng hợp đồng em là loại không xác định thời hạn. Khi em khởi kiện ra toa vê việc công ty chấm dứt hợp đồng  lao động trái pháp luật thi công ty đưa ra lý do là vì trong tháng 3/2020 em tự ý nghỉ việc 05 ngày và họ nộp cho tòa án bảng chấm công em nghỉ việc 05 ngày nhưng thực chất bảng chấm công này làm để hợp thức hóa chứ không đúng sự thật nhưng tòa án đã chấp nhận chứng cứ này và xử em thua. 

    Như vậy, các vấn đề cần xem lại là:

    - Trong quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của em do công ty ban hành ghi lý do chấm dứt là gì? có phải là lý do em đã tự ý nghĩ việc 05 ngày trong tháng như bảng chấm công thể hiện không hay là vì một lý do nào khác? nếu là lý do khác thì việc công ty xuất trình bằng chứng là bảng chấm công không phù hợp với lý do chấm dứ em ghi trong quyết định. Nếu là lý do em tự ý nghĩ việc 05 ngày trong tháng thì về thủ tục công ty cần lập biên bản NLĐ vi phạm kỷ luật vê việc tự ý nghỉ việc 05 ngày trong tháng, căn cứ vào biên bản vi phạm kỷ luật lao động thì công ty phải tiến hành phiên họp xét kỷ luật lao động em theo đúng quy định, căn cứ vào hình vi vi phạm tự ý nghỉ việc 05 ngày trong tháng công ty quyết định hình thức kỷ luật la sa thải và ban hành quyết định kỷ luật sa thải em. Căn cứ vào quyết định sa thải thì mới có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với em vì ly do bị sa thải. Ngoài ra, công ty phải có bản nội quy lao động được công bố trong đó ghi rõ việc NLĐ tự ý nghỉ việ 05 ngày trong tháng thì sẽ bị sa thải thì mới có thể xử lý kỷ luật sa thải em được...

    - Việc công ty xuất trình bằng chứng là bảng chấm công giả mạo thì em có quyền đề nghị tòa á xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ vấn đề này vì bảng chấm công này em không thừa nhận, lý do, em đi làm trong tháng 3 đầy đủ, công ty tham gia BHXH đầy đủ cho em hết tháng 3 chứng tỏ em có đi làm, công ty nhỏ hồi giờ ko thiết lập hệ thống chấm công thì nay làm sao có thể có bảng chấm công nộp cho tòa án được, bảng chấm công lập bằng tay do công ty đạo diễn để nộp cjo tòa án không đáng tin tưởng...

    - Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với NLĐ là hợp đồng không xác định thời hạn nhưng không tuân thủ thời gian báo trước ít nhất 45 ngày theo quy đinh của pháp luật. Công ty lấy lý do NLĐ nghỉ việ 05 ngày không lý do nhưng chưa thực hiện quy trình, thủ tục, hồ sơ kỷ luật lao động sa thải trước khi chấm dứt hợp đồng là sai quy định...

    Như vậy, nếu vụ việc đúng như em trình bày thì luật sư nhìn nhận vụ án của em có nhiêu vấn đề cần xe xét, đánh giá lại như trên chứ em không vội đánh mất niền tin vào công lý. Nếu tòa án cấp sơ thẩm không xem xét cho em thì em có quyền kháng cáo để toa án cấp phúc thẩm xét xử lại cho em. Vấn đề là em có đủ năng lực để đưa ra các lập luận, quan điểm, chứng cứ trình bày để bảo vệ mình hay không mà thôi.

    Chúc em thành công!

    Thân mến

  • Xem thêm     

    27/09/2021, 10:19:17 SA | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.
     
    Theo quy định tại Nghị quyết số 116 ngày 24/9/2021 của Chính phủ thì NLĐ đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt HĐLĐ (do ảnh hưởng của Covid - 19) trong khoảng thời gian tư ngày 1/1/2020 đến ngày 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định (không áp dụng cho người đang hưởng lương hưu hàng tháng) thì sẽ được hỗ trợ bằng tiền từ kết dư quỹ BHTN. 
     
    Như vậy, trường hợp bạn chấm dứt HĐLĐ do ảnh hưởng của COVID - 19 trong thời gian từ ngày 30/05/2021 đến ngày 30/08/2021 thì thuộc đối tượng được hưởng chính sách nói trên.
     
    Thân mến!
  • Xem thêm     

    10/09/2021, 10:43:17 SA | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Tại khỏan 8 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động có quy định: Ngườii sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

    Như vậy, đối với người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp sau khi đã điều trị ổn định sẽ được đơn vị sử dụng lao động giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định mức độ suy giảm khả năng lao động làm căn cứ giải quyết chế độ liên quan. Căn cứ vào kết luật của hội đồng giám định y khoa về mức độ, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của người lao động và nguyện vọng của người lao động cũng nhuu yêu cầu, tính chất của công việc mà đơn vị sử dụng lao động sẽ thỏa thuận vấn đề làm việc tiếp hay không đối với người lao động.

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    28/08/2021, 11:59:20 SA | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Bạn đã tham gia BHXH từ tháng 11/2020 đến tháng 7/2021 là được 9 tháng thì không tham gia nữa. 

    Theo quy định tại khoản 2 điều 31 Luật BHXH năm 2014 thì: Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Bạn đả tham gia BHXH 9 tháng, thời gian tham gia đến tháng 7/2021 tính đến thời điểm sinh của bạn là tháng 10/2021 thì vẫn trong thời gian 12 tháng nên đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    28/08/2021, 11:52:19 SA | Trong chuyên mục Lao động

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10452)
    Số điểm: 57894
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4537 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Bạn là viên chức ngành y thì hợp đồng của bạn là hợp đồng làm việc chứ không phải hợp đồng lao động và pháp luật áp dụng trong quan hệ giữa viên chức và nơi làm việc là Luật viên chức năm 2010 chứ không phải Bộ luật lao động.

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật viên chức thì:  Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng đó là trong điều kiện làm việc bình thường, tình hình xã hội bình thường còn hiện nay tình hình dịch bệnh COVID đang rất phức tạp, đặc biệt là tại Tp. HCM và Bình Dương nên cả nước đang dốc sức chi viện, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tỉnh khu vực phía Nam chống dịch, trong đó có việc huy động bộ đội tham gia hỗ trợ, các y bác sĩ, điều dưỡng đã nghỉ hưu cũng được kêu gọi quay lại hỗ trợ thì bạn là một bác sĩ không lẻ không hiểu trách nhiệm của mình mà lại xin nghỉ việc trong tình hình và điều kện hiện nay.

    Do vậy, luật sư chia sẻ với văn bản thông báo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương v/v tạm thời không giải quyết đơn xin nghỉ việc cho y bác sĩ trong tình hình dịch bệnh hiện nay và nếu ai không được giải quyết cho thôi việc mà tự ý bỏ việc xem như vi phạm kỷ luật, không làm tròn trách nhiệm của người thầu thuốc trước tình hình dịch bệnh nguy cấp nên sẽ thu hồi chứng chứng chỉ hành nghề.

    Thân mến

164 Trang 12345>»