Tư Vấn Của Luật Sư: LS. ThS Nguyễn Nhật Tuấn - NguyenNhatTuan

34 Trang 12345>»
  • Xem thêm     

    09/02/2022, 10:51:13 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn Thúy Hiền!

    Về nguyên tắc thì không có nơi nào lại đi cấp giấy khai sinh cho người đã chết nên cho dù bạn là con cũng không thể đến cơ quan chức năng xin cấp giấy khai sinh cho cha mẹ mình đã chết được. Do vậy, nếu trong nhà đã thất lạc giấy khai sinh của cha mẹ mà còn bản photocopy  thì bạn có thể đi xin cấp bản trích lục khai sinh của cha mẹ để tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Trường hợp việc xin cấp trích lục khai sinh cũng không có kết quả thì có thể sử dụng các giấy tờ sau đây để chứng minh mối quan hệ giữa cha mẹ và ông bà của bạn (quan hệ cha con - mẹ con) như:

    - Sổ hộ khẩu gia đình.

    - Tờ khai gia đình.

    - Xác nhận của chính quyền địa phương về mối quan hệ cha con - mẹ con.

    Khi bạn tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế để chia thừa kế theo quy định pháp luật, bạn có thể trình bày, giải trình về việc giấy khai sinh của cha mẹ mình đã bị thất lạc và việc xin cấp lại bản trích lục cũng ko co kết quả nên phải sử dụng các giấy tờ như đã nêu để chứng minh mối quan hệ cha con- mẹ con và cam kết việc khai báo là đúng sự thật và sẫn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Thân mến!

  • Xem thêm     

    10/09/2021, 11:01:27 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Ý kiến của luật sư như sau:

    1/ Về qua hệ nuôi dưỡng:

    Việc ông bà A,B tuy có nhận anh C làm con nuôi từ nhỏ, nuôi dưỡng, cho ăn học khôn lớn, dựng vợ và sống chung với anh C từ lúc nhận nuôi cho đến nay thì thực tế anh C được xem là con nuôi và ông bà A, B là cha mẹ nuôi trên thực tế. Tuy nhiên, vì việc nhận con nuôi này không có bất cứ giấy tờ chứng nhận nào từ cơ quan chức năng (quyết định cho phép nhận con nuôi, quyết định công nhận con nuôi...) nên về mặt pháp lý thì quan hệ nuôi dưỡng này chưa được thừa nhận. 

    2/ Về thừa kế tài sản theo di chúc:

    Vì họ xem nhau như cha mẹ nuôi với con nuôi, có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau nên ông bà A,B đã lập di chúc để lại tòan bộ tài sản của mình cho anh C là quyền định đoạt tài sản của ông bà A,B mà không ai có quyền can thiệp, cản trở (pháp luật cho phép người có tài sản có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho bất cứ người nào chứ không cần phải lệ thuộc vào quan hệ ruột thịt, nuôi dưỡng). Do vậy, nếu di chúc được lập hoàn toàn hợp lệ, đúng quy định và trên cơ sở ngươi con ruột là chị D không có tranh chấp hay ý kiến gì về việc định đoạt tài sản của cha mẹ mình thì anh C cần tiến hành thủ tục mang di chúc cùng giấy tờ tùy thân đến tổ chức hành nghê công chức để khai nhận di sản thừa kế theo nội dung di chúc. Sau khi được chứng nhận cho việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc thì anh C phải tiến hành thủ tục sang tên trước bạ để các tài sản được thừa kế từ cha mẹ nuôi đứng tên của mình.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    18/05/2021, 11:13:45 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Ý kiến luật sư trao đổi như sau:

    Đúng như em nhận định: Căn nhà là tài sản chung của cha và mẹ em. Sau khi cha em mất không để lại di chúc thì 1/2 giá trị căn nhà là di sản của cha em để lại được chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thứ nhất của người chết để lại di sản bao gồm: cha mẹ, vợ và con (bao gồm cả con nuôi và con ngoài giá trú nếu có) của người chết. 

    Do vậy, nếu các đồng thừa kế hàng thứ nhất đồng ý để căn nhà này cho mẹ em đứng tên thì cần tiến hành thủ tục khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế với nội dung đồng ý để phần thừa kế cho mẹ em toàn quyền sở hữu tại tổ chức hành nghề công chứng. Sau khi tường trình về nhân thân, công chứng sẽ tiến hành niêm yết tại nợi có di sản và nơi cư trú của các đồng thừa kế, nếu hết thời gian niêm yết mà không nhận được bất cứ ý kiến khiếu nại hay tranh chấp gì thì công chứng sẽ chứng thực bản khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản để mẹ em tiến hành thủ tục trước bạ và đăng bộ tại văn phòng đăng ký đất đai và chi cục thuế để đứng tên toàn bộ căn nhà.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    01/04/2021, 09:28:15 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Thống nhất ý kiến về thủ tục nhé

    Thanks

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 06:28:30 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Trong trường hợp người vợ không ở tại VN mà người chồng mong muốn được ly hôn thì phải trình bày rõ lý do muốn ly hôn và làm đơn xin đơn phương ly hôi người vợ gởi đến TAND tỉnh nơi người vợ cư trú trước khi đi xuất khẩu lao động để tòa án thụ lý và giải quyết. Trong đơn ly hôn buộc người chồng phải thông báo địa chỉ cụ thể của người vợ đang ở nước ngoài để tòa án ủy thác tư pháp nhằm giải quyết vụ án ly hôn theo quy định. Do vậy, nếu người chồng không biết được địa chỉ tại nước ngoài của ngươi vợ để cung cấp cho tòa án thì tòa án không thụ lý giải quyết được vì trách nhiệm cung cấp địa chỉ của bị đơn là trách nhiệm của nguyên đơn khởi kiện.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    04/01/2021, 06:00:21 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Mảnh đất do hai vợ chồng tạo lập trong thời gian hôn nhân nên là tài sản chung của hai vợ chồng nên việc xây dựng nhà trên đất cũng phải có sự đồng ý của cả vợ lẫn chồng thì mới xây được bạn nhé. Do vậy, nếu chỉ có vợ muốn xân nhà nhưng chưa đạt được sự đồng ý của chồng hoặc chồng đứng ra tranh chấp, ko cho xây dựng thì vợ không thể tự xây dựng nhà được.

    Thân

     

  • Xem thêm     

    13/08/2020, 11:34:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Cả hai mảnh đất tuy chưa có sổ hồng nhưng đều là tài sản của ông bà để lại. Ông bà chết không để lại di chúc nên di sản sẽ chia theo quy định của pháp luật: Chia đều cho những đồng thừa kế thuộc hàng thứ nhất mỗi người một phần bằng nhau.

    Do vậy, trong nội bộ gia đình nên thương lượng, thỏa thuận chia cho phù hợp để con xin dứng tên cấp giấy chứng nhận. Nếu không tự giải quyết phân chia được thì có thể khởi kiện để tòa án giải quyết chia thừa kế.

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    22/04/2020, 09:29:52 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Vấn đề bạn hỏi luật sư tư vấn như sau:

    Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về trường hợp không được hưởng di sản như sau:

    Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

    Như vậy, tuy người anh trai của bạn có ý gian dối trong việc kê khai để đứng tên toàn bộ di sản thừa kế nhưng không thuộc những hành vi bị truất quyền hưởng di sản như quy định nói trên nên nên vẫn được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. 

    Thân mến

  • Xem thêm     

    03/04/2020, 10:34:43 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Tài sản chung của hai vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì dĩ nhiên hai vợ chồng sẽ cùng đứng tên nhưng nếu tà sản đó chưa được cấp giấy chứng nhận mà hai vợ chồng đã ly hôn có quyết định hoặc bản án của tòa án có hiệu lực thì không con là vợ chồng nữa nên sẽ không thể cùng đứng tên tài sản nhưng trong giai đoạn hôn nhân được. Do vậy, trong quá trình tòa án giải quyết ly hôn nênn đề nghị toa án giải quyết luôn việc chia tài sản. Theo đó, toa án sẽ giải quyết chia đôi tài sản (nếu hai bên ko có thỏa thuận nào khác) và cách phân chia là một bên được liên hệ cơ quan chức năng để cấp giấy chứng nhận nhưng phải trị giá 1/2 thối lại cho bên kia.

    Trường hợp đã giải quyết ly hôn ròi nhưng tài sản vẫn chưa chia (vì các bên ko có yêu cầu tòa giải quyết) thì tài sản đó vẫn là của chung và bên nào được đứng tên, lấy đất thì phải trị giá thối lại cho bên kia 1/2 trừ khi có thỏa thuận khác.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    11/02/2019, 06:40:09 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 35 Luật Hộ tịch năm 2014 thì thẩm quyền đăng ký khai sinh của con bạn trong trường hợp này là UBND huyện nơi cư trú của bạn tại Việt Nam.

    Điều 12 Luật cư trú quy định:

    Điều 12. Nơi cư trú của công dân

    1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

    Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

    Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

    Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

    2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

    Tại Điều 5 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP có quy định:

    1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống. 
    Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố. 
    2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn. 

    Như vậy, vì bạn đã bán nhà và không còn thực tế cư trú tại nơi thường trú quận 3 và hiện đang tạm trú tại Gò Vấp nên UBND quận Gò Vấp sẽ đăng ký khai sinh cho con bạn. Bạn cần có xác nhận của công an phường đang tạm trú tại Gò Vấp để xuất trình cho UBND quận Gò Vấp biết bạn đang cư trú tại Gò Vấp nhé.

    Thân mến!

  • Xem thêm     

    07/01/2019, 07:07:13 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Ý kiến của luật sư như sau:

    1/ Theo quy định tại điều 35, 36 Luật hộ tịch thì:

    - Thẩm quyền đăng ký khai sinh là UBND cấp huyện nơi người mẹ cư trú.

    - Trong hồ sơ đăng ký khai sinh phải có ăn bản thỏa thuận của vợ chồng về việc chọn quốc tịch cho con.

    - Nếu chọn quốc tịch cho con là TQ thì văn bản thỏa thuận nói trên phải có xác nhận của cơ quan chức năng của TQ.

    2/ Tuy con mang quốc tịch TQ nhưng có mẹ là VN và cư trú ở VN nên con vẫn học tập tại VN bình thường như công dân VN. 

    3/ Vì con mang quốc tịch TQ nên muốn cho con qua TQ thì chỉ cẩn xin hộ chiếu TQ để nhập cảnh qua TQ.

    4/ Việc đăng ký hộ khẩu cho con ở VN hay TQ là tùy cha mẹ quyết định. Nếu đăng ký ở VN thì đăng ký theo hộ khẩu mẹ. Sau này nếu qua TQ luôn thì cắt khẩu ở VN.

    Thân mến

     

     

     

  • Xem thêm     

    18/08/2018, 04:36:17 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Bạn và vợ đã ly hôn rồi thì hai người không còn là vợ chồng hợp pháp nữa và cũng không còn ràng buộc nhau về quyền và nghĩa vụ như vơ chồng hợp pháp. Nói cách khác, việc cô ấy vay mượn sau khi ly hôn thì cô ấy phải có trách nhiệm trả tiền vay chứ bạn không có trách nhiệm. Việc tòa án có thư triệu tập bạn thì bạn cứ đến tòa làm việc xem như thế nào nhé và trình bày rỡ việc vay mượn này là sau ly hôn và bạn không có trách nhiệm. 

    Theo ý kiến luật sư thì sở dĩ tòa án mời bạn là vì bạn và cô ấy vẫn còn tài sản chung và khi ly hôn chưa giải quyết phân chia tài sản. Nay bên cho vay kiện cô ấy về khoản tiền cô ấy vay sau ly hôn nhưng có dính đến tài sản chung của hai người liên quan đến việc giải quyết vụ án nên tòa phải mời bạn đến để nghe ý kiến trình bày của bạn và giải quyết.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    05/05/2018, 04:58:05 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Hai người chung sống với nhau như vợ như chồng, có hai đứa con nhưng không đăng ký kết hôn thì pháp luật cũng không công nhận họ là vợ chồng. Vì vậy, nếu nay họ không muốn sống với nhau nữa và tranh chấp việc nuôi con thì phải gởi đơn đến toa án để xin giải quyết. Tòa án sẽ giải quyết không cộng nhận mối quan hệ của họ là vợ chồng. Về tranh chấp con cái thì áp dụng để giải quyết như một vụ án ly hôn. 

    Về con cái, nếu con chưa tròn 36 tháng tuổi thì dứt khoát phải giao cho mẹ nuôi. Con từ đủ 7 tuổi trở lên thì tòa sẽ hỏi ý kiến của con là muốn ở với ai. Tuy nhiên, khi quyết định giao con cho ai nuôi thì cũng xem xét toàn diện, mọi mặt về kinh tế, tài chính, khả năng và điều kiện nuôi dạy, chăm só con nhằm đảm bảo quyên lợi mọi mặt cho con. 

    Theo ý kiến luật sư, vì người chồng này nghiện ngập suốt như vậy thi làm sao có khả năng nuôi con nên việc giao hai con cho người mẹ nuôi là hooàn toàn hợp lý.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    08/01/2018, 09:08:52 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Chồng em là Việt kiều đang ở VN hay nước ngoài? địa chỉ chồng em được emcung cấp trong đơn khởi kiện là địa chỉ ở VN hay ở nước ngoài? tòa án kêu em viết đơn xác nhận là xác nhận về vấn đề gì?

    Thân

  • Xem thêm     

    15/11/2017, 11:36:37 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, có nghĩa là nhữg cặp vợ chồng vô sinh có thể nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chứ không vì mục đích thương mại, thỏa thuận bằng họp đồng...

    Về vấn đề mang thai hộ vi mục đích nhân đạo thì bạn có thể tham khảo quy định tại nghị định số 10/2015/Nđ-CP ngày 28/1/2015 của Chính phủ nhé.

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    31/10/2017, 11:36:47 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Việc ly hôn là điều mà chắc rằng những ai trong cuộc đều không mong muốn trừ khi đó là giải pháp cuối cùng.

    Bạn cần xác định lại tinh cảm và mối quan hệ giữa bạn và chồng, gia đình chồng, nếu có cơ sở cho rằng mục đích hôn nhân không đạt được, tinh trạng hôn nhân đã trở nên trầm trọng, cuộc sống gia đình không thể tiếp tục kéo dài thì bạn có thể làm đơn để đơn phương ly hôn chồng mà không cần chồng bạn phải cùng ký đơn ly hôn với bạn.

    Về hồ sơ đính kèm đơn khởi kiện thi phải có bản chính giấy đăng ký kết hôn, CMND, hô khẩu cả hai bên, giấy khai sinh con va giấy tờ về tài sản chung...Trường hợp vì lý do không có bản chính thì có thể trình bản trích sao từ bản chính hoặc bản có chứng nhận sao y bản chính đều được.

    Về con cai thì vì con bạn còn quá nhỏ, mói 8 tháng tuổi nên chắc chắn theo luật pháp thì tòa án sẽ giao cho bạn tiếp tục nuôi dưỡng.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    27/09/2017, 04:52:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Cha của bạn mấ không để lại di chúc thì tài sản của ông để lại sẽ chia theo quy định của pháp luật: Chi đếu cho những ngươi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha bạn mỗi người một phần bằng nhau. Nếu trong gia đình không tự khai nhận và phân chia thì có thể khởi kiện để tòa án giải quyết. Phần di sản chia cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ do người giám hộ của họ quản lý và sử dụng cho mục đích của cá  nhân người đươc giám hộ.

    Bạn nói không chi là không đúng vì như vậy là tự mình đã hạn chế quyền được thừa kế của người khác rồi.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    15/09/2017, 10:31:35 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo quy định của LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÍNH thì:

    Khoản 3 điều 82 quy định:

     Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở

    Khoản 2 điều 83 quy định:

    Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Vi thếm nếu bên mẹ của con bạn hạn chế bạn quyền chăm sóc vá thăm con thì bạn có quyền làm đơn nhờ đến cơ quan chức năng, chính quyền địa phương can thiệp chứ bạn chưa thể thực hiện quyền dành nuôi con vì con bạn chưa đủa 36 tháng nên theo nguyên tắc là giao co mẹ nuôi.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 10:11:04 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Luật sư có ý kiến như sau:

    Việc xảy ra như vậy thì em không phải là không không có lỗi, vô can. Nếu em và vợ có hôn thú, dù là ly thân thì cũng chưa phải là ly hôn và trong thời gian ly thân thì vợ em đã có thai với em rồi rơi vào vòng tay của người đàn ông khác trong khi em thì bỏ mặc, chỉ đến khi nghi ngờ về đứa con mới đi xét nghiệm huyết thống thì mới biết đó là đưa con của mình thì cho thấy quả thật em rất tệ! Cũng may là em còn cứu vãn được hạnh phúc, đưa được vợ con trở về chứ không thì em còn gì đâu nữa để mất!

    Nói về người đàn ông kia thì việc làm của anh ta là do ganh gét, ăn không được thì đạp đổ, sự ích kỷ hẹp hòi khiến người ta suy nghĩ nông cạn cũng rất dễ hiểu. 

    Là người chồng, người cha, bạn phải thật cứng rắn yêu cầu người đàn ông kia chấm dứt ngay mọi việc làm sai trái trước khi quá muộn màng. Bạn phải yệu cầu hắn ta chấm dứt ngay việc tự ý sử dụng hính ảnh của bạn và gia đình bạn khi chưa được sự đồng Ý của bẠN. Chấm dứt ngay cái trò nói xấu, bêu rếu gia đình bạn trên mạng... Nếu là người có lương tri thì anh ta phải biết dừng lại.

    Trường hợp anh ta vẫn cứ tiếp tục thì bạn buộc phải làm đơn gởi đến cơ quan chức năng để yêu cầu can thiệp và giải quyết cho bạn. Nếu có bằng chứng về hành vi làm nhục, vu khống thì bạn có thể làm đơn đến cơ quan công an yêu cầu xử lý hình sự. Nếu có bằng chứng về hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩn của bạn và gia đình thì có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu chấm dứt, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại.

    Hãy có gắng giữ hạnh phúc gia đình và vượt qua sóng gió để đến bến bờ hạnh phúc bạn nhé.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    26/05/2017, 08:41:46 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Trước khi kết hôn với bạn, chồng bạn đã đứng tên chủ sở hữu căn nhà thì căn nhà này là tài riêng có trước ho6nh nhân của chồng bạn nên nếu trong quá trình hôn nhân, chồng bạn không có thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung của hai vợ chồng thì căn nhà đó vẩn là tài sản riêng của chồng bạn nên khi ly hôn thì căn nhà này thuộc về chồng bạn.

    Việc chồng bạn đề nghị hai vợ chồng đứng tên vay tiền sửa nhà xuất phát từ việc sửa lại căn nhà để phục vụ nhu cầu của cả hai vơ chồng nên khoản tiền vay này là nghĩa vu chung của hai vơ chồng nên khi ly hôn thì cả hai vợ chồng cũng có ngghi4a vụ với số tiền vay chung này.

    Thân mến

     

34 Trang 12345>»