Chào bạn!
Trước tiên, Luật sư xin chia buồn với bạn về cái chết của mẹ bạn: Mẹ bạn vì buồn chuyện làm ăn thất bại mà chọn cái chết để rồi bây giờ gánh nặng về nợ nần, chuyện thế chấp tài sản phải do những người còn sống giải quyết thay!
Theo như bạn trình bày thì mẹ bạn và cha dượng có vay ngân hàng khoản tiền làm ăn và thế chấp bằng tài sản là đất do mẹ bạn đứng tên (được ông bà ngoại cho riêng) thì khoản vay ngân hàng này đã được bảo đảm bằng tài sản. Do vậy, nếu chẳng may không trả nợ được gốc và lãi cho ngân hàng thì tài sản thế chấp sẽ bị xử lý để giải quyết nợ, phần dư còn lại mới chia thừa kế theo quy định pháp luật (mẹ bạn chết ko để lại di chúc).
Do vậy, nếu đến hạn nhưng không trả nợ và giữa những người thừa kế thuộc hàng thứ nhật của mẹ bạn (ông bà ngoại, cha dượng của bạn và hai người con) với ngân hàng không tự thỏa thuận, thu xếp được thì buộc ngân hàng phải khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết để xử lý tài sản. Lúc đó, tòa án sẽ đưa những người thuộc hàng thừa kế thứ nhật của mẹ bạn vào tham gia tố tụng và triệu tập đến tòa án để giải quyết theo nguyên tắc phải thẩm định giá trị tài sản và ưu tiên giải quyết khoản nợ của ngân hàng trước, giá trị tài sản còn lại sẽ giải quyết chia thừa kế như nói trên và những người thừa kế được chia tài sản đều phải chịu án phí căn cứ theo giá trị kỷ phần được nhận.
Như vậy, cách tốt nhất thì bạn nên đề nghị ngân hàng cho biết số nợ của mẹ bạn hiện nay cả gốc và lãi là bao nhiêu? Vì khi vay cả mẹ bạn và người cha dượng cùng vay nên nay mẹ bạn đã chết thì người cha đượng có trách nhiệm trả nợ như thế nào để còn giữ lại tài sản không bị xử lý trả nợ. Nếu người cha dượng cũng ko có khả năng trả nợ thì trong gia đình vaq ngân hàng nên bàn bạc phương án tốt nhất nhằm tránh tổn thất cho gia đình bạn. Phương án tốt nhất nếu mkho6ng còn khả năng nào để trả nợ thì nên thẩm định giá trị tài sản thế chấp để chủ động bán xử lý tránh để khoản nợ càng về lâu càng phát sinh thêm lãi suất thì tổ thất sẽ càng nhiếu hơn.
thân mến