Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

109 Trang «<89909192939495>»
  • Xem thêm     

    14/03/2017, 09:16:37 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Điều 104 Bộ luật hình sự quy định: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

  • Xem thêm     

    13/03/2017, 05:38:35 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
    Bố chồng bạn đã mất, anh chồng bạn đã nhận đứng tên mảnh đất dịch vụ của mẹ chồng còn đất hương hỏa hiện nay vẫn đang đứng tên bố chồng (đã mất), gia đình đã họp gia đình và thống nhất mảnh đất hương hỏa đấy sẽ sang tên cho chồng tôi đứng tên. Biên bản họp gia đình tất cả đã thống nhất mọi người đã ký và có người làm chứng. Việc lập Biên bản họp gia đình như ở trên là chưa đúng với quy định của pháp luật. Do đó, việc thực hiện Biên bản trên có giá trị pháp lý thì gia đình nhà chồng bạn phải thực hiện phân chia di sản thừa kế bằng văn bản theo quy định.
    Bố chồng bạn chết để lại tài sản là quyền sử dụng đất và được coi là di sản thừa kế, bố chồng bạn mất không để lại di chúc nên di sản bố chồng bạn để lại được phân chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm bố, mẹ, vợ và những người con theo điều 650 và 651 Bộ luật dân sự 2015
    Như vậy, gia đình nhà chồng bạn lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã phường chứng thực. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản này có thể tặng cho toàn bộ phần quyền hưởng di sản của mình cho theo biên bản họp gia đình nêu trên.
    Việc khai nhận thừa kế di sản là quyền sử dụng đất là trường hợp bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc một cách thống nhất mà các văn bản chỉ đề cập đến việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Văn bản khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:
    “1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
    Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
    2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
    Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
    3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
    Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
    4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”
    Các bước khai nhận di sản thừa kế bao gồm:
    Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản
    Trình tự thực hiện:
    - Những người được hưởng di sản thừa liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.
    - Niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 15 ngày.
    - Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.
    - Thực hiện các thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền.
    * Hồ sơ pháp lý của những người được hưởng thừa kế gồm:
    - CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người.
    - Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao).
    - Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng người để lại di sản (bản chính kèm bản sao)
    - Hợp đồng ủy quyền (bản chính kèm bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện).
    - Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.
    * Hồ sơ pháp lý của người để lại thừa kế như:
     - Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
    - Di chúc (nếu có)
    Sau khi các bước trên được thực hiện tại Văn phòng công chứng thì những người có liên quan mới có thể thực hiện việc thủ tục sang tên trên Giấy CNQSD đất.
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn!
  • Xem thêm     

    13/03/2017, 02:27:20 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, nếu cơ quan điều tra chứng minh được bạn có hành vi vi phạm đó hay không. Nếu bạn có vi phạm và gây nên dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng cho người thì sẽ bị xử lý hình sự về tội làm lây lan bệnh nguy hiểm cho người quy định tại Điều 186 - Bộ luật Hình sự (phải là dịch bệnh nguy hiểm thì mới bị), cụ thể:

    1. Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

    a) Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người;

    b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người;

    c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    13/03/2017, 12:01:46 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Để xác định có hành vi mua bán dâm hay không, cơ quan chức năng sẽ phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết. Bằng cách dựa trên các yếu tố như thông tin cá nhân người bị kiểm tra đã từng có tiền án tiền sự về hành vi này hay chưa? Tại hiện trường có những dấu hiệu như thế nào? Hay mục đích của việc quan hệ với nhau đó để làm gì?
    Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, theo đó người có hành vi mua dâm thể bị phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
    Câu hỏi bạn đặt ra chung chung quá nên không rõ vấn đề cần trả lời như thế nào. Việc của bạn chưa đến nỗi phải bị truy tố chịu trách nhiệm hình sự nên không cần phải lo lắng gì vì bạn không phải người bị nhiễm HIV nên không thể làm lây lan HIV được. Nếu có chăng chỉ là tội lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186 Bộ luật hình sự). Việc bồi thường sẽ được giải quyết theo quan hệ dân sự
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    13/03/2017, 10:45:45 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm………”
    Như vậy, việc xác định tỷ lệ thương tật làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh nêu trên. Cô gái kia có thương tích là 1% không thuộc các trường hợp trên nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên nhóm người thuộc băng nhóm sẽ bị xử phạt hành chính cụ thể mức phạt tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ: “ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;”
    Việc cô gái kia cũng gây thương tích cho 1 người trong băng nhóm của họ, với thương tích là 6 % thì cũng giống như trường hợp mà tôi nêu ở trên. Việc cô gái chống trả có thể được coi là phòng vệ chính đáng Điều 15 Bộ luật Hình sự vì hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù mức thương tích gây ra cho người kia lớn hơn mức thương tích bạn phải chịu nhưng điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của mình.
    Hành vi đập vỡ chiếc điện thoại trị giá 2 triệu đồng có thể bị truy tố về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật hình sự như sau:
    “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:”
    Từ sự tư vấn ở trên, nếu bạn có căn cứ cho rằng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định. 
    Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự thì: "Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. 
    Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản".
    Như vậy, bạn có thể lựa chọn nơi tố giác tội phạm. Bạn có thể tố cáo với cơ quan công an xảy ra sự việc hoặc nơi cứ trú, sau khi xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cơ quan công an sẽ làm thủ tục chuyển thẩm quyền điều tra vụ án lên cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn
     
  • Xem thêm     

    12/03/2017, 10:16:53 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn có nhờ Bác xe ôm chở ra nhà xe đường chánh và đưa giây tờ nhờ thu tiền hộ của khách với số tiền là 7.000.000 vnd. ( Vì bác xe ôm này thiếu kinh nghiệm nên khi đưa giấy tờ nhờ thu tiền hộ đã không cho nhà xe kia tá gì cả chỉ đưa 1 tờ giấy cho nhà xe nhờ thu hộ tiền ) Sau khi giao máy cho khách nhà xe đã thu tiền của khách là 7.000.000 vnd và đòi cước là 700.000 vnd nhưng khách không đưa cước mà chỉ đưa số tiền là 7.000.000 cho nhà xe . Sau khi đã thu tiền của khách nhà xe đã không bàn giao lại số tiền của khách cho bạn. 
    Như vậy, bạn có thể khởi kiện nhà xe ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu trả lại số tiền trên theo quy định tại khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 :
    “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”
    Ngoài ra, nếu cố tình chiếm hữu, sử dụng, không trả lại tiền cho bên bạn  sau khi đã nhận được thông báo từ phía bạn và người vận chuyển, thì người cố tình chiếm hữu, sử dụng trái phép số tiền trên thì bạn Tố giác với cơ quan công an để giải quyết. Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản trên có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999(sửa đổi bổ sung 2009) quy định như sau:
    “1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn
     
  • Xem thêm     

    12/03/2017, 09:48:58 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Điều 348 Bộ luật dân sự 1995 quy định về Thời hạn cầm cố tài sản như sau:
    “Thời hạn thế chấp tài sản được tính theo thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng thế chấp.
    Tại Khoản 1 Điều 362 Bộ luật dân sự 1995 quy định về Chấm dứt cầm cố tài sản:
    “ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; “ Mặt khác, tại Điểm b Khoản 2 Điều 353 Bộ luật dân sự 1995 quy định Trả lại tài sản thế chấp như sau: “Giao lại tài sản thế chấp và giấy tờ về tài sản thế chấp khi bên thế chấp hoàn thành nghĩa vụ hoặc nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp khác”.  
    Trong trường hợp của bạn nếu bên thế chấp (Ông bạn) và bên nhận thế chấp (người cháu) có thỏa thuận với nhau về thời hạn cầm cố được lập thành văn bản thì thời hạn đó được thực hiện theo thỏa thuận. Còn nếu không có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố, tức là gia đình bạn phải trả hết số tiền (hoặc quy ra vàng) cho bên nhận cầm cố. Nếu gia đình bạn trả hết tiền hoặc tài sản khác thì đã hoàn thành hết nghĩa vụ của mình và thời hạn cầm cố đã hết, đồng thời bên nhận thế chấp phải trả lại tài sản là quyền sử dụng đất cho gia đình bạn.
    Việc người cháu không trả lại đất cho gia đình bạn thì gia đình bạn có quyền đòi lại đất.
    Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
    - Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
    - Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
    + Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
    + Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
    - Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
    + Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
    + Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
    - Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn
     
  • Xem thêm     

    11/03/2017, 09:08:47 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Căn cứ Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2013/NĐ-CP như sau:
    “1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
    a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;
    b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;
    c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.”
    Về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất được quy định tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.
    Về thành phần hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu được quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
    Về nơi nộp hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai được quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.
    Căn cứ các quy định trên, đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu mảnh đất gia đình bạn đang sử dụng không có tranh chấp, được UBND xã xác nhận đã sử dụng ổn định thì đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện, thành phố hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất để nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.    
    Thành phần hồ sơ
    a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK (ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính)
    b) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
    c) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
     Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
    d) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có)./.
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn
     
  • Xem thêm     

    11/03/2017, 02:20:22 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn muốn mua 1 miếng đất với DT : 4m x 18m. Đất trồng cây lâu năm, có sổ đỏ riêng và đất chưa chuyển đổi thành đất thổ cư. Việc chuyển nhượng và sang tên bạn phải thực hiện đúng các thủ tục theo quy định. Khi đã thực hiện xong thủ tục sang tên diện tích đất trồng cây lâu năm trên bạn phải thực hiện thủ tục chuyển đổi đất thành đất thổ cư.
    Theo quy định tại Điều 52 luật đất đai năm 2013 thì căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất. Và theo khoản 2 điều 57 Luật này cũng quy định: Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
    Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại điều 69 nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai như sau:
    Điều 69. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
    "1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
    2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
    Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.       
    1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
    2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
    Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
    3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”
    Về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 3 và Điều 5 Khoản 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất và được hướng dẫn tại Thông tư 76/2014/TT-BTC như sau:
    “2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:
    a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    11/03/2017, 02:05:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Luật đất đai 2013 quy định:Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
    Do vậy, việc gia đình bạn có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung hay không phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất của UBND quận, huyện với khu đất của bạn đã có hay chưa:

    - Nếu như đã có kế hoạch sử dụng đất với khu đất của bạn thì bạn sẽ không thể được cấp GCNQSDĐ.

    - Nếu như kế hoạch sử dụng đất chưa được phê duyệt thì bạn có thể xin cấp GCNQSDĐ theo thủ tục pháp luật quy định. Trường hợp của bạn có thể được cấp Giấy CNQSD đất nếu có điều kiện không cấm xây dựng như thông tin bạn đã nêu.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    10/03/2017, 03:38:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Cám ơn bạn!

  • Xem thêm     

    10/03/2017, 11:42:17 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Bạn đang có một lời đề nghị hoán đổi đất để mở đường và sau khi làm đường thì phần diện tích còn dư sẽ cho bạn nhập vào diện tích đất vườn. Trường hợp hoán đổi được gọi là chuyển đổi quyền sử dụng đất của mình cho người khác
    Trước hết, về hình thức chuyển quyền sử dụng đất, Ðiều 500 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.” 
    Cũng theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất”
    Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi chuyển quyền sử dụng hai thửa đất thuộc quyền sử dụng của bạn, việc chuyển quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. 
    Có thể thấy, theo các quy định của pháp luật hiện hành việc đổi đất của bạn được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, bạn cần lưu phải có hợp đồng được công chứng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hai mảnh đất cần có văn bản đồng ý về việc trao đổi đất để tránh tranh chấp về sau. Bạn cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, văn bản thỏa thuận việc trao đổi đất (cần có tỉ lệ trao đổi, vị trí,... thật cụ thể), văn bản đồng ý của những người có liên quan, các giấy tờ tùy thân.
    Như vậy, bạn muốn thực hiện thủ tục hợp thửa sẽ căn cứ theo quy định tại  điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để giải quyêt và việc hợp thửa đất phải phù hợp với quy hoạch của địa phương. Việc hợp thửa đất chỉ thực hiện đối với các thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất và diện tích đất nằm liền kề nhau thì hoàn toàn có thể tiến hành hợp thửa. 
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    07/03/2017, 11:45:25 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Điều luật tôi trích dẫn là do nhầm lẫn mà đó là Khoản 1 điều 82 Nghị định 43/2013/NĐ-CP thì mới chuẩn. Việc áp dụng theo khoản 2 của điều 82 cũng vẫn có thể đáp ứng được nhưng với điều kiện không phải là đất nằm trong quy hoạch đường sắt.

  • Xem thêm     

    06/03/2017, 10:24:15 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Căn cứ Khoản 2 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định về trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất...”

    Cũng tại Khoản 1 Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật đất đai 2013 quy định: “ Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008 mà đất đó chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này thì người nhận chuyển quyền sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật Đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được bắt buộc người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
    Ngoài ra, điều kiện để cấp sổ đỏ là nhà, đất đó hiện sử dụng ổn định, phù hợp quy hoạch và không có tranh chấp, khiếu nại; đảm bảo yêu cầu về công khai, minh bạch, đồng thời thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

    Như vậy, bạn mua nhà và đất bằng giấy viết tay năm 2010 tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trường hợp của bạn chưa đủ điều kiện để  cấp Giấy CNQSD đất và sở hữu nhà vì Đất nhận chuyển nhượng từ năm 2010 không phù hợp với quy định là đất phải được chuyển nhượng trước ngày 01 tháng 01 năm 2008 theo quy định như trên, và đặc biệt hơn nữa là đất nằm trong quy hoạch đường sắt. Do đó, trường hợp bạn hỏi thì thửa đất của bạn chưa đủ điều kiện để được cấp Giấy CNQSD đất.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    06/03/2017, 10:07:24 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo khoản 4 và Khoản 5 Điều 26  Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 9/9/2014 của Bộ Công an quy định: “Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an cấp xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia; Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.”

    Như vậy, việc Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an cấp xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Về thời điểm kiểm tra, Thông tư cũng không có quy định nào về giới hạn, do vậy việc kiểm tra có thể được tiến hành cả vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ.

    Trường hợp bị kiểm tra vào ban đêm và việc kiểm tra này tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý cư trú thì công dân phải chấp hành mà không được từ chối. Đây cũng là một trong những nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật về cư trú.

    Công dân có quyền yêu cầu lực lượng kiểm tra xuất trình thẻ ngành và các giấy tờ khác (nếu có) liên quan đến việc kiểm tra cư trú. Trường hợp sau khi xem các giấy tờ mà vẫn nghi ngờ thì công dân có thể điện thoại đến công an xã, phường để xác minh.

    Cũng tại Khoản 1 có quy định "Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự" như vậy điều luật này quy định đương nhiên muốn kiếm tra định kỳ thì phải có thông báo, đột xuất thì phải có văn bản là đương nhiên. Nếu không có "văn bản" thì người dân có quyền không chấp hành việc cho kiểm tra cư trú.

    Tuy nhiên, tại Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”.

    Tại Điều 8, Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS 2003) quy định rằng “Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

    Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này.”

    Cũng tại Điều 140 bộ luật này quy định  việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định chỗ ở của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám chỗ ở cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã. 

    Nếu việc kiểm tra chỗ ở không đúng theo quy định thì sẽ bị xử lý theo Điều 124 BLHS năm 1999 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của công dân như sau:  

    “1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3.  Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”

    Như vậy, từ những quy định trên và các thông tin bạn đã cung cấp, bạn có thể đối chiếu với trường hợp của mình xem lực lượng kiểm tra có mạo danh, xâm phạm chỗ ở, khi thực hiện việc kiểm tra hay không. Trong trường hợp thấy việc kiểm tra này vi phạm các quy định trên bạn cần phải tố cáo hoặc tố giác hành vi này đối với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    02/03/2017, 10:34:09 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Bạn có thể tham khảo mẫu trên.

  • Xem thêm     

    02/03/2017, 11:20:55 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp người chuyển nhượng chưa có đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu sử dụng theo quy định của pháp luật thì có thể yêu cầu họ hợp thức hóa trước khi chuyển nhượng cho mình.

    Theo quy định tại Khoản 6 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

    “4. Đất do các đơn vị vũ trang nhân dân đang quản lý, sử dụng nhưng không thuộc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt thì phải bàn giao cho địa phương quản lý và xử lý như sau:

    a) Đối với diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

    b) Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng thì phải chuyển sang hình thức thuê đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an phê duyệt;

    c) Đối với diện tích đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất để giao, cho thuê sử dụng theo quy định của pháp luật.”

    Áp dụng theo quy định trên, trong trường hợp này  cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của bạn bạn nên trước hết cần phải ra phường nơi bạn sinh sống để làm giấy xác  nhận là bạn đã mua lại miếng đất của bộ đội được cấp và ngoài ra bạn phải hỏi xem đơn vị  bộ đội đó có chủ trương xin cấp bìa đỏ của thành phố hay không vì khi không có sổ đỏ hay giấy chuyển nhượng sử dụng đất thì có tranh chấp xảy ra sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của mình.  Bởi vì khi mua đất mà không có giấy tờ gì xác nhận là đã mua thì sẽ quyền sở hữu sẽ không được đảm bảo mặc dù là miếng đất ấy do bộ đội đã sử dụng hay là phường đang quản lý để tránh trường hợp miếng đất trên nếu bị thu hồi, giải tỏa.

    Theo qui định của pháp luật đất đai, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải lập thủ tục chuyển nhượng theo qui định. Để được cấp giấy chứng nhận, người chủ sử dụng đất phải lập thủ tục xin cấp giấy chứng nhận. Bạn liên hệ UBND xã, phường để mua hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà ở (nếu đã xây dựng xong). Điền theo yêu cầu của mẫu. Kèm với đơn này xin cấp giấy chứng nhận này là các chứng từ như sau:

    - Bản vẽ hiện trạng (do cơ quan có chức năng đo đạc thực hiện).

    - Các chứng từ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    - Quyết định cấp đất của đơn vị quân đội.

    - Giấy phép xây dựng (nếu có).

    - Bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bạn.

    - Tờ tường trình về nguồn gốc đất, nhà.

    Toàn bộ hồ sơ nêu trên nộp cho UBND cấp xã, phường để được chứng nhận tài sản không có tranh chấp để UBND cấp quận, huyện có cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ và quyền sở hữu nhà ở.

  • Xem thêm     

    02/03/2017, 10:39:58 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Căn cứ Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 về các công trình được miễn Giấy phép xây dựng thì làm mái che bằng tôn cố định không thuộc một trong các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Theo khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, trước khi khởi công xây dựng công trình bạn phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này.

    Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy chuẩn xây dựng Việt Nam thì những phần được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, phải tuân thủ các quy định sau đây:

    2.8.10. Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

    Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:

    1) Các bộ phận cố định của nhà:

    - Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

    +++ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;

    +++ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

    - Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua..., nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:

    +++ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

    +++ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

    +++ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

    Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

    Chiều rộng lộ giới (m)

    Độ vươn ra tối đa Amax (m)

    Dưới 7m

    0

    7¸12

    0,9

    >12¸15

    1,2

    >15

    1,4

    - Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

    - Mái đón, mái hè phố: khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo Điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:

    +++ Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;

    +++ Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;

    +++ Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;

    +++ Không vượt quá chỉ giới đường đỏ;

    +++ Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh...).

    Ghi chú:

    1- Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà

    2- Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.

    1) Phần nhô ra không cố định:

    - Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

    - Các quy định về các bộ phận nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng 2.10.

    Bảng 2.10: Các bộ phận nhà được phép nhô ra

    Độ cao so với mặt hè (m)

    Bộ phận được nhô ra

    Độ vươn tối đa (m)

    Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)

    ³ 2,5

    Gờ chỉ, trang trí

    0,2

     

    ³2,5

    Kết cấu di động:

    Mái dù, cánh cửa

     

    1,0m

    ³3,5

    Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực):

     

     

     

    - Ban công mái đua

     

    1,0

     

    - Mái đón, mái hè phố

     

    0,6

     

    2.8.11. Phần nhà được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng trong trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ

    - Không có bộ phận nào của nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ.

    - Các bộ phận của công trình sau đây được phép vượt quá chỉ giới xây dựng trong các trường hợp sau:

    + Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cách cửa, ô-văng, mái đua, mái đón, móng nhà;

    + Riêng ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô-gia.

    2.8.12. Quan hệ với các công trình bên cạnh:

    Công trình không được vi phạm ranh giới:

    - Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống), được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh;

    - Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.

    Trên đây là tưu vấn của chúng tôi cho trường hợp của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    01/03/2017, 04:48:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Đối với vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 về Tài sản riêng của vợ chồng: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”

    Căn cứ vào quy định trên thì A có nhận thừa kế của cha mẹ Quyền sử dụng đất và nhà ở. A có làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà  và A cũng chưa từng kết hôn với ai. Với thông tin bạn cung cấp này và căn cứ điều luật được viện dẫn ở trên thì Tài sản của A có được do nhận thừa kế của bố mẹ và chưa kết hôn với ai nên có cơ sở để chứng minh đây là tài sản riêng của A. Hiện tại, bạn muốn mua tài sản của A và để biết tài sản trên là của riêng A thì bạn yêu cầu A làm giấy xác nhận độc thân để biết A hiện tại chưa kết hôn với ai

    Để xác nhận thời điểm xác nhận độc thân trong 2 trường hợp thì xác nhận chính xác nhất về tình trạng hôn nhân của A phải từ thời điểm A đủ 20 tuổi cho đến thời điểm hiện tại là chính xác nhất. Tuy nhiên, nếu trong thời điểm A đã kết hôn sau thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc xác nhận thời điểm A từ đủ 20 tuổi cho đến ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(ngày 21/12/2016) thòi điểm. Việc xin cấp lại là 1 trong những thủ tục hành chính công để UBND có thẩm quyền có nghĩa vụ cung cấp cho người có yêu cầu nên tôi thấy bạn hỏi rất lằng nhằng và khó hiểu nên cũng không hiểu bạn đang hỏi vấn đề gì về tình trạng hôn nhân của A.

    Việc để biết A trước giờ chưa kết hôn với ai thì chỉ có căn cứ vào Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của A. Mọi biến động pháp lý về tình trạng hôn nhân được biểu hiện trên Giấy xác nhận này.

    Ngoài cách xác nhận ở trên còn có một cách để xác định và chứng minh tài sản riêng của A là yêu cầu A cung cấp các Văn bản giao dịch (như văn bản khai nhận thừa kế hoặc tặng cho riêng A) khi ghi tên một mình A trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở để chứng minh đây là tài sản riêng.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    01/03/2017, 12:04:36 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    Theo Điểm b, khoản 2, Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ như: “Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;” thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

    Ngoài ra tại điều 257 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:

    “1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.”

    Như vậy có thể hiểu hành vi chống người thi hành công vụ là bất kỳ hành vi nào nhằm mục đích cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao. Hành vi chống người thi hành công vụ ở mức độ nào đó nó sẽ bị xử lý hành chính, ở mức độ cao hơn sẽ bị xử lý hình sự. Tuy nhiên việc nhìn nhận tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi chống người thi hành công vụ ở mức cao (để xử lý hình sự) hay mức độ thấp (để xử lý hành chính) thì không có bất cứ văn bản nào quy định cụ thể.  Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ mà bạn nêu trên nếu ở mức độ nhẹ thì xử lý hành chính; mức độ nặng thì xử lý hình sự về tội “làm nhục người khác” hoặc tội “vu khống” theo quy định tại Điều 121, 122 Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là phạm tội “đối với người thi hành công vụ” (nếu không xử lý về tội “chống người thi hành công vụ”)

109 Trang «<89909192939495>»