Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

2 Trang 12>
  • Xem thêm     

    04/01/2021, 02:11:40 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình:

    Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân;

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng;

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng;

    Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

    Qua việc xác định tài sản chung của vợ chồng để qua đó có căn cứ chia tài sản khi tòa án giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.

    Sau khi giải quyết ly hôn, bên cạnh việc công nhận ly hôn thì tòa án phải giải quyết những tranh chấp tài sản nhà đất sau ly hôn, phân chia tài sản cho các bên vợ chồng theo quy định. Theo đó, quy định về việc phân chia tài sản chung của 2 vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 nhưng vẫn phải tính đến các yêu tố sau:

    - Công sứ đóng góp của mối bên đối với khối tài sản chung;

    - Hoàn cảnh gia đình của các bên vợ, chồng;

    - Bảo vệ lợi ích của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh để có thể tiếp tục phát sinh thu nhập sau lý hôn;

    - Lỗi của mỗi bên vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng dẫn đến ly hôn.

    Bên cạnh những yêu tố trên, tòa án còn phải căn cứ dựa trên nhiều mặt khác nhau để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên không bị xâm phạm.

    Căn cứ quy định của Luật hôn nhân gia đình. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản vợ chồng tạo lập thông qua thù lao công việc, thừa kế tài sản cha mẹ để lại…

    Xây nhà trên đất thì căn nhà được xem là tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Đây là một tài sản được chia đề cho mỗi bên khi giải quyết lý hôn theo quy định.

    Tuy nhiên, việc xây nhà trên đất mà người chồng không đồng ý nhưng chi phí để xây dựng nên căn nhà là từ khối tài sản riêng của vợ tạo nên thì xác định ngôi nhà đó là tài sản riêng của người vợ. Tuy nhiên, vợ, chồng bạn có thể thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết phân chia tài sản trong tất cả các giai đoạn của quá trình hôn nhân. Tòa án có trách nhiệm tôn trọng thỏa thuận hợp pháp của các bên.

  • Xem thêm     

    13/12/2020, 08:57:21 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo những thông tin bạn cung cấp thì ông bà nội bạn mất không để lại di chúc, do vậy, di sản do ông bà nội bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Về nguyên tắc, di sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người thừa kế ở cùng một hàng thừa kế theo pháp luật. Hàng thừa kế đối với việc chia thừa kế khi không có di chúc được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Như vậy, ở trường hợp của bạn, đối với mẹ bạn là con dâu, mẹ bạn không nằm ở bất kỳ hàng thừa kế nào theo quy định trên. Do vậy, mẹ bạn không có quyền hưởng di sản của bố chồng bạn để lại. Hiện nay gia đình bạn còn em chồng, họ là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Di sản sẽ được chi đều cho hai người là bố và người em của bố bạn.

    Trường hợp nêu trên, mẹ bạn là con dâu có thể được hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng trong trường hợp con trai của người để lại di sản thừa kế chết trước hoặc sau khi cha mẹ chết.

    Lúc này, sau khi cha mẹ chồng chết mà không để lại di chúc thì người con trai sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Nếu sau đó người này bố bạn cũng chết thì phần di sản thừa kế mà người này được hưởng từ cha mẹ sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của người này gồm: vợ(mẹ bạn), và anh em bạn(là con).

    Bởi vậy, khi người bố bạn chết sau khi ông bà nội chết thì người con dâu (mẹ bạn) có quyền được hưởng thừa kế từ bố bạn từ ông bà nội bạn.

  • Xem thêm     

    24/11/2020, 10:30:24 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

    “Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

    1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

    2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”

    Theo đó, vấn đề tài sản, nuôi con được giải quyết theo quy định của Luật HN&GĐ như sau:

    - Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn: tức là vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Vậy nên, nếu xét thấy một trong hai người mà có đủ các điều kiện như: thu nhập hàng tháng, có nơi sinh sống ổn định, có thời gian chăm sóc tốt cho con,... và xem xét nguyện vọng của hai cháu muốn ở với ai thì tòa sẽ quyết định ai được quyền nuôi con.

    - Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

    Trong trường hợp này, về nhà và đất mà hai vợ chồng ông bà bạn xây dựng thì tòa sẽ xem xét công sức đóng góp của từng người để quyết định, nên trường hợp bà bạn tiếp tục được sử dụng nhà và đất này thì có nghĩa vụ trả phần giá trị tài sản tương ứng với công sức mà người chồng đóng góp vào.

  • Xem thêm     

    19/10/2020, 01:51:02 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Ông bà bạn đã qua đời và không để lại di chúc nên di sản là quyền sử dụng đất với nhà sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ vào Điều 651 Bộ luât dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật của ba mẹ theo thứ tự như sau:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Như vậy, những người thừa kế theo pháp luật của ba mẹ bạn là 12 người con trong đó có mẹ bạn. Nếu Ba mẹ bạn có mất trước hoặc cùng thời điểm hoặc mất sau thì bạn là con của người đó sẽ được thừa kế thế vị hoặc thừa kế chuyển tiếpđ ối với tài sản mà đáng lý ra nếu còn sống thì ba của bạn sẽ được hưởng.

    Vấn đề có đồng thừa kế là cô, dì, cậu đòi tự ý chuyển nhượng phần đất này cho người khác mà không có sự đồng ý của bạn thì giao dịch chuyển nhượng phần đất đó không có giá trị pháp lý và sẽ bị vô hiệu do vi phạm về điều cấm của pháp luật. Trong trường hợp này, bạn hoặc những đồng thừa kế khác có thể gửi đơn ra Toà án để yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyển nhượng này vô hiệu và phần đất trong giao dịch chuyển nhượng đó vẫn thuộc di sản thừa kế chưa chia.

  • Xem thêm     

    25/09/2020, 10:54:43 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Việc có người khác đóng thuế đất chưa đủ căn cứ để chứng minh được người đó là chủ sử dụng mảnh đất. Vì theo các văn bản về thuế nhà đất từ trước đến nay đều không có quy định bắt buộc người đóng thuế phải là chủ sử dụng đất, mà chỉ có quy định người đóng thuế là người đang trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất đó, cụ thể như tại Điều 4 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có quy định là:

    "1. Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này.

    2. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế".

    Như vậy, việc có nộp thuế đất đầy đủ vẫn chưa thể khẳng định mảnh đất trên đã thuộc quyền sử dụng của người đó theo đúng quy định pháp luật. Để biết người nào là chủ sử dụng mảnh đất đó, bạn cần tiến hành các thủ tục xin xác minh thửa đất theo quy định.

  • Xem thêm     

    24/09/2020, 03:55:29 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì:

    3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

    d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Theo quy định trên thì đối với hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực.  Đối với Biên bản họp gia đình về việc sử dụng đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Do đó,  Biên bản họp gia đình về việc sử dụng đất có xác nhận của trưởng thôn sẽ không được công nhận khi làm lại sổ đỏ  

    Theo quy định tại điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản của người đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

    Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự sẽ được thừa hưởng di sản theo quy định của pháp luật.

     Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 

    Như vậy, tài sản của ông, bà bạn sẽ được để lại thừa kế cho các con của ông bà (những người còn sống tại thời điểm ông, bà mất). Bạn thuộc hàng thừa kế thứ hai, khi những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn sống tại thời điểm ông bà bạn mất thì bạn không được hưởng thừa kế từ di sản của ông bà. Di sản của ông bà sẽ được chia đều cho các con của ông, bà (trong đó có bố bạn).

    Phần tài sản bố bạn được hưởng thừa kế từ ông bà sẽ là tài sản thuộc sở hữu của bố bạn. Khi bố bạn mất, nó sẽ được tính vào di sản thừa kế của bố bạn. Lúc này, bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên bạn, mẹ bạn cùng anh chị em ruột của bạn (nếu có) sẽ được hưởng mỗi người một phần bằng nhau phần tài sản thuộc di sản của bố bạn.

    Như vậy, trường hợp bố bạn mất sau ông nội thì di sản thừa kế bố hưởng từ ông nội được gộp chung vào phần di sản bố bạn để lại và được chia đều cho mẹ, bạn và các anh chị em của bạn nếu bố mất không để lại di chúc. Cho nên việc làm sổ dỏ mà chưa được khai nhận di sản thừa kế mà không có ý kiến hoặc chữ ký của bạn và những người thừa kế của bố bạn thì không thể sang tên sổ đỏ được và nếu sang tên được thì việc sang tên đó là bất hợp pháp.

  • Xem thêm     

    06/08/2020, 11:29:27 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Câu hỏi đã trả lời rồi

  • Xem thêm     

    04/08/2020, 03:39:27 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Đối với trường hợp bạn và ba mình cùng đứng tên mảnh đất thì bạn và bố là đồng sở hữu đối với mảnh đất ở trên, mỗi người sở hữu một nửa.

    Theo đó tại điều 216 và khoản 1 điều 218 BLDS 2015  “ Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí , trừ trường hợp có quy định hoặc thỏa thuận khác ““Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình “.

    Như vậy tài sản là nhà và đất là tài sản chung  thì quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt theo phần có quyền định phần quyền sở hữu của mình. Căn cứ theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015:

    “Điều 609. Quyền thừa kế

    Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

    Như vậy, cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế, để lại tài sản của mình cho người thừa kế hưởng di sản theo di chúc.

    Trong trường hợp của bạn: ba bạn có quyền lập di chúc để lại tài sản thuộc di sản cho người thừa kế mà ba bạn muốn chia là em bạn. Do đó về di sản thừa kế thì căn cứ theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015:

    “Điều 612. Di sản

    Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

    Vậy di sản thừa kế của một người bao gồm phần tài sản riêng và phần tài sản chung với người khác. Theo thông tin bạn cung cấp: miếng đất trên là tài sản chung của ba bạn và bạn nên ba bạn có quyền phần thửa đất thuộc quyền sử dụng, sở hữu của ba bạn.

    Như vậy, ba bạn có quyền được để lại di sản thừa kế đối với phần thửa đất thuộc sở hữu của ba bạn trong thửa đất chung mà không có quyền để thừa kế toàn bộ diện tích mảnh đất.

  • Xem thêm     

    15/06/2020, 01:35:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Sau khi người để lại di chúc chết, di chúc phát sinh hiệu lực, những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật (nếu là di chúc hợp pháp).

    Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc, tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó. Trường hợp người để lại di chúc là bà bạn có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (là: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động) thì chủ thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế ngoài những người được chỉ định trong di chúc còn có những người này, hoặc người đại diện theo pháp luật của họ (đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự). Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc gồm:

    - Giấy chứng tử của người để lại di sản;

    - Di chúc;

    - Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất;

    - Chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu của người được hưởng di sản theo di chúc.

    Nếu di chúc của bà bạn không hợp pháp thì phần di sản thuộc sở hữu của bà bạn sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    …”.

  • Xem thêm     

    14/06/2020, 11:48:43 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trên thực tế có thể thấy, sau khi đã ly hôn có rất nhiều trường hợp các cặp vợ chồng gặp khó khăn khi giải quyết vấn đề về xác định tài sản đặc biệt là việc chứng minh tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng. Bởi, khi ly hôn việc chia tài sản thường được thực hiện đối với phần tài sản chung của vợ chồng, và theo nguyên tắc đối với tài sản chung là chia đôi.

    Trường hợp của bạn, bố mẹ bạn có làm bìa đỏ đất cho anh trai bạn và trên bìa đỏ chỉ có tên của anh trai bạn, đến năm 2012 thì anh chị ly hôn. Khi ly hôn chị dâu bạnkhông đòi phân chia tài sản và con cái. Giờ đây anh trai bạn muốn chuyển nhượng đất sang cho bạn nhưng bên tư pháp yêu cầu phải có giấy chứng nhận của chị dâu là không tranh chấp đất đai, xác nhận đất đó thuộc sở hữu 1 mình anh trai bạn.

    Theo pháp luật hôn nhân và gia đình  ghi nhận trường hợp nếu không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung (Khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình). Do đó, nếu không có đủ căn cứ để chứng minh tài sản riêng thì đương nhiên tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng.

    Để chứng minh được tài sản riêng của anh trai bạn cần phải xác định được tài sản đó có được là bắt đầu từ của bố mẹ bạn tặng cho riêng anh trai bạn. Cách chứng minh tài sản riêng là cung cấp các văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp bằng hợp đồng tặng cho và giấy tờ chứng minh hoàn tất việc tặng cho tài sản.

    Nếu anh trai bạn không cung cấp giấy tờ chứng minh hoàn tất việc tặng cho tài sản thì bắt buộc phải có giấy xác nhận của chị dâu bạn là không tranh chấp đất đai,xác nhận đất đó thuộc sở hữu 1 mình anh trai bạn.

  • Xem thêm     

    17/05/2020, 10:37:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp thì trước khi bố mẹ bạn chết thì có để lại di chúc miệng dặn dò chia phần tài sản chưa chia cho bạn.

    Theo quy định của pháp luật tại Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

    “Điều 629. Di chúc miệng

    1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

    2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

    Tuy nhiên di chúc được coi là hợp pháp được quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    "Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

    Như vậy sau khi bố mẹ bạn để lại di chúc bằng miệng thì những người làm chứng phải ghi chép lại và cùng nhau ký tên. Trong thời hạn năm ngày bố mẹ bạn để lại di chúc bằng miệng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Trường hợp di chúc bố mẹ bạn để lại không hợp pháp theo quy định của pháp luật, trường hợp này thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”

    Như vậy, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm tất cả các anh chị em ruột của bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác (nếu có). Mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau. Tại Điều 57 Luật công chứng năm 2014 quy định về công chứng văn bảnkhai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

    Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

    2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu côngchứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó….”

    Như vậy nếu văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải được thực hiện thủ tục công chứng hợp pháp và có nội dung như bạn cung cấp thì mới đúng pháp luật. Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015, việc từ chối nhận di sản được quy định như sau:

    “1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

    2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

    3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

    Như vậy, nếu bạn và anh chị em của bạn có thể lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế như  khoản 2 Điều 620 Bộ Luật Dân sự 2015(nếu di chúc miệng không hợp pháp) để nhường quyền thừa kế cho bạn thì mọi giấy tờ về nhà đất đều đứng tên chỉ riêng bạn và bạn có quyền lĩnh số tiền mà bạn đã nêu.

  • Xem thêm     

    13/10/2019, 10:13:35 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

    Về thời hạn ủy  quyền .

    Điều 563 Bộ luật Dân sự quy định: “Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

    Cũng theo Bộ luật Dân sự hiện hành thì Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp:

    1. Hợp đồng uỷ quyền hết hạn;

    2. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

    3. Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này.

    4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    Với quy định của pháp luật như trên thì khi bố của bạn chết, hợp đồng ủy quyền đã ký trước đó phải chấm dứt, việc ủy quyền không còn quyền để tiếp tục thực hiện công việc mà mình đã nhận làm theo hợp đồng. 

    Trường hợp bạn nêu có được coi là giấy di chúc không, tôi thiết nghĩ không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp bố bạn chết nhưng trước khi chết có làm di chúc thì đương nhiên ủy quyền trước đây đã chấm dứt và có thể sử dụng di chúc đó thay cho các giấy tờ khác để làm thủ tục chuyển giao tài sản.

  • Xem thêm     

    26/09/2019, 02:21:43 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Như tôi đã nói ở trên, nếu các dì và chồng họ chết không có di chúc và di chúc không hợp pháp thì phần di sản của họ sẽ được phân chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;”

    Như vậy, nếu thuộc trường hợp này thì tài sản của dì sẽ chia đều cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nếu hàng thừa kế không còn ai(đã chết) gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết thì mẹ bạn thuộc hàng thừa kế thứ hai dược hưởng theo quy định ở trên.

  • Xem thêm     

    24/09/2019, 10:38:31 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo như bạn trình bày, Ông bà bạn có một mảnh đất và có 4 người con gái, trong đó 3 người có chồng và 1 người ở giá ( Người Dì này đã mất ), người còn lại thì sống với chồng, và ông bà mất đi không có để lại di chúc gì cả. Hiện tại là gia đình bạn và gia đình Dì bạn đang sống trên mảnh đất này và Dì ấy còn xây thêm 3 căn nhà cho con của Dì. Hiện tại nhà bạn và Dì đều đã làm sổ đỏ(tức Giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.Căn cứ theo quy định tại khoản 16, Điều 3 về Giải thích từ ngữ của Luật đất đai năm 2013 như sau:

    “16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

    Đối với trường hợp này của bạn, gia đình bạn và gia đình Dì bạn đã đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất; đây là chứng thư được Nhà nước công nhận. Người sở hữu tài sản sẽ được pháp luật bảo vệ. Do đó, sổ đỏ ghi diện tích của ai bao nhiêu thì người đó chỉ được sử dụng đúng diện tích đó mà không ai được phép xâm phạm.

    Nếu cả 3 người Dì và chồng đều mất thì Mẹ bạn không được quyền quyết định về mảnh đất đó mà nó thuộc quyền thừa kế của các dì và chồng của họ. Do đó,  quyền thừa kế và khai nhận thừa kế sẽ thuộc về những người con của các dì, mẹ bạn không được quyền quyết định về tài sản đó.

    Nếu các dì và chồng họ chết không có di chúc và di chúc không hợp pháp thì phần di sản của họ sẽ được phân chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;”

    Như vậy, nếu thuộc trường hợp này thì tài sản của các dì sẽ chia đều cho tất cả các người con.

  • Xem thêm     

    12/09/2019, 11:19:59 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Thông thường khi phát sinh việc khai nhận di sản thừa kế của người đã chết để lại Luật sư thấy rằng các gia đình sẽ cần quan tâm đến 03 vấn đề sau: Một là quy định pháp luật về việc phân chia di sản thừa kế; Hai là cách khai nhận di sản thừa kế; và ba là quyền được khởi kiện yêu cầu phân chia lại di sản thừa kế khi có người không đồng tình với tình trạng hiện tại.

    Quy định về phân chia di sản thừa kế được Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận rất rõ ràng trong đó thủ tục khai nhận thừa kế sẽ chia làm hai dạng là có di chúc và không có di chúc. Đối với trường hợp người để lại di sản thừa kế có lập di chúc thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự về phân chia di sản theo di chúc được thực hiện như sau:

    -  Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    - Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”

    Như vậy, về nguyên tắc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo ý chí của người để lại di chúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự, cụ thể:

    “Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

    Do đó, trong trường hợp người lập di chúc không cho con chưa thành niên, cha,mẹ, vợ chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động hưởng phần di sản hoặc cho những người này hưởng ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.”

    Trường hợp thứ hai đó là người để lại di sản thừa kế không lập di chúc, có lập di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, người thừa kế theo di chúc đã chết, người thừa kế không được hưởng di sản hoặc đã từ chối nhận di sản thừa kế (Bạn tham khảo chi tiết tại điều 650) khi đó việc phân chia được Bộ luật dân sự quy định chi tiết tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015, theo đó:

    -  Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

    - Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

    Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Sau khi đã xác định được trường hợp của mình là khai nhận thừa kế theo di chúc hay khai nhận thừ kế theo pháp luật lúc đó gia đình bạn sẽ cần quan tâm đến thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định hiện hành. Trường hợp tài sản thừa kế có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp thì gia đình liên hệ phòng công chứng để tiến hành theo các bước sau:

    - Người được yêu cầu phòng công chứng thực hiện thủ tục: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

    - Hồ sơ yêu cầu công chứng việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bao gồm: (i) Giấy chứng nhận quyền sở hữu với tài sản thừa kế; (ii) Giấy tờ chứng minh nhân thân (Giấy CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu) của các thừa kế; (iii) Sổ hộ khẩu của các thừa kế; (iv) Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em; Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ anh (chị) …).

    - Quy định về thủ tục: Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

    Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng năm 2014.

    Khi người được hưởng di sản thừa kế không đồng tình với thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hoặc việc công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế không thực hiện được do sự bất đồng giữa những người thừa kế, tài sản thừa kế không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp thì người hưởng di sản thừa kế được quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu cơ quan này phân chia di sản thừa kế cho bạn.

    Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Sau khi giải quyết vụ án, Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết phân chia di sản thừa kế cho bạn. 

    Trên đây là những chia sẻ thực tế cách thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy khi những người được quyền hưởng di sản thừa kế nắm được quy định pháp luật chung về thủ tục khai nhận thừa kế thì việc thỏa thuận của gia đình cũng dễ dàng được thống nhất hơn bởi các yêu cầu vô lý của các cá nhân đã được loại bỏ. Chúc các bạn thành công!

  • Xem thêm     

    11/09/2019, 01:23:33 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

    Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

    Với trường hợp của bạn, phần tài sản là quyền sử dụng đất đã được bố mẹ cho bạn, có thể xác định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn là tài sản riêng của bạn. Trường hợp bạn muốn xác lập tài sản là ngôi nhà mới tầng này là tài sản riêng của bạn, thì bạn phải chứng minh được nhà này được xây dựng trong thời kỳ hôn nhân nhưng được tạo dựng hoàn toàn từ nguồn tài sản riêng của bạn như hợp đồng tặng cho tiền để xây dựng nhà đối với bạn, sổ tiết kiệm... của bạn thì chồng bạn hoàn toàn không có góp phần trong việc xây dựng, tạo lập tài sản này.

  • Xem thêm     

    06/08/2018, 11:48:39 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo quy định của pháp luật, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa các bên đã có hiệu lực, bên nhận tặng cho đã hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên theo quy định (được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì người khác không có quyền đòi lại quyền sử dụng mảnh đất đó. 

    Khi  đã có sổ hồng đứng tên A thì pháp luật sẽ bảo vệ quyền sở hữu, quyền sử dụng cho A, tức là B và C không có quyền yêu cầu A chia một phần đất cho mình trừ trường hợp di chúc bà Mụi lập một cách hợp pháp có điều kiện là tài sản đó dùng vào thờ cúng.

  • Xem thêm     

    18/01/2018, 10:56:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Dựa theo thông tin bạn cung cấp, bạn trình bày dữ kiện chưa cụ thể và  đặc biệt là “giấy ủy quyền sử dụng đất” có điều khoản về việc "Mẹ em không có quyền bán hay cho bất cứ ai”. Như vậy, mẹ bạn bị hạn chế một số quyền sử dụng đất như quyền chuyển nhượng, tặng cho đất. Như vậy, có thể mẹ bạn có thể sử dụng phần đất đó như là một người quản lý di sản và bạn có thể vẫn có quyền được hưởng một phần di sản đó. Để chắc chắn điều này, chúng tôi cần bạn cung cấp thêm các giấy tờ liên quan như: Giấy ủy quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm rõ và đưa ra cho bạn lời tư vấn chính xác nhất.

    Nếu trong trường hợp tài sản đã chuyển hết sang cho mẹ ghẻ bạn nhưng bạn vẫn có tên trong sổ hộ khẩu thì khi lập gia đình bạn sẽ không được chia phần và bạn cũng không có quyền gì trong khối tài sản chung này(vì đã được sang tên cho mẹ ghẻ). Việc bạn có tên trong hộ khẩu không liên quan gì đến tài sản mà chỉ là đăng khí thường trú theo hộ khẩu mà thôi

    Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 140. Thời hạn đại diện trong bộ luật dân sự 2015:

    “1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

    2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

    a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

    b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

    3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    a) Theo thỏa thuận;

    b) Thời hạn ủy quyền đã hết;

    c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;\

    d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

    đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

    e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

    g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

    4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

    b) Người được đại diện là cá nhân chết;

    c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

    d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.”

    Căn cứ vào các quy định về đại diện theo ủy quyền, Hợp đồng đại diện sẽ giúp xác định được phạm vi, thời hạn, chủ thể và các vấn đề liên quan cụ thể và chính xác nhất.

    Do nhà và đất là một phần di sản của bố bạn để lại, cho nên mẹ ghẻ bạn không có quyền đuổi vợ chồng bạn ra khỏi nhà. Hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của mẹ ghẻ bạn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại khoản 1 điều 57 nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Trong trường hợp bạn chưa phân biệt được hay cần thêm tư vấn, có thể gọi trực tiếp hoặc liên lạc với chúng tôi, cung cấp thêm thông tin để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn cụ thể và chính xác hơn.

  • Xem thêm     

    01/12/2016, 10:28:23 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn còn thiếu rất nhiều thông tin nên tôi chỉ tạm tư vấn cho bạn.  Khi ông ngoại cháu(bố của mẹ đứa trẻ) tự ý làm thủ tục đăng ký khai sinh và tự ý cho cháu vào sở lao động thương binh xã hội (cơ sở nuôi dưỡng). Việc cho trẻ vào trại trẻ mồ côi được coi là từ bỏ quyền nuôi con hợp pháp của mẹ cháu. Cho nên trường hợp của bạn muốn nhận con về nuôi phải thực hiện thủ tục nhận nuôi con sau đó mới thực hiện thủ tục Xác định cha, mẹ cho con

  • Xem thêm     

    12/11/2016, 11:33:53 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn là người thừa kế mảnh đất, nhưng bố chồng bạn đã mất tích từ năm 1993 đến nay. Để thực hiện thủ tục thừa kế thì chồng bạn phải thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế mảnh đất đó nhưng hiện tại vẫn chưa biết bố chồng mình đã chết hay chưa. Do đó, để thực hiện khai nhận thừa kế thì chồng bạn là người phải thực hiện các thủ tục Tuyên bố mất tích và Tuyên bố chết cho bố chồng tại Tòa án có thẩm quyền.

    1. Tuyên bố mất tích

    Căn cứ vào Điều 78 Bộ luật dân sự 2005 thì Tòa án có thể tuyên bố cá nhân mất tích nếu có các điều kiện sau:

    - Từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó, người có quyền lợi liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích.

    - Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm người vắng mặt theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

     - Biệt tích đã 2 năm liền trở lên, không có một tin tức nào về người đó còn sống hay đã chết. Pháp luật không quy định rõ phạm vi không gian cũng như chủ thể về việc nhận biết các tin tức này.

    Theo quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự quy định khi người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích thì người đó phải nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết với nội dung như sau:

    Ngày, tháng, năm, viết đơn; tên, địa chỉ của người yêu cầu, những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết; lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự đó; tên địa chỉ những người có lên quan; các thông tin khác mà người yêu cầu thấy cần thiết cần cung cấp; kèm theo là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

    Kèm theo đơn là các chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết và chứng minh việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm.

    Toà án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án; trong thời hạn là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý, Toà án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trên các phương tiện thông tin đại chúng (thông báo trong 4 tháng kể từ ngày thông báo đầu tiên).

    Sau 15 ngày kể từ ngày hết hạn công bố thông báo Tòa án sẽ mở phiên họp xét yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

    2. Tuyên bố chết:

    Căn  cứ theo điều 81 của Bộ luật dân sự 2005, điều kiện để tuyên bố một người đã chết là:

    a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này.

    Như vậy,với trường hợp của gia đình bạn, trước tiên, chồng bạn cần tới tòa án làm thủ tục tuyên bố mất tích với bố mình sau đó mớ làm thủ thủ tục tuyên bố chết. Sau khi đã có Quyết định của Tòa án tuyên bố chế thì gia đình bạn mới thực hienjethur tục khai nhận thừa kế mảnh đất trên.

    Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết việc này. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng liên hệ Điện thoại trực tiếp với tôi .

2 Trang 12>