Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

5 Trang 12345>
  • Xem thêm     

    06/08/2018, 11:01:42 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Không vấn đề gì!

  • Xem thêm     

    30/03/2018, 02:26:58 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Tính theo lương đóng BHXH đó bạn ơi

  • Xem thêm     

    02/11/2017, 11:27:55 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 thì: 
    "2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động".

    Theo đó trong vòng 7 ngày hoặc chậm nhất là 1 tháng, công ty sẽ phải hoàn trả sổ BHXH cho người lao động. 

  • Xem thêm     

    26/10/2017, 09:30:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    rooifCaau hỏi này đã có luật sư trả lời ở trên rồi

  • Xem thêm     

    16/04/2017, 10:49:55 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Nếu bạn chưa hưởng chế độ một lần đối với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, thì thời gian này được cộng dồn với thời gian tham gia BHXH về sau. Còn nếu bạn đã hưởng chế độ một lần rồi thì không được cộng dồn

  • Xem thêm     

    08/02/2017, 04:28:06 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn nêu ở trên thì cam kết này chưa có giá trị pháp lý để đòi bồi thường. Tuy nhiên, chỉ cần công ty đưa ra được cá giấy tờ, chứng từ hợp lệ về các chi phí đã bỏ ra để đào tạo bạn thì công ty có quyền yêu cầu bạn phải bồi hoàn lại chi phí này. Chi phí đào tạo tôi thấy thông tin bạn nêu chỉ có 25 ngày thì cũng không phải là một chi phí lớn nếu đào tạo cơ sở đào tạo trong nước nên bạn có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn cam kết.

    Nếu bạn có thắc mắc gì cần phải làm sáng tỏ thì bạn hãy liên lạc điện thoại để làm sáng tỏ hơn nhé.

  • Xem thêm     

    07/02/2017, 02:43:30 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Nếu bạn chứng minh được việc là mang máy vào kho rồi thì có được như là đã giao tài sản khi có người nhìn thấy và chứng kiến thì coi như bạn không có lỗi và không phải bồi thường. Còn nếu bạn không chứng minh minh được việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý và bên Công ty chứng minh được lỗi của bạn thì phải bồi thường.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    05/02/2017, 11:13:27 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trong trường hợp của bạn nếu như bây giờ bạn chấm dứt hợp đồng lao động thì đây là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.( Theo Điều 41  Bộ luật lao động 2012).

    Vì vậy, bạn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này( theo quy định tại khoản 3, Điều 43, Luật này).  Và như  hợp đồng thì bạn phải bồi thường một phần chi phí đào tạo cho công ty, với  thời gian đào tạo là “ Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.” ( khoản 3, Điều 62, Luật này).

    Trong trường hợp của bạn, bạn có thể đưa vấn đề này ra  đàm phán với ban giám đốc công ty đàm phán  để đòi hỏi thêm về quyền lợi của bạn như: tăng lương, các chế độ đãi ngộ khác.... Và nếu như sau khi đàm phán mà bạn thấy vẫn chưa thỏa đáng với sức lao động của bạn và bạn muốn chấm dứt hợp  đồng thì bắt buộc bạn phải hoàn trả công ty số tiền chi phí đào tạo.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    03/02/2017, 05:15:15 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động quy định tại Điều 46 Luật lao động 2012 như sau:
    + Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
    + Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
    + Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
    + Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
    Trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Như vậy, việc công ty phải thanh lý Hợp đồng lao động cũ và giải quyết các chế độ trợ cấp cho người lao động, sau đó Công ty mới ký Hợp đồng lao động với người lao động tiếp tục làm việc là không bắt buộc theo như quy định của pháp luật: các chỉ kí kết Hợp đồng lao động mới khi 2 bên thỏa thuận với nhau.
    Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
    Công ty được cho 01 số người lao động nghỉ việc chỉ được áp dụng trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc .
    Người lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm theo quy định Điều 49 Luật lao động.
    - Điều kiện được hưởng: đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm .
    - Mức hưởng trợ cấp: mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
    - Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
    2. Căn cứ Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:
    “1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
    3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”
    Như vậy, việc công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định thì người lao động sẽ được trả mức lương tương ứng với vị trí công việc mới, trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
    Ls. Vũ Văn Toàn
    Mobile: 0978 994 377
     
  • Xem thêm     

    01/02/2017, 06:15:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo Bộ luật lao động hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan thì vấn đề "học việc" không được quy định, chỉ có quy định về học nghề, tập nghề. Vì vậy, học việc như bạn nêu có thể coi là học nghề hoặc thử việc nên chúng tôi không ró để tư ván cho bạn, và chúng tôi cứ giả sử đây là trường hợp học nghề. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận. Theo đó, bạn vẫn là người lao động trong trường hợp này.
    Về vấn đề bồi thường thiệt hại trong lao động, tại Khoản 2 Điều 130 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
    “ Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”
    Căn cứ khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác."
    Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã làm mất dụng cụ của công ty do không bàn giao đúng thủ tục. Việc bạn có thể bồi thường là hoàn toàn có căn cứ pháp luật nếu xác định bạn có lỗi.
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
    Ls. Vũ Văn Toàn
    Mobile: 0978 994 377
     
  • Xem thêm     

    28/01/2017, 01:20:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    Căn cứ Điều 96 Bộ luật lao động 2012 có quy định về nguyên tắc trả lương như sau: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
    Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

    Như vậy, cần phải xem xét xem trường hợp này công ty trả lương bị trễ cho bạn so với thỏa thuận trong hợp đồng lao động có thuộc trường hợp mà pháp luật quy định là trường hợp đặc biệt dẫn đến việc người sử dụng lao động không thể trả lương đúng hạn hay không. Và việc chậm trả này đã quá 1 tháng.

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”

    Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn 7 ngày, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lời của mỗi bên; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Nghĩa là trong trường hợp này, bên công ty sẽ phải thanh toán đầy đủ tháng lương thứ ba cho bạn trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    Trong trường hợp quá 30 ngày rồi mà phía công ty vẫn từ chối thanh toán tiền cho bạn thì bạn có thể nhờ công đoàn cơ sở; hòa giải viên lao động giải quyết vấn đề này để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết. 

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Ls. Vũ Văn Toàn

    Mobile: 0978 994 377

  • Xem thêm     

    28/01/2017, 12:30:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Viên chức quy định: Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

    Tuy nhiên, tại Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức quy định như sau: 

    1. Người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

    a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên;

    b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

    2. Người được tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu không có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự. 3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.

    Như vậy, căn cứ các quy định trên và theo các thông tin bạn đã cung cấp, bạn sẽ được miễn thực hiện chế độ tập sự đối với viên chức nếu có đủ các điều kiện được miễn thực hiện chế độ tập sự theo các quy định đã trích dẫn ở trên.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Ls. Vũ Văn Toàn

    Mobile: 0978994377

  • Xem thêm     

    19/01/2017, 11:31:05 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Về vấn đề thời gian hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau thì căn cứ tại Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ ốm đaucụ thể là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    Như vậy, người bị bệnh nếu có xác nhận mắc bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền thì người lao động đó đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Việc nghỉ và hưởng lương hay hưởng chế độ ốm đau theo ngày sẽ do xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chứ không căn cứ vào thông tin của bạn đang thắc mắc.

    Trân trọng

  • Xem thêm     

    19/01/2017, 11:28:36 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi: 

    “1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

    2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

    Như vậy, người bị bệnh hiểm nghèo, nếu có xác nhận mắc bệnh của cơ quan y tế thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì người lao động đó đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh dài ngày Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    Căn cứ Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:

    “1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

    2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

    3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

    4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này”.

    Căn cứ Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về giải quyết hưởng chế độ ốm đau:

    “1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

    2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

    3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

    a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

    b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động”.

    Căn cứ Điều 8 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 về hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau

    “1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 100 và Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội.

    2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100 của Luật bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc”.

    Như vậy, để được hưởng chế độ ốm đau thì cần nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và phải nộp trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, bạn phải nộp hồ sơ theo Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 8 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015. Sau đó, trong thời gian luật định thì người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết cho người lao động.

    Trường hợp bạn hỏi và bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi theo số ĐT: 097894377 để được tư vấn cụ thể hơn.

    Trân trọng

  • Xem thêm     

    19/01/2017, 11:27:45 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Về vấn đề thời gian hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau thì căn cứ tại Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ ốm đaucụ thể là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    Như vậy, người bị bệnh nếu có xác nhận mắc bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền thì người lao động đó đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Việc nghỉ và hưởng lương hay hưởng chế độ ốm đau của Bảo hiểm xã hội theo ngày sẽ căn cứ vào xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chứ không căn cứ vào thông tin của bạn đang thắc mắc.

    Trường hợp bạn hỏi và bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi theo số ĐT: 097894377 để được tư vấn cụ thể hơn.

    Trân trọng

  • Xem thêm     

    18/01/2017, 10:50:46 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên công ty TV về hành vi của họ. Nếu họ không giải quyết, bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết lên Phòng Lao động, Thương binh và xã hội thuộc UBND huyện hoặc Thanh tra lao động để được giải quyết. Hoặc khởi kiện tại  Tòa Án nhân dân nơi công ty đóng trụ sở để đòi quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    16/01/2017, 09:46:22 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp bạn nêu, có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật lao động, trong có có hành vi vi phạm cụ thể như: Trả lương không đúng hạn, Nghĩa vụ giao kết hợp đồng, các nghĩa vụ về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc…

    Thực tế, bạn đã làm việc ở công ty 3 tháng. Căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 22 Bộ Luật Lao động 2012 thì Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại là “Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.

    Và nghĩa vụ giao kết hợp đồng là bắt buộc đối với cà người sử dụng lao động và người lao động trước khi người sử dụng lao động đưa người lao động vào làm việc. Điều này được pháp luật về lao động quy định tại Bộ Luật Lao động 2012 tại Điều 18. Nghĩa vụ giao kết Hợp đồng lao động:Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.” . Khi người sử dụng lao động không thực hiện giao kết hợp đồng với bạn dưới hình thức lời nói hoặc bằng văn bản, thì người sử dụng lao động đã vi phạm nghĩa vụ này. Theo đó, hành vi này được xử lý theo Khoản 1 Điều 5 nghị định 95/2013 quy định về xử lý vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

    Sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy từng hành vi cụ thể

    Do đó, với thời hạn làm việc của bạn với công ty SR tại TN thuộc trường hợp giao kết hợp đồng có thời hạn làm một công việc nhất định dưới 12 tháng. Còn Công ty Tri Thức Việt chỉ là công ty môi giới lao động hay Công ty cho thuê lao động, chúng tôi còn chưa nắm rõ và cần phải xem xét thật cụ thể nhưng làm việc thì bạn làm việc cho công ty SR tại TN

    Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 thì việc trả lương được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 96 Bộ luật lao động:

    - Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

    - Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

    Việc công ty không trả lương đúng hạn và nợ lương là đã vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP tại Điều 13 về vi phạm quy định về tiền lương như sau: Phạt từ 5.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng tùy từng vi phạm cụ thể.

    Tuy nhiên, mối quan hệ lao động giữa bạn và công ty đã được xác lập kể từ khi bạn được nhận vào làm việc tại công ty. Bạn thuộc đối tượng người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội.

    Trước khi bạn nghỉ việc, giữa bạn và phía công ty có sự thì công ty phải có trách nhiệm thanh toán tiền lương, trả lại các sổ bảo hiểm, các giấy tờ khác mà họ đã giữ cho bạn. Bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên ban điều hành công ty về hành vi của họ. Nếu họ không giải quyết, bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết lên Phòng Lao động, Thương binh và xã hội thuộc UBND huyện hoặc Thanh tra lao động để được giải quyết. Nếu hòa giải không thành, bạn có thể khởi kiện hành vi vi phạm của công ty lên Tòa Án nhân dân huyện nơi công ty đóng trụ sở để đòi quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng sẽ có cách giải quyết cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi theo số 0978994377 để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    12/01/2017, 06:07:44 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, bạn đã ký cam kết về thời gian đào tạo với công ty và đã thực hiện cam kết này một thời gian và nay muốn nghỉ trước thời hạn, cam kết này hoàn toàn do hai bên tự nguyện ký kết và không trái quy định của pháp luật nên có tính ràng buộc với hai bên và cũng không phụ thuộc và Hợp đồng lao động. Khi vi phạm điều khoản trong cam kết đào tạo, bạn buộc phải thực hiện bồi thường theo thỏa thuận hai bên trừ trường hợp cam kết có thỏa thuận về các trường hợp chấm dứt làm việc trước thời hạn cam kết mà không phải bồi thường chi phí đào tạo và bạn thuộc trường hợp đó. Khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động 2012 quy định "Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài".

    Như vậy, trong cam kết đào tạo chỉ cần công ty đưa ra được cá giấy tờ, chứng từ hợp lệ về các chi phí đã bỏ ra để đào tạo bạn thì công ty có quyền yêu cầu bạn phải bồi hoàn lại chi phí này.

    Bạn cần tách bạch hai vấn đề Hợp đồng lao động và thời gian cam kết làm việc của bạn. Việc công ty chuyển công việc khác không là điều kiện để thay đổi thời hạn thực hiện cam kết nếu hai bên không thỏa thuận. Nếu công ty tự ý chuyển công việc khác khi không có sự đồng ý của bạn nhằm mục đích nào đó, bạn có quyền kiến nghị với công ty yêu cầu công ty thực hiện đúng theo hợp đồng lao động đã thỏa thuận giữa hai bên.Nếu không đồng ý với cách giải quyết của công ty thì bạn có thể yêu cầu Phòng lao động thương binh xã hội hoặc yêu cầu Tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở giải quyết.

    Về thời gian cam kết làm việc, phải căn cứ vào điều khoản thỏa thuận cụ thể của bạn với phía công ty mới có thể kết luận. Nếu cam kết chỉ quy định chung khi vi phạm thời gian cam kết, người lao động phải bồi thường thì hợp đồng chấm dứt theo đúng pháp luật, vi phạm thời gian trên, bạn vẫn phải bồi thường, trừ khi hai bên thỏa thuận chấm dứt.

    Căn cứ Khoản 2 Và Khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng, bạn có nghĩa vụ phải thanh toán bồi thường chi phí đào tạo(nếu đúng như trên). Nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ, bạn có thể bị Công ty đòi bồi thường ra Tòa án nhân dân giải quyết.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng sẽ có cách giải quyết cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    11/01/2017, 10:58:14 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014 về các hành vi bị cấm trong đó có hành vi “Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí” là hành vi bị cấm.

    Căn cứ vào quy định tại điểm c khoản 1 Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định: “Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;”

    Như vây, quy định trên cho thấy cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, bảo đảm để không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường, hạn chế tiếng ồn, phát sang, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động. Việc cơ sở sản xuất, kinh doanh không có biện pháp xử lý giảm thiểu tiếng ồn, khí thải ra môi trường là vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, trường hợp vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường thì tùy thuộc vào lượng khí thải có thể đưa ra các mức xử phạt khác nhau.

    Tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm. Như vậy tùy thuộc vào lượng khí thải thải ra môi trường đã được quy định tại Điều luật thì cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính với mức tương ứng. Ngoài ra nếu như đã bị xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề gây ô nhiễm môi trường mà vẫn tiếp tục vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự về tội gây ô nhiễm không khí.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định:“Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.”

    Do đó, khi có đủ căn cứ chứng minh việc xả thải của nhà máy này ra môi trường là hành vi vi phạm thì bạn có quyền làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường của nhà máy đó. Bạn có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến Thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Cơ quan điều tra công an cấp huyện nơi công ty giấy ở khu dân cư của bạn có hành vi vi phạm pháp luật để được giải quyết. Theo đó, khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề gây ô nhiễm môi trường(nếu vi phạm) mà lại cố tình tiếp tục vi phạm thì có thể sẽ bị xử lý về mặt hình sự.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng sẽ có cách giải quyết cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    10/01/2017, 11:11:31 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Vấn đề bạn hỏi, trường hợp cán bộ cấp phó (do chủ quản quyết định bổ nhiệm chức vụ) vi phạm pháp luật và bị tòa sơ thẩm tuyên xử tù giam. Theo quy định nêu trên, thì thời gian từ ngày bị bắt tạm giam đến ngày Tòa án xét xử, tuyên là có tội, phạt tù thì người đó được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

    Theo quy định, viên chức là lao động thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập. Vì vậy, về việc áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức cần tuân thủ các điều kiện, và trình tự thủ thục theo quy định của Luật viên chức năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan. Cụ thể:

    1, Về điều kiện áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13, Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc khi viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật trong đó: “Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng”.

    2, Thẩm quyền, thời hiệu, thời hạn xử lý

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định: “Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật”.

    Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức có trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.

    3, Trình tự xử lý kỷ luật

    Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng theo Điểm D Khoản 1 Điều 19 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định:  “Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách nhiệm ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức vi phạm pháp luật.”

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng sẽ có cách giải quyết cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

5 Trang 12345>