Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

79 Trang 12345>»
  • Xem thêm     

    23/07/2024, 07:22:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Hiện nay, mảnh đất đang được người cậu bạn sử dụng mà mẹ bạn đã mua của bà ngoại và dính tranh chấp thì có thể giải quyết đòi tài sản tại cơ quan Tòa án:

    Mẹ bạn là người mua đất gửi đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch trong trường hợp người mua được thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ khi mua bán.

    Theo quy định tại khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 số 92/2015/QH13, trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai thì mẹ bạn có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.

  • Xem thêm     

    23/07/2024, 06:53:44 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Tại Khoản 3 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

    “3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.”

    Theo đó, nếu trong bản án của Tòa không đề cập đến việc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bản án có đề cập đến việc Giấy chứng nhận thì bạn có thể đề nghị yêu cầu Ủy ban nhân dân thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn tại khoản 7, khoản 8 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

    Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp.

    “...

    7. Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không giao nộp Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định; lập danh sách Giấy chứng nhận đã bị hủy gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai để thông báo công khai trên trang thông tin điện tử.

    8. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật do lỗi của người sử dụng đất hoặc do cấp không đúng đối tượng thì hướng dẫn cho người sử dụng đất làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định.”

    Theo đó, trong trường hợp thu hồi mà người phải thi hành không giao nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định; lập danh sách Giấy chứng nhận đã bị hủy gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai để thông báo công khai trên trang thông tin điện tử.

     

  • Xem thêm     

    23/07/2024, 03:16:33 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Khi rơi vào các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 131 Luật nhà ở 2014 thì bên thuê nhà có nghĩa vụ trả lại nhà cho bên cho thuê, tuy nhiên, nếu người thuê nhà không chịu trả nhà thì xử lý như sau:

    Theo khoản 4, 5 Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì khi bên thuê chậm trả nhà thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại nhà, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận và phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê (nhà ở) trong thời gian chậm trả.

    Trường hợp bạn tự di chuyển tài sản của người đó ra khỏi nhà khi chưa có sự đồng ý của họ thì sự việc chắc chắn sẽ rất phức tạp. Việc này bạn cũng có thể thỏa thuận với người thuê mới về thời hạn như vậy hợp lý hợn.

    Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể làm văn bản thông báo cho bên thuê về việc hợp đồng thuê nhà đã chấm dứt, đồng thời yêu cầu bên thuê trả tiền thuê nhà còn thiếu, phải dọn dẹp đồ đạc ra khỏi nhà thuê, trả lại nguyên hiện trạng. Lưu ý, trong thông báo cần ấn định rõ thời hạn bên thuê phải thực hiện nghĩa vụ này.

    Trường hợp bên thuê nhà không thực hiện, chị Vân có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu bên thuê nhà phải chấm dứt hành vi xâm phạm (sử dụng bất hợp pháp tài sản thuê khi hợp đồng thuê đã hết hạn) theo quy định tại điểm a, h khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở; khoản 2 Điều 11, Điều 14, Điều 186, 189, 192 Bộ luật Dân sự.

    Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự là Tòa cấp quận/huyện nơi người bị kiện đang cư trú theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

  • Xem thêm     

    22/07/2024, 02:59:00 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Căn cứ Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 giải thích Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

    Theo đó điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:

    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 điều này;

    b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

    b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

    3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

    Như vậy, theo quy định của pháp luật UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất đối với tổ chức, UBND cấp huyện thu hồi đất với gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Theo đó, UBND cấp xã không phải là cấp có thẩm quyền thu hồi đất.

    Việc tự ý lấy đất làm đưởng nhưng không làm việc, giải quyết và thông báo gì cho chủ đất như vậy là vi phạm pháp luật, trực tiếp xân phạm đến quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất nên phải chịu trách nhiệm về sai phạm và bồi thường thiệt hại phát sinh (nếu có). Do vậy, gia đình bạn có quyền yêu cầu ngưng ngay việc làm tự ý này, yêu cầu chính quyền địa phương và cơ quan chức năng giải quyết và trả lời thỏa đáng. Đồng thời xác định thiệt hại và yêu cầu cớ quan đã ra lệnh làm việc này phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn (nếu có).

     

  • Xem thêm     

    22/07/2024, 02:57:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Theo pháp luật dân sự, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là một giao dịch dân sự thuộc loại hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định tại Điều 457 Bộ Luật dân sự 2015. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ Luật dân sự và pháp luật về đất đai.

    Bạn đã được bà ngoại tặng cho quyền sử dụng đất bằng hợp đồng tặng quyền sử dụng đất có UBND xã chứng thực. Hiện bạn muốn làm sổ đỏ đứng tên bạn thông qua hợp đồng trao tặng quyền sử dụng đất mà ngoại bạn đã làm nhưng mợ của bạn giữ hộ và không có ý định đưa lại và đang bị mấy cháu nội tranh chấp.

    Để giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, các bên có thể lựa chọn nhiều phương thức giải quyết như: đàm phán, thỏa thuận hoặc giải quyết thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Nếu các bên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là hòa giải thì các bên có thể làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã giải quyết.

    Nếu lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì thẩm quyền giải quyết sẽ Tòa án giải quyết

    Theo đó, đối với tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản thì tùy thuộc vào chứng cứ mà có thể công nhận hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc xác định hợp đồng tặng cho vô hiệu.

  • Xem thêm     

    22/07/2024, 02:47:21 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Điều kiện được bồi thường về đất: Phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ hồng, Sổ đỏ) hoặc không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đủ điều kiện được cấp, trừ duy nhất 01 trường hợp.

    – Hình thức bồi thường: Bồi thường bằng tiền, ngoài ra nếu thu hồi đất ở thì được bồi thường bằng đất hoặc nhà ở nếu không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi, trừ trường hợp muốn bồi thường bằng tiền.

    – Mức bồi thường: Tính theo giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định hoặc theo thỏa thuận giữa người sử dụng đất và doanh nghiệp nếu công trình điện lực do tư nhân đầu tư và thực hiện (không phải do Nhà nước thu hồi đất).

     

  • Xem thêm     

    22/07/2024, 08:56:26 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Nhà đất là tài sản khi nhận chuyển nhượng xong là phải đăng ký, Luật đất đai và Bộ luật dân sự hiện hành không thừa nhận giao dịch “nhờ đứng tên” mua nhà đất. Tuy nhiên, loại giao dịch ngầm này được thiết lập không ít trên thực tế vì những lý do khác nhau.

    Xét ở góc độ pháp lý việc mua đất nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trái với quy định của pháp luật và giao dịch này không được pháp luật công nhận.

    Ngoài ra, khi mua đất nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nghĩa là bạn đang trao cho họ quyền sử dụng, sở hữu đối với  bất động sản đó. Trong khi thực tế họ không phải là chủ sở hữu, chủ sử dụng thực sự của bất động sản đó và bạn sẽ không có nguy cơ gặp nhiều rủi ro trong tương lai.

    Trong trường hợp nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tức là đang trao toàn quyền đối với  bất động sản cho người đứng tên hộ, theo quy định của pháp luật hiện hành, nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hành vi trái pháp luật và giao dịch này không được pháp luật công nhận. Về mặt pháp lý, người được nhờ đứng tên trên Giấy chứng nhận được Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng/sở hữu đối với nhà, đất, trong khi thực tế họ không phải là chủ sở hữu thực sự của nhà đất.

    Vì thế, khi thực hiện giao dịch nhờ người khác đứng tên giùm nhà đất sẽ xảy ra nhiều rủi ro pháp lý, xảy ra những tranh chấp không đáng có và có thể mất cả tình lẫn tiền.

    Khi rủi ro xảy ra, tranh chấp và xung đột phát sinh thì điều đầu tiên là bất lợi sẽ thuộc về bạn, bạn phải mất nhiều thời gian và công sức, tiền bạc để chứng minh rằng mình là người chủ thực sự của bất động sản đó.

    Nếu như không chứng minh được thì quyền sử dụng và sở hữu của bạn sẽ không được pháp luật công nhận và hệ quả là bạn sẽ mất tài sản đó. Trong trường hợp bắt buộc phải nhờ người khác đứng tên giùm thì bạn phải lập những cam kết và những thỏa thuận rõ ràng, luôn giữ chứng từ hóa đơn đầy đủ để phục vụ cho quá trình chứng minh bạn là người chủ thực sự của  bất động sản đó.

    Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật, trước khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ thì người chủ sở hữu thực sự cần tiến hành thỏa thuận với người được nhờ đứng tên hộ về việc chuyển quyền sử dụng đất (sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) từ người đó sang bạn. Phải đưa ra nội dung thỏa thuận giữa hai bên thành văn bản và đến văn phòng công chứng để chứng thực. Lúc này, người công chứng viên có thể góp ý thêm một số nội dung cho hợp pháp để văn bản không bị vô hiệu hóa trước pháp luật

    Nếu người đó đồng ý, hai bên có thể chuyển quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng tặng cho có công chứng và thực hiện sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

    Trong trường hợp không thể thỏa thuận với người đó để chuyển quyền sử dụng đất, bạn có thể khởi kiện lên tòa án có thẩm quyền để được giải quyết.

    Nếu hai bên không thỏa thuận bằng văn bản thì phải có các chứng cứ khác để chứng minh:

    - Lưu giữ lại những bằng chứng chứng minh việc nhờ người khác đứng tên hộ như: các hóa đơn, chứng từ chứng minh mình là chủ sở hữu thực sự của  bất động sản, xác nhận giao dịch chuyển tiền của ngân hàng, ghi âm cuộc trò chuyện giữa hai bên...

    - Giữ toàn bộ giấy tờ đăng ký sở hữu tài sản sau khi đã hoàn tất quá trình giao dịch mua bán

    - Nếu nhận thấy bên được nhờ đứng tên có dấu hiệu muốn chiếm đoạt tài sản, cần làm ngay đơn gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.

    Tuy nhiên, để bảo đảm những quyền lợi được pháp luật bảo hộ, không nên nhờ người khác đứng tên giùm trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này sẽ không được pháp luật công nhận và giao dịch này là trái pháp luật.

  • Xem thêm     

    01/02/2024, 09:21:19 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Trong trường hợp bố, mẹ chồng chết không để lại di chúc thì theo quy định Điều 650 BLDS , di sản được chia thừa kế theo pháp luật cụ thể là chia theo hàng thừa kế.

    Theo quy định tại Điều 651 BLDS thì con dâu không được liệt kê trong các hàng thừa kế được hưởng thừa kế theo pháp luật, gồm:

    “ 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Điều 652. Thừa kế thế vị: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

    Như vậy, theo các quy định trên thì con dâu (nếu tại thời điểm người chồng còn sống) không được hưởng thừa kế di sản từ cha mẹ chồng khi chia thừa kế theo pháp luật. Mặc dù không thuộc hàng thừa kế nào của cha mẹ chồng nhưng người con dâu vẫn được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp con trai (người chồng) của người để lại di sản thừa kế chết sau khi cha mẹ chết.

    Nếu trong quá trình quản lý nhà đất, người con dâu có công sức đóng góp trong việc giữ gìn và tôn tạo thì có thể yêu cầu trích một phần của nhà đất để thanh toán cho công sức này. Nếu các bên không thể thống nhất được, thì có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, căn nhà thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó (khoản 1 điều 623 bộ luật Dân sự).

    Như vậy, các thành viên đồng thừa kế có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án xác định di sản thuộc quyền sở hữu của mình theo pháp luật do cha, mẹ chồng để lại.

  • Xem thêm     

    01/02/2024, 09:18:12 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Căn cứ Điều 14 Luật Đất đai 2013 quy định về việc nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất như sau:

    “Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất

    Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.”

    Đồng thời tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định về căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

    Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

    Hiện nay pháp luật không quy định chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất, do đó trường hợp người sử dụng có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất toàn bộ thửa đất thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét trên cơ sở quy định của pháp luật, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất mà ra quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

    Như vậy, căn cứ quy định nêu trên việc chuyển mục đích sử dụng đất bên cạnh nhu cầu của người sử dụng đất còn phải căn cứ vào việc quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

    Do đó, bạn cần liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để được giải đáp cụ thể về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện tại địa phương.

  • Xem thêm     

    28/01/2024, 09:12:50 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 4 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013:

    “Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

    1. Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

    a) Giao đất, thuê đất là không quá 20 ngày không kể thời gian giải phóng mặt bằng;

    b) Chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.

    ...

    4. Thời gian quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

    Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

    Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.”

    Theo đó, thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    Nếu quá thời gian thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định nhưng chưa nhận được kết quả thì điều đầu tiên mà người sử dụng đất nên thực hiện là mang giấy hẹn tới nơi nộp hồ sơ để hỏi kết quả và lý do.

    Nếu cơ quan đăng ký đất đai không trả lời hoặc cố ý gây khó khăn thì người sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai (theo Điều 204 Luật Đất đai năm 2013).

  • Xem thêm     

    28/01/2024, 09:10:25 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Việc bồi thường tài sản của các bị hại trong các vụ án về chiếm đoạt tài sản là một trong những vấn đề quan trọng sau việc xét xử người phạm tội. Tuy nhiên do hạn chế về hiểu biết pháp luật nên nhiều nạn nhân đã không biết phải yêu cầu bồi thường thiệt hại từ hành vi chiếm đoạt tài sản như thế nào.

    Khi xem xét, quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án giải quyết như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 48 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:

    “Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

    1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

    2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.”

    Như vậy, khi xem xét, quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án ra quyết định căn cứ vào:

    - Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

    - Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Bị hại, nguyên đơn dân sự có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong các vụ án tố tụng dân sự.

    Như vậy cá nhân, tổ chức là nạn nhân hay người bị hại trong vụ án hình sự mà có yếu tố bị chiếm đoạt tài sản thì có quyền yêu cầu trong đơn đề nghị, tố cáo tại các quá trình tố tụng hình sự để có thể được bồi thường lại tài sản do hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác đã gây ra.

  • Xem thêm     

    28/01/2024, 09:07:48 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất (tình trạng còn hiệu lực) quy định, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 1/7/2014 khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này, cụ thể:

    Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai:

    Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở từ trước ngày 15/10/1993; tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, nếu được cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng trong hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; đối với diện tích đất ở vượt hạn mức công nhận đất ở (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để ở mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, nhưng nay nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại bảng giá đất; nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 mà không có giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai:

    Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở và tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, nếu được cấp Giấy chứng nhận thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất ở theo giá đất quy định tại bảng giá đất; đối với diện tích đất ở vượt hạn mức (nếu có) thì phải nộp bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai nhưng nay nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại bảng giá đất đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở; đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có), phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 1/7/2004:

    Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định, khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thì thu tiền sử dụng đất như sau:

    - Trường hợp sử dụng đất có nhà ở từ trước ngày 15/10/1993 và có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất thì khi được cấp Giấy chứng nhận không phải nộp tiền sử dụng đất.

    - Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định trong khoảng thời gian từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 và có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất, thì thu tiền sử dụng đất như sau:

    Nếu giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất theo đúng mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993 thì không thu tiền sử dụng đất;

    Nếu giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất thấp hơn mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993 thì số tiền đã nộp được quy đổi ra tỷ lệ % diện tích đã hoàn thành việc nộp tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm đã nộp tiền; phần diện tích đất còn lại thực hiện thu tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    - Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định trước ngày 1/7/2004 và không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất, khi được cấp Giấy chứng nhận thì thu tiền sử dụng đất như sau:

    Trường hợp đất đã được sử dụng ổn định từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở theo giá đất quy định tại bảng giá đất; bằng 100% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Diện tích đất còn lại không có nhà ở (nếu có) được xác định là đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng khi cấp Giấy chứng nhận. Nếu người sử dụng đất đề nghị được chuyển sang sử dụng vào mục đích đất ở và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền hoặc do lấn chiếm kể từ ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/7/2014 mà nay được Nhà nước xét cấp Giấy chứng nhận:

    Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc do lấn, chiếm hoặc đất được giao, được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/7/2014 nhưng nay phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, nếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 9 Điều 210 Luật Đất đai thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Việc bạn hỏi do thông tin bạn cung cấp chưa có đầy đủ các dữ liệu về: Diện tích đất đang sử dụng có hay không có giấy tờ về đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai; chính quyền địa phương có hay không có tài liệu, căn cứ chứng minh tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất gia đình bạn có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP? 

  • Xem thêm     

    27/11/2023, 08:53:11 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Đối với tài sản đang thế chấp thì bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý. Việc ủy quyền để người khác thay mặt chủ sử dụng/chủ sở hữu tài sản làm các thủ tục để chuyển nhượng/bán tài sản theo quy định của pháp luật như bạn hỏi thì chưa có văn bản nào hạn chế thực hiện. Bạn vẫn có thể ủy quyền cho nười khác (không phải cha mẹ, anh em ruột, người thân) để thực hiện các nội dung đã nêu: trả nợ, nhận lại tài sản để thế chấp và sau khi hoàn thành việc trả nợ, xóa thế chấp thì được quyền chuyển nhượng, bán theo quy định của pháp luật. Với những nội dung ủy quyền này thì nhận ủy quyền chỉ được thay mặt bạn chuyển nhượng/bán tài sản đang thế chấp sau khi đã xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc ủy quyền này là phù hợp với các quy định của pháp luật. Bạn có thể đến tổ chức công chứng để yêu cầu thực hiện hợp đồng ủy quyền này.

  • Xem thêm     

    27/11/2023, 07:29:11 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

    Theo khoản 2, Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp trong các trường hợp sau:

    - Trường hợp 1. Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) đã cấp

    + Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

    + Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

    + Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

    - Trường hợp 2. Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) đã cấp;

    + Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

    + Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

    + Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

    + Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng

    - Trường hợp 3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ)

    + Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

    + Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

    + Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

    + Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

    + Chuyển mục đích sử dụng đất;

    + Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

    + Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.

    + Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;

    + Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

    + Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ...

    + Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

    + Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

    Trường hợp 4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai

    + Cấp không đúng thẩm quyền;

    + Không đúng đối tượng sử dụng đất;

    + Không đúng diện tích đất; Không đủ điều kiện được cấp;

    + Không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.

    - Trường hợp 5. Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật thi hành.

  • Xem thêm     

    14/10/2023, 09:07:13 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Ký giáp ranh đất là việc người sử dụng đất ký xác nhận ranh, mốc giới và ghi các ý kiến của mình về ranh giới đất liền kề của họ. Việc ký giáp ranh đất của những cá nhân, hộ gia đình giáp ranh với mảnh đất của người sử dụng đất thể hiện ở trong bản mô tả ranh giới đất khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm mục đích để chứng minh đất không có tranh chấp giữa người xin cấp giấy chứng nhận và chủ sử dụng của thửa đất liền kề.

    Căn cứ Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất có quy định trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam có đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì khi Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:

    – Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với các nội dung kê khai đăng ký; trường hợp mà không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.

    – Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với các nội dung kê khai đăng ký; trường hợp mà không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với phần nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận về thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp buộc phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận về sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu như chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.

    – Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; phải xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

    Theo quy định trên, khi hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ủy ban nhân dân xã sẽ thực hiện:

    – Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký. Việc xác nhận hiện trạng sử dụng đất bao gồm xác định ranh giới sử dụng đất, mốc giới thửa đất trên thực địa, đất đang được sử dụng với mục đích gì, đất có nguy cơ bị sạt lún gây nguy hiểm hay không,…

    – Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. Về tình trạng tranh chấp sử dụng đất được xác định thông qua việc thực hiện ký giáp ranh với chủ sử dụng đất liền kề, hồ sơ lưu trữ trên ủy ban nhân dân cấp xã, niêm yết công khai thông tin,…

    Thêm nữa, tại Luật Xây dựng hiện hành quy định khi xây dựng công trình thuộc những trường hợp bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng trước khi thi công công trình thì chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng. Pháp luật về Xây dựng quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

    – Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

    – Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    – Bản vẽ thiết kế xây dựng;

    – Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

    Theo đó, để xin giấy phép xây dựng – tiền đề cho việc xây nhà, pháp luật không yêu cầu phải ký giáp ranh với hàng xóm.

    Qua tất cả các quy định nêu trên, có thể thấy cả Luật Đất đai, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật khác có liên quan không có quy định bắt buộc người sử dụng đất khi xây nhà phải ký giáp ranh với người sử dụng đất liền kề, mà việc ký giáp ranh với người sử dụng đất liền kề sẽ chỉ diễn ra trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm mục đích để chứng minh đất không có tranh chấp giữa người xin cấp giấy chứng nhận và chủ sở hữu của thửa đất liền kề.

  • Xem thêm     

    10/10/2023, 09:47:27 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Để giải quyết trường hợp của bạn cần phải thu thập tài liệu, chứng cứ về 04 vấn đề sau: Nguồn gốc đất; quá trình sử dụng đất; việc kê khai, đăng ký đất tranh chấp qua các thời kỳ; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    1. Làm rõ nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất:

    - Nguồn gốc đất: Nếu do khai phá thì ai khai phá thời gian nào; nếu được thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi thì ai để thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi; việc thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi đất tranh chấp có thật không và có đúng quy định pháp luật không?

    - Quá trình sử dụng: Thực tế đất tranh chấp là do ai trực tiếp sử dụng. Thời gian sử dụng đất..

    Trên cơ sở đó còn những vấn đề chưa rõ hoặc mâu thuẫn thì tiến hành xác minh của những người sau: Người sống lân cận, lâu năm gần đất tranh chấp nhất là những người lớn tuổi còn minh mẫn; Trưởng thôn nơi có đất tranh chấp tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tại thời điểm xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất; công chức địa chính tại thời điểm cấp giấy chứng nhận; người khai phá, người tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi, nếu người đồng thừa kế…

    2. Thu thập chứng cứ về kê khai, đăng ký qua các thời kỳ

    Thu thập tài liệu về kê khai, đăng ký qua các thời kỳ để làm rõ các vấn đề sau:

    - Đất tranh chấp qua các thời kỳ là do ai kê khai, đăng ký;

    - Có sự thay đổi diện tích, thay đổi người kê khai đăng ký qua các thời kỳ không. Nếu có thì làm rõ lý do vì sao. Ý kiến của người đã đứng tên kê khai đăng ký liên quan đến đất tranh chấp như thế nào.

    Để làm rõ các vấn đề trên cần yêu cầu cơ quan đang lưu giữ tư liệu địa chính đó, có thể là Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cấp tỉnh nếu cấp huyện không còn lưu giữ tài liệu…

    Thu thập chứng cứ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Thu thập chứng cứ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm rõ các vấn đề sau:

    - Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; đúng đối tượng sử dụng đất theo quy định pháp luật không?

    - Trên cơ sở đó, Tòa án hủy hay không hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền giải quyết vụ án là của Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh.

    Để làm rõ vấn đề này, bạn cần  yêu cầu cơ quan đang lưu giữ hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có thể là Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cấp tỉnh nếu cấp huyện không còn lưu giữ tài liệu…

    Trường hợp bạn hỏi và bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi theo số ĐT: 0978994377 để được để  được sự tư vấn, hỗ trợ pháp lý tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    10/10/2023, 08:58:01 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Hiện nay việc nhiều người sử dụng đất không có giấy tờ khá phổ biến, bao gồm cả đất đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng và không được cấp, thậm chí có cả đất vi phạm.

    Trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị và nhà ở riêng lẻ tại nông thôn phải có giấy phép xây dựng. Một trong những giấy tờ để được cấp phép xây dựng là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

    Tại Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ phải có một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Theo Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP, giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ sau:

    1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi năm 2001, Luật Đất đai năm 2003.

    2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định Luật Đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009.

    3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định 60/CP ngày 05/7/1994, Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở.

    4. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 được hướng dẫn chi tiết tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    5. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01/7/2004 nhưng không có Giấy chứng nhận, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Như vậy, chỉ cần có một trong những loại giấy tờ hợp pháp về đất đai thì được xin giấy phép xây dựng nhà ở mà không bắt buộc giấy tờ đó là Giấy chứng nhận (sổ đỏ), khi có giấy phép xây dựng thì gia đình bạn vẫn được cấp phép xây dựng và được phép khởi công xây dựng.Trường hợp bạn hỏi và bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi theo số ĐT: 0978994377 để được để  được sự tư vấn, hỗ trợ pháp lý tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    10/10/2023, 08:37:10 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Tình trạng tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ diễn ra khá phổ biến trên thực tế. Người bị hàng xóm lấn chiếm đất do nghĩ rằng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể đòi lại được. Còn người lấn chiếm vì nghĩ rằng đất đã được cấp sổ đỏ nên tự tin đất đó đã là của mình; người khác không thể lấy lại. Trong khi quy định của pháp luật lại rất rõ ràng, nếu đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng trình tự, thủ tục cấp không đúng, vi phạm quy định của pháp luật thì vẫn có thể bị hủy sổ đỏ.

    Do đó, nếu đất của gia đình bạn bị lấn chiếm có nguồn gốc là của nhà bạn. Việc cấp sổ đỏ của nhà hàng xóm không đúng quy định của pháp luật thì gia đình bạn vẫn có thể đòi lại diện tích đất bị lấn chiếm. Để biết việc này có thể thực hiện được hay không bạn cần có đầy đủ hồ sơ để đưa ra đánh giá ban đầu về vụ việc.

    Theo đó, để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp bạn nêu thì bạn có thể lựa chọn một trong số các cách sau đây:

    1. Hai bên tự thương lượng, giải quyết: Gia đình bạn và người hàng xóm có thể tự thương lượng với nhau về phương án giải quyết.

    Ban đầu, khi chưa nhận diện được mức độ phức tạp của vấn đề tranh chấp và quan điểm của các bên, thường người bị lấn chiếm đất sẽ tiếp cận với bên đang tranh chấp để đặt ra yêu cầu, đàm phán và đồng ý cách giải quyết vấn đề.

    Bạn có thể liên hệ với nhà hàng xóm, nêu rõ tình trạng diện tích đất bị lấn chiếm hiện tại và trình bày về sự việc. Hãy chuẩn bị các giấy tờ và tài liệu chứng minh việc lấn chiếm đất đã xảy ra. Bởi không phải trường hợp nào đất bị lấn chiếm cũng là do lỗi cố ý của người lấn chiếm đất. Họ có thể vô tình hoặc chủ quan không đo đạc cẩn thận trong quá trình xây nhà dẫn đến việc lấn chiếm đất.

    Khi tiến hành đàm phán thương lượng, bạn cần có phương án giải quyết vấn đề và đề xuất cách giải quyết tình trạng tranh chấp. Rất nhiều trường hợp, người bị lấn chiếm đất đã chuẩn bị tốt ở bước này, giúp hai bên đạt được thỏa thuận giải quyết mà không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương án này để giải quyết tranh chấp, bạn có thể thuê luật sư tham gia quá trình đàm phán để được tư vấn pháp lý và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.

    2. Thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật

    Theo quy định của Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không thương lượng được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc, là điều kiện để tranh chấp có thể được giải quyết ở các cơ quan khác.

    Nếu hòa giải không thành, bạn có quyền làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Toà án Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được coi là biện pháp giải quyết tranh chấp triệt để nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc này sẽ mất nhiều thời gian, đồng thời chi phí để giải quyết dứt điểm thường lớn.

    Các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án phải tuân theo trình tự thủ tục tố tụng. Ngoài ra, còn phải nắm rõ các quy định của pháp luật để điều chỉnh, đưa ra ý kiến đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông thường khi quyết định khởi kiện đòi lại đất bị hàng xóm lấn chiếm ra Toà án.

    Trường hợp bạn hỏi và bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi theo số ĐT: 0978994377 để được để  được sự tư vấn, hỗ trợ pháp lý tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    30/08/2023, 11:11:52 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Hạn mức đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng khi công nhận quyền sử dụng đất ở, giao đất ở..

    Theo quy định, hạn mức đất ở tối đa được công nhận tại thành phố Hà Nội là 400m2 đối với một hộ gia đình, cá nhân tại các xã trung du và 300m2 (đối với hộ gia đình, cá nhân tại các xã đồng bằng). Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã được cấp vượt hạn mức theo quy định là không đúng mục đích sử dụng đất.

    Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(GCNQSDĐ) cấp không đúng mục đích sử dụng đất sẽ bị thu hồi theo điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp:

    “…

    d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”.

    Căn cứ theo quy định trên thì việc cấp Giấy chứng nhận nhưng không đúng mục đích sử dụng đất là một trong những căn cứ thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp. Nghĩa là, diện tích đất ở bao nhiêu phụ thuộc vào giấy tờ về quyền sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất ở,… trường hợp cấp sai mục đích sử dụng đất ở sẽ bị thu hồi.

    Trường hợp bạn có thửa đất ở nông thôn, thuộc xã ngoại thành Hà Nội, diện tich 650 m2 đã được UBND huyện cấp GCNQSDĐ năm 2016. Bạn tặng cho  toàn bộ thửa đất cho con trai cả ( đã có xác nhận của Văn Phòng công chứng). Nhưng  khi bạn liên hệ làm thủ tục, hồ sơ sang tên, đổi sổ tại Văn phòng đăng ký đất đai của Huyện thì không được tiếp nhận với lý do diện tích thửa đất ở vượt quá hạn mức.

    Trong trường hợp của bạn nếu muốn tặng cho quyền sử dụng đất mà GCNQSDĐ được cấp vượt quá hạn mức thì việc đầu tiên phải thực hiện thủ tục là hủy bỏ giao dịch tặng cho trước đây và tiếp theo là thực hiện thủ tục điều chỉnh GCNQSDĐ được cấp vượt hạn mức qua các thời kỳ liên hệ với UBND các xã, thị trấn nơi có đất để hoàn thiện hồ sơ, chuyển UBND huyện thực hiện điều chỉnh theo quy định sau đó mới tiếp tục làm thủ tục tặng cho được.

  • Xem thêm     

    04/08/2023, 03:38:35 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2185)
    Số điểm: 12485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1603 lần
    Lawyer

    Luật Nhà ở 2014 cho phép cá nhân nước ngoài nhập cảnh hợp pháp tại Việt Nam được mua và sở hữu 1 căn nhà trong dự án nhà ở. Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư và không quá 10% đối với một dự án nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn trong thời hạn 50 năm và có thể được gia hạn thêm, trừ các khu vực bảo vệ quốc phòng, an ninh/

    Tuy nhiên, Pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có bất kỳ quy định nào về việc cho phép người nước ngoài mua căn hộ Condotel.

79 Trang 12345>»