Tư Vấn Của Luật Sư: LS. ThS Nguyễn Nhật Tuấn - NguyenNhatTuan

34 Trang «<891011121314>»
  • Xem thêm     

    02/12/2014, 09:19:49 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Ngôi nhà nếu là tài sản hình thành trong thờii gian hôn nhân thì đó là tài sản chung của bố mẹ bạn nên bố bạn không được quyền định đọat tòan bộ căn nhà mà không có ý kiến của mẹ bạn. Nói cách khác, bố bạn chỉ được quyền tặng cho 1/2 ngôi nhà là phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bố bạn (nếu bố bạn và mẹ bạn ko có thỏa thuận nào khác) chứ hbố bạn ko được quyền tặng hco luôn 1/2 ngôi nhà còn lại của mẹ bạn nếu mẹ bạn ko đồng ý. Trong trường bố bạn đã tự ý định đạt sai luật, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của mẹ bạn thì mẹ bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên hủy giao dịch tặng cho đối vớp phần tài sản tặng cho sai pháp luật mà bố bạn đã thực hiện. Thân mến

  • Xem thêm     

    02/12/2014, 09:14:40 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Luật sư trả lời vấn đề bạn hỏi như sau:

    Nếu bố bạn mất không để lại di chúc thì tài sản của bố bạn sẽ chia theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau: Tòan bộ tài sản sẽ chia đều cho các đồng thừa kế hàng thứ nhất của bố bạn bao gồm: ông bà nội của bạn (nếu còn sống), mẹ bạn và các con của bố bạn mỗi người một phần bằng nhau. Theo đó, nếu lúc còn sống, bố bạn đã đồng ý cho Bác cả bán một phần đất để lấy tiền chăm sóc bố bạn thì phần đất còn lại của bố bạn sẽ được giải quyết chia theo nội dung mà luật sư đã nêu ở trên.

    Hy vọng các thành viên trong gia đình bạn sẽ sớm đạt được thỏa thuận.

    Thân mến

     

     

     

  • Xem thêm     

    01/12/2014, 04:47:37 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Khoản 2 điều 667 Bộ luật dân sự quy định:

    Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

    a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

    b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

    Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật. và khoản 1 điều 675 quy định:

    Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; Như vậy, phần di sản mà ông bà của bạn chỉ định để lại cho mẹ bạn sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Do mẹ bạn chết trước thời điểm người lập di chúc chết nên phát sinh thừa kế thế vị: các con của mẹ bạn được hưởng phần di sản mà nếu mẹ bạn còn sống sẽ được hưởng. Do đó, nếu trong gia đình không thống nhất việc phân chia cho phù hợp và có phát sinh tranh chấp thi phải khởi kiện tại TAND để yêu cầu phân chia di sản thừa kế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày người để lại di sản chết. Thân ái

  • Xem thêm     

    01/12/2014, 12:03:12 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Bộ luật dân sự quy định:

    Điều 139. Đại diện

    1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

    2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

    3. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.

    4. Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập. Như vậy, căn cứ vào quy định này thì cơ quan công chứng đã không đồng ý việc ủy quyền cho hai người. Thân mến

  • Xem thêm     

    25/11/2014, 03:41:52 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em. Nói một hồi mới biết là em muốn ly hôn chồng em khi chồng đang thụ án! Thế này nhé: Chồng đang thụ án rất cần ổn định về tâm lý để an tâm cải tạo tốt và mau ra trại về hòa nhập xã hội nên việc em xin ly hôn trong thời điểm này là không nên nếu xét về tính nhân văn. Về cơ sở giải quyết ly hôn thì lại không có vì chồng em đang thụ án nên tòa đã động viên để em rút đơn là có cơ sở chứ nộp đơn xin ly hôn chồng đang thụ án là việc làm ko nên em nhé. Thân mến

  • Xem thêm     

    25/11/2014, 03:20:13 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em.Đơn em khởi kiện về việc gì? kiện ai?

  • Xem thêm     

    25/11/2014, 03:18:40 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Theo thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế thì các đồng thừa kế phải đến phòng công chứng để tiến hành kê khai hàng thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Theo đó, văn phòng công chứng sẽ niêm yết thông báo kê khai hàng thưa kế này trong thời hạn 15 ngày tại UBND phường xã nơi có di sản thưa kế để xem có tranh chấp, khiếu nại gì hay không? có phát sinh thêm đồng thừa kế nào nữa hay không? Nếu hết 15 ngày đó mà phòng công chứng ko nhận được bất cứ khiếu nại, phát sinh nào thì mới tiến hành công chứng văn bản thỏa thuận khia nhận và phân chia di sản thừa kế của các đồng thừa kế. Thân ái

  • Xem thêm     

    25/11/2014, 02:57:47 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Luật sư ko rõ bạn muốn hỏi gì?

  • Xem thêm     

    25/11/2014, 02:34:52 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. bạn muốn hỏi vấn đề gì đề nghị trình bày nội dung đầy đủ, rõ ràng nhé. Thân ái

  • Xem thêm     

    20/11/2014, 09:18:40 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em. Vợ chồng em phải nhanh chóng tiến hành đăng ký khai sinh trễ hạn cho con tại nơi thường trú của vợ em đi nhé. Liên hệ nơi đó để biết thủ tục. Thân mến

  • Xem thêm     

    18/11/2014, 10:32:23 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Luật sư trao đổi như sau:

    Nếu bố chồng bạn mất ko để lại di chúc bằng văn bản mà chỉ trăn trối bằng miệng là mảnh đất đó sẽ để lại cho chồng bạn nhưng nếu hiện nay người quản lý miếng đất không thực hiện, những người làm chứng cũng bất lực không biết bằng cách nào thì chỉ còn cách là khởi kiện ra tòa về tranh chấp di sản thừa kế là miếng đất để tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Theo quy định của pháp luật dân sự, nếu người chết để lại di chúc bằng miệng thì những người nghe và chứng kiến nội dung di chúc bằng miệng phải tiến hành lập thành văn bản và chứng thực thì di chúc đó mới có giá trị pháp lý. Trường hợp không thực hiện được thì xem như không có dú chúc và di sản sẽ được giải quyết chi theo quy định của pháp luật

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    17/11/2014, 09:21:59 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em. Trong chuyện này tuy là em bức xúc nhưng em phải hết sức bình tĩnh để xem xét lại vấn đề cho thấu đáo và đặc biệt là cách hành xử của em nữa. Em là vợ nhưng qua cách trình bày câu chuyện của em luật sư thấy rằng em đã quá đáng và xúc phạm chồng nặng nề. Em đã tìm gặp chồng mình, tát vào mặt và còn lấy dao de dọa chồng nữa thì mặt mũi chồng em còn để ở đâu hả em? Em là phụ nữ nên hành xử mềm mỏng và có văn hóa, ông bà ta thường nói  lạt mềm buộc chặt em à, cách hành xử thô bạo như em chỉ có nước đẩy chồng em về phía người con gái đó thôi chứ làm sao em giữ chồng được? Về phía chồng em. Nếu quả thực chồng em ngoại tình thì em nên thẳng thắng bằng lời lẽ phân tích và đề nghị chồng em chấm dứt ngay mối quan hệ trái pháp luật này. Em hoàn toàn có quyền tìm gặp người con gái đang đẩy gia đình em vào bi kịch vì chồng ngoại tình phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm pháp luật nhưng ko phải bằng cách tát vào mặt hoặc lấy dao đe dọa để yếu câu chồng chỉ điểm người con gái vì có đàn ông nào ngoại tình mà chỉ điểm người con gái đó đâu em? như vậy, nếu chồng em ko tự nguyện chấm dứt quan hệ trái pháp luật thì em có nhiều cách theo dõi để tìm gặp người con gái đó để nói chuyện rõ ràng. Luật sư cũng cảnh báo em rằng em không được dùng hình thức đánh ghen như chặn đường đánh, lột quần áo họ ra làm nhục là vi phạm pháp luật sẽ bị tù tội em nhé. Tóm lại, em nên nhận thấy rằng cách xử sự của em vừa qua là quá đáng, không đúng phạm vi và đạo đức của người vợ.  Dẫu biết rằng chồng ngoại tình là vi phạm nhưng em phải bình tĩnh để suy nghĩ cách xử lý sao cho êm thấm mà chồng cảm phục quay về em nhé. Chúc em thành công. Thân mến

  • Xem thêm     

    16/11/2014, 11:21:29 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Bạn đã nhận thức đúng vấn đề là sau khi ly hôn, mặc dù được pháp luật giao nuôi con nhưng bạn ko  ngăn cản bố cháu bé đến thăm con, thậm chí là còn tạo điều kiện cho anh ta thăm con như bố trí cho gặp vào ngày giờ thuận tiện nhất, hứa khi con 1 tuổi sẽ đưa về thăm nội...Tuy nhiên, hiện anh ta đòi bạn phải chở con mới 6 tháng tuổi về cho anh ta gặp con là việc làm quá đáng, không đúng tinh thần quy định của pháp luật. Nên nhớ rằng pháp luật không có điều khoản nào quy định bạn phải có trách nhiệm chở con về cho anh ta gặp nên anh ta đừng nói rằng bạn ko thực hiện như thế là cản trở anh ta quyền thăm con. Nếu anh ta thương con mình thì dù có xa xôi cách trở cũng phải lặn lội tìm đến thăm con vì bạn đã tạo điều kiện hết mức còn đây là anh ta đang tạo khó khăn để bắt bẻ bạn. Do vậy, bạn hãy nói rõ với anh ta về điều đó là bạn ko tạo khó khăn gì cho anh ta nhưng điêu kiện anh ta đưa ra là ko đúng luật, là ích kỷ và nhỏ nhoi nên đề nghọ anh ta xem lại chứ ko được làm khó dễ bạn. Ngược lại, nếu anh ta còn làm khó dễ bạn thì bạn có quyền yêu cầu tòa ngăn cản ko cho anh ta thực hiện quyền thĂM CON NỮA. tHÂN ÁI

  • Xem thêm     

    01/11/2014, 10:18:06 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em. Mặc dù bà nội em lúc còn sống có nói để lại nhà đất cho em là cháu đích tôn để thờ cúng tổ tiên nhưng lại chưa làm giấy tờ cho tặng hay lập di chúc định đoạt tài sản cho em nên về mặt pháp lý thì nhà đất đó vẫn là của bà nội, mang tên bà nội và bà nội có quyền định đoạt. Có lẽ vì thấy được nguy cơ không được hưởng phần nào trong căn nhà này và phận là gái sẽ chịu thiệt thòi trong khi em lại mất cảnh giác, không có ở bên cạnh bà nội thường xuyên nên chị gái em đã tranh thủ đi một nước cờ trên cơ của em khiến em hoàn toàn bất ngờ là mời công chứng đến nhà để bà nội em lăn tay điểm chỉ với nội dung tặng cho căn nhà để cô cháu gái đứng tên và vì thế nên việc sang tên căn nhà đang tiến hành như em nói. Nếu đây là việc quyết định hoàn toàn tự nguyện của bà nội em thì không có gì cần bàn vì bà nội em có quyền tặng cho tài sản cho bất kỳ ai, còn nếu trong vấn đề này còn nhiều uẩn kuhất như bà nội nằm liệt giường thì làm sao minh mẫn định đoạt, tại sao trước đây đã hứa để lại cho em nay lại làm ngược lại, tại sao lại vội vã trong khi ko có em mà cũng chẳng buồn thông báo lại cho em... thì em có quyền đặt giả thiết nghi ngờ chị gái có ý hưởng lợi tài sản một mình không minh bạch. Nếu vậy thì em có quyền làm đơn đề nghị cơ quan đang làm thủ tục sang tên nhà cho chị gái tạm ngừng thực hiện việc làm thủ tục vì đang có nghi ngờ không đúng ý chí định đoạt của bà nội, đồng thời khởi kiện ra tòa án để đề nghị xem xét hủy bỏ hợp đồng tặng cho đã công chứng vì có những khất tất như đã trình bày. Như vậy thì em cần có bằng chứng về việc bà nội không thể minh mẫn để định đoạt tài sản, bà nội đã hứa để lại cho em, việc tiến hành quá vội vàng ko thông báo cho em...để lật lại vấn đề. Thân mến

  • Xem thêm     

    31/10/2014, 10:24:02 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Vài ý kiến tư vấn cho bạn trong trường hợp này để củng cố thêm hồ sơ va chứng cứ như sau: Vì đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế nên các con của bác đã khởi kiện chia tài sản chung. Vụ án này đã tạm đình chỉ một lần ko rõ vì lý do gì nay tiếp tục giải quyết tiếp thì người quản lý tài sản chung đó là ba bạn đã mất. Vê nguồn gốc căn nhà thì đúng là của ông bà để lại sau khi mất, ko có di chúc nhưng các đồng thừa kế của ông bà đã đồng ý ký xác nhận để căn nhà này lại cho bố bạn thờ cúng và các đồng thừa kế đã nhận phần của họ băng tiền mà ông bà đã phân chia lúc còn sống. Đây là chứng cứ chứng minh các đồng thừa kế đã nhận đủ phần của mình trừ ba của bạn nên ko thể nói căn nhà là tài sản chung chưa chia. Mặt khác, căn nhà được ông bà đồng ý để lại cho ba bạn làm nhà từ đường thờ cúng tổ tiên nên cần phải lưu giữ và bào quản theo đúng ý nguyện của tổ tiên chư ko chia. Ngoài ra, người quả lý căn nhà là ba bạn đã qua đời cũng không xác định phải chia căn nhà này cho ai khác...nên cần xem xét thấu tình đạt lý để đình chỉ vụ án, kết thúc việc tranh chấp của các người cháu là xáo trộn gia đình. Thân mến

  • Xem thêm     

    31/10/2014, 08:38:25 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Cho dù cha mẹ bạn có đăng ký kết hôn hay ko đăng ký kết hôn thì căn nhà đó vẫn là tài sản chung được tạo lập trong thời gian sống chung của cha mẹ bạn. Ngoài ra, trước đây nó là căn nhà gỗ nhưng sau khi thoát khỏi quy hoạch thì gia đình bạn có sửa chữa lại có công sức đóng góp của bạn. Nay cha bạn mất ko để lại di chúc thì chia theo quy định của pháp luật như sau: Bạn tính lại giá trị chính xác mà bạn đã bỏ ra để đóng góp sửa chữa có đầy đủ chứng từ ghi nhận và định giá căn nhà này để tính phần cho bạn về việc đã bỏ tiền sửa nhà. Phần còn lại được chia làm hai: 1/2 là của mẹ bạn, 1/2 là di sản thừa kế của cha bạn chia đều cho 5 người mồi ngươi một phần bằng nhau (mẹ, hai người con riêng của cha và hai người con chung). Nếu ko tự giải quyết được thì có thể khởi kiện chia thừa kế để tòa án giải quyết (thời hiệu là 10 năm kề từ ngày cha bạn mất) .Thân ái

  • Xem thêm     

    28/10/2014, 02:20:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em. Theo như em trình bày thì ba mẹ em đã ly hôn nhưng về tài sản chung thì tự thỏa thuận chứ ko yêu cầu tòa án giải quyết. Vấn đề   chia tài sản vợ chồng khi ly hôn hay sau ly hôn được quy định như sau:

    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    Điều 97. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn

    1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

    2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

    a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của hai bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

    b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

    c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;

    d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.

    3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này. Nếu hai bên ko tự thỏa thuận được thì có thể khởi kiện để tòa án giải quyết chia. Thân ái

  • Xem thêm     

    28/10/2014, 01:54:47 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Theo như bạn mô tả thì miếng đất được cấp sổ đỏ năm 2005 mang tên bố bạn còn bà thì mất năm 2008. Như vậy, nếu đất là tài sản riêng của bố bạn mà ko có nguồn gốc từ bà để lại thì bố bạn toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt miếng đất. Nếu miếng đất là tài sản của bà mà bố mạng chỉ đứng tên khi hợp thức hóa thì phải chia thừa kế theo quy định của pháp luật: Chia đôi cho bố bạn và cô bạn là các đồng thừa kế thuộc hàng thứ nhất của bà. Thân ái

  • Xem thêm     

    27/10/2014, 09:54:24 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Thân nhân của liệt sỹ được xác định là cha mẹ, vợ con của liệt sĩ mới được hưởng các chính sách đối với người có công với cách mạng. Riêng các trường hợp anh chị em của liệt sỹ thì lại không thuộc đối tượng quy định. Thân ái

  • Xem thêm     

    25/10/2014, 11:33:48 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên cho trẻ chưa thành niên . Về quyền của người giám hộ và quản lý tài sản của người được giám hộ xin xem các quy định sau: 

    Điều 68. Quyền của người giám hộ

    Người giám hộ có các quyền sau đây:

    1. Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ;

    2. Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

    3. Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

    Điều 69. Quản lý tài sản của người được giám hộ

    1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.

    2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

    Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.

    3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

34 Trang «<891011121314>»