Chính sách mới về Lao động - Tiền lương và Giáo dục có hiệu lực trong 05/2024

Chủ đề   RSS   
  • #610869 23/04/2024

    phucpham2205
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1099)
    Số điểm: 19472
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 374 lần
    SMod

    Chính sách mới về Lao động - Tiền lương và Giáo dục có hiệu lực trong 05/2024

    Tháng 05/2024, những chính sách mới về bản mô tả vị trí làm việc lãnh đạo, quản lý, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành GD sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

    (1) Sửa đổi tài liệu chứng minh việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài

    Ngày 23/02/2024, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

    Theo đó, từ 15/05/2024, tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định như sau:

    Thị trường Ma-lai-xi-a và Đài Loan (Trung Quốc): 01 bản sao Phiếu thẩm định hồ sơ tuyển dụng lao động Việt Nam của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại.

    Thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thị trường Hàn Quốc: Nếu bên nước ngoài là bên nước ngoài tiếp nhận là người sử dụng lao động thì tài liệu chứng minh bao gồm: 

    + 01 bản sao GPKD hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề, công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt.

    + 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận cho phép người sử dụng lao động tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu/điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc danh mục ngành, nghề, công việc được phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước tiếp nhận có quy định, kèm theo bản dịch tiếng Việt.

    Đối với thị trường các nước, vùng lãnh thổ khác: Nếu bên nước ngoài là bên nước ngoài tiếp nhận là người sử dụng lao động thì tài liệu chứng minh là 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm theo bản dịch tiếng Việt.

    Trường hợp không có giấy tờ nêu trên thì cung cấp 01 bản sao GPKD hoặc giấy tờ khác tương đương của người sử dụng lao động, hoặc giấy tờ khác của cơ quan chức năng hoặc tổ chức nghề nghiệp liên quan (đối với hộ kinh doanh cá thể) thể hiện có lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành, nghề, công việc tuyển dụng lao động nước ngoài. 

    Đồng thời, phù hợp với danh mục ngành, nghề, công việc được phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước tiếp nhận có quy định, kèm bản dịch tiếng Việt.

    Cuối cùng, Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH cũng nêu rõ trường hợp nếu bên nước ngoài tiếp nhận lao động là tổ chức dịch vụ việc làm thì tài liệu chứng minh bao gồm:

    + 01 bản sao GPKD hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm theo bản dịch tiếng Việt.

    + 01 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản yêu cầu hoặc văn bản UQ tuyển dụng lao động Việt Nam cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt.

    Xem thêm bài viết liên quan: Từ 15/05/2024, thay đổi mức giá trần dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động

    Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ 15/05/2024.

    (2) Bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực các vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý chuyên ngành GD&ĐT

    Ngày 29/03/2024, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm công lập.

    Theo đó, bản mô tả vị trí việc làm và khung năng lực các vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý chuyên ngành GD&ĐT bao gồm những nội dung như sau:

    Đối với bản mô tả vị trí việc làm:

    - Tên vị trí việc làm.

    - Mục tiêu vị trí việc làm.

    - Các công việc và tiêu chí đánh giá.

    - Phạm vi quyền hạn.

    - Các mối quan hệ trong công việc.

    - Các yêu cầu về trình độ, năng lực.

    Đối với khung năng lực: Cần phải phù hợp với tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý do cấp có thẩm quyền quy định; khung năng lực của các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành GD&ĐT phải đảm bảo phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức do Bộ GD&ĐT quy định. 

    Khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm viên chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo quy định tại Phụ lục V Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT.

    Bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực của các vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT.

    Xem chi tiết tại Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 15/05/2024

    Xem thêm bài viết liên quan: Chức danh giảng viên tại các trường ĐH - CĐ sư phạm công lập từ 15/5/2024

    (3) Phương pháp tính số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở trường tiểu học

    Ngày 18/03/2024, Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục.

    Theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT, phương pháp tính số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở trường tiểu học được quy định như sau:

    - Cán bộ quản lý bao gồm: hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của các trường tiểu học.

    - Giáo viên tiểu học là giáo viên dạy tại các trường tiểu học và dạy cấp tiểu học tại các trường phổ thông có nhiều cấp học. 

    - Giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn được đào tạo là giáo viên có bằng cử nhân sư phạm, cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. 

    - Giáo viên tiểu học đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo là giáo viên có bằng thạc sĩ thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. 

    - Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm giáo viên, giáo vụ, tư vấn học sinh, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. 

    - Chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học là các giáo viên tiểu học đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức ..., được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng, mã số) theo quy định hiện hành. 

    - Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung gồm thư viện, quản trị công sở, kế toán, thủ quỹ, văn thư. 

    - Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gồm y tế học đường, nhân viên bảo vệ, nhân viên phục vụ, nhân viên nấu ăn.

    Bên cạnh đó, theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là trường đáp ứng được các tiêu chuẩn và được công nhận đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành, bao gồm:

    - Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

    - Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

    Xem chi tiết tại Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 03/05/2024.

    (4) Quy định mới về hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”

    Nghị định 35/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành 02/04/2024 quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” , “Nhà giáo ưu tú”.

    Xem thêm bài viết liên quan: Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú" từ ngày 25/5/2024

    Theo đó, từ 25/05/2024, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” (sau đây gọi chung là hồ sơ) bao gồm những loại giấy tờ như sau:

    - Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” theo Mẫu số 01 của Phụ lục III kèm theo Nghị định 35/2024/NĐ-CP.

    - Bản sao các minh chứng tương ứng với tiêu chuẩn đề nghị xét tặng như sau:

    + Giấy xác nhận/chứng nhận hoặc quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

    + Quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu; biên bản nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

    + Trang bìa giáo trình, sách chuyên khảo có ghi tên tác giả và nhà xuất bản, lời giới thiệu của nhà xuất bản (nếu có), quyết định thành lập hội đồng thẩm định, quyết định phê duyệt của nhà trường đưa giáo trình, sách chuyên khảo vào sử dụng tại cơ sở đào tạo.

    + Quyết định phân công và bìa tài liệu bồi dưỡng, tập bài giảng, tài liệu huấn luyện, chương trình bồi dưỡng, chuyên đề giảng dạy, báo cáo chuyên đề, báo cáo kiến nghị, chương trình, đề án có xác nhận của cấp có thẩm quyền; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế và kỷ yếu khoa học hội thảo quốc gia, quốc tế có phản biện, trang bìa tạp chí, kỷ yếu hội thảo có ghi tên tác giả.

    + Quyết định hướng dẫn nghiên cứu sinh, học viên cao học, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú; quyết định công nhận cấp bằng tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú.

    + Quyết định cử tham gia bồi dưỡng người học tham dự các kỳ thi quốc gia, quốc tế của cấp có thẩm quyền; tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa, xây dựng chương trình môn học, tài liệu giáo dục địa phương.

    + Quyết định tham gia soạn thảo VBQPPL; VBQPPL đã được ban hành.

    + Giấy xác nhận các tác phẩm đã được trưng bày, biểu diễn, công diễn, dàn dựng, phát sóng.

    + Giấy chứng nhận giải thưởng; bằng chứng nhận hoặc quyết định các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan.

    + Công hàm hoặc hợp đồng mời giảng dạy của cơ sở giáo dục nước ngoài có ghi rõ thời gian làm chuyên gia và quyết định cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài của Bộ GD&ĐT Việt Nam.

    Nghị định 35/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 25/05/2024.

     
    920 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (02/05/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận