Tư Vấn Của Luật Sư: LS. ThS Nguyễn Nhật Tuấn - NguyenNhatTuan

34 Trang «<6789101112>»
  • Xem thêm     

    13/05/2015, 04:13:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Luật sư không hiểu vì sao e lại hỏi như vậy? lấy vợ đạo Thiên Chúa là "tội lỗi" ghê gớm lắm hay sao mà em lại cứ lo lắng và có có thể gay tổn thương lớn cho người yêu theo đạo Thiên Chúa của em nữa? và nếu đó là "tội lỗi" thì ai có qyền cho đó là "tội lỗi"? căn cứ vào đâu???

    Xin trả lời em là không có bị ảnh hưởng gì cả vì chủ trương của Đảng và pháp luật Việt Nam quy định quyền tự do tín ngưỡng, ai muốn theo hoặc không theo tôn giáo nào cũng được, mọi tôn giáo đều được công nhận và bình đẳng như nhau trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

    Thân chào em

  • Xem thêm     

    07/05/2015, 09:02:02 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Ý kiến của luật sư như sau: 1/ Căn cứ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì việc giải quyết tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp. Do vậy, UBND các cấp - là cơ quan hành pháp không có quyền giải quyết tranh chấp thừa kế. Vì thế, nếu trong nội bộ không tự thỏa thuận được với nhau thì phải làm đơn khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế gởi đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có tài sản thừa kế bị tranh chấp để tòa ải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng. 2/ Ông B tuy không phải là người thuộc hàng thừa kế của bà A nhưng nếu bà A lập di chúc cho ông B thừa kế tai sản của mình thì ông B vẫn được quyền thừa kế tài sản từ bà A để lại trừ khi di chúc đó là giả mạo, không đảm bảo tính hiệu lực theo quy định của pháp luật. Trường hợp bà A không để lại di chúc thì dĩ nhiên ông B không thuộc hàng thừa kế của bà A thì không được hưởng thừa kế. Thân chào

  • Xem thêm     

    04/05/2015, 11:38:09 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Câu hỏi của em là em có được kết hôn với công an không?

    Xin thưa rằng công an cũng là công dân Việt Nam mà thôi nên có được kết hôn hay không là căn cứ vào quy định của Luật hôn nhần và gia đình năm 2014 sau đây chứ không phải xét lý lịch 3 hay 4 đời gì cả em nhé:

    Điều 8. Điều kiện kết hôn

    1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

    2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

     

    Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

    1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    2. Cấm các hành vi sau đây:

    a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

    e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

    g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

    h) Bạo lực gia đình;

    i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

    Chúc em sớm tìm được hạnh phúc của mình.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    01/05/2015, 11:18:35 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Ngày 22/1/2015 Tòa án đã tuyên cho ly hôn thì xem như đã có phán quyết, quyết định của tòa về cho phép luy hôn nhưng chưa có bản án hay quyết định và phán quyết này có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định chứ chưa có hiệu lực pháp lý. Sau đó 3 ngày thì một trong hai người mua nhà thì phải xem mua bằng tiền của riêng mình hay mua bằng tiền chung hai vợ chồng và phán quyết của tòa án đã tuyên ngày 22/1 có giải quyết gì về tài sản không. Nếu mua bằng tiền riêng và người còn lại cũng đồngt ý như vậy thì đó là tài sản riêng. Nếu mua bằng tiền chung, tài sản chung chưa được tòa án phán quyết vì hai bên ko có yêu cầu thì đó là tài sản chung.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    01/05/2015, 11:04:56 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào Anh/chị.

    Luật sư rất thông cảm với hoàn cảnh và suy nghĩ của anh/chị khi có một đứa con ngỗ ngược như vậy. Tuy vậy, về mặt pháp luật mà nói thì luật pháp không cho phép cha mẹ từ con, cắt hộ khẩu của con, muốn con đi cải tạo, ở tù... vì như vậy là phi lý và nghe có vẻ kém nhân văn.

    Như vậy, làm sao để giải quyết được chuyện về đứa con này để không còn gây phiền toái trong gia đình  là điều mà anh/chị đang rất quan tâm.

    Đối với người con này sở dĩ như ngày hôm nay phải nói thẳng là bậc làm cha làm mẹ không phải là không có lỗi vì con cái do mình sinh ra, giáo dục và nuôi dưỡng trong môi trường gia đình. Do vậy, cần phải hết sức cứng rắn trong giáo dục, cảm hóa, phát huy sức mạnh của các thành viên gia đình chứ không thể nói là bất lực được vì suy cho cùng thì đứa con này cũng là người bằng xương bằng thịt , có lý trí chứ không phải là điên khùng mà không giáo dục được. Khi nào anh ta quậy phá, bạo hành gia đình, ăn cắp đồ trong nhà thì gọi ngay công an tới đến can thiệp, giải quyết với đầy đủ bằng chứng là tang vật, là người làm chứng. Muốn có bằng chứng thì bí mật quay phim, chụp hình cung cấp cho công an để anh ta không chối cãi. Yếu điểm anh ta là quậy trong gia đình chứ không dám làm gì người ngoài thì có thể nhờ người ngoài đến can thiệp, cảm hóa anh ta. Cũng có thể nhờ hàng xóm, bậc cao niên trong dòng họ nói chuyện với anh ta để anh ta hiểu được vấn đề. Khi báo với chính quyền và công an xử lý cần phải kiên quyết yêu cầu xử lý đến nơi đến chốn để anh ta biết sợ mà không tái phạm. 

    Về vấn đề cắt hộ khẩu thì như công an đã nói là không thể tự ý cắt được vì anh ta chưa có gia đìnhm, chưa tách hộ ra riêng. Về việc chia tài sản cho anh ta thì như anh/chị đã suy nghĩ thấu đáo là không thể được vì anh ta cũng sẽ nướng hết vào bài bạc.

    Như vậy, cần nói chuyện cứng rắn với anh ta, đưa ra các biện pháp giải quyết hiệu quả khi anh ta vi phạm và kiên quyết xử lý kể cả xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ vi  phạm.

    Thân mến 

     

  • Xem thêm     

    14/04/2015, 10:45:17 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Cả hai bạn là công dân Việt NAM nên phải đăng ký kết hôn tại Việt Nam theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch của Việt Nam.

    Trường hợp các bạn muốn đăng ký kết hôn ở ÚC thì vui lòng liên hệ cơ quan đại diện ngọai giao của Việt Nam tại nước sở tại để biết thông tin và quy định nhé.

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    14/04/2015, 09:54:54 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào chị.

    Đầu tiên, luật sư  xin gởi lời chia buồn đến chị và gia đình vì sự ra đi của người thân là không gì bù đắp được.

    Nếu chồng chị ra đi đột ngột không để lại di chúc thì tài sản của chồng chị được chia theo quy định của pháp luật, trong đó có số cổ phần mà chồng chị đứng tên. Do vậy, chị và các con chị phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng. Trong khai nhận di sản thừa kế của chồng chị phải liệt kê số cổ phần chồng chị đứng tên kèm sổ chứng nhận cổ đông chứng minh. Sau khi đã khai nhận di sản thừa kế, chị tiến hành thủ tục đề nghị công ty chuyển tên số cổ phần này từ chồng chị sang tên chị quản lý và chi trả cổ tức cho chị cũng như tiếp nhận tư cách cổ đông của chị.

    Về vấn đề thuế TNCN thì việc thừa kế phần vốn trong các tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp miễn thuế TNCN. Tuy nhiên, nếu hòan cảnh chị có khó khăn như trình bày thì chị có thể làm đơn gởi cơ quan thuế xét giảm tiền thuế theo khó khăn tương ứng nhưng không vượt quá số tiền thuế TNCN phải nộp.

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    11/04/2015, 10:51:42 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Hàng thừa kế ở đây phải hiều là hàng thừa kế đối với người để lại di sản nhé bạn chứ sao bạn lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia! Anh 8 không vợ con, cha mẹ đã chết thì làm gì con hàng thừa kế thứ nhất của anh ta nữa???? nên di sản của anh ta được chia cho hàng thứ kế thứ 2 là vậy. 

     
  • Xem thêm     

    09/04/2015, 10:50:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Trường hợp chia thừa kế bạn hỏi sẽ giải quyết như sau:

    1/ Ông anh thứ 10 mất không để lại di chúc thì tài sản riêng của ông sẽ chia theo quy định của pháp luật: Chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thứ nhất của ông mỗi người một phần bằng nhau. TRong các đồng thừa kế thuộc hàng thứ nhất của ông anh 10 có cha mẹ ông ta đã mất trước ông ta, vợ ông ta đã ly hôn nên người thừa kế duy nhất tài sản riêng của ông anh 10 là con trai  12 tuổi của ông ta.

    2/ Cha mẹ mất không để lại di chúc thì căn nhà của cha mẹ cũng chia theo quy định của pháp luật: Chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất là ông bà nội - ngoại của bạn (nếu còn sống) và 11 người con mỗi người một phần bằng nhau . Các trường hợp chị 2, chị 5 thì phần của họ sẽ chia cho chồng con họ; trường hợp anh 10 thì sẽ do con trai hưởng và anh 8 không có hàng thừa kế thứ nhất thì chia cho hàng thừa kế thứ 2 của anh 8 như phần đề cập bên dưới.

    3/ Do anh tám độc thân và đã mất nên không có hàng thừa kế thứ nhất thì căn nhà và phần di sản anh được hưởng từ cha mẹ sẽ chia cho hàng thừa kế thứ hai của anh ta bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của bạn (nếu còn sống), anh ruột, chị ruột, em ruột của anh 8 mỗi người một phần bằng nhau.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    07/04/2015, 10:23:30 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    1/ Hai căn hộ chung cư đích thực là tài sản chung của bố mẹ bạn vì nó được tạo lập từ tiền bán nhà và đất là tài sản sản chung của bố và mẹ bạn.

    2/ Việc bố bạn sangt ên một căn hộ chung cư cho bạn là hợp lệ nếu mẹ bạn không có ý kiến phản đối.

    3/ Căn hộ chung cư sang tên cho bạn là tài sản riêng của bạn nếu bố bạn xác định là cho riêng bạn chứ không cho chung hai vợ chồng bạn.

    Thân

  • Xem thêm     

    02/04/2015, 05:57:36 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Nếu mẹ ruột bị tâm thần thì tạm thời không giải quyết vấn đề được vì ông bà ngoại chỉ là người giám hộ chứ không được quyến quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyên của người mẹ ruột. Thân mến

  • Xem thêm     

    02/04/2015, 05:24:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn. 1/ Về nguyên tắc nội bạn chết không để lại di chúc thì di sản phải chia theo quy định của pháp luật thừa kế.
    2/ Nếu trước khi chết nội bạn có trăn trối về mục đích của số tiền tiết kiệm như bạn trình bày thì các thành viên trong gia đình (nhất là ngươi con bình thường) nên làm theo ý kiến của người đã chết vì đó là đạo lý và nghĩa tình. Người đẠI giao dịch rút tiền, nhận lãi suất dĩ nhiên là người con bình thường vì những người kia đâu có năng lự hành vi dân sự mà giao dịch. Dĩ nhiên muốn rút tiền thì phải khai nhận di sản thừa kế hợp pháp. Người con bình thường rút tiền để thực hiện mục đích nuôn nhửng người mất trí như trên đã nói. Thân mến

  • Xem thêm     

    31/03/2015, 10:52:26 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    1/ Việc bố bạn có đứng tên hai căn hộ chung cư nhưng nếu những tài sản này được tạo lập trong thời gian hôn nhân thì pháp luật vẫn công nhận là tài sản chung của vợ chồng trừ khi mẹ anh có giấy xác nhận đây là tài sản riêng của bố bạn và mẹ bạn thừa nhận, không tranh chấp.

    2/ Bố bạn sang tên cho bạn một căn hộ thì trong văn bản tặng cho phải xác định là tặng cho riêngbạn trong thời gian hôn nhân thì như vậy mới là tài sản riêng của bạn. Trường hợp trong văn bản tặng cho không đề cập việc tặng cho riêng thì cũng như trườn hợp trên buộc phải có giấy tờ xác nhận của vợ bạn về việc tài sản riêng của bạn và không có tranh chấp hay có ý kiến gì.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    28/03/2015, 09:12:26 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Do khi giải quyết ly hôn, bạ mẹ bạn không yêu cầu tòa án chia tài sản nên tòa án không giải quyết phần tài sản và vì vậy, tài sản vẫn là của chung ba mẹ bạn sau ly hôn. Sau đó, bạ mẹ bạn đã tự thỏa thuận phân chia theo như bạn trình bày và ba bạn đã nhận lấy và bán toàn bộ phần tài sản của mình để đi nơi khác sinh sống. Tuy nhiên, nhà và đất do mẹ bạn nhận thấy chưa tiến hành thủ tục sang tên nên vẫn còn tên của ba bạn trong đó nên hiện nay muốn tặng cho các con thì cả ba và mẹ bạn phải cùng ký giấy thì mới có thể tiến hành được các thủ tục theo quy định.

    Do vậy, các con muốn tiến hành thủ tục tặng cho, tách sổ thì phải liên hệ tìm ba của mình về để làm thủ tục. Luật sư tin rằng ba của bạn chỉ l;à đi nơi khác sinh sống hoặc đã có gia đình mới mà vì thể diện lâu nay ba và mẹ bạn không còn liên lạc với nhau còn các bạn là con cũng quá...vô  tình đến nỗi không biết ba mình hiện ở đâu, ra sao, nay nếu đi tìm chỉ vì muốn ba làm thủ tục về tài sản cho mình thì sợ ..khó ăn nói.

    Trường hợp ba bạn nếu đã chết thì phải có giấy khai tử d9e673 tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế và phân chia tài sản cho các bạn theo ý nguyện của mẹ

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    22/03/2015, 06:57:53 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Chồng bạn đồng ý thuận tình ly hôn nhưng điều kiện anh ta đưa ra là anh ta giành quyền nuôi con. Điều này chẳng khác nào anh ta đưa ra điều kiện bắt buộc bạn phải đồng ý thì anh ta mới ký đơn ly hôn trong khi bạn không đồng ý để anh ta nuôi con.

    Theo quy định thì nếu con chưa tròn 3 tuổi (36 THÀNG TUỔI) thì con phải đ0ược giao cho người mẹ nuôi dù là ngu7o2i chồng muốn giành nuôi con gì đi nữa. Hơn nữa, bạn lại có khả năng và điều kiện nuôi con (có công việc ổn định, có thu nhập, có chổ ở- dù là đi thuê, con đang nhập hộ khẩu theo mẹ...)

    Do vậy, nếu thuận tình ly hôn thì trong đơn ly hôn về phần con cái cứ ghi là yêu cầu tòa giải quyết theo quy định của pháp luật (tức là con dưới 3 tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi nhưng không muốn nói ra) . Trong trường hợp anh ta cứ đòi phải ghi là giao con cho anh ta nuôn thì bạn không cầ n chứ ký gì của anh ta nữa mà bạn cứ đơn phương làm đơn ly hôn và ký tên để tòa án giải quyết cho bạn. 

    Thân ái

  • Xem thêm     

    22/03/2015, 06:13:36 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Tiền mai táng phí được chi trả cho việc mai táng phí ông A nên người con nào có trách nhiệm tiến hành việc ma chay, mai táng cho ông A thì có xác nhận của chính quyền địa phương để liên hệ cơ quan chức năng nhận tiền này.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    17/03/2015, 10:54:25 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Không phải là hủy giấy kết hôn như bạn nghĩ mà là người bạn yêu phải làm thủ tục đơn phương ly hôn với người bên Mỹ để tòa án Việt Nam giải quyết. Sau khi có bản án ly hôn của tòa án Việt Nam thì người yêu của bạn và bạn sẽ tiến hành đăng ký kết hôn tại Việt Nam theo quy định.

    Lưu ý rằng mọi chuyện cưới xin, làm đám dù rình rang tới đâu nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn thì cuộc hôn nhân đó vẫn không được pháp luật thừa nhận.

    Nếu có nhu cầu trợ giúp vui lòng liên hệ luật sư theo số máy: 0913.623.699

    Thân ái

     

  • Xem thêm     

    17/03/2015, 10:50:20 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Tại khỏan 2 điều 5 của Hiến Pháp Việt Nam năm 2013 có quy định:

    Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

    Điều 24 Hiến pháp có quy định:

    1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

    2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

    3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

    Như vậy, dù bạn là người dân tộc và theo tôn giáo nào thì đều không phân biệt, quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau nên lý lịch con cháu không bị ảnh huởng gì.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    17/03/2015, 10:41:36 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Nếu cả hai vợ chồng cùng thống nhất và thỏa thuận ly hôn thì pháp luật gọi là thuận tình ly hôn.

    Vế thủ tục là viết và nộp đơn tuận tình ly hôn (cả hai vợ chồng cùng ký đơn xin thuận tình ly hôn) gởi tại tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú của hai vợ chồng (nếu cùng địa chỉ) hoặc tòa án nhân quận/huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng (nếu khác nơi cu trhú) kèm theo bản chính giấy đăng ký kết hôn, sản sao CMND, hộ khẩu của hai vợ chồng, giấy tờ chứng nhận và tài sản, giấy khai sinh các con... đề tòa thụ lý và giải quyết

    Thân mến

  • Xem thêm     

    16/03/2015, 10:08:08 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Ý kiến luật sư như sau: Đây là tình trạng bạo lực gia đình đã tồn tại 20 năm nay ở mái nhà cô bạn mà những ngươi trong cuộc đã cắn răng chịu đựng chứ không bết làm gì để chấm dứt. Hiện nay pháp luật rất nghiêm khắc với nạn bạo hành gia đình không lẻ chính quyền địa phương va các cơ quan chức năng lại bó tay hay sao? Cần xem lại ngươi trong cuộc có làm đơn tố giác yêu cầu giải quyết an5n bạo hành gia đinh của người chồng chưa? cần phải xử lý và trừng trị đến nơi đến chốn chứ không thể cứ cho qua và lo sợ để người chồng không những không thấy được sai pah5m của mình mà còn ngày càng lấn tới rồi bi kịch thậm tệ nhất sẽ xảy ra. Những người trong cuộc cần bàn tính cách để tố giác bạo lực yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết. NHờ họ hàng hai bên giúp đỡ, hỗ trợ và cũng cần chủ động lo cho việc bảo vệ tính mạng av2 sức khỏe cũng mình. Về chuyện ly hôn, ngu7o2i vợ có quyề đơn phương ly hôn ngu7o2i chồng vũ phu với những chứng cứ hùng hồn để tòa án giải quyết. Về con thì do chúng đều trên 9 tuổi nên cần hỏi ý kiến của chúng muốn ở với ai và chắc chắc chúng sẽ không thể ở với ngu7o2i cha vũ phu hàng ngày mà chúng đã thấy. Thấn mến

34 Trang «<6789101112>»