Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

16 Trang «<9101112131415>»
  • Xem thêm     

    21/03/2018, 06:58:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp thì hành vi của của nhân viên kinh doanh phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vì hành vi nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    g) Tái phạm nguy hiểm.....

    Như vậy, người nhân viên chiếm đoạt tài sản  với giá trịnh 60 triệu thuộc khoản 2 Điều 175 của bộ luật hình sự bị xử phạt thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

  • Xem thêm     

    21/03/2018, 06:47:01 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Căn cứ Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổu sng 2017 quy định: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

    Như vậy, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 nêu trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý thương tích. Theo như bạn trình bày, bạn của bạn có hành vi cầm mũ bảo hiểm và đuổi đánh người kia nhưng chưa gây ra thương tích cho họ. Nên bạn của bạn có thể sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì không đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 nêu trên.

    Tuy nhiên, bạn của bạn có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng.

    […]

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;"

    Việc báo bị mất 6.500.000 sẽ được cơ quan công an điều tra xác minh làm rõ số tiền đó sẽ mất ở đâu khi nào hay chỉ là sự vu khống. Do đó, bạn phải đề nghị cơ quan công an làm rõ vấn đề này.

  • Xem thêm     

    21/03/2018, 03:05:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn yêu cầu người thực hiện hành vi chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu không cấm dứt thì bạn và những người bị tố cáo có quyền làm đơn tố cáo đến cơ quan công an cấp huyện nơi người tố cáo cư trú để xử lý hành vi vi phạm trong trường hợp này. Nếu việc cố ý tố cáo sai sự thật mà gây thiệt hại cho gia đình bạn thì phải bồi thường theo quy định tại Khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015.

    Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

    c) Thiệt hại khác do luật quy định

    Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại  và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

  • Xem thêm     

    21/03/2018, 02:56:15 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Về trường hợp của bạn trình bày như vậy không thể kết luận được lỗi tai nạn là do bên nào vì hiện tại thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, vấn đề xác định lỗi sẽ do bên cảnh sát giao thông xác định trong thực tế. Tuy nhiên, chúng tôi có thể xác định lỗi các bên trong khi tham gia giao thông như sau:

    Đối với bố bạn, cần xác định tại nơi quay đầu xe có vi phạm quy định tại khoản 3,4 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 về Chuyển hướng xe hay không:

    3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

    4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.”

    Đối với trường hợp, người gây tai nạn cho bố bạn, hai người đó điều khiển xe chạy với tốc độ 60 – 65 km/h, theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật giao thông đường bộ quy định về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe như sau:

    Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.”

    Mặt khác, Khoản 11 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng quy định hành vi bị cấm như sau:

    Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

    Như vậy, hai người điều khiển phương tiện đã vi phạm quy định về tốc độ cho phép khi tham gia giao thông đối với từng loại phương tiện. Đối với các trường hợp không tuân thủ quy định về tốc độ được phép khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

    Có thể xác định hai bên đều có lỗi, tuy nhiên trường hợp bố bạn bị gẫy chân và xương đoàn và xương bàn tay do một phần lỗi của hai người thanh niên đó chạy quá tốc độ cho phép. Như vậy, gia đình bạn có quyền yêu cầu bên kia phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với gia đình bạn về tiền điều trị, viện phí và thuốc thang cho bố bạn.

  • Xem thêm     

    21/03/2018, 02:54:07 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp, trong quá trình thi công người hàng xóm có dùng đá ném vào nhà bạn gây ảnh hưởng đến quá trình thi công, tài sản trong nhà bạn cũng như cuộc sống gia đình bạn. Nên với hành vi ném đá vào nhà bạn đang ở, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác”.

    Vì vậy, gia đình bạn có thể trình bày và tố cáo sự việc tới UBND cấp xã, phường để kịp thời giải quyết và xử lý theo quy định.

  • Xem thêm     

    27/02/2018, 09:33:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ pháp sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

    + Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    + Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    + Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, trong trường hợp này người lái xe thuê cho công ty có lỗi - không chú ý quan sát gây ra thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng và thiệt hại về tài sản thì người lái xe thuê có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản.

    Tuy nhiên, do người điều khiển xe là người lái thuê nên theo quy định tại Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015 trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

    "Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

    Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật."

    Như vậy, nếu người lái xe ô tô trong quá trình điều khiển xe theo nhiệm vụ công ty vận chuyển giao mà người lái xe có hành vi gây thiệt hại đến sức khoẻ tính mạng người thân bạn và thì trước hết công ty xe khách phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại là chủ người thân của bạn. Sau đó, công ty vận chuyển có quyền yêu cầu người lái xe thuê hoàn trả lại một khoản tiền cho công ty.

  • Xem thêm     

    27/02/2018, 07:19:33 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015, nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Khoản 18 Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”. Trong trường hợp này, phương tiện xe ô tô đang chạy được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ.

    Theo khoản 3 Điều 601 Bộ luật hình sự 2015, khi thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chủ sở hữu, sử dụng, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ những trường hợp sau đây:

    “a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

    Về mức bồi thường được quy định như sau:

    Mức bồi thường trong một số trường hợp các bên không thỏa thuận được về mức bồi thường như sau:

    – Trường hợp bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Điều 590 Bộ luật dân sự 2015);

    – Trường hợp bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thân cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại là tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Điều 591 Bộ luật dân sự 2015);

    – Trường hợp bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Điều 592 Bộ luật dân sự 2015);

    – Trường hợp bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng người này) tối đa không quá 30 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Điều 606 Bộ luật dân sự 2015);

    – Trường hợp bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng người này) tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Điều 607 Bộ luật dân sự 2015).

  • Xem thêm     

    27/02/2018, 06:44:27 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Căn cứ Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội hiếp dâm như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”.

    Như đã viện dẫn, ở phần giả định của điều luật mô tả “người nào”, có nghĩa là không phân biệt giới tính, chỉ cần người đó có hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”, thì bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Qua những gì bạn cung cấp ở trên, có thể thấy hành vi của bạn và bạn gái kia chưa thỏa mãn dấu hiệu chủ thể, hành vi, cũng như nạn nhân vì vậy không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm được

  • Xem thêm     

    27/02/2018, 06:36:15 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo bạn trình bày nếu bạn biết trước hành vi phạm tội, được rủ đi và đã đồng ý tham gia. Tùy vào tình tiết chứng minh trong vụ việc mà cơ quan điều tra không quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc quyết định truy cứu về các tội:

    1. Tội “Cố ý gây thương tích” hoặc “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” có yếu tố đồng phạm phạm tội chưa đạt nếu thỏa mãn các yếu tố sau:

    - Có căn cứ cho thấy em bạn cùng họp bàn (về việc đi đánh nhau) nghĩa là có sự cấu kết chặt chẽ với các thành viên trong nhóm bạn;

    - Tham gia với vai trò giúp sức về tinh thần (đi cùng để gây thanh thế hoặc để động viên tạo điều kiện tinh thần cho những người khác trong nhóm thực hiện tội phạm).

    2. Tội che giấu tội phạm:

    Nếu bạn có hành vi che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trợ việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm

    3. Tội không tố giác tội phạm: Khi biết rõ tội phạm đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm

  • Xem thêm     

    27/02/2018, 06:15:14 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Nếu trong trường hợp người chồng bạn sang nhà hàng xóm và có những hành vi chửi bởi, đe dọa cử chỉ thô tục, xâm phạm danh dự nhân phẩm thì theo Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

    Nếu chồng bạn có hành vi đe dọa giết người hàng xóm thì:

    Điều 133. Tội đe dọa giết người

    1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Đối với 02 người trở lên;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    d) Đối với người dưới 16 tuổi;

    đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

    Như vậy, chồng bạn có hành vi đe dọa của người hàng xóm, gia đình bạn nên giữ hoà khí hai bên hàng xóm có có thể thoả thuận xin lỗi nhau về việc này để tránh giải quyết bằng pháp luật.

  • Xem thêm     

    27/02/2018, 06:05:55 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp bạn hỏi được coi là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Điều 125 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định:

    Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    Như vậy, tội này chỉ được thành lập khi người phạm tội rơi vào trạng thái bị kích động mạnh, không tỉnh táo, không nhận thức được đầy đủ về hành vi của mình, nhưng không thuộc trường hợp mất khả năng nhận thức, hành vi. Trường hợp này hoàn toàn không giống với người không có năng lực hành vi hình sự như mắc các bệnh tâm thần, thần kinh hay chưa đủ độ tuổi.

    Tình trạng kích động này do hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân của người phạm tội. Hành vi trái pháp luật của người bị hại là yếu tố bắt buộc của loại tội này, hành vi đó phải có tác động nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng đến tinh thần của người phạm tội, làm cho người đó trong một thời điểm không còn nhận thức đầy đủ được hành vi của mình mà dẫn đến việc phạm tội.

  • Xem thêm     

    27/02/2018, 06:00:22 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 134 – Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

    h) Có tổ chức;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

    m) Có tính chất côn đồ;

    n) Tái phạm nguy hiểm;

    o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

    3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

    4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

    5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

    6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Làm chết 02 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

    c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

    Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì hành vi cố ý gây thương tích của của nhóm người kia đã đủ yếu tố để cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo Điều 144 Bộ luật hình sự. Nếu như  bạn muốn khởi tố nhóm người cố ý gây thương tích thì khi bị khởi tố công an sẽ điều tra và xác định tỷ lệ thương tật của bạn và dưạ vào tỷ lệ thương tật thì nhóm người kia sẽ phải chịu các khung hình phạt quy định tại các điều khoản tại Điều 134 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    27/02/2018, 05:44:20 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Căn cứ Khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự 15 sửa đổi bổ sung 2017 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

    a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

    b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

    c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

    d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Như vậy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ít nhất là 5 năm. Với thời gian bạn nêu trên, kể từ ngày bị mất cắp bạn hoàn toàn có quyền trình báo lên cơ quan công an và được giải quyết.

    Về thủ tục, bạn có thể làm đơn trình báo và gửi tới Công an cấp huyên nơi bạn mất tài sản để trình báo hành vi mất tài sản. Cơ quan điều tra sẽ vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc tìm ra kẻ phạm tội sớm nhất cho bạn. 

  • Xem thêm     

    27/02/2018, 04:20:40 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trước đây, theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định mức tối thiếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc trái phép là 2.000.000đ (Hai triệu đồng) hoặc dưới 2.000.000đ nếu thuộc các trường hợp khác (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm).

    Còn theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tội đánh bạc quy định tại Điều 321, mức tối thiểu bị truy cứu trách nhiệm hình sự là 5.000.000đ (năm triệu đồng) hoặc dưới 5.000.000đ nếu thuộc các trường hợp khác (đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật hình sự, hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm).

    Do đó, việc xác định giá trị tài sản dùng vào việc đánh bạc là vô cùng quan trọng để có thể xác định hành vi đánh bạc có tới mức để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.

    Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 hướng dẫn về tội đánh bạc và tội gá bạc đã xác định Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm: Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu được “trực tiếp tại chiếu bạc”; Tiền hoặc hiện vật thu được trong người các người chơi bạc (con bạc) hoặc tại nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

    Nguồn thứ nhất: Tiền thu được trực tiếp tại các chiếu bạc. Việc xác định tài sản đánh bạc thu được trực tiếp trên chiếu bạc là tương đối dễ dàng. Đây là tiền nằm trên chiếu bạc được dùng trực tiếp trong việc trao đổi đưa lại cho nhau khi được thua bài.

    Nguồn tiền thứ hai: Tiền thu được tại canh bạc cần lưu ý là tiền hoặc hiện vật thu được trên người của “con bạc” hoặc nơi khác xung quanh khu đánh bạc. Việc xác định tài sản đánh bạc thu được từ trong người các con bạc và các nơi khác không hề đơn giản. Trên thực tế, khi công an ập vào bắt bạc ngoài số tiền có trên chiếu bạc họ còn thu giữ cả số tiền trong người các “con bạc”, tiền cũng như hiện vật xung quanh đó. Khi bị bắt, đa phần các “con bạc” nghĩ rằng tất cả số tiền hoặc hiện vật họ bị tịch thu đều được đưa vào tính giá trị của chiếu bạc. Tuy nhiên, để có thể đưa số tiền hoặc hiện vật thu giữ được canh bạc để tính giá trị thì cần phải đưa ra căn cứ khẳng định chắc chắn rằng số tiền hoặc hiện vật đó có được do đánh bạc hoặc sẽ được tiếp tục đưa vào đánh bạc. Nếu không chứng minh được thì phải trả lại tiền hoặc hiện vậy đó cho chủ sở hữu và loại khỏi giá trị tiền đánh bạc. Như vậy, số tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc hoặc tại nơi khác chỉ được đưa vào để tính giá trị tài sản đánh bạc khi chứng minh được số tiền hoặc hiện vật đó đã được hoặc sẽ được đưa vào đánh bạc.

  • Xem thêm     

    11/02/2018, 12:12:09 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn điều khiển xe moto không may gây ra tai nạn dẫn đến hậu quả chết người nên dựa theo kết quả điều tra của lực lượng cảnh sát giao thông mà bạn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 260 về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Bộ luật Hình sự 2015. Bên cạnh đó, bạn sẽ phải chịutrách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 591 về Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

    1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

    a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

    d) Thiệt hại khác do luật quy định.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ tiền mai táng là 15 triệu đồng, bạn cần thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai con của người bị hại đang học lớp 6 và lớp 9 một khoản tiền hợp lý và nếu ngoài ra còn có ông bà, cha mẹ mà người đó đang có nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn cũng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

    Pháp luật không quy định mức giá cụ thể nên bạn có thể thỏa thuận, chia sẻ với nỗi mất mát với gia đình nạn nhân để bồi thường một khoản chi phí hợp lý. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận, thì mức tối đa là không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

  • Xem thêm     

    11/02/2018, 12:09:32 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Dựa vào thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn đã được tòa sơ thẩm hình sự ra Bản án với bạn, hình phạt là 12 tháng án treo từ tháng 9 năm 2017 và đến thời điểm hiện nay bạn vẫn đang chấp hành hình phạt. Vậy theo căn cứ tại Điều 333 Bộ luật hình sự 2015 về Thời hạn kháng cáo:

    1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

    2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

    Như vậy, thời hạn kháng cáo tính từ ngày Tòa án cấp sơ thẩm ra tuyên án đối với bạn là trong thời hạn 15 ngày, nếu quá hạn kháng cáo thì các bên không có quyền kháng cáo đối với Bản án Sơ thẩm đó mà chuyển sang kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm.

    Do phần thông tin bạn trình bày có sự sai lệch về thời hạn, trình tự, thủ tục kháng cáo, kháng nghị đối với bản án đã tuyên. Nên bạn có thể cung cấp thông tin lại cho chúng tôi một cách chính xác, để chúng tôi tư vấn cho bạn được rõ hơn.

  • Xem thêm     

    11/02/2018, 12:02:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Để xác định có hành vi tẩu tán tài sản hay không là rất khó do cần xác định thêm việc xác lập các giao dịch đó một cách giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Nếu chứng minh được là hành vi tẩu tán tài sản thì hành vi đó sẽ bị vô hiệu theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế để chứng minh một hành vi có phải là hành vi tẩu tán tài sản hay không là rất khó. Nên mẹ bạn có thể nộp đơn khởi kiện đòi tài sản để được giải quyết cùng với chủ nợ đó.

    Vấn đề liên quan trách nhiệm trả nợ của ông bà A

    -Trường hợp 1: ngoài nhà và đất nêu trên, ông bà A vẫn còn khả năng thi hành án (ví dụ, có tiền, xe oto, xe máy, hoặc tài sản khác có giá trị đủ để thi hành án). Thì việc giao dịch mua bán nhà, đất như trên sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn và sẽ được diễn ra bình thường.

    - Trường hợp 2: Sau khi bán căn nhà và mảnh đất nêu trên, ông bà A rơi vào tình trạng không còn tài sản để thi hành án. Trong trường hợp này:

    Căn cứ điều 118 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch:

    “1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

    c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

    Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai."

    Ở đây, giao dịch mua bán đất của người hàng xóm đó phải được xác định tính hợp pháp, nếu bạn xác định hợp đồng này có vi phạm, bạn hoặc cơ quan thi hành án có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Căn cứ vào Điều 45 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 như sau:

    1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

    2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.”

    Hoặc nếu bạn không kiện đòi tài sản theo Luật Dân sự, thì bạn có thể nộp đơn tố cáo đến cơ quan công an về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người hàng xóm đó.

  • Xem thêm     

    11/02/2018, 11:57:43 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp, em trai bạn hiện đang phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015:

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.”

    Tuy nhiên, bên cạnh đó, em trai bạn đã mang trả lại số tiền đó trong nửa ngày và hiện đang làm đơn nuôi mẹ già, với các yếu tố trên sẽ được xác định là tình tiết giảm nhẹ để tòa án sẽ giảm nhẹ hình phạt cho em trai bạn. Chúng tôi không có quyền được quyết định thay tòa án nên không thể xác định được em bạn có được hưởng án treo hay không.

  • Xem thêm     

    11/02/2018, 11:52:26 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Về hành vi mua bán đồ quân trang công an, căn cứ Nghị định 59/2006/NĐ-CP đã quy định chi tiết về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, trong đó xác định rõ vũ khí quân dụng, trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an bao gồm quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng để chế tạo... thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, tịch thu hàng hóa. Thương nhân, cá nhân, tổ chức kinh doanh mặt hàng này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 500 ngàn đồng đến 100 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tai điểm a khoản 1 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện:

    1. Thương nhân và tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại tại Việt Nam có một trong các hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:

    a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này;

    Như vậy, người bán trang phục tư trang tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu cơ quan công an xác nhận bạn chỉ mua 2 quần và 1 áo nhằm mục đíchsưu tầm và không nhằm mục đích sử dụng lừa đảo, giả danh thì cơ quan điều tra sẽ không xử phạt hành chính hay bị lưu tiền sự mà sẽ tịch thu trang phục đó.

  • Xem thêm     

    18/01/2018, 10:53:09 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụbàn giao tài sản thì bên nhận bảo đảm (phía ngân hàng bạn) có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, phía ngân hàng bạn cần công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định tại khoản 3 điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14:
    “3. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định sau đây:
    a) Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình;
    b) Gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm;
    c) Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản bảo đảm;
    d) Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.”
    Như vậy, nếu như phía ngân hàng bạn đã tiến hành thủ tục thông báo với cơ quan công an thì phía công an không có quyền cản trở bạn thực hiện xử lý tài sản nợ xấu và bắt giữ bạn lên phường. 
    Tuy nhiên, Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 15/8/2017 nhưng tới nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó, một số tổ chức tín dụng tự xây dựng quy chế của mình để áp dụng cho Nghị quyết 42 để tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo gây nên nhiều vụ việc rơi vào cảnh mất an ninh trật tự dẫn đến trường hợp của bạn.
16 Trang «<9101112131415>»