Tư Vấn Của Luật Sư: LS. ThS Nguyễn Nhật Tuấn - NguyenNhatTuan

34 Trang <123456>»
  • Xem thêm     

    03/04/2017, 09:40:06 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Đất đai tuy bố bạn đứng tên nhưng nếu không có thỏa thuận nào khác thì đó là tài sản chung của bố bạn và mẹ bạn.

    Vì bố bạn qua đời không thể lại di chúc nên toàn bộ đất đai của bố mẹ bạn được chia làm hai phần: 1/2 là tài sản của mẹ bạn và 1/2 là di sản của bố bạn để lại nay chia theo quy định của pháp luật: Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn bao gồm: ông bà nộ - nếu còn sống, mẹ bạn và tất cả những người con chung của bố và mẹ bạn mội người hưởng một phần bằng nhau. 

    Thân mến

  • Xem thêm     

    03/04/2017, 09:35:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo như bạn mô tả thì phần đất có diện tích 2.500m2 là tài sản chung của cha và mẹ bạn vì nó được tạo lập trong thời gian hôn nhân của cha và mẹ bạn và giữa hai người không có thỏa thuận nào khác.

    Cha bạn mất không để lại chi chúc nên 1/2 phần đất trên là di sản của cha bạn chia theo quy định của pháp luật: Chia đều cho các đồng thừa kế của cha bạn (gồm: ông bà nội - nếu còn sống, mẹ bạn, các con của cha bạn gồm có bạn và hai người con riêng của cha bạn) mỗi người được hưởng 1 phần bằng nhau. 

    Như vậy, nếu mẹ bạn muốn cắt đất phân cho các con thì mẹ bạn chỉ đuộc quyết định 1/2 phần đất của mẹ bạn và phần đất mà mẹ bạn được hưởng từ di sản của cha bạn để lại như trên trình bày chứ mẹ bạn không có quyền định đạt toàn bộ phần đất của hai người.

    Về chuyển mục đích sử dụng đất thì phù thuộc và quy hoạch sử dụng đất và vấn đề này đề nghị bạn liên hệ tại cơ quan tài nguyên và môi trường nơi có đất tọa lạc để được hướng dẫn chi tiết.

    Về việc lập di chúc thì bạn nên liên hệ tở chức công chứng tại địa phương bạn để họ hướng dẫn cho bạn

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    22/01/2017, 10:21:59 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo như những gì bạn trình bày thì cho thấy hai anh chị này tuy là vợ chồng về mặt pháp lý nhưng thực tế thì mạnh ai nấy sống: Người chồng đi công tác xa, ở luôn tại đơn vị, tiền lương không gởi cho vợ để nuôi con, không có trách nhiệm với vợ con, không quan tâm đến vợ con... Trong khi đó người vợ thì vì điều kiện và hoàn cảnh không sống cùng chồng, phải mang con đi làm ăn tha phương cầu thực và không được chồng quan tâm, hỏi han... Vì thế mà hôn nhân sẽ không đạt được mục đích, giờ phát sinh nhiều mâu khiến tình trạng càng thêm trầm trọng, khó mà kéo dài mãi.

    Do vậy, trước hết là cả hai vợ chồng cần gặp nhau, trao đổi và giải quyết vấn để để tìm ra lối thoát, tìm biên pháp giải quyết và cứu vãn cuộc hôn nhân vì tương lai của con cái, cộng với sự tác động, giúp sức của hai bên. Trường hợp đã trao đổi, đã cố gắng hàn gắn nhưng không thể giải quyết được thì cách cuối cùng là ly hôn để giải phóng cho nhau. Khi đó, vì con còn nhỏ (dưới 36 tháng tuổi) thí chắc chắn người mẹ sẽ được quyền nuôi con, người cha phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cho đến khi trẻ thành niên.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    12/12/2016, 09:14:07 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Nếu vì lý do bản chính quyết định ly hôn khi xưa  bạn đã thất lạc, không còn nữa thì bạn có quyền làm đơn để xin tòa án đã giải quyết ly hôn cấp trích lục bản án/quyết định ly hôn (không phải cấp lại vì bản án/quyết định chỉ cấp một lần, không giải quyết cấp lại) với điều kiện bạn là một bên đương sự trong bản án/quyết định đó. Về thủ tục thì bạn phải làm đơn xin cấp trích lục kèm bản sao CMND và photo bản án/quyết định cần cấp trích lục.

    Vì bạn không có bản photo bản án/quyết định đính kèm nên tòa án không rõ bạn có phải là đương sự trong vụ án đó hay không nên mới yêu cầu bạn mang đơn xin cấp trích lục về địa phương để xin chứng thực chữ ký của bạn. Vì lẻ đó, bạn nên nộp kèm bản photo bản án/quyết định xin cấp trích lục để tòa án rõ bạn là đương sự trong vụ án chứ không phải là người không có liên quan thì không cần thiết phải về địa phương chứng thực chữ ký trong đơin nữa.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    09/12/2016, 03:42:29 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo quy định hiện nay thì pháp luật chỉ cho phép cha mẹ nuôi được quyền thay đổi họ tên con nuôi sau khi có quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Trong trường hợp này đối với con nuôi từ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của trẻ. Và như vậy, cha mẹ nuôi không có quyên yêu cầu thay thế tên cha mẹ ruột của đứa trẻ trong giấy khai sinh bằng tên của cha mẹ nuôi vì giấy khai sinh thì phải tên của cha mẹ ruột sinh ra cháu bé chứ cha mẹ nuôi đâu có sinh ra cháu bé mà đòi đứng tên cha mẹ trong giấy khai sinh.

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    06/12/2016, 11:57:44 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Nếu các thành viên trong gia đình không thể tự thương lượng giải quyết được thì một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Căn cứ vào phán quyết có hiệu lực tỏa của tòa án thì các cơ quan chức năng sẽ thực hiện.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    06/12/2016, 11:41:14 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Nam nữ sống chung như vợ chồng từ năm 1992 đến nay nhưng không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận là quan hệ vợ chồng và như vậy, nếu không tiếp tục sống với nhau nữa thì đường ai nấy đi chứ không có ràng buộc nào về quan hệ hôn nhân. Muốn xin xác nhận chưa đăng ký kết hôn với ai thì cứ ra UBND phương xã xin xác nhận.

    Về con cái thì vẫn là con chung và cả hai người đều có nghĩa vụ chăm sóc, thương yêu, giáo dục và nuôi dưỡng con chung.

    Về tài sản, nếu vợ mua bằng tiền riêng của mình trong thời gian sống chung thì là tài sản riêng. Nếu mua bằng tiền chung của hai ngươi thì là tài sản chung.

    Nếu có tranh chấp về con cái, tài sản thì phải gơi đơn đến tòa án để xin giải quyết.

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    29/11/2016, 09:25:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.
    1/ Như luật sư đã giải thích, trong vụ án ly hôn về quan hệ tài sản, nếu hai bên khai là không có tài sản chung hoặc đã tự thỏa thuận giải quyết về tài sản chung và không yêu cầu tòa giải quyết thì tòa án ghi vào trong bản án như thỏa thuận của hai bên. Bạn lưu ý trường hợp này hai bên kho6nmg có tranh chấp về tài sản, không khai báo tài sản tranh chấp nên tòa án không có cơ sở để xác minh và giải quyết.

    2/ Vấn đề thứ hai bạn hỏi thì bạn vui lòng tím đến tổ chức hành nghề luật sư ở khu vực bạn để trao đổi cụ thể.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    29/11/2016, 10:23:13 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Như nội dung bạn đã trình bày thì tòan bộ những tài sản này đều là tài sản chung của hai vợ chồng, phát sinh trong thời gian hôn nhân và cả hai vợ chồng đều không có bất cứ thỏa thuận nào về việc đây là tài sản riêng thì theo nguyên tắc không chứng minh riêng được thì là chung, không thể bài cãi gì nữa. Vì thế, những tài sản này cho dù đứng tên người vợ thi vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng nên khi mua bán, định đọat thì dĩ nhiên cần phải có sự đồng ý của người chồng chứ người vợ không có quyền tự ý định đọat mà ko cần có ý kiến của người chồng.

    Khi giải quyết ly hôn, có thể vì những lý do nào đó nên hai vợ chồng đều thỏa thuận khai báo với tòa là không có tài sản chung hoặc tài sản chung đã tự giải quyết...và họ không yêu cầu giải quyết vấn đề này nên tòa không giải quyết quan hệ tài sản mà chi ghi chung chung như vậy theo lời khai của hai vợ chồng. Nhưng thực chất đây là hành vi gian dối của hai vợ chồng chứ tài sản chung của họ là có, chưa có thỏa thuận giải quyết, phân chia nào và toàn bộ tài sản phát sinh, đứng tên người vợ đều trong thời gian hôn nhân, khi họ chưa ly hôn thì không thể nói là tài sản của riêng người vợ nên người vợ muốn làm gì thì làm mà không có sự đồng ý của chồng, trừ khi người vợ trình ra đựoc bằng chứng là giấy tờ của ngườii chồng thõa thuận đây là tài sản riêng của vợ và bản thân anh ta không tranh chấp.

    Như vậy, cách giải quyết sẽ là phải có văn bản đồng ý hay ủy quyền của người chồng cho người vợ toàn quyền mua bán, định đọat thì người vợ mới tự mình ký bán được. Trường hợp cần thiết thì phải có mặt người chồng ký đồng ý khi tiến hành các thủ tục (mặc dù đã ly hôn nhưngtài sản thì vẫn là chung). Trong trừong hợp có tranh chấp thì một trong hai bên phải khởi kiện để tòa án giải quyết phân chia tài sản sau ly hôn.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    28/11/2016, 09:39:05 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Tại điều 642 Bọ luật dân sự về từ chối nhận di sản có quy định:

    Điều 642. Từ chối nhận di sản

    1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

    2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

    3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

    Như vậy, nếu người chú từ chối nhận di sản thì cũng đã hết thời gian cho phép từ chối nhận di sản nên trong trường hợp được xem là phải nhận di sản.

    Vấn đề hiện nay cha bạn cần biết là vì sao chú bạn lại từ chối ký vào các thủ tục giấy tờ về khai nhận di sản thừa kế để tự làm khó nhau như vậy để giải tỏa gút mắc nhằm tiến hành các thủ tục khai nhận để được sở hữu tài sản thừa kế.

    Thân mến

     

     

     

  • Xem thêm     

    28/11/2016, 09:27:42 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Qua nội dung thư viết của em thì có thể thấy muân thuẫn giữa em và chồng và cả với mẹ chồng xuất phát từ việc hai vợ chồng con ở chung với gia đình bên chồng, chồng em thì hết giờ làm la cà nhậu nhẹt với bạn bè chứ không có trách nhiệm với vợ con, không quan tâm đến gia đình, không tôn trọng em...đây là lý do thường thấy đối với những anh chồng trẻ, quen thói ỷ lại gia đình nen thường không có trách nhiệm với vợ con, thái độ thiếu tôn trọng vợ con.

    Vậy nên em phải thật bình tình tìm hiểu nguyên nhân để cứu vãn hạnh phúc gia đình, có thể em nên đề nghị hai vợ chồng cùng đọn ra ở riêng để chồng em bớt lệ thuộc vào gia đình chồng và có trách nhiệm quan tâm đến vợ con . Về ứng xử thì em cũng cần bình tĩnh để đừng có chửi hỗn lại với chồng và mẹ chồng... Nếu đã làm bằng mọi cách để cứu vãn hôn nhân mà chồng em vẫn tình này tật ấy thì việc em đơn phương ly hôn cũng không muộn màng đâu. Nhưng trước khi quyết định một chuyện gì thì hãy suy nghĩ cho kỹ và hãy cho họ một cơ hội để sau này không hối tiếc em nhé.

    Vì em giận quá nên mới nói vậy chứ pháp luật không cho em quyền được tước quyền làm cha của chồng em, được tước quyền làm bà nội của mẹ chồng em vì đó là quyền nhân thân, không ai bị tước bỏ và luôn được pháp luật và đạo đức xã hộ bảo hộ em nhé.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    23/11/2016, 09:37:23 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Nếu chiếc xe máy của gia đình bạn đã có mua bảo hiểm thì giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe máy đâu? bạn phải lấy ra để xem kỹ nội dung và phạm vi bảo hiểm ghi như thế nào? 

    Khi xem lại nội dung giấy chứng nhận BH, bạn cần lưu ý các vấn đề:

    1/ Thời gian chứng nhận BH vẫn còn giá trị.

    2/ Phạm vi BH mua là trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba hay mua BH luôn cho vật chất xe và người ngồi trên chính chiếc xe đã mua BH.

    Nếu chỉ mua BH trách nhiệm đối với bên thứ ba thì khi xảy ra tai nạn cho bên thứ ba (mà bên thứ ba theo thuật ngữ định nghĩa trong Luật BH mà bạn đã viện dẫn) thì tổ chức BH chỉ đền bù cho bên thứ ba. Chỉ khi nào mua BH cho người ngồi trên xe thì tổ chức BH mới đền bù cho người ngồi trên xe như trường hợp và tình huống bạn nêu.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    22/11/2016, 10:01:53 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo như nội dung bạn trình bày thì sau khi bạn lấy chồng về ở căn nhà bên chồng (nhà của cậu chồng), căn nhà này đã có từ trứớc đó nên không phải là tài sản chung của vợ chồng bạn được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.  Vì lẻ đó mà khi lấy lại căn nhà thì người cậu đã chuyển trả tiền cho các thành viên bên gia đình chồng bạn để di chuyển và tạo lập chỗ ở khác.

    Sau khi có được tiền thì vợ chồng bạn đã dùng để mau một căn nhà khác và đứng tên cả hai vợ chồng thì căn nhà này được xem là tài sản chung của hai vơ chồng bạn mặc dù nguồn gốc tiền mua là phần tiền mà người cậu chuyển trả nhưng căn nhà được mua trong thời gian hôn nhân, về mặt pháp lý là đứng tên chung của hai vợ chồng và giữa hai vợ chồng bạn không có bất cứ thỏa thuận nào về việc căn nhà đó là tài sản của riêng chồng bạn và bạn đứng tên chung hcỉ "cho vui" .

    Vì vậy, theo quy định của Luật hôn nhnân và gia đình, khi giải quyết ly hôn thì hai vơ chồng bạn có quyền tự thỏa thuận về tài sản chung này. Nếu không thỏa thuận được thì đề nghị tòa giải quyết chia tài sản chung và nguyên tắc là chia đôi, có xem xét đến công sức đóng góp, tạo lập của từng bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữa và trẻ nhỏ.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    19/11/2016, 04:25:17 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Tại điều 24 Luật nuôi con nuôi có quy định:

    1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

    Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

    3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

    4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

    Như vậy, nếu cha mẹ nuôi có yêu cầu thay đổi họ tên con nuôi và trong trường hợp có sự đồng ý của người con nuôi (nếu từ 9 tuổi trở lên) thì đến trực tiếp tại UBND phường xã nơi cư trú của con nuôi để được xem xét, giải quyết.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    15/11/2016, 08:47:32 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Muốn đơn phương chồng thì vợ phải gởi đơn tại TAND quận/huyện nơi người chồng đang cứ trú.

    Theo Luật cư trú thì nơi cư trú là nơi cá nhân đang làm việc, sinh sống, đó có thể là nơi thường trú hoặc là nơi tạm trú.

    Nếu người chồng không hợp tác giải quyết thì người vợ phải tìm cho ra nơi cư trú hiện nay của người chồng tại Sài Gòn và nhờ công an xác nhân nôi cú trú của người chồng để bổ túc vào hồi sơ xin đơn phương ly hôn.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    14/11/2016, 10:35:55 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Nếu em là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên), có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tự nhận thức được mọi hành vi của mình và cũng tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, đồng thời dựa trên cơ sở tự nguyện thì việc em sống chung như vợ như chồng trước hôn nhân với người yêu (còn gọi là sống thử) thì pháp luật không cấm. Tuy nhiên, đứng về mặt đạo đức xã hội thì em lưu ý là xã hội không đồng tình và không cổ súy cho lối sống như vậy mà luôn mong muốn rằng quan hệ nam nữ sống chung phải dưa trên quan hệ hôn nhân.

    Thân mền

  • Xem thêm     

    08/11/2016, 10:18:43 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    1/ Vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tức là vi phạm quy định của pháp luật nên nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

    2/ Trường hợp hai người đã có vợ có chồng, không chung sống với nhau nhưng có quan hệ tình dục với nhau thì đó là ngọai tình chứ không phải là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình. Chỉ khi nào họ chung sống với nhau như vợ như chồng thì mới vi phạm luật.

    Được coi là sống chung như vợ như chồng khi:

    - Công khai ở chung với nhau như vợ chồng thật sư.

    - Có con chung với nhau.

    - Ở với nhau như vợ chồng mà hàng xóm, láng giềng chung quanh khu vực đều biết...

    Thân mến

  • Xem thêm     

    08/11/2016, 09:18:45 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Đơn phương ly hôn người đang ở nước ngòai thì phải gởi đơn đến TAND cấp tỉnh nơi người đó cư trú trước khi đi nườc ngòai.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    07/11/2016, 09:13:39 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo thủ tục thì nếu cả hai vợ chồng cùng ký vào đơn xin ly hôn với nội dung thuận tình ly hôn thì thì phải cùng đến nộp đơn, cùng có mặt để tòa án giải quyết khi được triệu tập chứ nếu một bên vắng mặt thì tòa án không thể giải quyết được. Trong trường hợp vì lý do nào đó mà một bên không thể có mặt khi tòa án xét xử thì bên kia muốn ly hôn thì phải làm đơn xin đơn phương ly hôn để tòa án giải quyết. 

    Vì vậy, trong trường hợp bạn trình bày thí tốt nhất là người chồng làm đơn xin đơn phương ly hôn vợ. Khi tòa án giải quyết, nếu người vợ vì lý do không thể có mặt thì có thể làm đơn trình bày ý kiến về quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản... và xin tòa án giải quyết và xét xử vắng mặt mình.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    07/10/2016, 10:03:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Cách xử lý các giấy tờ còn lại cũng tương tự như công an đã làm đối với hồ sơ CMND và CCCD là cơ quan nào đã cấp thì nay căn cứ vào sự trình bày của các bên liên quan và việc hủy bỏ hồ sơ CMND/CCCD để hủy bỏ hết và cấp lại cho đúng với thân phận thật và thông tin thật của hai bà.

    Không rõ hai bà này nghĩ thế nào mà tự gây thêm rắc rối cho chính bản thân mình để làm chi vậy?

    Thân mến

34 Trang <123456>»