Tư Vấn Của Luật Sư: LS. ThS Nguyễn Nhật Tuấn - NguyenNhatTuan

34 Trang «<2345678>»
  • Xem thêm     

    08/07/2016, 09:41:38 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm và chi tiết về vấn đề này, luật sư xin mời đến văn phòng luật sư để trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    07/07/2016, 05:15:53 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Tuy người sử dụng lao động và người lao động đã giao kết hợp đồng lao động nhưng nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phát hiện người lao động đã sử dụng bằng cấp giả mạo, có kết luật, xác minh  của cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo và người lao nđộng không có ý kiến gì khác thì người sử dụng lao động có quyền tiến hành xử lý và chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động dù là đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và ngay cả khi người lao động đang mang thai.

    Lý do: Người lao động đã gian dối trong việc thực hiện hồ sơ để tuyển dụng, sử dụng bằng cấp giả mạo, không đủ tiêu chuẩn và điều kiện để tuyển dụng vào vị trí đang làm việc, vi phạm pháp luật lao động thì cần phải chấm dứt ngay.

    Bạn lưu ý rằng pháp luật lao động có quy định người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi nhưng đơn phương chấm dứt ở đây được hiểu là trái pháp luật và người lao động không có lỗi, không vi phạm pháp luật.

    Về chế độ thai sản thì nếu đã tham gia BHXH tư đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến lúc sinh thì vẫn được hưởng chế độ thai sản bạn nhé.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    06/07/2016, 10:39:11 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào Chị Trang,

    Luật sư cám ơn câu trả lời đầy đủ của chị Trang vì quả thật nếu không có thông tin quan hệ này thì khó mà tư vấn chính xác cho trường hợp chị hỏi.

    Theo quy định tại điểm b khoản 2 đuều 28 Luật nuôi con nuôi năm 2010 của Việt Nam thì trường hợp chi là cô ruột của cháu bé chị dự định nhận làm con nuôi được pháp luật cho phép nhận làm con nuôi và đây là trường hợp nhận con nuôi đích danh.

    Tại điều 31 của Luật nay quy định hồ sơ của người nhận con nuôi bao gồm các thủ tục:

    1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

    a) Đơn xin nhận con nuôi;

    b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

    d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

    đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

    e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

    g) Phiếu lý lịch tư pháp;

    h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

    i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

    2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

    3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.

    Tại điều 32 của Luật trên quy định hố sơ của người được giới thiệu làM CON NUôI BAO GồM các thủ tục:

    1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có:

    a) Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;

    b) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

    c) Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 điều 15 của Luật này nhưng không thành.

    2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 điều này được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.

    3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.

    Vê thẩm quyền giải quyết theo quy định là Cục quản lý con nuôi thuộc Bộ tư pháp.

    Tuy quy định là như vậy nhưng thực tế làm không phải là dễ vì có những thủ tục chi phải làm nơi chi cư trú và những thủ tục cháu bé ơ VN phải làm...Vì thế, nếu chị có nhu cầu nhận cháu bé gọi bằng cô làm con nuôi thì nên liên hệ Văn phòng luật sư để trợ giúp pháp lý và hồ sơ thủ tục.

    Thân mến

     

     

     

     

  • Xem thêm     

    05/07/2016, 11:19:28 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào Chị Trang,

    Chị có thể cho luật sư biết người mà chị dự định xin làm con nuôi gọi chị bằng gì, quan hệ thế nào với chị?

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    01/07/2016, 04:02:23 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo Luật nuôi con nuôi hiện nay thì pháp luật cho phép cha dượng nhận cong riêng của vợ làm con nuôi khi hội đủ các quy định của pháp luật.

    Vì thế, nếu có nhu cầu tìm hiểu và cần hỗ trợ pháp lý thì bạn có thể đến văn phòng luật sư để luật sư tìm hiểu thông tin và tư vấn thực hiện cho bạn nhé,

    Thân mến

  • Xem thêm     

    15/06/2016, 10:10:20 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo như bạn trình bày thì hai vợ chồng bạn có đăng ký kết hôn nhưng đã có quyết định ly hôn của tòa án. Sau đó, hai người quay lại chung sống với nhau và có một con chung nhưng không đăng ký kết hôn. Khi đó bạn đã dùng giấy đăng ký kết hôn cũ (không còn giá trị vì đã ly hôn) để đăng ký khai sinh cho con và ghi tên cha - mẹ đầy đủ. Đến đây thì có thể thấy bạn đã gian dối trong việc dùng giấy đăng ký kết hôn đã không còn giá trị để đăng ký khai sinh hco con. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì người chồng đã ly hôn đó vẫn là cha ruột của đứa trẻ nên việc có tên cha trong giấy khai sinh đứa trẻ là phù hợp chứ không thể xóa bỏ được. Về ý kiến đổi sang họ của bạn thì cần phải có sự đồng ý của cha ruột đứa trẻ.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    11/06/2016, 09:36:08 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Đối với con ngoài giá thù thì phải làm thủ tục xác nhận cha cho con tại tòa án và khi có quyết định hay phán quyết của tòa án thì căn cứ vào đó để yêu cầu cơ quan hộ tịch  ghi tên cha vào giấy khai sinh của con.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    09/06/2016, 10:50:56 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Chưa ly hôn mà sống như vợ như chồng với người khác và có con nữa là bằng chứng về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng và sẽ bị xử lý hình sự.

    Vì chưa ly hôn với vọ trước, chưa đăng ký kết hôn với vợ sau nên không thể ghi tên cha vào trong giấy khai sinh là con của người sau được.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    25/05/2016, 09:45:32 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Không ai có quyền chọn nơi mình sinh ra nên bạn cũng không có gì phải mặc cảm với lý lịch gia đình khi chẳng may có thành viên trong gia đình có tiền án tiền sự mà cái quan trọng là sự nỗ lực và phấn đấu của bạn.

    Bộ đội biên phòng thì cũng là công dân nên điếu kiện kết hôn cũng theo Luật hôn nhân và gia đình chứ không có gì khác biệt.

    Thân mến 

  • Xem thêm     

    10/05/2016, 09:57:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Pháp luật nghiêm cấm việc bạo hành gia đình cho dù là vợ đánh chồng hay chồng đánh vọ, cha mẹ đánh con và ngược lại. Do vậy, bạn cần chấm dứt ngay việc đánh vợ và việc ly hôn thì cứ để tòa án giải quyết.  Vợ chồng sống với nhau một ngày cũng là duyên nợ nên tôn trọng và đối xử có văn hóa với nhau cho dù xác định là sẽ không sống với nhau nữa nhưng vẫn là cha mẹ của các con nên phải là tấm gương cho các con. 

    Việc bạn hành nếu có là do bột phát và nếu chưa bị xử lý thì bạn phải chấm dứt ngay đi nhé vì điều đó không đem lại lợi ích gì cho cá nhân bạn và gia đình bạn.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    09/05/2016, 10:18:44 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Ý kiến của luật sư như sau:

    1/  Vào thời điểm hai bạn kết hôn (2012) thì vợ bạn chưa đủ tuổi kết hôn (quy định phải từ đủ 18 tuổi) nên chắc rằng hai vợ chồng bạn chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nay cuộc sống gia đình  rạn nứt và bạn muốn ly hôn thì phải nộp đơn ra tòa án để được giải quyết ly hôn. Tòa án sẽ hòa giải đoàn tụ nếu hòa giải không thành và xét thấy có lý do sẽ giải quyết bằng cách không cộng nhận quan hệ vợ chồng vì không có đăng ký kết hôn. Về con chung và tài sản thì giải quyết như một vụ án ly hôn bình thường.

    2/ Bạn không có trách nhiệm phải bồi thường gì cho vợ bạn bạn (như bồi thường tuổi thanh xuân...!!!) ngoại trừ trách nhiệm về các khoản nợ chung và trách nhiệm đối với con cái.

    3/ Tòa cũng không tự nhiên mà xử lý bạn về tội tảo hôn nên bạn cũng không cần phải lo sợ nhé.

    4/ Nếu không có tranh chấp về tài sản chung thì án phí vụ án ly hôn là 200k do bên nguyên đơn khởi kiện phải có trách nhiệm tạm nộp để tòa án giải quyết.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    12/04/2016, 10:51:39 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào Anh Hùng,

    Thật bất hạnh cho những ai tuy là vợ chồng nhưng như là hai kẻ xa lạ ngay trong chính ngôi nhà của mình. Vì thế, luật sư nghỉ rằng anh đã chịu đựng 26 năm nay va nay quyết định ly hôn tức là đã suy nghĩ kỷ càng và không hối tiếc vì quyết định của mình.

    1/ Nếu chỉ yêu cầu tòa án giải quyết quan hệ hôn nhân (dù là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn) thì tạm ứng án phí hiện nay là 200k. Nếu có tranh chấp tài sản và êyu cầu tòa án giải quyết thì là vụ án có giá ngạch, tạm ứng án phí sẽ nộp căn cứ vào giá trị tài sản có tranh chấp.

    2/ Dù là đồng thuận ly hôn hay đơn phương ly hôn thì theo thủ tục tòa án đều tổ chức hòa giải, chỉ khi hòa giải không thành và có căn cứ thì mới giải quyết cho ly hôn. 

    3/ Tài sản cung của hai vợ chồng nếu không có thỏa thuận nào khác thì nguyên tắc là chia đôi, có xem xét đến công sức tạo lập và đóng góp của vợ, chồng, quyền lợi người phụ nữ để giải quyết cho hợp lý chứ không phải chia luôn cho cả con vì con cái là người phụ thuộc, không có quyền đối với tài sản chung của cha mẹ trừ khi cũng có công sức tạo lập, đóng góp hoặc cha mẹ tự nguyện chia phần cho.

    Nếu có gì chưa rõ hay cần tư vấn, hỗ trợ trực tiếp, anh có thể liên hệ lại để luật sư tư vấn cho anh .

    Thân mến

     

  • Xem thêm     

    31/03/2016, 04:45:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Bố bạn mất buộc phải có giấy chứng tử. Nếu không có làm giấy chứng tử thì phải làm đơn xin chính quyền địa phương xác nhận là đã chết, thời gian chết để các đồng thừa kế của bố bạn tiến hành khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất do bố bạn đứng tên. Theo như bạn trình bày thì quyền sử dụng đất này là của mẹ bạn và bố bạn nhưng do bố bạn đứng tên và chưa được phân chia sau ly hôn. vì nó có trước khi bố bạn kết hôn với vợ sau. Vì bố bạn chết không để lại di chúc nên 1/2 quyền sử dụng đất là của mẹ bạn và 1/2 quyền sử dụng đất là di sản của bố bạn chia đều cho các đống thưa kế thuộc hàng thứ 1 của bố bạn (ông bà nội, các con của bố bạn và cả người vợ sau) mỗi người một phần bằng nhau. Vì thế, bạn chỉ được quyền đứng tên toàn bộ nếu mẹ bạn và các đồng thừa kế của bố bạn đồng ý chuyển quyền sử dụng toàn bộ cho bạn.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    21/03/2016, 10:17:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Cần phân biệt hai khái niệm pháp lý khác nhau trong vấn đề này:

    1/ Hộ khẩu là phương tiện về mặt hành chính để quản lý nhân khẩu cư trú tại địa phương và chịu sự điều chỉnh của Luật cư trú. Theo đó, không mỗi hộ gia đình thì thường cha hoặc mẹ là chủ hộ hoặc các thành viên trong gia đình cử một người làm chủ hộ. Chủ hộ có trách nhiệm đại diện cho các thành viên trong gia đình khi làm việc với chính quyền địa phương, công an, các đơn vị, tổ chức liên quan về tình hình sinh hoạt, cứ trú , an ninh của các thành viên trong gia đình mình và luôn vì quyền lợi của các thành viên gia đình vì là vai trò đại diện. Chủ hộ không vì thế mà được quyền đuổi thành viên nào ra khỏi nhà vì pháp luật không cho phép làm như vậy. Nếu thành viên hộ gia đình vi pháp pháp luật thì có chính quyền địa phương, công an xử lý chử chủ hộ không cóp quyền xử thay. Chủ hộ nếu vi phạm, lạm quyền thì các thành viên trong gia đình có quyền cử người khác làm chủ hộ.

    2/ Quyền thừa kế tài sản theo pháp luật phát sinh trong trường hợp người để lại di sản không lập di chúc nên những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng một phần bằng nhau nếu chia theo pháp luật. Lúc đó chủ hộ hay thành viên đều bằng đẳng trong việc thừa kế di sản nếu thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vì lẻ đó, không có chuyện lấy tư cách chủ hộ để tranh danh hơn thua vì như thế là không đúng luật.

    Như vậy, qua thông tin cho thấy người cậu này đã ỷ lại mình là chủ hộ nên hống hách, coi thường mọi người , đuổi các thành viên trong gia đình đi để ở một mình  nhằm chiếm đạt căn nhà là vi phạm về quy định của Luật cư trú và Pháp luật thừa kế. Các thành viên có quyền gởi đơn đến chính quyền địa phương để can thiệp cho mình cư trú trong nhà còn về tranh chấp di sản thì khởi kiện để tòa án giải quyết

    Thân chào

     

  • Xem thêm     

    29/02/2016, 08:17:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Giấy giới thiệu được xem là loại giấy tờ có ý nghĩa về mặt thủ tục hành chính nhằm giới thiệu cá nhân hay tổ chức thực hiện một công việc hay thủ tục nào đó theo yêu cầu. Thông thường, giấy giới thiệu được cấp một lần theo yêu cầu nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thì giấy giới thiệu có thể cấp nhiều lần tùy theo yêu cầu công việc hoặc thay đổi đối tượng thực hiện công việc.

    Trong trường hợp của bạn vì bị mất giấy giới thiệu khi chưa thực hiện được công việc nên bạn có thể trình bày với đơn vị đã cấp giấy giới thiệu để xin cấp lại giấy giới thiệu để thực hiện công việc. Bạn cũng nên lưu ý rằng khi đã được cấp lại giấy tờ thì phải có trách nhiệm bảo quản cẩn thận vì không có đơn vị nào lại cứ cấp lại theo yêu cầu của bạn được mãi nhé.

    Thân chào

     

  • Xem thêm     

    23/02/2016, 08:49:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo như bạn trình bày thì hiện nay nếu bạn muốn nhận lại đứa con ruột của mình thì bạn phải gởi đơn đến tòa án nhân dân quận/huyện nơi cháu bé đang được bố dượng nuôi dưỡng để xin xác định bạn chính là cha ruột của đứa trẻ.  Tòa án chỉ cần tiến hành xét nghiệm ADN là có cơ sở xác định ai là cha của đứa bé. Dĩ nhiên bạn cũng có một thuận lợi là mẹ ruột của đứa bé sẳn sàng trình bày và xác nhận ai là cha ruột của đứa con mình.

    Trên cơ sở được thừa nhận là cha của cháu bé, bạn có quyền yêu cầu  tòa án quyết định việc thay đổi nuôi con bằng việc giao đứa trẻ là con ruột của bạn cho vợ chồng bạn (là cha mẹ ruột đứa trẻ) nuôi dưỡng.

    Chúc bạn thành công.

  • Xem thêm     

    20/01/2016, 10:28:19 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn nêu đã được luật sư Nghị trao đổi hai lần rồi nên tôi không tham gia trao đổi thêm nữa nhé.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    18/01/2016, 09:05:38 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Lần sau bạn nhớ viết tiếng Việt có dấu nhé và hỏi gì phải có đầu đuôi chứ bạn?

    Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì khi ly hôn, con chưa đủ 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ nuôi, con từ 9 tuổi trở lên được tòa án hỏi ý kiến xem muốn ở với ai. Các trường hợp khác nếu hai vơ chồng không thỏa thuận được ai là người nuôi con thì tòa án sẽ giải quyết căn cứ vào điều kiện của từng người và quyền lợi mọi mặt của đứa trẻ.

    Thân mến

  • Xem thêm     

    18/01/2016, 09:01:29 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Lần sau bạn nhớ gõ tiếng Việt có dấu nhé và nhớ hỏi han sao nghe cho lịch sự nhằm tôn trọng luật sư trả lời cho bạn nhé.

    Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì thời gian giải quyết trung bình của một vụ án ly hôn là 4 tháng kể từ ngày tòa án đã thụ lý hồ sơ.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    24/12/2015, 02:49:17 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào em,

    Dân tộc Kinh hay dân tộc Hoa thì cũng là các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam nên không hề có phân biệt gì cả em nhé. Hơn nữa hiện ba và mẹ em cũng đã ly hôn nên cũng không còn ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình. Vì thế, theo ý kiến của luật sư thì điều quan trọng là em phải cố gắng phấn đấu cho mục tiêu và lý tưởng của mình, đùng ngại ngùng hay mặc cảm gì cả vì công an thì cũng là công dân Việt Nam, việc hai em có kết hôn được hay không thì phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình và tình cảm và lý trí của con tim mình.

    Chúc em sớm tìm thấy hạnh phúc.

    Thân mến

34 Trang «<2345678>»