Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Đào Liên - daolienluatsu

18 Trang «<3456789>»
  • Xem thêm     

    21/09/2015, 10:09:27 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Bạn cần kiểm tra kỹ hợp đồng thuê mặt bằng để chắc chắn quán này được thuê cho cơ sở kinh doanh hay cho cá nhân người chủ quán và có quy định về việc chuyển nhượng quyền thuê quán hay không. Tốt nhất nên đàm phán với chủ nhà ký lại hợp đồng với cơ sở kinh doanh của bạn.

    Hợp đồng thuê quán là một văn bản bạn cần nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh khi thực hiện thủ tục nhận chuyển nhượng cơ sở kinh doanh.

    Chúc bạn thành công.

    Luật sư Đào Liên - 091 6162 618

  • Xem thêm     

    18/09/2015, 09:49:25 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Để nhận sang nhượng quán cà phê, bạn nên tìm hiểu cửa hàng này được bên bán đăng ký kinh doanh với loại hình nào, chẳng hạn: hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp tư nhân/công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...

    Nếu quán này thuộc hồ sơ của hộ kinh doanh cá thể bạn có thể liên hệ với UBND cấp huyện (Phòng kinh tế kế hoạch) để thực hiện thủ tục chuyển nhượng; nếu là doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (hoặc các loại hình công ty khác) thì bạn phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

    Hồ sơ về cơ bản cần có: bản sao chứng thực chứng minh nhân dân của bên nhận chuyển nhượng/Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/hợp đồng chuyển nhượng và chứng từ xác nhận hoàn tất thủ tục thanh toán cùng văn bản đề nghị thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

    Quyền chuyển nhượng cơ sở kinh doanh được quy định tại Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp, tùy loại hình cơ sở kinh doanh mà chiểu theo điều luật tương ứng để áp dụng.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Trân trọng.

    Luật sư Đào Liên - Công ty Luật Tiền Phong 

  • Xem thêm     

    18/09/2015, 09:33:10 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:  

    1. Các quyết định của công ty TNHH về bán hoặc giải thể công ty

    Hội đồng thành viên công ty TNHH có quyền quyết định việc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty ; hoặc tham gia quyết định việc giải thể công ty (điều 56 Luật Doanh nghiệp).

    Hội đồng thành viên thông qua các nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. (điều 60 Luật Doanh nghiệp).

    Thành viên công ty có quyền tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền theo quy định tại điều 15 Luật Doanh nghiệp. Người đại diện theo ủy quyền của thành viên công phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh thành viên đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định (điều 15).

    Như vậy, với tư cách là thành viên công ty, bạn có quyền ủy quyền bằng văn bản cho người khác nhân danh mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty. Nội dung ủy quyền như văn bản của bạn nên ghi rõ: bên nhận ủy quyền được quyền nhân danh bạn thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trong phạm vi số vốn bạn đã góp, bao gồm nhưng không hạn chế trong việc: được thực hiện quyền tham dự các cuộc họp, đưa ra các ý kiến, tham gia biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của thành viên trong phạm vi số vốn góp, nhận các văn bản, quyết định, thông tin từ công ty…

    Văn bản ủy quyền có thể là giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền và có thể được công chứng tùy theo yêu cầu của điều lệ, trường hợp điều lệ công ty không quy định thì văn bản ủy quyền của thành viên công ty không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

    2. Lưu ý về các hợp đồng của công ty

     Công ty TNHH có quyền thực hiện các giao dịch (bao gồm cả bán tài sản là quyền sử dụng đất) thông qua người đại diện theo pháp luật. Các thành viên công ty có thể là người quyết định nhưng không phải là người trực tiếp ký kết hợp đồng.

    Trường hợp công ty bạn thực hiện thủ tục giải thể thì biên bản họp và quyết định của hội đồng thành viên là một trong những đầu mục hồ sơ bắt buộc, theo đó nếu bạn không trực tiếp tham gia họp, biểu quyết mà ủy quyền cho cá nhân khác thì bắt buộc phải có thêm văn bản ủy quyền trong hồ sơ. Nếu không có, việc đại diện không được coi là hợp pháp.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng.

    Luật sư Đào Liên - điện thoại 091 6162 618

     

  • Xem thêm     

    16/09/2015, 07:09:25 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi đã được LUATSUNGUYEN tư vấn cho bạn, Luật sư Đào Liên  - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn bổ sung như sau:  

    1. Tăng vốn điều lệ và thay đổi thông tin cổ đông là hai nội dung cần phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Thường thì cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành tách bạch hai bước, cụ thể:

    a. Thay đổi cổ đông sáng lập

    - Trường hợp công ty mới thành lập chưa được 3 năm thì việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập cho người không phải là cổ đông sáng lập phải được đại hội đồng cổ đông công ty chấp thuận.

     Sau đó, công ty nộp hồ sơ thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập với hồ sơ gồm: 

    + Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

    + Biên bản thanh lý hợp đồng hoặc xác nhận hoàn thành thanh toán.

    + Biên bản họp/quyết định của đại hội đồng cổ đông chấp thuận việc chuyển nhượng và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

    + danh sách cổ đông sáng lập sau khi thay đổi.

    + thông báo lập sổ cổ đông (tùy theo từng địa phương có thể yêu cầu).

    Trường hợp công ty đã thành lập được 3 năm trở lên thì không cần xin đại hội đồng cổ đông chấp thuận việc chuyển nhượng.

    Hồ sơ được nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh với thời hạn giải quyết là 5 ngày làm việc.

    b. Thay đổi vốn điều lệ 

    Thông tư 19/2003/TT-BTC hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu ký quỹ trong công ty cổ phần quy định việc phát hành thêm cổ phần là một trong phương thức hợp pháp để tăng vốn điều lệ. Công ty cần có phương án phát hành phù hợp với nhu cầu và khả năng huy động vốn của mình.

    Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ gồm có:

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi vốn điều lệ).

    - Biên bản họp/quyết định của đại hội đồng cổ đông công ty về việc thay đổi vốn điều lệ; thay đổi điều lệ cũng như thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    - Danh sách cổ đông công ty sau khi thay đổi.

    - Thông báo lập sổ cổ đông (tùy nơi yêu cầu).

    Hồ sơ trên được nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh, thời hạn giải quyết 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. 

    2. Về tỷ lệ góp vốn của cổ đông

    Pháp luật không quy định cấm hay giới hạn tỷ lệ tham gia góp vốn của cổ đông là cá nhân hay tổ chức Việt Nam trong công ty cổ phần, do vậy các cổ đông được quyền nhận chuyển nhượng hoặc đăng ký góp vốn theo khả năng của mình.

    Khi tăng vốn điều lệ doanh nghiệp phải giải trình phương án tăng vốn và nộp danh sách cổ đông góp vốn để xác định số vốn cũng như tỷ lệ góp vốn của các cổ đông.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

    Luật sư Đào Liên - điện thoại: 091 6162 618

  • Xem thêm     

    28/08/2015, 09:25:56 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:  

    Điều 73 Luật Doanh nghiệp quy định: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Như vậy, sau khi bạn đã chuyển nhượng công ty này cho người khác và hoàn thiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thì người nhận chuyển nhượng công ty (nay là chủ sở hữu công ty) sẽ là người phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

    Điều 43 Luật Doanh nghiệp quy định: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

    Trụ sở chính của doanh nghiệp có thể được xác lập trên cơ sở thuê, mượn, hoặc dựa trên nhà/đất thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

    Khi chuyển nhượng công ty, nếu không muốn thì bạn có quyền yêu cầu chủ sở hữu doanh nghiệp phải di dời trụ sở chính đến địa điểm khác. Trường hợp bạn vẫn thỏa thuận cho chủ doanh nghiệp sử dụng nhà của mình làm trụ sở chính của doanh nghiệp thì thỏa thuận này không phải là căn cứ xác lập quyền sở hữu nhà đất từ bạn sang doanh nghiệp, những khoản nợ nần của doanh nghiệp (nếu có) sẽ không liên quan đến bạn hoặc nhà/đất của bạn.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

     

  • Xem thêm     

    14/08/2015, 05:33:10 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Khi công ty của bạn muốn cung cấp dịch vụ đào tạo ngoại ngữ thì phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động đào tạo theo quy định. Theo quy định hiện hành, cụ thể là Thông tư 03/2011/TT-BGD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì công ty của bạn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể về mặt bằng, giáo viên - điều đó cho thấy nhà nước Việt Nam yêu cầu đơn vị xin cấp phép hoạt động đào tạo phải tiến hành các hoạt động đào tạo cụ thể, trực tiếp.

    Về hồ sơ và thủ tục thực hiện việc xin cấp giấy phép hoạt động đào tạo, Luật sư Đào Liên tư vấn cho bạn như sau:

    I. Điều kiện thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ:

    1. Phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, mạng lưới giáo dục và đào tạo đã được phê duyệt;
    2. Có đề án nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.
    3. Trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm của giáo viên, kỹ thuật viên, giảng dạy lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy định. Số lượng giáo viên phải đảm bảo tỉ lệ trung bình không quá 25 học viên/ 1 giáo viên/ca học.
    4.  Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu đảm bảo 1,5m2/học viên/ca học.
    5. Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.
    6. Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.
    7. Được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

    ​(Tham khảo Điều 7 và Điều 12 Thông tư 03)

    II. Hồ sơ cần chuẩn bị

    a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ do giám đốc trung tâm ký tên, đóng dấu;

    b) Quyết định thành lập trung tâm do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    c) Nội quy hoạt động của trung tâm;

    d) Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sở hữu (hoặc hợp đồng thuê) đất, nhà, kinh phí hoạt động;

    đ) Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;

    e) Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;

    g) Các quy định về học phí, lệ phí;

    h) Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.

    III. Thủ tục thực hiện

    a. Thẩm định thực tế: trong 10 ngày.

    S phối hợp với các cơ quan khác tổ chức thẩm định và lập biên bản thẩm định tại chỗ các điều kiện của trung tâm.

    b. Ra quyết định cấp phép hoạt động đào tạo cho trung tâm: trong 5 ngày làm việc từ ngày có kết quả thẩm định.

    Trường hợp trung tâm không đủ điều kiện cấp phép, cơ quan thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

    (Tham khảo Điều 13 Thông tư 03).

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.  

    Luật sư Đào Liên

    Điện thoại: 091 6162 618

  • Xem thêm     

    11/08/2015, 09:51:36 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn, phụ gia thực phẩm là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ định đưa vào thành phần thực phẩm trong quá trình sản xuất nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính của sản phẩm thực phẩm.

    Theo quy định của Nhà nước, các phụ gia thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông tiêu thụ trên thị trường phải làm thủ tục công bố chất lượng phụ gia thực phẩm tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm.

    Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh phụ gia thực phẩm phải gửi hồ sơ xin công bố chất lượng phụ gia thực phẩm lên Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm phê duyệt, nếu phụ gia thực phẩm đảm bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm sẽ được Cục cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng phụ gia thực phẩm và được lưu hành tự do trên thị trường.

    1. Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng phụ gia thực phẩm

    Hồ sơ cần có:

    - Đơn xin công bố và lập hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm;

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phụ gia thực phẩm (02 bản sao công chứng);

    - Giấy Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phụ gia thực phẩm (02 bản sao).

    2. Hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm

    - Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng;

    -Quyết định của chủ cơ sở sản xuất thực phẩm ban hành tiêu chuẩn cơ sở (có đóng dấu), bao gồm các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất liệu bao bì và quy cách bao gói;

    - Quy trình sản xuất thực phẩm cơ sở  (vẽ riêng hoặc vẽ kèm trong bản công bố)

    - Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng).

    - Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

    - Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân).

    - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đã được cấp (bản sao).

    - Bản sao Giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có).

    - Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

    3. Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm

    Thông tư 27/2012/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ gồm có:

    - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu).

    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

    - Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

    + Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

    + Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

    - Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

    + Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

    + Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

    - Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

    + Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);

    + Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

    Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp. 

    Luật sư Đào Liên

    Điện thoại: 091 6162 618

  • Xem thêm     

    10/08/2015, 10:09:57 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Bạn có thế tải các mẫu văn bản sử dụng cho việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại đây: 

    http://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-4211-BKHDT-DKKD-2015-huong-dan-ap-dung-quy-dinh-ve-dang-ky-doanh-nghiep-279860.aspx

    Nếu công ty bạn ở Hà Nội, có thể liên hệ với chúng tôi - công ty Luật Tiền Phong để được hỗ trợ dịch vụ.

    Luật sư Đào Liên

    Điện thoại: 091 6162 618

  • Xem thêm     

    08/08/2015, 10:33:42 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản

    Căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 tại Khoản 13, điều 4; Điều 35, 36, 37, 48, 49; cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp đối với tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam  có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.

    Việc chuyển tài sản góp vốn sang công ty được phân làm hai trường hợp:

    - Trường hợp thứ nhất: góp vốn bằng tài sản phải đăng ký quyền tài sản người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

    - Trường hợp thứ hai: góp vốn bằng tài sản không bắt buộc phải đăng ký quyền tài sản, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

    2. Xem xét quy định của pháp luật về việc đăng ký tài sản  

    - Về tàu cá:

    Theo Nghị định 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản và Quyết định 10/2006/QĐ-BTS về Quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành, tất cả các loại tàu cá đều phải đăng ký quyền sở hữu.

    Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản sẽ đăng ký tàu cá Việt Nam hoạt động ở ngoài vùng biển Việt Nam.

    - Về xe ô tô:

    Theo Điều 53 Luật giao thông đường bộ, xe cơ giới (ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự ) phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    - Về nhà xưởng xây dựng trên đất:

    Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cần phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên, khi góp vốn bằng các tài sản nói trên vào công ty, ông Nam phải thực hiện thủ tục sang tên tài sản theo quy định của pháp luật.

    Việc định giá tài sản:

    Điều 37 Luật Doanh nghiệp quy định:

    Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam phải được các thành viên hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

    Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do Hội đồng thành viên và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

    Nếu bạn cần sử dụng sự tư vấn hoặc hỗ trợ trọn gói thực hiện công việc nói trên, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Luật sư Đào Liên

    Điện thoại: 091 6162 618

  • Xem thêm     

    08/08/2015, 09:53:37 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    1. Thủ tục công bố thông tin trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

    Theo quy định tại Điều 56 Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/1/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo các phương thức sau:

    1. Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Sau khi tiếp nhận yêu cầu đăng tải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chuyển yêu cầu cho Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh để xử lý đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;

    2. Trực tiếp tại Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh;

    3. Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

    2.Thời hạn để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

    Theo Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định.

    Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp thì mức phí đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia là 300.000 đồng/lần (tham khảo Thông tư số 106/2013/TT-BTC ngày 09/8/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp).

    3. Không thực hiện công bố thông tin sẽ bị xử lý hành chính.

    Theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, doanh nghiệp vi phạm quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (Buộc phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định). 

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn và doanh nghiệp sức khỏe, thành công.

    Luật sư Đào Liên

    Điện thoại: 091 6162618

  • Xem thêm     

    06/08/2015, 11:07:14 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    1. Về số lượng cổ đông tối thiểu trong công ty cổ phần 

    Đièu 110 Luật Doanh nghiệp quy định công ty cổ phần phải có tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Trường hợp cổ đông công ty cổ phần không góp đủ vốn trong thời hạn luật định khiến  doanh nghiệp phải đăng ký điều chỉnh số lượng cổ đông và vốn điều lệ thì thì phải chuyển đổi loại hình từ công ty cổ phần sang công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty TNHH một thành viên theo quy định tại điều 197, 198 Luật Doanh nghiệp 2014.

    2. Thủ tục thực hiện 

    Điều 112 Luật Doanh nghiệp quy định cổ đông sáng lập phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

    Sau thời hạn trên cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác; Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác. Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.

    Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

    Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:

    Đây là thủ tục doanh nghiệp thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Trường hợp vẫn đảm bảo đủ số lượng cổ đông  tối thiểu, công ty cổ phần cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

    + Biên bản họp và quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ và thay đổi thông tin cổ đông;

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

    + Danh sách cổ đông sáng lập sau khi thay đổi.

    + Thông báo lập sổ cổ đông.

    Trường hợp công ty cổ phần không đủ số lượng cổ đông phải chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì hồ sơ cần có:

    - Thông báo chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.

    - Biên bản họp và quyết định của hội đồng thành viên về việc chuyển đổi.

    - Danh sách thành viên công ty.

    - Dự thảo điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.

    Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc.

    Lệ phí hành chính: 200. 000 đồng

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.   

    Thân chúc bạn và công ty sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

     

  • Xem thêm     

    06/08/2015, 09:46:17 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Hiện nay Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành không cấm một người được làm Chủ tịch hội đồng quản trị của nhiều công ty, do vậy các cá nhân, tổ chức được làm những điều mà pháp luật không cấm.

    Luật sư Đào Liên - công ty Luật Tiền Phong

    Điện thoại liên hệ: 091 6162618

     

  • Xem thêm     

    06/08/2015, 09:19:17 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên – Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn như sau:

    1. Xác định loại doanh nghiệp

    Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ .

    Như em trao đổi, doanh nghiệp của em do hai công ty nhà nước (100% vốn nhà nước) thành lập thì đây sẽ là doanh nghiệp nhà nước.

    2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

    Điều 88, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

    1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý theo quy định tại Chương này, các quy định tương ứng tại mục 2 Chương III và các quy định khác có liên quan của Luật này. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Chương IV với Chương III và các quy định có liên quan khác của Luật này, thì áp dụng quy định tại Chương này.

    2. Việc tổ chức quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ thực hiện theo các quy định tương ứng tại mục 1 Chương III và Chương V của Luật này.

    Căn cứ theo quy định nêu trên, vấn đề tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bạn phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Ngoài ra, về quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước cũng phải tuân theo các quy định riêng, cụ thể:

    - Nghị định số 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

    - Nghị định số 71/2013/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    - Thông tư 242/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP.

    - Thông tư 220/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    3. Quy định về thang bảng lương trong doanh nghiệp Nhà nước

    Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương cho người lao động được quy định tại Điều 7, Nghị đinh số 49/2013/NĐ-CP chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về Tiền Lương.

    Đối với công ty nhà nước làm chủ sở hữu bạn có thể tham khảo Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động về tiền lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe và thành công.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    05/08/2015, 07:08:37 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu có tranh chấp, pháp luật hiện nay quy định về cơ chế giải quyết qua tòa án như sau:

    1. Quyền khởi kiện của cá nhân để bảo vệ quyền lợi của mình

    Điều 161 Luật Tố tụng Dân sự quy định: Cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

    2. Thẩm quyền tòa án:

    Căn cứ điều 25, 33, 35 Luật Tố tụng Dân sự tòa án cấp huyện nơi bị đơn là cá nhân cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơ thẩm vu kiện của bạn.

    3. Yêu cầu của nguyên đơn và nội dung giải quyết của tòa án

    Căn cứ tài liệu, lời khai của các đương sự, căn cứ quy định của pháp luật, tòa án sẽ có phán quyết cụ thể; do bạn không nói rõ hợp đồng có nội dung như thế nào và tranh chấp thể hiện như thế nào nên rất khó để tư vấn cụ thể cho bạn.

    Vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi 04-1088/4/3 để được hướng dẫn thu thập tài liệu cũng như đăng ký sử dụng luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi nếu bạn có nhu cầu.

    Trân trọng. /.

  • Xem thêm     

    05/08/2015, 06:15:32 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên – Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn như sau:

    1. Quy định của pháp luật về nhãn phụ

    Theo Điều 3, Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa thì "Nhãn phụ" là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.

    Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá bao gồm:

    - Tên hàng hoá;

    - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

    - Xuất xứ hàng hoá.

    (Tham khảo Điều 11, Nghị định 89/2006/NĐ-CP)

    Tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, ngoài những nội dung bắt buộc nêu trên, nhãn hàng hóa phải thể hiện các nội dung bắt buộc khác quy định tại Điều 12 của Nghị định 89/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, xem xét quy định tại Điều 12, thì không có nội dung nào để cập đến việc phải ghi số lô trên nhãn hàng hóa.

    Như vậy, việc ghi thông tin về số lô hàng trên nhãn phụ là không bắt buộc, nhãn phụ trên hàng hóa của công ty bạn là hợp lệ nếu có đầy đủ các thông tin từ nhãn gốc dịch ra từ tiếng nước ngoài và bổ sung các nội dung theo quy định nêu trên trong trường hợp nhãn gốc chưa thể hiện.

    2. Vi phạm quy định về ghi nhãn phụ thì xử lý thế nào?

    Nếu vi phạm các quy định về ghi nhãn phụ như đã trình bày ở điểm 1, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo điểm e, Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính Phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Cụ thể như sau:

    Đối với hành vi: Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và buộc khắc phục các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe và thành công.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    05/08/2015, 06:13:31 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:  

    1. Yêu cầu về việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh

    Điều 32, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định khi có thay đổi về ngành, nghề kinh doanh (xóa bỏ hoặc bổ sung) doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp của bạn phải có nghĩa vụ đăng ký bổ sung ngành nghề đăng kí kinh doanh bán hóa chất.

    Phụ thuộc vào loại hóa chất mà công ty bạn dự định kinh doanh, bạn có thể tham khảo các mã ngành quy định tại Quyết định 337/BKH quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để lựa chọn mã ngành phù hợp.

    Đối với kinh doanh hóa chất cho các khu công nghiệp bạn có thể tham khảo Mã ngành 4669 về “Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu” được quy định tại Quyết định 337/BKH quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

    Nhóm này gồm: Bán buôn hoá chất công nghiệp như: anilin, mực in, tinh dầu, khí công nghiệp, keo hoá học, chất màu, nhựa tổng hợp, methanol, parafin, dầu thơm và hương liệu, sôđa, muối công nghiệp, axít và lưu huỳnh,...;

    2. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

    Điều 34, Nghị định 43/2010/NĐ - CP về đăng ký kinh doanh quy định về thủ tục đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh như sau:

    Doanh nghiệp gửi Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký các giấy tờ sau:

    - Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh;

    - Quyết định bằng văn bản và

    - Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

    Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

    Lưu ý: Sau khi thực hiện việc bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh, phụ thuộc vào loại hóa chất mà công ty bạn lựa chọn bạn phải xem xét các quy định về điều kiện kinh doanh hóa chất và có thể phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất.

    Bạn có thể tham khảo tại Luật Hóa chất, Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Hóa chất và Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ – CP.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe và thành công.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    05/08/2015, 01:06:35 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    1. Thủ tục xin chấp thuận của đại hội đồng cổ đông

    Nếu việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập cho người không phải là cổ đông sáng lập được thực hiện trong thời hạn 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cần phải xin chấp thuận của đại hội đồng cổ đông theo khoản 3 điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014. Nếu việc chuyển nhượng từ cổ đông sáng lập cho cổ đông sáng lập khác thì không cần thực hiện thủ tục xin chấp thuận của đại hội đồng cổ đông.

    Tuy nhiên, xin lưu ý với bạn, công ty cổ phần là doanh nghiệp có ít nhất 3 cổ đông tham gia nên nếu 1 cổ đông sáng lập chuyển nhượng toàn bộ cổ phần dẫn tới số lượng cổ đông không đáp ứng được yêu cầu của pháp luật thì doanh nghiệp của bạn có thể phải đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.

    2. Thủ tục thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.

    Khoản 1 điều 32 Luật Doanh nghiệp quy định khi thay đổi thông tin cổ đông sáng lập thì phải thông báo lên cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Hồ sơ cần có:

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);

    - Biên bản họp và Quyết định của đại hội đồng cổ đông công ty về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

    - Danh sách cổ đông sáng lập sau khi thay đổi;

    - Thông báo lập sổ cổ đông;

    - Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần/biên bản thanh lý hợp đồng hoặc xác nhận thanh toán.

    - Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cổ đông sáng lập nếu là cá nhân; bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp.

    Thời gian thực hiện: 3 ngày làm việc và lệ phí hành chính là 200.000 đồng.

    Lưu ý:

    Khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì một số quy định về nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có khác biệt với luật doanh nghiệp 2005, do vậy, trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp có thể có sự khác biệt về nội dung với giấy chứng nhận cũ.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn và công ty sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

  • Xem thêm     

    04/08/2015, 08:52:47 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Công ty mẹ - con

    Theo Điều 189, Luật Doanh nghiệp thì một công ty được coi là công ty mẹ nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty con; hoặc có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con hoặc có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty con.

    Khoản 2 Điều 190 Luật Doanh nghiệp quy định hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.

    2. Việc giao quyền “thiết kế - chế tạo”

    Như thông tin bạn trao đổi được hiểu công ty mẹ giao cho công ty con quyền thiết kế, chế tạo một sản phẩm mới; Điều 86, Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Tổ chức, cá nhân được quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định.

    Do vậy, nếu hai bên không có thỏa thuận nào cụ thể thì công ty mẹ có quyền đăng ký với kiểu dáng, thiết kế đối với sản phẩm theo thủ tục được chúng tôi tư vấn như sau:

    3. Thủ tục đăng ký bảo hộ đối với sản phẩm

    Điều 3 Luật SHTT quy định có nhiều đối tượng được đăng ký bảo hộ như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Mỗi đối tượng có những yêu cầu và điều kiện bảo hộ khác nhau và cùng được giải quyết bởi Cục sở hữu trí tuệ.

    Vì bạn không nói rõ công ty muốn đăng ký bảo hộ đối với lĩnh vực nào nên rất khó để tư vấn về thủ tục cho bạn. Giả thiết bạn đăng ký bảo hộ đối với kiểu dáng sản phẩm thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:

    + Tờ khai đăng ký;

    + Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ

    + Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

    + Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

    + Chứng từ nộp phí, lệ phí.

    Thời hạn giải quyết Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

    Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây:

    a) Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;

    b) Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;

    c) Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn;

    d) Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn.

    4. Về việc đăng ký bổ sung sản phẩm trong giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ 

     Như thư bạn trao đổi, doanh nghiệp của bạn đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN theo quy định của Luật Khoa học công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Chương trình máy tính được coi là kết quả khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV  được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

    Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể đăng ký bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả KH&CN tại Sở khoa học công nghệ (tham khảo điểm 5 Mục IV Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV hướng dẫn Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ và mục 6 Điều 1 Thông tư 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV), cụ thể:

    - Hồ sơ cần có:

    + Văn bản đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

    + Bản chính Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN;

    + Dự án sản xuất kinh doanh

    + Văn bản xác nhận quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp các kết quả khoa học và công nghệ đăng ký bổ sung (sao y bản chính).

    - Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ  hợp lệ.

    -  Chi phí: 1.500.000 đồng (tham khảo Thông tư số 187/2009/TT-BTC ngày 29/9/2009 của Bộ Tài chính).

    Bạn đối chiếu quy định trên để thực hiện nhé. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện việc đăng ký bảo hộ đối với sản phẩm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn và công ty sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

     



     

  • Xem thêm     

    02/08/2015, 06:07:40 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    I. Thành lập công ty bởi công ty có 100 vốn đầu tư nước ngoài.

    1. Xin chủ trương đầu tư

    Luật Đầu tư 2014 quy định về xin chủ trương đầu tư theo đó, tùy vào tính chất, tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng của quyết định đầu tư mà nhà đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

    Đối với hoạt động đầu tư để phát triển kinh tế, Điều 32 Luật Đầu tư quy định UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với:

    a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

    b) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

    Nếu không rơi vào trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp không phải xin chủ trương đầu tư mà tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo các nội dung như chúng tôi tư vấn dưới đây:

    2. Hồ sơ đăng ký đầu tư cần có:

    a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

    b) Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

    3. Thẩm quyền giải quyết (điều 38 Luật Đầu tư 2014):

     Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

    Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

    Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà địa điểm thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

    4. Thời gian giải quyết (điều 37 Luật Đầu tư):

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

    II. Về hoạt động đào tạo ngoại ngữ.

    1. Tổ chức hoạt động đào tạo ngoại ngữ

    Để thực hiện hoạt động đào tạo ngoại ngữ, doanh nghiệp cần thành lập trung tâm ngoại ngữ có tên gọi, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch của trung tâm theo quy định tại điều 5 Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế hoạt động của trung tâm ngoại ngữ.

    2. Điều kiện thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ:

    - Có đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên, giảng dạy lý thuyết, thực hành đạt trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm theo yêu cầu. Số lượng giáo viên phải đảm bảo tỉ lệ trung bình không quá 25 học viên/ 1 giáo viên/ca học.

    - Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu đảm bảo 1,5m2/học viên/ca học.

    - Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.

    -  Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.

    - Được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

    3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đào tạo

    Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các trung tâm ngoại ngữ do doanh nghiệp thành lập (điều 13 Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT).

    4. Hồ sơ thành lập trung tâm gồm:

    Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học do giám đốc trung tâm ký tên, đóng dấu;

    - Quyết định thành lập trung tâm do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    -  Nội quy hoạt động của trung tâm;

    - Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sở hữu (hoặc hợp đồng thuê) đất, nhà, kinh phí hoạt động;

    Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;

    - Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;

    -  Các quy định về học phí, lệ phí;

    -  Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.

    e. Trình tự, thủ tục cấp phép:

    Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được làm thành 1 bộ và gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

    Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;

    - Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trung tâm triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;

    Trường hợp trung tâm chưa đủ điều kiện để hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

    3.  Về việc đăng ký website thương mại điện tử

    Như bạn trao đổi, doanh nghiệp của bạn dự định tiến hành hoạt động đào tạo ngoại ngữ trực tuyến thông qua website.

    Theo điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về mại điện tử: hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

    Doanh nghiệpthiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương theo quy định sau đây:

    - Quy trình: Việc tiếp nhận, xử lý thông báo website thương mại điện tử bán hàng được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

    + Thương nhân truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử thông qua việc đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống;

    + Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký : Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống; sau khi đăng nhập, thương nhân chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin. Trong thời hạn 3 ngày làm việc , thương nhân sẽ nhận được thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về việc xác nhận thông tin khai báo hợp lệ, đầy đủ hoặc chưa đạt để khai báo lại. Thương nhân cần theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

    + Xác nhận thông báo từ Bộ Công thương: trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo đầy đủ, hợp lệ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ gửi cho doanh nghiệp qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng, thể hiện thành biểu tượng đã thông báo. Khi chọn biểu tượng này, người sử dụng được dẫn về phần thông tin thông báo tương ứng doanh nghiệp tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.  

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

     

  • Xem thêm     

    02/08/2015, 06:03:08 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    1. Quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 liên quan đến việc thay đổi nội dung ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

    Luật Doanh nghiệp 2014 có điểm mới quy định nội dung thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không có ghi ngành nghề kinh doanh, nhưng trong hồ sơ đăng ký thành lập thì doanh nghiệp vẫn phải kê khai ngành nghề kinh doanh của mình. Trong quá trình hoạt động có sự thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp vẫn phải thông báo việc thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh.

    2. Hồ sơ thay đổi nội dung ngành nghề kinh doanh 

    Để thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

    - Biên bản họp và quyết định của Hội đồng thành viên công ty về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại đây.

    - Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề nếu ngành nghề mới yêu cầu phải có chứng chỉ của người đứng đầu.

    - Văn bản xác nhận vốn pháp định nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề pháp luật quy định phải có vốn pháp định.

    3. Mã ngành nghề kinh doanh

    - Với dịch vụ thẩm mỹ:

    Theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được hướng dẫn bởi quyết định 337/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhóm ngành thẩm mỹ và đào tạo nghề thẩm mỹ được quy định tại nhóm 961 - 9610 - 96100: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao).

    Nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình...).

    - Với dịch vụ dạy nghề thẩm mỹ

    Nhóm ngành 8532: Giáo dục nghề nghiệp

    85322: Dạy nghề

    Nhóm này gồm: - Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.

    - Với hoạt động mua bán mỹ phẩm

    Nhóm ngành 4711 - 4719: Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp loại khác 47191: Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại

    Nhóm này gồm: Bán lẻ nhiều loại hàng hoá trong các siêu thị, minimart, trung tâm thương mại, bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá thuốc lào có doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

     

18 Trang «<3456789>»