Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang <1234567>»
  • Xem thêm     

    22/01/2021, 04:18:49 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì có thể thấy hai sổ bảo hiểm của bạn ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không trùng nhau. Căn cứ vào khoản 4 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH:

    “4. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.”

    Khoản này được bổ sung bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH:

    "2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả

    Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:

    + Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp....”

    Như vậy, bạn cần đề nghị với cơ quan BHXH về việc gộp sổ. Hai sổ bảo hiểm xã hội của chị sẽ bị cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi. Sau đó, cơ quan BHXH sẽ hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH của các sổ BHXH vào sổ mới. Theo đó, chị sẽ được công nhận quá trình đóng BHXH tại sổ BHXH cũ và sổ BHXH mới.

    Số sổ BHXH hủy do gộp sổ BHXH sẽ được chuyển về Trung tâm Thông tin BHXH Việt Nam tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung để BHXH tỉnh, BHXH huyện tra cứu khi xác nhận và giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động.

  • Xem thêm     

    22/01/2021, 11:17:04 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, hành vi chủ nhà đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi và mức độ thiệt hại gây ra, người thực hiện hành vi này có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tổn hại về sức khỏe do hành vi đó gây ra

    Để xác định cụ thể trách nhiệm pháp lý của người gây thương tích, anh chị cần trình báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan điều tra công an cấp xã và cấp huyện tại xảy ra hành vi phạm tội. Nội dung của đơn trình báo, tố giác bao gồm các nội dung cơ bản như: Họ và tên người trình báo, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú, nội dung chi tiết vụ việc. Ngoài ra có thể gửi kèm theo các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó cơ quan công an có cơ sở để áp dụng các thủ tục pháp lý cần thiết như điều tra để xác minh tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật; trưng cầu giám định tư pháp để xác định mức độ thiệt hại đối với cơ thể do hành vi gây thương tích gây ra. Kết luận giám định là căn cứ quan trọng để đánh giá hành vi cố ý gây thương tích có đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không; đông thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

  • Xem thêm     

    20/01/2021, 09:11:49 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Nếu khi nghỉ việc bạn vẫn chưa được thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mình thì trong trường hợp trên người lao động có thể khiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động hoặc báo lên Thanh tra lao động để được giải quyết. Bên cạnh đó người lao động cũng có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đòi quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    20/01/2021, 08:52:07 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Người lao động hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập được trả lương theo thang, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ (Bảng 3) hoặc bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ (Bảng 4) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như viên chức có cùng trình độ đào tạo hoặc có cùng chức danh nghề nghiệp đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp đó.

    Tuy nhiên, Cá nhân, tổ chức ký hợp đồng để làm những công việc quy định được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về dân sự, pháp luật về thương mại và không thuộc chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc và quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị; các cá nhân đang ký hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP; mức lương trong hợp đồng lao động mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Do đó, Về mức lương sẽ do thỏa thuận về tiền lương phải được hai bên thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật về tiền lương.

  • Xem thêm     

    20/01/2021, 08:41:59 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là người lao động, trong suốt quá trình công tác thì bạn không nghỉ hàng năm. Do vậy, căn cứ theo quy định mà bạn tích dẫn thì những ngày không nghỉ bạn sẽ được thanh toán tiền. Vì vậy, bạn cần liên hệ với công ty bạn để được giải quyết quyền lợi.

    Tiền lương tính phép năm căn cứ vào tiền lương mà bạn và người sử dụng lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động ký kết giữa 2 bên. Đối với người lao động có thời gian làm việc trên 6 tháng thì tính tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước đó, dưới 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ tính là tiền lương bình quân của toàn bộ thời gian làm việc. Tiền lương của 1 ngày phép năm chưa nghỉ được thanh toán sẽ bằng tiền lương bình quân nêu trên chia cho số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề thời điểm tính. Nếu trong hợp đồng lao động ký kết giữa 2 bên thỏa thuận lương của người lao động sẽ bằng mức lương cơ sở của doanh nghiệp X hệ số lương của người lao động, thì đây là căn cứ tính tiền phép năm cho người lao động.

  • Xem thêm     

    15/01/2021, 10:38:12 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Nếu Công ty đã làm sai luật, bạn có quyền gửi đơn khiếu nại yêu cầu công công ty giải quyết hoặc gửi hòa giải viên cơ sở, nếu không gửi Liên đoàn lao động tại địa phương can thiệp. Nếu vẫn không giải quyết được bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nơi cty đặt trụ sở.

    Đơn khởi kiện công ty bạn nêu rõ nhân thân, địa chỉ , CMND , Hợp đồng LĐ đã ký và nêu rõ quá trình làm việc và cty vi phạm trong việc chi trả không đúng và đủ lương cho bạn. Sau cùng đề nghị giải quyết cho bạn những yêu cầu nào.

  • Xem thêm     

    09/01/2021, 11:08:06 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Một trong những điều kiện quan trọng đó Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động; trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động (như Người lao động nước ngoài là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn, là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần,…).

    Trường hợp người nước ngoài có giấy phép thường trú tại Việt Nam thì cũng không cần phải có Giấy phép lao động mà có thể thường trú theo diện bảo lãnh kết hôn.

    Do đó, Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì thuộc diện đủ điều kiện cấp thẻ cư trú nhưng vẫn phải thực hiện xin giấy phép lao động nếu như làm việc tại Việt Nam. 

     

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 03:38:07 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Công ty A không được quyết định chuyển người lao động cho công ty B để buộc người lao động phải ký hợp đồng lao động với công ty con. Bởi vì quan hệ giữa công ty mẹ và người lao động được điều chỉnh bởi thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động. Trường hợp muốn thiết lập quan hệ lao động giữa công ty B và người lao động thì quan hệ lao động giữa công ty A và người lao động phải chấm dứt. Trừ trường hợp này công ty A và công ty B đồng ý tồn tại song song 2 quan hệ lao động, theo đó bạn có cơ sở để đồi phần lương, BHXH, BHTN của công ty B

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 02:45:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Như bạn trình bày và căn cứ Điều 33 Bộ luật lao động năm 2019, phía Cty cần báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về việc giảm 50% mức lương. Nếu hai bên thỏa thuận được thì các bên sẽ ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết.

    Để thương lượng giảm 50% lương, bạn có thể tham khảo thủ tục thương lượng tập thể quy định tại Điều 67 và Điều 70 Bộ luật lao động năm 2020.

    Nếu Công ty đã làm sai luật, bạn có quyền gửi đơn khiếu nại yêu cầu công công ty giải quyết hoặc gửi hòa giải viên cơ sở, nếu không gửi Liên đoàn lao động tại địa phương can thiệp. Nếu vẫn không giải quyết được bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nơi cty đặt trụ sở.

    Đơn khởi kiện công ty bạn nêu rõ nhân thân, địa chỉ , CMND , Hợp đồng LĐ đã ký và nêu rõ quá trình làm việc và cty vi phạm trong việc chi trả không đúng và đủ lương cho bạn. Sau cùng đề nghị giải quyết cho bạn những yêu cầu nào.

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 02:29:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 110 Luật phá sản năm 2014 có quy định về nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:

    “1. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại các điều 105, 106 và 107 của Luật này không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    2. Nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

    Do đó, khi doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp của bạn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn khi thanh toán các khoản nợ và sẽ thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau:

    – Chi phí phá sản;

    – Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

    – Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    – Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

    Theo đó, khi doanh nghiệp của bạn đã thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên, nếu như sau khi trả xong chi phí phá sản, mà doanh nghiệp của bạn không còn để thanh toán tiền lương, thì trong trường hợp này bạn sẽ không được nhận bất cứ khoản nào. Trong trường hợp còn nhưng không đủ để chia cho người lao động, thì sẽ thực hiện Khoản 3 Điều 54 Luật phá sản năm 2014: “Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ”. Khi đó, trong cùng một thứ tự ưu tiên, bạn vẫn được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm. Đây là một trong một số rủi ro mà người lao động gặp phải khi doanh nghiệp phá sản và không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ.

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 11:22:38 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

    a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

    b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

    c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

    2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

    a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

    b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”.

    Căn cứ quy định nêu trên, khi bạn nghỉ việc thì công ty sẽ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

    Trường hợp, dù bạn chỉ làm việc tại công ty 9 tháng và tham gia bảo hiểm xã hội trong 9 tháng nhưng thời gian tham gia trên vẫn được cơ quan bảo hiểm ghi nhận. Do đó, khi nghỉ việc bắt buộc bạn phải nộp lại sổ bảo hiểm xã hội cho công ty để công ty gửi sổ của bạn đến cơ quan bảo hiểm xã hội làm thủ tục chốt quá trình đóng ở công ty cho bạn.

    Trường hợp, bạn không nộp lại sổ bảo hiểm để công ty tiến hành chốt sổ cho bạn thì có thể việc hưởng các chế độ về bảo hiểm sau này của bạn sẽ gặp khó khăn. Trường hợp, bạn muốn giải quyết các chế độ như: bảo hiểm xã hội một lần, hay chế độ hưu trí… thì cơ quan bảo hiểm buộc phải yêu cầu bạn quay về công ty nơi bạn chưa chốt để làm thủ tục chốt sổ. Sau khi chốt đầy đủ các quá trình tham gia, chế độ bảo hiểm của bạn mới được giải quyết.

    Ngoài ra, trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không có căn cứ chấm dứt và không thực hiện nghĩa vụ báo trước cho công ty theo quy định thì bạn thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo đó, bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho công ty theo quy định.

    Như vậy, qua những phân tích trên, do bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho công ty theo quy định trên. Tuy nhiên, công ty vẫn phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm và trả lại sổ bảo hiểm cho bạn sau khi đã chốt. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi về các chế độ bảo hiểm của mình, khi nghỉ việc bắt buộc bạn phải nộp lại sổ bảo hiểm xã hội cho công ty để công ty chốt cho bạn.

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 11:06:50 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ Điều 153 Bộ luật lao động 2019 quy định:

    “Điều 153. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài

    1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

    3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

    Theo đó, công ty bạn có sử dụng lao động là người nước ngoài và đã được cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú. Trong trường hợp nếu như thẻ tạm trú hết thời hạn trước giấy phép trong thời gian đợi cấp giấy phép lao động mới thì công ty bạn tiến hành các thủ tục gia hạn thẻ tạm trú cho người lao động này theo quy định của pháp luật, cụ thể:

    “Điều 35. Gia hạn tạm trú

    1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này, tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú.”

    Theo đó, quý công ty cần tiến hành các quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú được quy định như sau:

    “Điều 37. Thủ tục cấp thẻ tạm trú

    1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú bao gồm:

    a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;

    b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;

    c)Hộ chiếu;

    d) Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật này.

    2. Giải quyết cấp thẻ tạm trú như sau:

    a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;

    b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.”

    Như vậy, theo quy định trên nếu thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài hết thời hạn trước giấy phép lao động thì công ty bạn cần tiến hành các thủ tục xin gia hạn tạm trú hoặc làm lại thẻ tạm trú mới (được bảo lãnh do kết hôn) để đảm bảo cho người lao động có đủ điều kiện lao động tại công ty theo quy định của pháp luật. Hồ sơ được nộp tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Cục xuất nhập cảnh). Thời hạn giải quyết là 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có quan xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ ngoại giao sẽ tiến hành xem xét cấp thẻ tạm trú cho bạn.

  • Xem thêm     

    01/01/2021, 10:16:18 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 31 Bộ luật lao động quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn điều 31 Bộ luật lao động (BLLĐ). Theo đó, trong trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động với các điều kiện:

    + Quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động;

    + Phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

    + Không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trường hợp đã đủ 60 ngày mà muốn tiếp tục chuyển làm công việc khác so với hợp đồng thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản, người lao động không đồng ý mà phải ngừng việc thì phải trả lương ngừng việc cho người lao động.

     - Trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    Công ty mẹ điều chuyển lao động qua công ty con trong trường hợp nêu trên thì quan hệ lao động vẫn tồn tại giữa công ty mẹ và người lao động, thời gian chuyển bị giới hạn.Những chế độ liên quan đến người lao động vẫn do công ty mẹ giải quyết. Trường hợp này cũng chỉ mang tính chất tạm thời.

            Thỏa thuận điều chuyển người lao động qua nơi làm việc khác.

    Một trong những nội dung bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định tại điều 23 BLLĐ là địa điểm làm việc. Trong các hợp đồng lao động thỏa thuận về địa điểm làm việc là tại 01 địa chỉ cụ thể hoặc theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động hoặc có phụ lục hợp đồng bổ sung thỏa thuận này. Muốn điều chuyển lao động làm việc nơi khác so với Hợp đồng lao động phải đạt được sự đồng ý của người lao động. Người sử dụng lao động không đương nhiên có quyền điều chuyển người lao động đi làm việc nơi khác so với hợp đồng lao động. Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp nêu tại điều 31 BLLĐ thì phải có thỏa thuận trong hợp đồng nhưng trường hợp này cũng là tạm thời, quan hệ lao động vẫn tồn tại giữa công ty mẹ với người lao động.

    Chuyển người lao động của công ty mẹ qua ký hợp đồng lao động với công ty con.

    Công ty mẹ không được quyết định chuyển người lao động cho công ty con để buộc người lao động phải ký hợp đồng lao động với công ty con. Bởi vì quan hệ giữa công ty mẹ và người lao động được điều chỉnh bởi thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động. Trường hợp muốn thiết lập quan hệ lao động giữa công ty con và người lao động thì quan hệ lao động giữa công ty mẹ và người lao động phải chấm dứt. Trừ trường hợp công ty mẹ và công ty con đồng ý tồn tại song song 2 quan hệ lao động.

    Việc chấm dứt hợp đồng tuân thủ theo quy định tại Điều 36 BLLĐ về các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động. Sau đó/đồng thời, người lao động ký hợp đồng lao động với công ty con.

    Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a Khoản 1  Điều 37 BLLĐ: do không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động đối với hợp đồng mùa vụ hoặc xác định thời hạn; hoặc báo trước đủ thời gian đối với hợp đồng không xác định thời hạn.

  • Xem thêm     

    01/01/2021, 10:09:59 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trường hợp này của bạn rất phức tạp nên bạn vui lòng liên hệ trực tiếp để luật sư có cơ sở thực hiện việc tư vấn cho bạn đảm bảo tính phù hợp giữa nội dung tư vấn và nội dung vụ việc cũng như các quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    01/01/2021, 10:08:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 6 Thông tư 23/2015/TT – BLĐTBXH quy định tiền lương làm thêm giờ:

    “Trả lương khi người lao động làm thêm giờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

    1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 104 của Bộ luật lao động và được tính như sau:

    Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.

    Trong đó:

    a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm);...”.

    Điều 14 Thông tư 47/2015/TT – BLĐTBXH quy định:

    “4. Sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản tại Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động như sau:

    ...

    c) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 6 như sau:

    “a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường và không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không quá 8 giờ/ngày và không kể số giờ làm thêm).

    Tiền lương giờ thực trả nêu trên không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.

    Vậy, Điểm c Khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT – BLĐTBXH quy định rõ tiền lương thực trả làm căn cứ tính tiền lương làm thêm giờ quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2015/TT – BLĐTBXH không bao gồm tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở,..... và các khoản trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ.

    Bên cạnh đó, các khoản trợ cấp trực tiếp liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ như phụ cấp chức danh, phụ cấp công vụ,... được tính khi xác định tiền lương thực trả làm căn cứ tính tiền lương làm thêm giờ cho NLĐ.

    Bạn và những người lao động tham khảo thêm Điểm c Khoản 4 Điều 14 Thông tư 47 nêu trên để loại trừ các khoản tiền không được tính vào tiền lương thực trả để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

  • Xem thêm     

    01/01/2021, 10:05:07 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 về Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên;trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 29 về Cấp sổ BHXH của Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH như sau:

    4. Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    Đối với trường hợp này của bạn, thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    Đối với trường hợp này, Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội phải phụ thuộc phía cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Do chưa xác định được lỗi chưa trả sổ bảo hiểm cho bạn là của công ty hay phía cơ quan bảo hiểm xã hội chậm trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của bạn bạn có thể khiếu nại để yêu cầu giải quyết vấn đề của bạn.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 118 về khiếu nại về bảo hiểm xã hội của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

    1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Đối với trường hợp này, nếu như quá thời hạn chốt và trả sổ bảo hiểm thì bạn có thể khiếu nại đến Giám đốc của công ty hoặc khiếu nại lên Phòng lao động – thương binh xã hội cấp huyện hoặc khởi kiện ra Tòa án cấp quận/huyện nơi công ty đó đóng trụ sở.

  • Xem thêm     

    01/01/2021, 10:02:29 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 37 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được điều chỉnh bởi khoản 5 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung 2019. Theo đó, việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển và các trường hợp đặc biệt khác được chính thức nêu trong Luật.

    Cụ thể, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có quyền quyết định tiếp nhận viên chức công tác trong đơn vị sự nghiệp công lập, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí việc làm vào làm công chức.

    Nội dung này góp phần thống nhất quy định khác được nêu trong văn bản hướng dẫn chi tiết đã được ban hành trước đó.

    Đồng thời, Luật cũng nêu rõ, những viên chức làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập phải đang không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật và phải có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.

    Ngoài ra, tại Luật Viên chức sửa đổi, quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang công chức được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.

    Như vậy, khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức có hiệu lực thì viên chức muốn được tuyển dụng vào công chức phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

    - Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật (quy định mới);

    - Có bằng tốt nghiệp đại học;

    - Có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên;

    - Cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng;

    - Có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không kể thời gian tập sự, thử việc…

  • Xem thêm     

    28/12/2020, 09:21:10 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thử việc như sau:

    “Điều 24. Thử việc

    1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

    2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

    3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”

    “Điều 26. Tiền lương thử việc

    Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

    1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

    Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

    Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

    Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn có thử việc tại Công ty làm da dày. Nhưng vì tính chất công việc nên đang trong thời gian thử việc bạn đã xin nghỉ mà không báo trước.

    Nếu bạn có ký hợp đồng thử việc với công ty. Trong hợp đồng thử việc có nêu rõ là trong thời gian thử việc bạn muốn nghỉ việc thì bạn phải thông báo cho công ty biết trước trong một thời hạn nhất định. Nếu bạn không báo trước cho công ty trong thời gian được quy định thì bạn sẽ không được trả lương theo hợp đồng thử việc. Lúc này, công ty không trả lương cho bạn là có căn cứ.

    Nếu bạn có ký hợp đồng thử việc với công ty và trong hợp đồng thử việc không nhắc đến việc muốn chấm dứt hợp đồng thử việc cần phải báo trước. Hoặc bạn và công ty A không ký kết hợp đồng thử việc. Lúc này, chúng ta sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:

    Như vậy, theo quy định của pháp luật, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Chính vì vậy, việc bạn nghỉ việc mà không báo trước thì được xem như là bạn đã thông báo cho công ty. Do đó, công ty có nghĩa vụ trả lương cho bạn theo đúng thỏa thuận ban đầu khi bạn mới bắt đầu vào làm việc ở công ty.

  • Xem thêm     

    24/12/2020, 02:09:06 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được tính vào chi phí của từng phẫu thuật, thủ thuật, mức chi phí được cộng vào mức giá của từng loại phẫu thuật, thủ thuật.

    Phụ cấp được tính trên từng ca phẫu thuật, thủ thuật chứ không tính theo bệnh nhân hay số lần thực hiện châm chích như bạn nói. Do đó với trường hợp của bạn thì nếu như bệnh nhân A đến khám được bác sĩ chỉ định châm cứu, trong ca thủ thuật đó, bạn châm bệnh nhân A tổng cộng 10 lần mà thì chỉ tính có một lần thủ thuật và được hưởng phụ cấp một lần.

  • Xem thêm     

    23/12/2020, 03:22:33 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo danh mục chuyên khoa Y học cổ truyền được ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 Quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật thì thủ thuật điện châm được xếp vào thủ thuật loại II.

    Đối với loại thủ thuật này thì mức phụ cấp được quy định chi tiết tại khoản 2 điều Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch như sau:

    “[…]

    2. Chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được tính vào chi phí của từng phẫu thuật, thủ thuật, mức chi phí được cộng vào mức giá của từng loại phẫu thuật, thủ thuật như sau:

    a) Phẫu thuật loại đặc biệt: tối đa 1.520.000 đồng/ca;

    b) Phẫu thuật loại I: tối đa 660.000 đồng/ca;

    c) Phẫu thuật loại II: tối đa 340.000 đồng/ca;

    d) Phẫu thuật loại III: tối đa 190.000 đồng/ca;

    đ) Thủ thuật loại Đặc biệt: tối đa 300.000 đồng/ca;

    e) Thủ thuật loại I: tối đa 144.000 đồng/ca;

    g) Thủ thuật loại II: tối đa 63.000 đồng/ca;

    h) Thủ thuật loại III: tối đa 28.500 đồng/ca;

    […]”

    Như vậy phụ cấp được tính trên từng ca phẫu thuật, thủ thuật chứ không tính theo bệnh nhân hay số lần thực hiện châm chích như bạn nói. Mức phụ cấp tối đa cho thủ thuật loại II là 63.000 đồng/ca

    Do đó với ví dụ của bạn thì nếu như bệnh nhân A đến khám được bác sĩ chỉ định châm cứu, trong ca thủ thuật đó, bạn châm bệnh nhân A tổng cộng 10 lần mà bệnh viện chỉ tính có một lần thủ thuật và được hưởng phụ cấp 19.500 đồng (chưa vượt quá mức phụ cấp tối đa với thủ thuật loại II 63.000 đồng/ca.

47 Trang <1234567>»