Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang 12345>»
  • Xem thêm     

    02/12/2022, 02:47:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Câu hỏi đã được tư vấn

    Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là loại visa dài hạn được Chính Phủ Việt Nam cấp cho người nước ngoài với mục đích lao động và được áp dụng cho người có đủ điều kiện kiện về giấy phép lao động hoặc đủ điều kiện làm việc theo quy định của Luật lao động Việt Nam.

    Bất kỳ quốc gia nào cũng đều yêu cầu chứng minh nghề nghiệp trong thủ tục hồ sơ xin visa và vấn đề này đối với người làm việc tự do quả là khó khăn. Ngoài ra có một số điều kiện khác chứng minh ràng buộc tại Việt Nam như:

    - Tài sản: tài sản cố định, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng,…

    - Gia đình và người thân tại Việt Nam: hộ khẩu, đăng ký kết hôn, khai sinh các con,….Trong trường hợp, gia đình của bạn đang định cư ở quốc gia đi du lịch thì cần phải có “thư mời du lịch” có cam kết bạn 100% quay về.

    Trường hợp bạn đang làm việc tự do không có hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội và cũng không đăng ký kinh doanh, có thể bị xem là không có mối liên hệ, ràng buộc chặt chẽ tại Việt Nam. Do đó, hồ sơ của bạn sẽ rất khó thuyết phục ở lại Việt Nam sau khi kết thúc chuyến du lịch.

     

  • Xem thêm     

    02/12/2022, 02:46:05 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là loại visa dài hạn được Chính Phủ Việt Nam cấp cho người nước ngoài với mục đích lao động và được áp dụng cho người có đủ điều kiện kiện về giấy phép lao động hoặc đủ điều kiện làm việc theo quy định của Luật lao động Việt Nam.

    Bất kỳ quốc gia nào cũng đều yêu cầu chứng minh nghề nghiệp trong thủ tục hồ sơ xin visa và vấn đề này đối với người làm việc tự do quả là khó khăn. Ngoài ra có một số điều kiện khác chứng minh ràng buộc tại Việt Nam như:

    - Tài sản: tài sản cố định, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng,…

    - Gia đình và người thân tại Việt Nam: hộ khẩu, đăng ký kết hôn, khai sinh các con,….Trong trường hợp, gia đình của bạn đang định cư ở quốc gia đi du lịch thì cần phải có “thư mời du lịch” có cam kết bạn 100% quay về.

    Trường hợp bạn đang làm việc tự do không có hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội và cũng không đăng ký kinh doanh, có thể bị xem là không có mối liên hệ, ràng buộc chặt chẽ tại Việt Nam. Do đó, hồ sơ của bạn sẽ rất khó thuyết phục ở lại Việt Nam sau khi kết thúc chuyến du lịch.

     

  • Xem thêm     

    23/06/2022, 09:51:25 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là loại visa dài hạn được Chính Phủ Việt Nam cấp cho người nước ngoài với mục đích lao động và được áp dụng cho người có đủ điều kiện kiện về giấy phép lao động hoặc đủ điều kiện làm việc theo quy định của Luật lao động Việt Nam.

    Bất kỳ quốc gia nào cũng đều yêu cầu chứng minh nghề nghiệp trong thủ tục hồ sơ xin visa và vấn đề này đối với người làm việc tự do quả là khó khăn. Ngoài ra có một số điều kiện khác chứng minh ràng buộc tại Việt Nam như:

    - Tài sản: tài sản cố định, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng,…

    - Gia đình và người thân tại Việt Nam: hộ khẩu, đăng ký kết hôn, khai sinh các con,….Trong trường hợp, gia đình của bạn đang định cư ở quốc gia đi du lịch thì cần phải có “thư mời du lịch” có cam kết bạn 100% quay về.

    Trường hợp bạn đang làm việc tự do không có hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội và cũng không đăng ký kinh doanh, có thể bị xem là không có mối liên hệ, ràng buộc chặt chẽ tại Việt Nam. Do đó, hồ sơ của bạn sẽ rất khó thuyết phục ở lại Việt Nam sau khi kết thúc chuyến du lịch.

     

  • Xem thêm     

    16/07/2021, 03:10:53 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo quy định tại Điều 46  Luật việc làm năm 2013:

    “Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

    Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”

    Theo quy định trên, thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm là 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động làm việc, chứ không phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    Theo thông tin anh cung cấp, ngày 20/04/2021 bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty cũ – theo chúng tôi hiểu đây là ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

    Như vậy, nếu tính từ ngày bạn chính thức nghỉ việc (ngày chấm dứt hợp đồng lao động) đến nay (19/7/2021) vẫn trong thời hạn 03 tháng thì bạn có thể nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.

  • Xem thêm     

    07/07/2021, 09:19:58 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 về thời giờ làm việc bình thường:

    “1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

    Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

    …….”

    Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

    Công ty bạn bố trí người lao động làm việc 8,5h/ ngày. Nếu công ty quy định làm việc theo tuần thì 1 ngày làm việc hơn 8,5h/ ngày nhưng số giờ làm việc trong 1 tuần không quá 48h. Nếu công ty quy định làm việc theo ngày hoặc theo giờ thì công ty đã vi phạm quy định về thời gian làm việc: làm việc hơn 8h/ ngày.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn bố trí người lao động làm việc với thời gian nêu trên là không đúng quy định của pháp luật.

    Đối với trường hợp công ty quy định làm việc theo tuần thì 1 ngày có thể làm việc 10h, mỗi tuần làm việc 4 ngày (mỗi ngày 10h) và 1 ngày 8h. Nếu công ty quy định làm việc theo giờ hoặc theo ngày thì mỗi ngày làm việc 8h, mỗi tuần làm việc 6 ngày.

  • Xem thêm     

    06/07/2021, 03:46:31 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ thông tin bạn cung cấp cho thấy người cán bộ tại đơn vị bạn được cơ quan cử đi đào tạo nâng cao trình độ. Sau khi đào tào, người đó phải thực hiện nghĩa vụ cam kết làm việc tại đơn vị theo quy định tại Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP:

    “Điều 6. Điều kiện đào tạo sau đại học

    1. Đối với cán bộ, công chức:

    c) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

    2. Đối với viên chức:

    b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

    …”

    Người cán bộ đó được đi đào tạo tiến sỹ 04 năm (= 48 tháng). Theo cam kết, người đó phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 8 năm ( 96 tháng. Sau khi tốt nghiệp, người đó đã phục vụ cho cơ quan được 6 năm. Nay, anh ta xin nghỉ việc là chưa đủ theo quy định về thời gian ở trên.

    Trong trường hợp đó, khi xin nghỉ việc trong thời gian đào tạo hoặc không làm đủ thời gian cam kết sau khi đào tạo thì người đó sẽ phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP.

  • Xem thêm     

    05/07/2021, 05:14:32 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Tại Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    “Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

    5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

    6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

    9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

    10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã”.

    Tại Điều 47 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thanh lý hợp đồng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    “Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

    Như vậy, đối với trường hợp của bạn, do thay đổi giám đốc nên bạn muốn ký hợp đồng mới. Về bản chất hợp đồng lao động của những người lao động trong công ty bạn đã là hợp đồng dài hạn, việc ký lại hợp đồng không áp dụng trong trường hợp này, bên bạn thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động theo Điều 35 “Bộ luật lao động năm 2019”.

    “Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

    1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

    2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết”.

  • Xem thêm     

    25/06/2021, 05:09:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật lao động như sau:

    a) 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc;

    b) 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc.

    Trường hợp bạn nêu, đơn vị có thể áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể nào hướng dẫn về việc người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo khi bị sa thải. Pháp luật chỉ quy định người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo trong những trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ chịu những hậu quả pháp lý theo quy định.

  • Xem thêm     

    25/06/2021, 04:55:44 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ vào Điều 13 Bộ luật lao động 2019 thì: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Theo quy định tại khoản 3 điều 18 thì đối tượng giao kết hợp đồng bao gồm các đối tượng sau:

    Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

    3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

    Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại  ba trường hợp đầu không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định”

    Như vậy, đối với trường hợp của bạn nếu như thành viên trong hội đồng quản trị là người trực tiếp sử dụng và quản lý trong quá trình bạn làm việc thì cần thiết phải kí hợp đồng lao động với thành viên đó. Ngược lại nếu thành viên đó  trong hội đồng quản trị không phải là người trực tiếp quản lý trong quá trình làm việc thì không cần thiết phải ký kết bản hợp đồng lao động với thành viên quản trị.

    Theo Điểm d, khoản 2.5, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, ban hành ngày 18/06/2014, bắt đầu có hiệu lực ngày 02/08/2014, quy định về các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

    “ Tiền lương, tiền công của chủ doanh  nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH MTV (do cá nhân làm chủ); thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh”.

    Trường hợp các cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành sản xuất kinh doanh thì vẫn được tính vào chi phí hợp lý.

    Nếu giám đốc thuê ngoài, nhận lương hằng tháng từ chủ doanh nghiệp thì chi phí này được xem là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

    Nếu thành viên của công ty TNHH 2 Thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ phần thì Chi phí này vẫn là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

  • Xem thêm     

    25/06/2021, 04:38:18 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điểm a, Khoản 1, Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Pháp luật hiện hành không quy định người lao động phải làm đủ số ngày báo trước theo quy định, mà chỉ quy định người lao động nếu muốn nghỉ việc thì phải báo trước một số ngày tùy trường hợp.

    Do đó, nếu bạn đủ quyền để sử dụng các ngày nghĩ phép của bạn.

  • Xem thêm     

    11/06/2021, 10:46:56 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trong quá trình làm việc, để nâng cao trình độ, tay nghề, người sử dụng lao động có thể cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài. Khi đó, các bên phải ký hợp đồng đào tạo nghề và giao cho mỗi bên giữ 01 bản theo khoản 1 Điều 62 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019.

    Hợp đồng đào tạo nghề do các bên tự thỏa thuận nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:

    Nghề đào tạo;

    Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

    Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

    Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

    Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

    Trách nhiệm của người lao động.

    Với việc ký hợp đồng đào tạo, người lao động sẽ được cử đi học để nâng cao tay nghề trên kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

    Khi đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ năm 2019, người lao động sẽ được người sử dụng lao động chi trả các khoản sau:

    - Chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học trong thời gian học;

    - Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học;

    - Chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo (nếu người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài).

    Như vậy, có thể thấy, người lao động khi được cử đi học nghề vừa có thể nâng cao tay nghề không mất chi phí mà còn được hưởng nhiều quyền lợi nêu trên.

    Người lao động sau khi được đào tạo phải làm việc cho người lao động theo đúng thời gian đã cam kết trong hợp đồng đào tạo. Sau đó, không thiếu trường hợp người lao động tự ý bỏ việc , khiến cho các đơn vị sử dụng lao động không những bị khủng hoảng về nhân sự mà còn bị thiệt hại do mất kinh phí đào tạo. Trong trường hợp này người lao động có thể sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho người sử dụng lao động.

    Do hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận của các bên nên nếu trong hợp đồng đã nêu rõ trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo thì việc trả lại chi phí sẽ thực hiện theo thỏa thuận. Nếu có quy định về miễn trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo thì người lao động thuộc trường hợp đó sẽ không phải trả lại chi phí này.

    Nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động không thỏa thuận một cách rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào thì việc hoàn trả chi phí được thực hiện như sau:

    Trường hợp 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp

    BLLĐ năm 2019 không đặt ra trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

    Tuy nhiên, khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục và nghề nghiệp 2014 lại quy định: “Người tốt nghiệp các khoá đào tạo do ngư­ời sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.”

    Theo đó, người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết.

    Trường hợp 2: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    Theo quy định tại Điều 40 BLLĐ năm 2019, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

    - Không được trợ cấp thôi việc;

    - Phải bồi thường nửa tháng tiền lương và một khoản tiền tương ứng với những ngày không báo trước;

    - Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo.

    Do đó, trong trường hợp này, người lao động cũng phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

    Có thể thấy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo dù đúng luật hay trái luật.

    Bởi vậy, để tránh tranh chấp xảy ra sau này, các bên khi ký hợp đồng đào tạo nghề cần thỏa thuận rõ các điều kiện phải hoàn trả chi phí đào tạo và trường hợp được miễn trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.

    Có được phạt vi phạm gấp nhiều lần chi phí đào tạo?

    Bên cạnh việc hoàn trả chi phí đào tạo, người lao động có thể còn phải bồi thường thêm khoản tiền do vi phạm hợp đồng nếu trước đó các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm.

    Các bên khi ký hợp đồng đào tạp nghề thường thỏa thuận người lao động sau khi được đào tạo phải cam kết làm việc cho người sử dụng lao động trong thời gian nhất định, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp nhiều lần chi phí đào tạo nghề.

    Việc yêu cầu bồi thường do vi phạm dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng cho phép các bên tự do thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng. Vậy doanh nghiệp được yêu cầu bồi thường tối đa là bao nhiêu?

    Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 không đặt ra mức tối đa đối với phạt vi phạm mà sẽ do các bên tự thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Trong khi đó, Bộ luật Lao động cũng không có quy định nào về vấn đề này. Vì vậy, việc áp dụng mức nào sẽ do sự thỏa thuận của các bên.

    Như vậy, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động về việc phạt vi phạm hợp đồng đào tạo nghề gấp nhiều lần chi phí đào tạo cũng không trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp tại Tòa án, với sự xem xét, cân bằng lợi ích giữa các bên thì mức phạt vi phạm được Tòa án áp dụng có thể thấp hơn so với mức các bên thỏa thuận trước đó.

  • Xem thêm     

    11/06/2021, 10:26:05 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 98 BLLĐ 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ:

    “1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

    3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.”

    Như vậy, đối với trường hợp của anh với khoảng thời gian anh làm thêm giờ sẽ nhận được tiền ngày thường là 150% lương nếu vào ngày thường và 200% lương nếu vào ngày nghỉ hằng tuần.

    Điều 105 Bộ luật Lao động quy định: “Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau”. Việc Công ty bạn tăng ca đột xuất lúc 23h thứ 7 đến 6h sáng chủ nhật thì từ 1h đến 6h sáng chủ nhật sẽ được tính là tăng ca  ngày Thứ bảy.

  • Xem thêm     

    09/06/2021, 11:17:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Vài năm trở lại đây, sự nở rộ của các công ty tài chính đã trở thành cứu cánh cho rất nhiều người trong việc giải quyết nhu cầu vay tiền thông qua hình thức vay tín chấp, tức là người vay sẽ sử dụng "uy tín" của mình để bảo đảm cho khoản vay.

    Khi làm hồ sơ vay, người đi vay phải cung cấp thông tin cá nhân (CMND, hộ khẩu) và thông tin liên lạc của người thân, thậm chí là bạn bè để bên cho vay có thể liên lạc khi đòi nợ. Sẽ không có chuyện gì nếu người vay đóng đủ tiền hàng tháng.

    Ngược lại, nếu người vay có lỡ quên hoặc cố tình không thanh toán tiền vay thì hàng loạt cuộc điện thoại, tin nhắn từ những số lạ sẽ liên tục làm phiền người thân, bạn bè của người vay, từ nhỏ nhẹ đề nghị nhắc nhở người vay trả nợ đến đe dọa, khủng bố. Thậm chí có người khi nhận được điện thoại còn không biết là mình quen người vay tiền bởi lẽ số điện thoại của họ được thêm vào một cách ngẫu nhiên để hợp thức hóa hồ sơ vay, trong khi thực tế không có mối quan hệ nào.

    Về chế tài xử lý những hành vi này, luật sư Phan Huy Thái Nguyên thông tin rằng Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.

    Khoản 7 Điều 1 quy định: biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 5 (năm) lần/1 ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ. Ngoài ra, không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.

    Để có biện pháp đối phó, xử trí đối với các cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ "không chính chủ" như vậy, Công ty bạn có thể tham khảo biện pháp sau đây:

    - Đầu tiên cần giải thích ngắn gọn về việc không quen hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ này và hỏi rõ đơn vị đòi nợ, nhắc nợ để nắm thông tin (lưu ý ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng).

    - Không đôi co, cãi cọ với những người đòi nợ vì như vậy chỉ tốn thời gian và không giải quyết được vấn đề.

    - Đối với những số điện thoại thường xuyên gọi điện, nhắn tin làm phiền, có thể sử dụng tính năng chặn số có sẵn trên điện thoại hoặc do nhà mạng cung cấp. Với các biện pháp này, người dân có thể giảm thiểu được sự phiền hà từ những cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ, nhắc nợ không liên quan đến mình.

    - Trên cơ sở đó, nếu tiếp tục bị làm phiền, có thể:

    + Soạn Đơn khiếu nại gửi tới công ty tài chính đã quấy rối, gọi điện giục nợ để khiếu nại về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ.

    + Gửi Đơn báo cáo tới cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính.

    + Trình báo cơ quan công an hoặc khiếu nại đến Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng- cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của nhà nước để xử lý cá nhân, đơn vị đòi nợ trái quy định.

  • Xem thêm     

    23/05/2021, 04:29:45 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định về ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca như sau:

    “1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

    2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).

    …”

    Trường hợp Công ty chỉ bố trí ca 1 hoặc ca 2 chỉ có 01 người làm việc thì không  đúng quy định ở trên.

    Theo quy định, trong trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không khám. Đối chiếu với trường hợp công ty bạn đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ nhân viên nhưng một số không tham gia khám sức khỏe thì công ty không bị xử phạt về hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định mà công ty sẽ bố trí buổi khác để khám.

    Điều 58 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương, trong đó có các trường hợp quy định tại các Khoản 6, 7, 9 như sau:

    - Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

    - Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.

    - Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.

    Theo đó, trường hợp hội họp, tập huấn, khám sức khỏe định kỳ ngoài giờ làm việc được tính hưởng lương như trong thời giờ làm việc bình thường.

  • Xem thêm     

    23/05/2021, 11:34:31 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thử việc như sau:

    “Điều 24. Thử việc

    1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

    2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

    3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”

    Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn có thử việc tại Công ty với thời hạn là 02 tháng. Nhưng vì tính chất công việc nên đang trong thời gian thử việc bạn đã xin nghỉ, bạn có viết email xin nghỉ gửi cho Công ty nhưng đến khi nhận lương thì bạn không được trả lương. Bạn có hỏi thì công ty nói bạn nghỉ việc mà không bàn giao công việc nên công ty hẹn 30 đến 45 ngày mới trả. Do đó:

    Trường hợp thứ nhất, nếu bạn có ký hợp đồng thử việc với công ty. Trong hợp đồng thử việc có nêu rõ là trong thời gian thử việc bạn muốn nghỉ việc thì bạn phải thông báo cho công ty biết trước 03 ngày. Nếu bạn không báo trước cho công ty trong thời gian 03 ngày thì bạn sẽ không được trả lương theo hợp đồng thử việc. Lúc này, công ty không trả lương cho bạn là có căn cứ.

    Trường hợp thứ hai, bạn có ký hợp đồng thử việc với công ty và trong hợp đồng thử việc không nhắc đến việc muốn chấm dứt hợp đồng thử việc cần phải báo trước 03 ngày. Hoặc bạn và công ty không ký kết hợp đồng thử việc. Lúc này, chúng ta sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:

    “Điều 26. Tiền lương thử việc

    Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

    1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

    Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

    Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

    Như vậy, theo quy định của pháp luật, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Chính vì vậy, việc bạn nghỉ việc mà đã báo trước qua email cho Giám đốc công ty thì được xem như là bạn đã thông báo cho công ty. Do đó, công ty có nghĩa vụ trả lương cho bạn theo đúng thỏa thuận ban đầu khi bạn mới bắt đầu vào làm việc ở công ty.

    Trong trường hợp, công ty vẫn cố tình không trả lương cho bạn đối với thời gian bạn đã thử việc ở công ty thì bạn có quyền làm đơn Khiếu nại nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tời Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc Sở Lao động, Thương Binh & Xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về tiền lương với mức hình phạt khi công ty không trả lương cho bạn đúng thời hạn tương ứng như sau:

    “a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

    Ngoài ra, công ty A còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm nêu trên.

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm Đơn Khởi kiện nộp cho Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề này cho bạn

  • Xem thêm     

    23/05/2021, 11:28:06 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khoản 5 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:

     “5. Người sử dụng lao động và các cá nhân liên quan đến tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải có nghĩa vụ hợp tác với Đoàn điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và không được từ chối hoặc cản trở quá trình điều tra. Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây: a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông; c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động”.

    Theo quy định trên, trường hợp không có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn hoặc biên bản điều tra tai nạn giao thông thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn giao thông theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.

    Khoản 9 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định Trách nhiệm công bố biên bản điều tra tai nạn và các thông tin cần thiết khác liên quan đến tai nạn lao động như sau:

    “a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố thông tin nếu việc điều tra vụ tai nạn lao động quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động; Ủy ban nhân dân cấp xã công bố thông tin nếu vụ tai nạn lao động do Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản”.

    Căn cứ Khoản 6 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định như sau:

    “6. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn như sau: a) Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động; b) Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động; c) Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên; d) Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn. Đối với tai nạn lao động được quy định tại các điểm b, c và d của khoản này có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này; Trưởng đoàn điều tra phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn đối với tai nạn lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản này”.

    Như vậy, thời hạn điều tra tai nạn được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn như sau: Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động; Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động; Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên; Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn. Do đó, bạn có thể đối chiếu với các điều luật được viện dẫn đối với trường hợp của mình xem có đúng không. 

  • Xem thêm     

    15/05/2021, 10:38:43 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 6 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

    Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 6 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

    Ngoài thời gian nghỉ quy định nêu trên, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

    Điều 64 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/2/2021, tình trạng còn hiệu lực) hướng dẫn cụ thể quy định nghỉ trong giờ làm việc như sau: Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 6 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 3 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

    Trường hợp làm việc theo ca liên tục (theo Khoản 3 Điều 63 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, làm việc theo ca liên tục là việc bố trí ít nhất 2 người hoặc 2 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 1 ngày hoặc 24 giờ liên tục), thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.

    Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.

    Ngoài trường hợp làm việc theo ca liên tục, khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc.

    Căn cứ Khoản 1 Điều 105, Điều 106 Bộ Luật Lao động 2019 và Điều 63, Điều 64 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày; giờ ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau; ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ; thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút

    Nếu sự việc đúng bạn nêu thì công ty bạn đang tổ chức làm việc theo ca, bố trí thời giờ làm việc theo ca, thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc chưa phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động.

    Bạn cùng những người lao động, đại diện người lao động, tổ chức công đoàn cần trao đổi, đối thoại với người sử dụng lao động để tổ chức lại ca làm việc, thời giờ làm việc, thương lượng thời gian nghỉ trong giờ tính vào giờ làm việc theo đúng quy định của pháp luật

  • Xem thêm     

    12/05/2021, 11:04:53 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:

    “Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

    1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

    a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

    – Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;”

    Theo quy định trên thì người lao động đang bị tạm giam; tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra; xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

    Theo thông tin bạn cung cấp; công ty bạn có người lao động hiện tại đang bị tạm giam; chưa có kết luận vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là; trong thời gian này công ty vẫn phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động. Mức đóng bằng 4,5% của 50% tiền lương tháng mà người lao động đó được hưởng

  • Xem thêm     

    07/05/2021, 04:41:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH quy định:

    Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.

    Như vậy, theo quy định này thì trường hợp người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì HĐLĐ bị tạm hoãn. Khi đó, người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng.

  • Xem thêm     

    24/04/2021, 09:57:35 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP thì viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:

    - Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

    - Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010;

    - Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010.

    Như vậy, căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì viên chức có quyền gửi đơn xin tự nguyện xin thôi việc đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; hoặc gửi đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đến người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để được giải quyết theo thẩm quyền.

    Nếu bạn là Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

47 Trang 12345>»