Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

  • Xem thêm     

    08/02/2017, 02:59:31 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, cần phải làm như sau:

    1. Đơn tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo".

    Theo đó, người tố cáo phải có nghĩa vụ nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình. Và có quyền yêu cầu cơ quan chức năng giữ bí mật các thông tin cá nhân của mình và còn có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.

    2. Bà mẹ sau khi sinh và em bé 2 tháng tuổi không có bất cứ quyền lợi gì trong căn nhà đó vì:

    Việc người con dâu và đứa bé là ở nhờ không có bất cứ quyền sở hữu đối với ngôi nhà trên. Người có toàn quyền là bà mẹ chồng có quyền của chủ sở hữu nhà nên bà có toàn quyền của chủ sở hữu bảo vệ quyền và lợi ích hợp phapos của mình. Do đó, việc tố cáo hoặc khởi kiện để trục xuất người con dâu ra khỏi nhà là có căn cứ; và việc người con dâu với đứa cháu mới sinh kia chỉ có quyền lưu cư trong một thời hạn ngắn nhất định khi bà mẹ chồng có yêu cầu rời khỏi nhà mình. 

    Nếu bạn có thắc mắc, hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì tốt nhất hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé

  • Xem thêm     

    05/02/2017, 10:17:18 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    Nếu ngôi nhà là tài sản của mẹ chồng thì bà có toàn quyền của chủ sở hữu quy định tại Điều 10 Luật Nhà ở 2014 có cụ thể quyền là: “Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình”

    Cũng tại Điểm h Khoản 1 Điều 10 Luật nhà ở quy định quyền của chủ sở hữu là: “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.”

    Việc bà mẹ chồng là chủ sở hữu ngôi nhà của bà và bà cho con dâu và con trai ở nhờ nhà có sự đồng ý của chủ sở hữu là bà mẹ. Nếu bà mẹ chồng không muốn cho con dâu ở nữa thì cũng không trái với quy định của pháp luật. Bà mẹ chồng có toàn quyền trục xuất con đẻ và cô con dâu ra khỏi nhà. Do đó, bà có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi vi phạm pháp luật khác với cơ quan có thẩm quyền.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư Nguyễn Thanh Tùng

    Mobile: 0913586658

     

  • Xem thêm     

    30/11/2016, 05:24:15 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Do bà cô bạn chỉ có 1/2 tài sản là tài sản riêng nên bà chỉ định đoạt được ½ tài sản đó, tức là bà chỉ lập di chúc được 1/2 tài sản (1/2 ngôi nhà) là tài sản riêng hợp pháp của mình. Còn di sản 1/2 còn lại là của người chồng bà cô phải làm thủ tục Khai nhận di sản thừa kế nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật thì mới có toàn quyền sở hữu hợp pháp ngôi nhà nêu trên.

    Để bà cô bạn toàn quyền sử dụng, sở hữu ngôi nhà thì cần tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế do chồng bà cô đó bạn để lại. Trình tự, thủ tục như sau:

    I/ Các giấy tờ cần xuất trình:

    - Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn của bà cô.

    - Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế. Giấy chứng chứng tử của cha, mẹ đẻ người để lại di sản thừa kế đã chết trước

    - Giấy khai sinh của người để lại di sản thừa kế

    - Một bản Sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền).

    - Giấy tờ xác nhận …. 

    II/ Trình tự công chứng( tại Văn phòng công chứng, Phòng công chứng hoặc UBND chứng thực):

     - Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên. Nếu việc khai nhận di sản thừa kế có nội dung phức tạp hoặc liên quan tới khối tài sản lớn thì Công chứng viên thực hiện việc niêm yết thông báo thừa kế tại UBND phường trong thời hạn 30 ngày;

    - Sau thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào (đã có xác nhận của UBND phường, xã) thì Công chứng viên lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế;

    - Những người khai nhận di sản thừa kế đọc Văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên;

    - Công chứng viên ký công chứng Văn bản;

     - Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.

    III. Đăng ký sang tên

    - Bước 1: Bên thừa kế nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký nhà đất quận, huyện.

    - Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ, Chi nhánh Văn phòng đăng ký nhà đất quận, huyện, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

    - Bước 3: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).

    - Bước 4: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

    Như vậy, trong trường hợp này cô bạn phải làm những thủ tục như tôi đã tư vấn ở trên thì mới có toàn quyền sở hữu hợp pháp ngôi nhà nêu trên để có thể lập di chúc đối với tài sản đang sử hữu đó.

  • Xem thêm     

    29/11/2016, 09:57:17 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo quy đinh tại Khoản 1. Điều 33. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

    Theo đó, ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của vợ chồng cô trước kia thì tôi xác định đây là tài sản chung của vợ chồng cô ruột bạn (trừ khi có thỏa thuận về tài sản riêng hoặc người chồng có di chúc). Bà cô ruột hiện đang sống một mình (chồng cô đã mất và không có con). Do người chồng chết không để lại di chúc nên tài sản là ngôi nhà trên sẽ được coi là di sản thừa kế của vợ chồng. 

    Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 về người thừa kế theo pháp luật thì: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    Như vậy, di sản do người chồng để lại sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chồng bà cô bao gồm: cha chồng, mẹ chồng và bà cô của bạn. Mỗi người sẽ được hưởng 1 phần bằng nhau. Nếu cha chồng, mẹ chồng của bà cô đó chết trước con của mình thì di sản do người chồng để lại cho người thừa kế duy nhất là người vợ(bà cô ruột bạn)

    Theo đó, căn nhà là tài sản chung của vợ chồng bà cô bạn thì khi người chồng mất, trong khối tài sản chung của 2 người thì 1/2 tài sản là tài sản riêng của bà cô bạn, 1/2 còn lại là di sản của người chồng bà cô để lại. Phần di sản của người chồng bà cô bạn cũng sẽ được chia đều cho những người thừa kế của như trường hợp nêu trên.

    Do bà cô bạn chỉ có 1/2 tài sản là tài sản riêng nên bà chỉ định đoạt được ½ tài sản đó, tức là bà chỉ lập di chúc được 1/2 tài sản (1/2 ngôi nhà) là tài sản riêng hợp pháp của mình. Còn di sản 1/2 còn lại là của người chồng bà cô phải làm thủ tục Khai nhận di sản thừa kế nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật thì mới có toàn quyền sở hữu hợp pháp ngôi nhà nêu trên.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện thoại cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 05:20:31 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    1. Bố bạn có một mảnh đất được nhà nước đã cấp GCNQSD đất (chỉ có 1 mình tên bố bạn và ông mất từ năm 2015)  mảnh đất là của bố bạn phân cho 3 khẩu gồm bố bạn, anh trai bạn và bạn. Bố bạn cưới vợ mới năm 93 và năm 97 thì xây căn nhà đó thành 4 tầng. Việc phân chia dù sao cũng chỉ đúng một phần nào đó.

    2. Căn cứ Khoản 1 Điều 33 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

    Theo đó, nguồn gốc Quyền sử dụng đất mà bố bạn, anh trai bạn và bạn có được là tài sản riêng. Khi ông mất thì tài sản này chưa chia và bà là người đứng tên quản lý và sử dụng.  Tài sản chung của bố bạn, mẹ kế bạn là ngôi nhà bốn tầng. Khi đó, 1/3 mảnh đất sẽ được coi là di sản thừa kế do bố bạn để lại, còn ngôi nhà bốn tầng sẽ được chia thành1/2 là di sản của bố bạn và ½ là của mẹ kế. Vì bố bạn khi chết không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật, những người người kế theo pháp luật được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS được quy định theo thứ tự sau đây: “ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”. Di sản của bố bạn để lại ở trên là đúng theo thông tin bạn cung cấp thì mới thực hiện chia 1/3 đất và 1/2 nhà là của bố bạn, đây là trường hợp bạn chứng minh được những thông tin ở trên là đúng. Còn nếu trong trường hợp thông tin không chính xác hoặc không chứng minh được thì sự việc chia di sản thừa kế như bạn đã nêu trong câu hỏi.

    Do đây là thừa kế theo pháp luật nên việc chia thừa kế của những người còn lại trong gia đình bạn được thực hiện bằng việc họp mặt những người thừa kế và thỏa thuận về việc chia thừa kế theo quy định. Như vậy, ở đây  những người thừa kế có thể thỏa thuận bằng văn bản ủy quyền  để cho một người trong số những người thừa kế đứng ra phân chia di sản thừa kế . Văn bản này phải có chữ ký những người thừa kế. Và để cho văn bản có tính pháp lý, có tính ràng buộc cao thì nên được công chứng hoặc chứng thực.

    3. Theo quy định tại Điều 3 và Điều 11 Luật Cư trú năm 2006Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013 thì công dân có quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ đăng ký (hộ khẩu) thường trú hoặc tạm trú tại một địa điểm nhất định để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc quản lý nhà nước về cư trú. Như vậy, trong luật này cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào thể hiện công dân đăng ký hộ khẩu ở địa chỉ nào thì được sở hữu nhà đất ở địa chỉ đó. Việc công dân đăng ký hộ khẩu là nhằm mục đích xác định nơi cư trú của công dân chứ không phải là căn cứ xác định quyền sở hữu tài sản tại địa điểm đăng ký hộ khẩu của công dân. Do đó,  Anh em bạn không có tên trong hộ khẩu của căn nhà đó thì có không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của mình trong quá trình bán nhà và phân chia thừa kế căn nhà đó.

    Vụ việc của bạn còn rất nhiều tình tiết phức tạp, tôi chỉ tạm tư vấn như vậy. Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện thoại cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 03:55:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.” Theo đó, việc mua  ngôi nhà trước khi cưới và trên sổ đỏ đứng tên 1 mình chồng bạn thì ngôi nhà đó là tài sản riêng của chồng bạn

    Tuy nhiên, pháp luật về hôn nhân gia đình đã quy định những điều khoản tôn trọng sự thỏa thuận cũng như ý chí của vợ và chồng, vì thế vợ chồng bạn hoàn toàn có quyền nhập quyền sử dụng đất của chồng được tặng cho riêng vào khối tài sản chung.

    Do đó, đối với trường hợp của gia đình bạn, trình tự nhập tài sản riêng (ngôi nhà)vào khối tài sản chung của vợ chồng phải thực hiện những bước như sau:

    -Hai vợ chồng tiến hành xác lập văn bản thỏa thuận xác nhập khối tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng hình thành sau hôn nhân. 

    -Thực hiện công chứng (công chứng công hoặc công chứng tư đều được) đối với văn bản thỏa thuận theo quy định của pháp luật. Khi đến phòng công chứng vợ chồng bạn đem theo các tài liệu gồm bản chính và bản sao các tài liệu như sau: Giấy đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất, chứng minh nhân dân, văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung, sổ hộ khẩu.

    -Trên cơ sở Văn bản thỏa thuận, hai vợ chồng bạn liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có bất động sản để đăng ký biến động quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Sau đó, hai vợ chồng bạn cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà theo đúng quy định.

    Hoàn thành thủ tục trên và được cấp Giấy chứng nhận mới với tên hai vợ chồng thì tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất đã trở thành tài sản chung của vợ chồng bạn.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 03:39:56 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Theo đó,  quyền khởi kiện của người con của cô thứ sáu kiện gia đình nội bạn (gồm có ba bạn và những người chưa được chia phần đất của mình), yêu cầu tòa xử cho anh ta được thừa kế thì việc khởi kiện vụ án của anh ta tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là đúng với quy định trên.

    Theo khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015  quy định thời hạn chuẩn bị xét xử của vụ án Dân sự là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng.

    Đồng thời khoản 4 điều 2015 Bộ luật tố tụng Dân sự cũng quy định: “. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

    Vì vụ án của gia đình nhà bạn đã được thụ lý vào đến nay đã hơn 3 đến 4 năm vẫn chưa được giải quyết là vi phạm về thời hạn xét xử. Bạn có thể nhắc những người gia đình mình là đương sự trong vụ án có thể làm đơn khiếu nại đến Chánh án Tòa án Nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân nơi đang xét xử vụ án đó để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi làm đơn nếu vẫn không tiến hành giải quyết thì ông có thể khiếu nại đến Chánh án Tòa án Nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao hơn.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    23/11/2016, 03:26:37 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

    Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình quy định, khi ly hôn về nguyên tắc, tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính tới công sức của mỗi bên trong quá trình tạo lập và phát triển khối tài sản chung.

    Trường hợp vợ chồng bạn có thỏa thuận đưa tài sản chung vào hoạt động kinh doanh, thì khi ly hôn sẽ xác định phần giá trị của mỗi bên đối với tài sản góp vốn đó để giải quyết theo quy định. Tuy nhiên thỏa thuận này phải được lập thành văn bản, trường hợp vợ chồng bạn đưa tài sản chung vào kinh doanh nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản thì phải có căn cứ chứng minh được tài sản góp vốn đưa vào kinh doanh là tài sản chung của vợ chồng.

    Khoản 1 Điều 36 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định chủ sở hữu công ty TNHH phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định. Theo đó, công ty TNHH một thành viên có tài sản riêng, tài sản của công ty hoàn toàn độc lập với tài sản của chủ sở hữu.

    Đối với quyền sở hữu chiếc ô tô là của công ty, chủ thể có quyền sở hữu này là công ty TNHH do vợ bạn là giám đốc đồng thời là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, tuy nhiên đối với loại hình công ty TNHH có sự tách bạch, độc lập giữa tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty, do đó quyền sở hữu chiếc ô tô trên thuộc về công ty và sẽ không được chia tài sản chung của vợ chồng mà chỉ chia phần lợi tức, thu nhập của vợ bạn phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty. Nay nếu vợ bạn muốn bán chiếc xe đó thì không cần thông báo hay xin chữ ký hoặc sự đồng ý của bạn.

    Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết việc này. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng liên hệ ĐT trực tiếp với tôi.

  • Xem thêm     

    07/11/2016, 02:50:18 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014  về người trực tiếp nuôi con như sau:  "Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con." ( Khoản 2, Điều 81 Luật HNGĐ). Như vậy, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của cha và mẹ ưu tiên đến quyền và lợi ích của con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn Tòa án đã xét xử sơ thẩm giao cho bạn là người trực tiếp nuôi hai con. Gia đình bên chồng kháng cáo thì Tòa án sẽ xét xử phúc thẩm lại vụ án. Theo đó, Tòa án sẽ giao con cho bên nào đủ điều kiện chăm sóc cũng như đảm bảo cho con những gì tốt nhất. Theo dữ kiện của bạn thì chồng bạn cờ bạc cá độ đá banh và số đề vầ có hành động vũ phu, Tòa án quyết định dựa trên 2 yếu tố và điều kiện vật chất và tinh thần, nếu chồng chị có điều kiện vật chất nhưng chưa chắc đã là một người cha tốt. Bạn muốn giành quyền nuôi 2 cháu tại phiên tòa phúc thẩm tới thì hãy nhờ đến Tòa án phân định, bạn phải đưa ra được những chứng cứ chứng minh rằng chồng bạn không phải là một người cha tốt, không đủ điều kiện chăm sóc nuôi con; và bạn có đầy đủ về khả năng kinh tế lẫn thời gian đẻ nuôi hai cháu, có  như vậy bạn mới có thể giành được quyền nuôi con.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của tôi. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa hiểu thì bạn hãy liên lạc với tôi theo số ĐT để được tư vấn một cách cụ thể hơn.