Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

  • Xem thêm     

    28/01/2017, 01:01:23 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Vấn đề của bạn là giao dịch mua bán xe ô tô giữa các bên thỏa thuận có được ghi trong hợp đồng giữa các bên trong đó có hoạt động trả góp, việc này khi mua bán xe đã có sự thỏa thuận về chậm trả dần này.

    Căn cứ Điều 453 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Mua trả chậm, trả dần được quy định như sau:

    1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, theo quy định này bên mua chỉ được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền. Trong sự việc của bạn thì bạn chưa tiến hành hoàn trả toàn bộ số tiền nên quyền sở hữu chiếc xe chưa tuyệt đối. Vì vậy, bạn có thể thỏa thuận với các bên liên quan về vấn đề tiền trả góp để xem xét thanh lý tài sản đó. Trong trường hợp, công ty đã thu hồi xe và thanh lý mà không thông báo cho bạn như trong hợp đồng đã ký thì bạn có quyền khiếu nại đến Công ty hoặc khởi kiện tại Tòa án để đảm bảo quyền lợi của mình.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư Nguyễn Thanh Tùng

    Mobile: 0913 586 658.

  • Xem thêm     

    26/11/2016, 08:36:13 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Căn cứ 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp quy định: : “Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, gây thiệt hại cho công ty; người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.”

    Theo đó, khi ký hợp đồng với Cổ đông A phải có văn bản xin phép HĐQT/ĐHĐCĐ. Khi nhiều các hợp đồng phát sinh sẽ có rất nhiều văn bản chấp thuận của HĐQT/ĐHĐCĐ nên mất thời gian để thực hiện. Do đó việc ra văn bản chấp thuận một lần để Công ty ký kết hợp đồng thuộc tất cả các lĩnh vực với Cổ đông Công ty A(trừ các trường hợp ký với công ty khác) là phù hợp với quy định trên.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 10:43:00 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Sau khi đã ký hợp đồng cầm đồ, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ toàn bộ nội dung hợp đồng, theo các nguyên tắc quy định

    Để hủy bỏ hợp đồng cầm đồ đã giao kết phải có sự đồng ý của bên cầm đồ và bên nhận cầm đồ. Để thiết lập giao kết hợp đồng cầm đồ mới cũng cần phải có sự đồng ý của bên cầm đồ và bên nhận cầm đồ. Theo đó, Hợp đồng là một cam kết giữa hai bên để thực hiện việc cầm đồ trong khuôn khổ pháp luật trong đó một bên thỏa thuận với nhau  và có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ toàn bộ nội dung hợp đồng

    Nếu việc thực hiện hợp đồng mới và hợp đồng cũ không trái quy định pháp luật thì đương nhiên là đúng quy định

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 04:09:48 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo quy định của khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng, nếu lãi suất cho vay gấp 10 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi.

    Như vậy, lãi suất mà người đó tính với bạn là cao, bạn có thể tra cứu lãi suất cho vay cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm hợp đồng vay tiền (khế ước vay tiền) có hiệu lực, có thể là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm trao tiền/tài sản, sau đó đối chiếu với cách tính lãi suất như trên để nhận định người cho vay có dấu hiệu hình sự của “Tội cho vay nặng lãi” hay không.

    Mức lãi suất bạn vay là  lãi suất cao pháp luật hiện nay cho phép. Như vậy, bên cho vay đã có hành vi cho vay nặng lãi bằng cách hợp thức hóa hợp đồng vay mới. Trong trường hợp này, bạn có quyền làm đơn tố cáo, gửi tới Cơ quan công an cấp quận/huyện, kèm theo đơn tố cáo gồm các giấy tờ vay mượn chứng minh việc cho vay nặng lãi. Khi đó, bạn chỉ phải trả lãi suất theo quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    14/11/2016, 09:50:38 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Bạn có vay tiền của Công ty tài chính fecredit khoảng 40triệu nên giữa hai bên hình thành quan hệ dân sự trên cơ sở hợp đồng vay tài sản, Theo quy định tại khoản 1 Điều 471 Bộ luật Dân sự thì: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn...”.

    Trong trường hợp đến hạn, người vay không trả tức là đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty cho vay. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Công ty cho vay có quyền khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Việc Công ty cho vay thực hiện quyền khởi kiện người vay đến tòa án được gọi là khởi kiện dân sự. Vụ án tranh chấp hợp đồng vay giữa bạn và người cho vay là vụ án dân sự.

    Tuy nhiên đến thời hạn trả nợ, người vay(bạn) đi khỏi nơi cư trú(bỏ trốn) để không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Công ty cho vay. Hành vi này sẽ được cho là có dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự. Trong trường hợp này, Công ty cho vay có thể tố cáo hành vi của người vay là bạn đến cơ quan công an có thẩm quyền để được giải quyết.

    Việc Công ty cho vay tố cáo hành vi của của bạn( người vay) để giải quyết theo quy định của pháp luật hình sự được gọi là vụ án hình sự.

    Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn. Để tránh tình trạng hình sự hóa nêu trên bạn hãy gọi Điện thoại trực tiếp với tôi.

  • Xem thêm     

    14/11/2016, 08:37:04 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Tôi trả lời câu hỏi kiểu dạng bài tập của bạn như sau:

    1. Công ty B tổ chức ĐHĐCĐ thông qua việc giao dịch với Công ty C, Công ty A là cổ đông của Công ty B có xem là người có liên quan đến Công ty C  vì A là Cổ đông của Công ty B sở hữu 15% cổ phần  và A cũng là cổ đông của Công ty C chiếm 22% cổ phần và được tham gia biểu quyết nội dung Công ty B ký hợp đồng giao dịch với Công ty C. Do đó, Công ty A và Công ty C có liên quan thì theo điểm b và c khoản 1  Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 là Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;  Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

    2. căn cứ điều 147 Luật doanh nghiệp 2014 quy định quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết đại hội đồng cổ đông như sau: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

    1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này;

    2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

    Trường hợp biên bản kiểm phiếu không loại trừ liên quan (nếu có) và Nghị quyết ĐHĐCĐ thông qua. Sau đó trong vòng 90 ngày có cổ đông kiện người có liên quan thì Công ty có thể kiểm phiếu lại có bao gồm loại trừ, nếu tỷ lệ biểu quyết sau loại trừ vẫn trên 65% thì Nghị quyết vẫn có hiệu lực nhưng  sẽ Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông khi yêu càu hủy là chính đáng

    Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết việc này. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng liên hệ Điện thoại trực tiếp với tôi .