Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

2 Trang 12>
  • Xem thêm     

    25/04/2021, 09:40:53 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Do hộ chiếu có thể hiện thông tin số CMND/CCCD nên với trường hợp đổi từ CMND 9 số qua CCCD 12 số (bị thay đổi số), người dân bắt buộc phải đi sửa đổi thông tin trên hộ chiếu cho thống nhất.

    Việc này để tránh bị làm khó khi hải quan cửa khẩu một số nước yêu cầu công dân xuất trình thêm CCCD mà thông tin không trùng khớp giữa 02 loại giấy tờ này.

    Tuy nhiên, theo khoản 2 cùng điều luật trên, các CMND đã được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực (tức ngày 1-1-2016) thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD.

    Do đó, từ 1-1-2020, trường hợp CMND hết hạn sử dụng, bị mất, bị hư hỏng thì sẽ được cấp đổi sang CCCD.

    “Giấy CMND được cấp trước ngày 1-1-2016, còn thời hạn sử dụng, không bị hư hỏng thì công dân vẫn được sử dụng tiếp tục cho

    Trường hợp công dân vẫn còn CMND cũ, khi thực hiện cấp đổi sang Căn cước công dân thì CMND cũ sẽ được cắt góc và trả lại cho công dân (theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA). Do đó, cho dù đã được cấp thẻ Căn cước công dân, công dân vẫn có thể sử dụng CMND cũ để xuất trình, đối chiếu khi làm các thủ tục hành chính liên quan đến số CMND cũ.

    Như vậy, nếu CMND của bạn được cấp mà vẫn còn thời hạn sử dụng thì vẫn sẽ còn giá trị sử dụng theo hộ chiếu cho đến khi hết thời hạn theo quy định.

  • Xem thêm     

    24/04/2021, 10:12:13 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định, thẻ căn cước công dân phải được cấp đổi trong những trường hợp sau;

    - Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

    - Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

    - Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; 

    - Xác định lại giới tính, quê quán;

    - Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

    - Khi công dân có yêu cầu.

    Còn theo khoản 2 cùng điều luật trên, thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp:

    - Bị mất thẻ Căn cước công dân;

    - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
    Như vậy, dù các thông tin nơi cư trú trên sổ khẩu đã được điều chỉnh thay đổi nhưng anh Sang không cần phải làm thủ tục cấp lại, cấp đổi CCCD, trừ khi anh yêu cầu được cấp đổi CCCD.

  • Xem thêm     

    24/04/2021, 10:05:29 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Do hộ chiếu có thể hiện thông tin số CMND/CCCD nên với trường hợp đổi từ CMND 9 số qua CCCD 12 số (bị thay đổi số), người dân bắt buộc phải đi sửa đổi thông tin trên hộ chiếu cho thống nhất.

    Việc này để tránh bị làm khó khi hải quan cửa khẩu một số nước yêu cầu công dân xuất trình thêm CCCD mà thông tin không trùng khớp giữa 02 loại giấy tờ này.

    Tuy nhiên, theo khoản 2 cùng điều luật trên, các CMND đã được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực (tức ngày 1-1-2016) thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD.

    Do đó, từ 1-1-2020, trường hợp CMND hết hạn sử dụng, bị mất, bị hư hỏng thì sẽ được cấp đổi sang CCCD.

    “Giấy CMND được cấp trước ngày 1-1-2016, còn thời hạn sử dụng, không bị hư hỏng thì công dân vẫn được sử dụng tiếp tục cho 

    Trường hợp công dân vẫn còn CMND cũ, khi thực hiện cấp đổi sang Căn cước công dân thì CMND cũ sẽ được cắt góc và trả lại cho công dân (theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA). Do đó, cho dù đã được cấp thẻ Căn cước công dân, công dân vẫn có thể sử dụng CMND cũ để xuất trình, đối chiếu khi làm các thủ tục hành chính liên quan đến số CMND cũ.

    Như vậy, nếu CMND của bạn được cấp mà vẫn còn thời hạn sử dụng thì vẫn sẽ còn giá trị sử dụng theo hộ chiếu cho đến khi hết thời hạn theo quy định.

  • Xem thêm     

    11/10/2020, 10:22:25 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

    Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

    1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

    Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

    Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

    Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    Trong đó việc chiếm hữu tài sản được coi là không có vi phạm pháp luật khi việc chiếm hữu tài sản không thuộc vào các trường hợp:

    Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

    Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

    Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

    Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

    Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

    Trường hợp khác do pháp luật quy định.

    Theo đó đối với chủ tài khoản được nhận nhầm tiền thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu số tiền đã được chuyển nhầm; nếu không tìm được chủ sở hữu thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Như vậy khi được nhận tiền do người khác chuyển tiền vào tài khoản mà không biết rõ lý do(chuyển nhầm) thì người được chuyển nhầm là bạn nhất định phải liên hệ với ngân hàng để làm rõ mục đích của chuyển tiền, nếu người chuyển tiền chuyển nhầm thì phải trả lại cho chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    26/09/2020, 10:54:42 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Do việc thay thế nghĩa vụ quân sự của người tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp quyền lợi; hoặc gặp rắc rối pháp lý nếu chẳng may dùng tên của người đang bị cơ gặp rủi ro...Vì vậy, bố bạn đang dùng hồ sơ mang tên người khác để đi nên thông báo cho cơ quan có thẩm biết để được hướng dẫn điều chỉnh hồ sơ, nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân.

    Việc đi nghĩa vụ quân sự thay thế người khác là trái quy định của pháp luật. Chính vì vậy khi giải quyết chế độ cho bố bạn hồ sơ sẽ không giải quyết được. Do đó phải chờ hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Xem thêm     

    22/09/2020, 08:33:34 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc Cầm cố tài sản được quy định như sau:

    “Điều 309. Cầm cố tài sản

    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

    Như vậy, cầm cố là việc bên cầm cố giao cho bên nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của mình, bên nhận cầm cố cầm xe máy là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, khi được đi cầm cố thì người cầm cố phải giao giấy tờ cho người nhận cầm cố giữ.

    Đồng thời Bộ luật dân sự cũng quy định về xử lý tài sản cầm cố như sau:

    Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố. 

    Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.

    Vậy khi hết hạn cầm cố, tài sản sẽ được xử lý theo thỏa thuận của 2 bên. Nếu bên cầm cố đồng ý hết thời hạn mà không thực hiện được nghĩa vụ với bên nhận cầm cố, tài sản sẽ được đem bán thì lúc này người nhận cầm cố có quyền bán tài sản. Nhưng nếu 2 bên không thỏa thuận bán thì người nhận cầm cầm cố khi hết thời hạn chỉ được phép bán đấu giá tài sản cầm cố.

    Do đó, cửa hiệu cầm đồ chỉ được bán tài sản cầm cố của bạn khi đã yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong thời gian hợp lý, nhưng hết thời hạn đó, bạn không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.

    Căn cứ vào các quy định trên, do tài sản cầm cố là chiếc xe máy - là động sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu. Do đó, anh A có quyền yêu cầu cửa hiệu cầm đồ phải hoàn trả lại tài sản cầm cố là chiếc xe máy và bồi thường thiệt hại (nếu có).

    Nếu giữa bạn và cửa hiệu cầm đồ không thể tự thoả thuận được với nhau về cách thức giải quyết vụ việc, thì anh A có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân, đề nghị Toà án nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    13/08/2020, 09:52:18 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Bạn là cha mẹ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho hiệu trưởng nhà trường nơi chuyển đến.

    Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do vào đơn và trả lại cho cha mẹ, người giám hộ học sinh, người nộp đơn

    Sau đó bạn gửi đơn xin chuyển trường gửi đến hiệu trưởng trường con mình đang học và Hiệu trưởng trường học sinh đang học xem xét cấp giấy giới thiệu chuyển trường và cho phụ huynh rút hồ sơ, học bạ của học sinh.

    Cha mẹ của học sinh có nhu cầu chuyển trường nộp hồ sơ xin chuyển trường về Phòng quản lý và thông tin giáo dục và Sở giáo dục sẽ tiếp nhận hồ sơ, xem xét, giải quyết cấp giấy giới thiệu chuyển trường.

    Cuối cùng bạn là cha mẹ của học sinh có nhu cầu chuyển trường tiếp nhận lại hồ sơ đã giải quyết và nộp lại toàn bộ hồ sơ cho hiệu trưởng nhà trường nơi học sinh chuyển đến.

    Với trường hợp bạn hỏi, sau khi con bạn thi xong mà phải chuyển nhà về thành phố muốn xin vào trường công lập ở gần nhà thì phải có sự đồng ý của Hiệu trưởng trường chuyển đến và hiệu trưởng trường chuyển đi của con bạn đồng ý mới đúng quy định.

  • Xem thêm     

    09/08/2020, 11:22:55 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Một trong những biện pháp để giảm thiểu tình trạng tang giá thì các cơ sở sản xuất kinh doanh cần niêm yết giá mua, bán bằng các hình thức in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì khẩu trang hoặc hình thức khác mà khách hàng có thể dễ dàng quan sát, nhận biết và không được mua, bán cao hơn giá này.

    Tại Khoản 1 điều 11 Luật Giá 2012 quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phải niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.

    Điều 17 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý:

    1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

    Việc các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa do dịch bệnh của virus corona để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vân chuyển hàng giả là hàng hóa dùng để phòng, chữa bệnh nhất là “hét giá” đối với khấu trang là một hành vi đang lên án và sẽ bị xử lý theo quy định ở trên.

  • Xem thêm     

    23/07/2020, 01:24:45 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    “1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác….”

    Theo thông tin bạn cung cấp, thì công ty bạn có nợ công ty A một khoản tiền chưa trả mà 2 công ty không ký kết hợp đồng với nhau và 2 bên chỉ có 1 bản đối chiếu công nợ. Tuy nhiên, hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng miệng, bởi vậy nếu Công ty A chứng minh được giữa công ty bạn có nợ công ty A một khoản tiền các biên bản chốt nợ thì Công ty A chỉ có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công ty bạn có trụ sở cư trú để được giải quyết đòi lại tài sản.

    Trường hợp trên biên bản đối chiếu công nợ bạn có thay mặt công ty ký đối chiếu (dù chưa có ủy quyền của công ty), khi công ty A muốn kiện công ty bạn thì Công ty A phải chứng minh được giữa công ty bạn có nợ công ty A một khoản tiền. Khi yêu cầu trả tài sản của Công ty A được Tòa án chấp nhận thì Công ty bạn phải có nghĩa vụ trả tiền cho công ty A và bạn cũng không vấn đề gì trong việc này  vì trách nhiệm là là Công ty bạn chứ không phải của bạn.

  • Xem thêm     

    08/07/2020, 10:15:48 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ, người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cc.

    Theo quy định, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ: Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới... (khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ).

    Tại khoản 2, Điều 62, dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ Công an đưa ra mới đây, người lái xe gắn máy, kể cả xe máy điện có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 hoặc có công suất động cơ điện không quá 4kw phải được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A0. Điểm a, Khoản 1, Điều 63 dự thảo Luật cũng quy định, người đủ 16 tuổi trở lên được cấp giấp phép lái xe hạng A0.

    Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Giấy phép lái xe hạng thấp nhất - hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc - dưới 175cc, dưới hạng A1 không còn Giấy phép lái xe hạng nào nữa. Tức là không có Giấy phép lái xe dành cho người lái xe 50cc.

    Theo đó tại thời điểm này khi điều khiển xe 50cc chỉ cần có Đăng ký xe và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới kèm theo Chứng minh nhân dân (nếu có).

  • Xem thêm     

    31/05/2020, 09:58:00 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo như bạn trình bày, thì tính tới thời điểm hiện tại thì thủ tục mua bán đã hoàn tất, tuy nhiên thì  mua một chiếc điện thoại Oppo Reno 2f trị giá 4 triệu nhưng Shop gửi cho bạn là một chiếc điện thoại Oppo ACE.

    Theo quy định của pháp luật (Điều 432 BLDS), thì bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng hóa với chất lượng theo đúng thỏa thuận, hoặc nếu trường hợp chất lượng của vật đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì chất lượng của vật được xác định theo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại.

    Nếu bên bán giao hàng hóa không đạt chất lượng như trên, thì bên mua sẽ có các quyền được quy định tại điều 439 BLDS 2015 như sau:

    “Trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

    1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thoả thuận;

    2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại;

    3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

    Trường hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với thỏa thuận đối với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

    Thông qua quá trình tìm hiểu, bạn bị giao nhầm chiếc điện thoại không đúng chủng loại đã đặt mua sản phẩm trên, tức là bạn cho rằng quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm thì bạn có thể thực hiện các cách thức sau để bảo vệ quyền lợi của mình.

    Thứ nhất, bạn nên thỏa thuận với phía Shop (người bán hàng) về chất lượng của sản phẩm và yêu cầu công ty giao hàng hóa đúng đạt chất lượng quy định nêu trên.

    Thứ hai, nếu công ty không thỏa thuận, mà có căn cứ chứng minh hàng hóa không đạt chất lượng thì bạn có quyền khởi kiện tại tòa án quận/ huyện nơi shop (người bán đó) đóng trụ sở.

    Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp trên, để hủy được hợp đồng hoặc thỏa thuận được với shop về mong muốn của bạn thì bạn đều phải chứng minh được, phải có căn cứ cho rằng hàng hóa trên không đạt chất lượng thì mới được Tòa án chấp nhận, đáp ứng yêu cầu của bạn.

  • Xem thêm     

    29/05/2020, 01:29:37 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    “1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

    Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự”.

    Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

    “1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

    2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

    Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

    3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.

    Như vậy, theo các quy định trên, khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại

  • Xem thêm     

    25/05/2020, 11:27:29 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định như sau:

    “1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề”.

    Về mức lãi suất cho vay, căn cứ điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

    Vậy trong trường hợp của bạn, con bạn được vay với mức lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày có thể là hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định nêu trên. Bạn cũng nên lưu ý rằng có thể phần lãi suất này bạn không đưa vào hợp đồng nhưng trên thực tế người vay vẫn phải trả khoản này nên không loại trừ việc có ngươi làm chứng hoặc có bằng chứng như chứng từ chuyển khoản ngân hàng, ghi âm, ghi hình việc trả lãi.

    Bạn nên làm đơn tố cáo kịp thời đến cơ quan Công an để gia đình được bảo đảm an toàn, đồng thời gặp gỡ tất cả những người có nợ để xác định nợ gốc, nợ lãi, chấm dứt việc nợ lãi cao và lên phương án trả nợ. Nếu họ vẫn ép lại cao thì có thể nhờ công an giải quyết. Nhưng theo tôi có vay có trả, chúc bạn có cách cư xử phù hợp. Bạn nên chỉ trả phần tiền gốc và mức lãi suất mà pháp luật cho phép, phần lãi suất vi phạm bạn có thể yêu cầu bên cho vay xóa cho con bạn.

  • Xem thêm     

    23/05/2020, 02:02:46 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ Điểm đ Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

    Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).

    - Điều kiện về độ tuổi chạy xe mô tô hai bánh: Đủ 18 tuổi.

    - Ngoài ra, tại Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

    Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm. Như vậy, bạn phải nộp tiền phạt thì mới được nhận xe về.

  • Xem thêm     

    21/05/2020, 01:47:25 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định của pháp luật về đăng ký khai sinh, áp dụng vào sự việc của bạn phải có giấy chứng sinh theo khoản 1 Điều 16 luật hộ tịch 2014 quy định:

    Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh

    1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật

    ...

    Theo đó, giấy chứng sinh là điều kiện cần để có thể tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh và để được hưởng tiền trợ cấp khi vợ sanh. Nếu Giấy tờ này bị sai xót bạn có thể đề nghị bệnh viện cấp lại theo điểm a khoản 3 Điều 2 thông tư 17/2012/TT-BYT quy định:

    Điều 2.  Thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng sinh

    ...

    3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh

    a) Trường hợp đã cấp Giấy chứng sinh mà phát hiện có nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu "Cấp lại”.

    Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.

    Giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn: đối với trường hợp nhầm lẫn về họ tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, dân tộc thì gửi kèm bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu); đối với trường hợp nhầm lẫn về nơi đăng ký tạm trú thì kèm theo xác nhận của Công an khu vực về nơi đăng ký tạm trú.

    ...

    Do vậy, để được cấp lại giấy chứng sinh với thông tin chính xác thì bạn cần làm đơn đề nghị xin cấp lại giấy chứng sinh tại bệnh viện nơi sinh ra cháu kèm theo giấy chứng minh nhân dân của bạn.

  • Xem thêm     

    29/04/2020, 09:41:01 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.

    Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp hợp đồng dân sự không được giao kết, thực hiện thì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản đặt cọc được giải quyết như sau: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Theo thông tin bạn cung cấp, các bạn có làm hợp đồng dịch vụ ký một hợp đồng đi du lịch cùng một công ty tổng giá trị 27.000.000. Đoàn bạn có uỷ thác cho trưởng đoàn đến công ty du lịch ký và đặt cọc 17.000.000. Đến 13/3, đoàn bạn muốn huỷ dịch vụ, không đi nữa. Sau khi gọi lên công ty du lịch, công ty báo nếu huỷ sẽ mất 17.000.000 và khuyên nên rời ngày đi. Trong đoàn thống nhất là huỷ không đi nữa. Bên công ty du lịch báo  chỉ trả được 5.000.000 sau khi làm việc với nhà hàng khách sạn. Đoàn bạn có nhờ người uỷ thác sang công ty du lịch, nhưng không nhận được thông báo từ người uỷ thác. Ngày 23/3, đoàn du lịch thống nhất không đến điểm hẹn để xe đón đi du lịch. Ngày 4/4, bạn gọi cho nhân viên công ty du lịch để hỏi về tiền cọc. Nhân viên báo không thấy ai đến để thanh lý và dịch vụ của các bạn bị huỷ, công ty du lịch bị phạt 30% tiền đặt cọc với đối tác và không được nhận lại bất kỳ khoản tiền nào.

    Theo thỏa thuận thì các bạn được nhận lại số tiền 5 triệu đồng. Căn cứ quy định trên, khi bên phải thực hiện nghĩa vụ nếu không thực hiện được hoặc chậm thực hiện phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, đồng thời áp dụng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng để hoàn trả tiền hoặc bồi thường.

    Việc công ty du lịch không trả lại tiền cho bạn, trước hết bạn liên hệ với Công ty đó để yêu cầu xác định chính xác thời gian và địa điểm trả tiền. Nếu không hợp tác, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án dân sự về việc không trả lại số tiền đó.

  • Xem thêm     

    27/09/2018, 11:11:57 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

     

    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Trong trường hợp của bạn, mẹ bạn không phải là người vay tài sản của ngân hàng VP Bank nên hợp đồng bị vô hiệu do bị lừa dối theo Điêu 127 BLDS 2015. Cụ thể:

    “Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

    Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

    Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

    Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình”.

    Điều 27 Luật HN&GĐ 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:

    “1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

    2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”.

    Theo đó:

    Giao dịch hợp pháp ở đây được hiểu là hợp đồng vay tài sản (tiền, vàng, ngoại tệ…) hoặc giấy vay tiền không phân biệt viết tay hay đánh máy do người có đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. Nhu cầu thiết yếu của gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình; việc học hành của bọn trẻ; tiền đám cưới, đám ma… 

    Để xác định mẹ bạn có trách nhiệm trả số tiền đó của bố bạn hay không, cần chứng minh:

    + Nếu chứng minh số tiền bố bạn vay để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình; việc học hành của bọn trẻ; tiền đám cưới, đám ma…thì mẹ bạn phải chịu trách nhiệm liên đới trả món nợ đó. Hoặc nếu trong lúc làm ăn có lãi, bố bạn có đem số tiền lãi về để tiêu dùng trong gia đình (mặc dù mẹ bạn không biết đó là số tiền do làm ăn riêng mà có) theo quy định tại Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2014, mẹ bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm liên đới đới với khoản nợ này. Theo đó, mẹ bạn có trách nhiệm trả tiền cho ngân hàng VP Bank và ngân hàng Aribank có quyền xử lý tài sản ngôi nhà.

    + Nếu chứng minh được bố bạn vay số tiền đó để sử dụng vào mục đích cá nhân, không dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và gia đình bạn không biết về số tiền đó, thì mẹ bạn không phải chịu trách nhiệm liên đới cùng bố bạn trả món nợ đó. Hoặc nếu mẹ bạn không hề biết về việc bố bạn có vay tiền để làm ăn và việc vay tiền của bố bạn cũng không phải là quan hệ đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25, 26 Luật hôn nhân và gia đình 2014, đồng thời trong quá trình làm ăn có lãi bố bạn giữ riêng số tiền đó và không cho mẹ bạn biết thì tài sản chung của vợ chồng sẽ không được dùng để thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba theo quy định tại điều này và mẹ bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ riêng của chồng bạn. Vì vậy, mẹ bạn không phải trả tiền cho VP Bank và ngân hàng Agribank không có quyền xử lý ngôi nhà (nếu ngôi nhà là tài sản chung của bố mẹ bạn).

    Còn về phía ngân hàng Agribank, ngôi nhà là tài sản bảo đảm cho việc vay nợ của bố bạn, được mẹ bạn đồng ý, và đây là tài sản chung của bố mẹ bạn nên ngân hàng được Agribank được quyền sử lý tài sản bảo đảm khi gia đình bạn chưa trả hết lãi, gốc của khoản tiền đã vay.

  • Xem thêm     

    19/05/2018, 10:46:27 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, người trực tiếp gây ra thiệt hại cho bạn là người trượt phía đằng sau. Người này có trách nhiệm bồi thường cho bạn theo quy định tại điều 590 BLDS 2015 bao gồm:

    1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    d) Thiệt hại khác do luật quy định.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

    Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

    Thông thường, đối với các trò chơi mạo hiểm tại công viên thì công viên có trách nhiệm cử người hướng dẫn cho người chơi và quản lý thời gian của từng lượt người chơi để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp này, khi bạn tham gia chơi không có nhân viên hướng dẫn và quản lý, do đó tai nạn xảy ra.

    Như vậy, công viên có trách nhiệm liên đới với người trực tiếp gây thiệt hại bồi thường cho bạn theo điều 587 BLDS 2015: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

    Thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần( nếu có). Trong trường hợp này, thiệt hại về vật chất của bạn có thể kể đến đó là chi phí khám chữa bệnh, phục hồi sức khỏe…Nếu bạn chứng minh được những thiệt hại đó là có thật bằng các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế thì có thể được bồi thường các chi phí trên. Người trực tiếp gây thiệt hại và công viên có trách nhiệm bồi thường cho bạn.

  • Xem thêm     

    15/05/2018, 05:37:50 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Thông tư 45/2017/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành ngày 17-11 sửa đổi Thông tư 01/2016 ngày 1-2-2016.
    Theo quy định tại khoản 45 điều 1 Thông tư này,
    “Hành khách từ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình:…
    b) Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân; giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang; thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; giấy xác nhận nhân thân có các thông tin cơ bản sau: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện nay do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận, có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận; giấy của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án, giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận.”
    Theo đó, nếu không có chứng minh thư nhân dân thì bạn cần có thể xuất trình một trong các giấy tờ khác theo quy định trên trong đó có giấy xác nhận nhân thân. Để được cấp giấy xác nhận nhân thân thì cần cung cấp giấy tờ để công an phường có thể cấp giấy xác nhận cho bạn, đó là giấy hẹn trả chứng minh thư nhân dân. Nếu bạn không cung cấp được giấy hẹn trả chứng minh thư nhân dân thì công an xã không cấp giấy xác nhận cho bạn ngay lúc đó. Tuy nhiên, sau đó họ có nghĩa vụ phải xác minh về nhân thân cho bạn.  Do đó việc không cấp giấy cho bạn là trường hợp không đúng với quy định của pháp luật, bạn làm đơn khiếu nại hành vi này của cơ quan công an xã.

  • Xem thêm     

    05/05/2018, 01:35:57 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Việc nhường đường giữa các phương tiện tham gia giao thông được quy định tại  Điều 24 Luật giao thông đường bộ như sau:
    “Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
    1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;…”
    Theo quy định trên, trước khi giao nhau tại nơi không có vòng xuyến thì người điều khiển phương tiện đi bên trái phải nhường đường cho phương tiện đi bên phải. Điều này có nghĩa là trước khi vào phần được giao nhau, xe bên trái có nghĩa vụ giảm tốc, quan sát nếu thấy bên phải có xe gần tiến đến thì đã phải dừng và nhường ngay và  không đặt ra trường hợp xe bên trái đi vào phần giao nhau trước xe bên phải. Như vậy, dù xe bên trái đã đi vào ngã tư trước thì vẫn phải nhường đường cho xe bên phải. Tuy nhiên, đây là trường hợp người bên trái có đầy đủ điều kiện để có thể quan sát được người bên phải. Trường hợp người đi bên phải ở cách xa người đi bên trái thì không cần phải nhường đường và khi đó việc không nhường đường là không trái với quy định của pháp luật.

2 Trang 12>