Đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị tạm giam, tạm giữ?

Chủ đề   RSS   
  • #570772 27/04/2021

    huynhhuuloc2610

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2018
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 14 lần


    Đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị tạm giam, tạm giữ?

    Kính chào Luật sư,

    Vừa qua Công ty tôi có một số người lao động bị cơ quan điều tra tạm giam để xem xét về hành vi vi phạm hoạt động kế toán. Công ty tôi đã ban hành quyết định để tạm hoãn hợp đồng lao động với những người lao động nêu trên theo điểm b khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, Công ty tôi không phải trả lương cho những người lao động này.

    Theo khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trong thời gian người lao động bị tạm giam, tạm giữ thì cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm tai nạn lao động. Tuy nhiên, đối với Bảo hiểm y tế thì "vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật".

    Trong trường hợp bình thường, mức đóng Bảo hiểm y tế sẽ lần lượt là Công ty đóng 3% và người lao động đóng 1,5% trên mức tiền lương tháng của người lao động. Đối với 1,5% của người lao động, Công ty sẽ trích từ lương của họ để đóng thay. Tuy nhiên, nay đối với người lao động bị tạm giam thì việc đóng Bảo hiểm y tế bằng 4,5% của 50% mức lương tháng của người lao động sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào? Bởi vì trong thời gian bị tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động sẽ không nhận được lương nên Công ty không thể trích lương để đóng phần 1,5% Bảo hiểm y tế cho người lao động đó,

    Do đó, Công ty tôi thắc mắc quy định pháp luật xử lý vấn đề nêu trên ra sao. Cụ thể, Công ty có phải tạm ứng để đóng thay 1,5% cho người lao động hay không hay Công ty chỉ phải đóng 3% mức đóng của mình thôi.

    Rất mong nhận được ý kiến tư vấn của Luật sư.

    Trân trọng cảm ơn.

     
    3357 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn huynhhuuloc2610 vì bài viết hữu ích
    ngancdc82 (30/11/2021) ThanhLongLS (07/05/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #571171   07/05/2021

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH quy định:

    Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.

    Như vậy, theo quy định này thì trường hợp người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì HĐLĐ bị tạm hoãn. Khi đó, người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/05/2021) huynhhuuloc2610 (10/05/2021)
  • #571197   10/05/2021

    huynhhuuloc2610
    huynhhuuloc2610

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2018
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 14 lần


    Dạ, em cảm ơn tư vấn của Luật sư.

    Về quy định tại khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH nêu trên em đã tìm hiểu qua rồi ạ.

    Vấn đề em đang thắc mắc là việc đóng BHYT với mức 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng sẽ cụ thể như thế nào ạ. Do trong trường hợp bình thường, 4,5% mức đóng sẽ được Công ty đóng3%, còn người lao động đóng 1,5%. 1,5% của người lao động sẽ được Công ty trích từ lương của người lao động để đóng.

    Tuy nhiên, trong thời gian người lao động bị tạm giam, Công ty đã tạm hoãn hợp đồng lao động nên trong thời gian này người lao động sẽ không nhận được lương. Do đó, Công ty cũng không thể trích lương để đóng 1,5% mức đóng BHYT cho người lao động được.

    Vì vậy, không biết trong trường hợp nêu trên, Công ty có phải (1)TẠM ỨNG để đóng thay 1,5% cho người lao động không (khác với trích lương) hay chỉ phải (2) đóng 3% của Công ty và người lao động tự giải quyết  trách nhiệm của mình với Cơ quan BHXH.

    Rất mong tiếp tục nhận được sự tư vấn của Luật sư về vấn đề này ạ (nội dung cụ thể em cũng có trình bày ở nội dung đặt câu hỏi trước đây).

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhhuuloc2610 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/05/2021)
  • #571227   12/05/2021

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:

    “Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

    1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

    a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

    – Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;”

    Theo quy định trên thì người lao động đang bị tạm giam; tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra; xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

    Theo thông tin bạn cung cấp; công ty bạn có người lao động hiện tại đang bị tạm giam; chưa có kết luận vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là; trong thời gian này công ty vẫn phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động. Mức đóng bằng 4,5% của 50% tiền lương tháng mà người lao động đó được hưởng

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/05/2021) huynhhuuloc2610 (17/05/2021)
  • #571345   17/05/2021

    huynhhuuloc2610
    huynhhuuloc2610

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2018
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 14 lần


    Cảm ơn Luật sư ạ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhhuuloc2610 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/05/2021)
  • #577582   30/11/2021

    Cảm ơn Luật sư ạ.

    Ý của bạn mình cũng thắc mắc. Vì nếu đơn vị trích tiền của đơn vị nộp tiền bảo hiểm y tế cho NLĐ. Nếu không bị kết án thì sẽ được bù trừ khi đơn vị trả lại toàn bộ tiền lương cho NLĐ. Nếu bị kết án thì khi đó sẽ liên quan đến chi phí của đơn đối với khoản chi hộ này.

    Theo ý mình hiểu tại Bộ luật lao động 2019: Điều 34, khoản 4 và Điều 46 quy định: Nếu NLĐ bị kết án và bị phạt tù...thì đơn vị chấm dứt hợp đồng lao động và NLĐ đó được hưởng trợ cấp thôi việc. Khi đó khoản hỗ trợ mà đơn vị đóng hộ sẽ bù trừ với khoản trợ cấp này. 

    Xin ý kiến của các bạn.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngancdc82 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/12/2021)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;