Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<41424344454647>»
  • Xem thêm     

    30/12/2011, 11:21:35 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
               1.Điều 654 BLDS quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như sau:

    "Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

    2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

    3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự."

              Như vậy, theo quy định của pháp luật thì C không đủ điều kiện là người làm chứng của ông N.

           2. Khoản 5, Điều 652 BLDS quy định về di chúc miệng hợp pháp  như sau:"Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.".

    Như vậy, sau khi chứng kiến ý nguyện của ông N mà hai đồng nghiệp của N ghi chép lại nội dung và cùng ký tên, điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ông N di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng mà di chúc đó được công chứng hoặc chứng thực thì di chúc mới có thể có hiệu lực pháp luật.

            3. Bà H đã ly hôn với ông N trước khi ông N chết nên bà H không được thừa kế đối với di sản do ông N để lại.

            4. C và D chỉ được thừa kế của ông N nếu C và D là con nuôi hợp pháp.

     

  • Xem thêm     

    29/12/2011, 09:00:38 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau"        
         1. Nếu ngôi nhà đó có trước khi kết hôn và vẫn đứng tên mình chồng bạn thì đó là tài sản riêng của chồng bạn.
         2. Nếu trong quá trình chung sống mà vợ chồng bạn có tu sửa, xây dựng thêm thì phần đó là tài sản chung và bạn được chia 1 phần của giá trị tăng thêm đó. Nếu vợ chồng bạn không có xây dựng, tu sửa, tôn tạo gì thì bạn không được chia.
         3. Nếu bạn trực tiếp nuôi con và không có chỗ ở nào khác thì Tòa án có thể chia cho bạn 1 phần nhà đất (nếu đất rộng) và bạn có trách nhiệm thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho chồng bạn theo giá thị trường (buộc chồng bạn phải bán cho bạn 1 phần nhà đất để lấy chỗ ở nuôi con). Tuy nhiên, trường hợp này rất ít khi xảy ra.
         4. Nếu bạn có con nhỏ và trực tiếp nuôi con thì chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn.
  • Xem thêm     

    27/12/2011, 08:39:00 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nếu phân chia "tài sản chung vợ chồng" trong thời kỳ hôn nhân thì chỉ những ai là "vợ" là 'chồng" thì mới được chia. Còn nếu là chia tài sản chung của HỘ GIA ĐÌNH thì các thành viên của hộ gia đình đều được chia.
  • Xem thêm     

    27/12/2011, 08:36:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Chỉ anh trai bạn có khả năng lao động, tạo ra thu nhập là có cơ hội được nuôi con rồi. Luật HN&GĐ không bắt buộc phải có thu nhập ổn định thì mới được quyền nuôi con. Ai "có khả năng" nuôi con và có điều kiện để con phát triển vật chất, tinh thần tốt hơn thì người đó sẽ được quyền nuôi con. sau ly hôn  Nếu hai người có điều kiện ngang nhau thì quyền quyết định thuộc về Tòa án.
  • Xem thêm     

    23/12/2011, 09:15:10 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
    1. Đối với việc nuôi con sau khi ly hôn
    Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    "1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa  thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác.".

             Theo thông tin bà bạn nêu ra thì anh trai bạn "nghề nghiệp ổn định cũng không có, năm ngoái lại bị ngã mổ não. Hiện tại sức khỏe cũng hồi phục được phần nào nhưng cũng chưa có công việc, nghề nghiệp. Gia đình làm ruộng nhưng đã từ mấy năm nay từ khi chị dâu bỏ đi thì cũng không còn làm nữa mà cho người làng mượn ruộng. Mọi chi phí sinh hoạt này khác của gia đình đều do mọi người biếu mẹ tôi, còn anh trai tôi cũng không có tài sản gì cả".... Đồng thời từ trước tới nay, việc trông nom, chăm sóc, dạy dỗ con chủ yêu do  bà nội và các cô cháu bé thực hiện "sống cùng bố và bà nội nhưng cháu chỉ rất muốn sống cùng bà nôi và các cô, các bác vì tính tình anh trai tôi nóng nảy, lại chuyện hôn nhân không thuận lợi nên hay cáu ghắt, mắng mỏ cháu".
              Như vậy, anh trai bạn không có khả năng lao động, không có thu nhập, cuộc sống vẫn phụ thuộc gia đình. Hơn nữa, anh trai bạn  cũng thiếu quan tâm, giáo dục con cái. Do vậy, nếu giao con cho anh trai bạn nuôi thì khó mà đảm bảo được quyền lợi mọi mặt của cháu.
             Chị dâu bạn tuy không sống ở VN, không có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con. Tuy nhiên, nếu khi giải quyết ly hôn chị dâu bạn về nước và có nguyện vọng được nuôi con thì nhiều cơ hội Tòa án sẽ giao con cho chị dâu bạn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con... Nếu chị dâu bạn không về VN, cũng không có nguyện vọng nuôi con... đồng thời anh trai bạn phục hồi sức khỏe và khả năng lao động thì anh trai bạn mới có cơ hội được trực tiếp nuôi con.
    2. Đối với việc chia tài sản
    Điều 95, Luật Hôn nhân và gia đình quy định nguyên tắc chia tài sản như sau:

    "Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.".

              Theo thông tin mà bạn nêu thì anh chị bạn không có tài sản chung gì, nhà đất là tài sản của bố mẹ bạn. Do vậy, khi ly hôn anh chị bạn sẽ không có tài sản chung để chia. Chị dâu bạn có yêu cầu chia nhà đất thì Tòa án cũng không chấp nhận. Trừ trường hợp chị dâu bạn đang sống trên nhà đất đó và không còn chỗ ở nào khác. Khi ly hôn thì Tòa án có thể buộc bố mẹ bạn giao một phần đất cho chị dâu bạn để sử dụng để giải quyết chỗ ở và chị dâu bạn có trách nhiệm thanh toán giá trị cho bố mẹ bạn (nếu chị dâu bạn trực tiếp nuôi con).






  • Xem thêm     

    19/12/2011, 12:40:02 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           1. Trước tiên bạn phải xác định rõ nguồn gốc của thửa đất đó. Nếu nguồn gốc đất  trước đây được  Nhà nước giao cho hộ gia đình (tài sản chung của hộ gia đình) thì việc chia đất trong gia đình phải có sự thống nhất của tất cả các thành viên trong hộ gia đình mới có hiệu lực pháp luật.
            2. Ông bạn không có quyền định đoạt toàn bộ thửa đất đó nên di chúc của ông bạn sẽ bị vô hiệu 1 phần hoặc toàn bộ; Tuy nhiên, đến nay có thể đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông ban (ông bạn chết tháng nào năm 2001?) nên các bác không thể khởi kiện tranh chấp đối với phần di sản của ông ban. Các bác bạn chỉ có thể khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu chia tài sản chung của hộ gia đình và yêu cầu chia thừa kế của bà bạn.
            3. Giấy không nhận đất của bác cả và bác 3 chỉ viết tay, không có công chứng, chứng thực nên chưa có hiệu lực pháp luật. Nếu thửa đất đó là tài sản chung của hộ gia đình, trong đó có hai bác thì hai bác có quyền đòi chia tài sản chung đó đồng thời yêu cầu chia thừa kế của bà bạn theo pháp luật;
            4. Việc gia đình bạn sử dụng đất và đóng thuế hơn 10 năm nay không phải là căn cứ để xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp. GCN QSD đất của gia đình bạn có thể được cấp không đúng pháp luật do di chúc của ông bạn vô hiệu toàn bộ hoặc một phần.
            5. UBND xã không có quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế mà chỉ có thẩm quyền hòa giải. Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế.
            Trong vụ việc nhà bạn tốt nhất là nên hòa giải trong gia đình, nếu để tòa án giải quyết thì có thể nhà bạn sẽ phải chia lại một phần đất cho hai bác.
  • Xem thêm     

    18/12/2011, 06:35:28 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn phuongthinh_115!

           1. Đến nay bạn đã "trên 15 tuổi" nên việc bạn muốn nhận ba mẹ chồng bạn làm cha mẹ nuôi hoặc ba mẹ chồng bạn muốn nhận bạn làm con nuôi khó có thể thực hiện được theo quy định pháp luật.
           Việc nhận con nuôi chỉ có thể thực hiện được nếu quan hệ hôn nhân của bạn chấm dứt và ba mẹ chồng bạn là người già yếu cô đơn hoặc bạn bị mất năng lực hành vi dân sự (bị tâm thần hoặc bị các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức).

           2. Bạn có thể tham khảo các quy định pháp luật sau đây của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để được rõ hơn về vấn đề nhận con nuôi:

    Điều 68. Người được nhận làm con nuôi

    1. Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống.

    Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn.

    2. Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng.

    Điều 69. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi

    Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    2. Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;

    3. Có tư cách đạo đức tốt;

    4. Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    5. Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

               3. Đối với việc hôn nhân của bạn: Nếu bạn không làm cho chồng bạn "yêu", không "hâm nóng" được tình yêu của mình thì có thể bạn sẽ thất bại. Tình yêu phải được xây dựng từ hai phía thì mới có kết quả. Nếu bạn có tốt, đáng yêu đến mấy nhưng chồng bạn "không còn yêu" nữa thì vấn đề ly hôn chỉ còn là thời gian.

                Do vậy, con đường để cứu vãn cuộc hôn nhân của bạn chính là "tìm lại" tình yêu của chồng bạn chứ không phải là cản trở việc ly hôn của anh ta.

                 Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    17/12/2011, 02:40:36 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

            1. Nếu bạn muốn tiến đến hôn nhân, hạnh phúc với cô ấy thì phải "được lòng" với gia đình cô ấy. Ngoài ra bạn phải "làm việc tay ba" với hai gia đình đó để chấm dứt quan hệ hôn nhân "không hợp pháp" từ đám cưới vội vàng đó. Trong vụ việc này, nạn nhân bị thiệt hại, đau khổ nhất là cô gái đó chứ không phải là bạn. Bạn là đàn ông, bạn phải đối mặt với sự việc đó và bình tĩnh giải quyết các mối quan hệ đó một cách hợp lý thì mới mong có được hạnh phúc.

            Bạn cũng phải hiểu và thông cảm cho tâm lý của gia đình nhà "chồng" của cô gái đó. Họ có cưới hỏi đàng hoàng, có họ hàng, làng xóm cùng chứng kiến. Vậy mà cô gái đó đã "bỏ đi cùng bạn"... nên gia đình họ đã bức xúc...

            2. Nếu gia đình nhà "chồng cũ" của cô gái đó xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tài sản... của bạn thì bạn có quyền các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp (công an, tòa án...). Tuy nhiên bạn cần phải tìm ra cách thức để giải quyết những mâu thuẫn đó chứ không phải là chờ hậu quả không hay xảy ra rồi mới nhờ pháp luật bảo vệ...

  • Xem thêm     

    13/12/2011, 09:54:12 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn moinguoilaban51!

    Bạn hỏi: "xin luật sư cường tư vấn giùm tôi 1 việc , tôi và vợ tôi cươi nhau đã có 2 đứa con nhưng chúng tôi chưa lam đăng ký kết hôn chúng tôi cưới nhau năm 1996 , nay vợ tôi đơn phương làm đơn len tòa xét cho công nhận chúng tôi không phải là vợ chồng ,và đòi chia tài sản , về việt này tôi xin tham khảo ý kiến luật sư .nếu ra tòa khi xét sử tôi được quyền kêu tòa giải quyết vụ việt thanh 3 giai đoạn trước tiên là về phần công nhận chúng tôi không phải là vợ chồng còn vấn đề về tài sản thì chuyển qua tranh chấp dân sự ví dụ nội dung là chưa phân biệt tài sản chung hay riêng .còn thứ 3 là về phần con cái nếu chưa chứng minh được nguồn gốc tài sản thì sẽ không tính dược về quyền kinh tế nuôi con ,xin luật sư tư vấn giúp giùm ,ở đây tôi muốn nói rõ hơn , gì hiện nay cô ta đang làm nghề có vi phạm pháp luật nhưng đang trong khi theo dõi của ngành công an nên tôi không được phép tiết lộ bí mật với tòa án ,còn tôi mua bán ngành dịch vụ cầm đồ có giấy phép kinh doanh đàng hoàn nhưng do đang chờ thanh lý để cũng cố thêm nguồn vốn tôi đang tạm ngưng hoạt động .,vậy tôi có lý do gì thuyết phục tòa không ,,xin chân thành cảm ơn".
           
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định:

    Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

    1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

    2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

    Điều 163. Phạm vi khởi kiện

    1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

    2. Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

    3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền do Bộ luật này quy định có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

    Điều 38. Nhập hoặc tách vụ án

    1. Toà án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Toà án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.

    2. Toà án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.

    3. Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

    Điều 59. Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn

    1. Nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

    a) Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này;

    b) Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện;

    c) Đề nghị Toà án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;

    d) Đề nghị Toà án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

    2. Nguyên đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện.

    Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn

    1. Bị đơn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

    a) Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này;

    b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;

    c) Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu;

    d) Được Toà án thông báo về việc bị khởi kiện.
    2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án giải quyết vắng mặt bị đơn.   
            
             
     Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì "vợ" bạn có quyền khởi kiện và Tòa án có nghĩa vụ giải quyết vụ án trong phạm vi yêu cầu khởi kiện của vợ bạn. Bạn có quyền phản tố đối với các yêu cầu khởi kiện của vợ bạn nhưng không có quyền hạn chế yêu cầu khởi kiện của vợ bạn. Do vậy, nếu vợ bạn yêu cầu Tòa án  tuyên bố quan hệ với bạn không phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp và yêu cầu giải quyết về con và tài sản thì Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết cả ba nội dung trên. Bạn có yêu cầu Tòa án tách ra làm 2 hoặc 3 vụ án cũng không được. Do vậy, bạn phải theo kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    13/12/2011, 12:55:37 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn phuongthinh_115!
    Tôi nhất trí ý kiến tư vấn của Luật sư Quyển và xin bổ sung như sau:
              1. Luật hôn nhân và gia đình của nước ta từ trước tới nay đều quy định nguyên tắc của quan hệ hôn nhân là "tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng". Do vậy, nếu bạn muốn duy trì cuộc hôn nhân đó nhưng chồng bạn không muốn duy trì thì cũng không thể tiếp tục được. Hạnh phúc vợ chồng phải được xây dựng trên cơ sở "tự nguyện" của hai bên. Nếu bạn muốn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân đó thì phải tháo gỡ những mâu thuẫn, vướng mắc trong quan hệ vợ chồng chứ không phải là cản trở việc ly hôn của chồng. Bạn phải tìm ra cái gốc của sự mâu thuẫn để giải quyết thì mới mong có kết quả... Bạn có thể "giữ người ở chứ không thể giữ người đi"...Vì vậy bạn hãy cân nhắc để tìm ra hướng giải quyết cho cuộc hôn nhân của bạn.
              2. Nếu chỉ mình chồng bạn ký đơn xin ly hôn thì Tòa án cũng thụ lý để giải quyết. Nếu bạn không đồng ý ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và hướng dẫn tại Nghị quyết số02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xác định có cho chồng bạn đủ căn cứ để đơn phương ly hôn hay không. Cụ thể như sau:

    "Điều 89. Căn cứ cho ly hôn

    1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

    "a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.
    a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
    - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó,
    bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
    - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi
    ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

    a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
    a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt
    .
    "

  • Xem thêm     

    13/12/2011, 11:51:40 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn Nguyenmaihang1976!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
             1. Mảnh đất đó là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân nên dù có đứng tên mình chồng bạn thì vẫn mặc nhiên được coi là tài sản chung vợ chồng. Nếu chồng bạn cho rằng đó là tài sản riêng thì phải tự chứng minh.
             Do vậy, chồng bạn không thể tự mình định đoạt (chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp...) thửa đất đó nếu không có ý kiến của bạn. Còn đối với với việc cầm cố trái pháp luật thì bạn không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, đối với những giao dịch vay mượn, cầm cố, thế chấp mà mình chồng bạn tham gia thì chỉ chồng bạn phải chịu trách nhiệm đối với tài sản đó. Bạn chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những giao dịch do chồng bạn tự thực hiện nếu giao dịch đó phục vụ nhu cầu sinh hoạt tối thiếu, thiết yếu của gia đình.
              2. Để ngăn chặn việc sang tên, chuyển nhượng thửa đất đó, bạn có thể gửi đơn đến Phòng TN&MT đề nghị không sang tên thửa đất đó vì tài sản đang có tranh chấp. Còn việc cắm Sổ ở tiệm cầm đồ thì bạn không lo vì cá nhân chồng bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với việc đó (1/2 tài sản chung vợ chồng là tài sản của bạn và vẫn được pháp luật bảo vệ).
  • Xem thêm     

    10/12/2011, 10:30:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Về nguyên tắc thì chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật, có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người khác và quy định điều kiện có hiệu lực của di chúc - Di chúc có điều kiện. Do vậy, bạn có quyền lập di chúc cho các con bạn ngôi nhà đó và có thể đưa thêm điều kiện trong di chúc là chỉ các con, các cháu bạn có quyền sở hữu sử dụng, không được cho chồng bạn sử dụng ngôi nhà đó.
             Nếu bạn lập di chúc để lại ngôi nhà đó cho người khác, rồi người khác ủy quyền cho con bạn sử dụng thì sẽ rất phức tạp và dễ phát sinh tranh chấp. Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên lập di chúc có điều kiện theo mong muốn của bạn và không trái pháp luật, đạo đức xã hội. 
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:41:44 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
          Pháp luật quy định: Đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (Bất động sản và một số loại tài sản khác như ô tô, xe máy, tàu biển...) thì việc định đoạt tài sản (tặng cho, mua bán...) phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực pháp luật. Còn đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì tặng cho bằng "miệng" cũng có giá trị pháp lý nếu đã có việc chuyển giao tài sản trên thực tế.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:29:16 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Như vậy là bạn đã hiểu nội dung tư vấn của Luật sư rồi.
            Nếu thời điểm này gia đình bạn không thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế thì ba bạn vẫn có quyền lập di chúc để định đoạt phần quyền sở hữu tài sản của ba bạn cho bạn (1/2 tài sản và 1 phần ba bạn được thừa kế của mẹ bạn). Tuy nhiên, nếu sự việc diễn ra như vậy thì bạn vẫn chưa thể đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà.
            Sau thời hiệu 10 năm nữa nếu không có ai tranh chấp đối với phần di sản của mẹ bạn thì phần di sản đó sẽ hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế (nếu các anh em trong nhà không thỏa thuận được về việc chia thừa kế thì phần di sản đó sẽ không được chia nữa) phần di sản hết thời hiệu sẽ được giao cho người đang quản lý tiếp tục quản lý, sử dụng. Sau 10 năm kể từ khi ba bạn chết mà bạn không thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế theo di chúc thì thời hiệu khởi kiện của ba bạn cũng hết. Khi đó có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết nữa vì đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật.

            Do vậy cách tốt nhất của gia đình bạn là thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế của mẹ bạn và để ba bạn định đoạt phần tài sản của ông bằng di chúc hoặc hợp đồng tặng cho tránh nguy cơ tranh chấp có thể xảy ra, phần của ai hưởng được định đoạt rõ ràng, tách bạch.
            Nếu ngôi nhà đó là tài sản chung của các đồng sở hữu (trong thời hiệu thừa kế hoặc di sản đã được khai nhận) thì một trong các đồng sở hữu đều có quyền tòa án chi tài sản chung theo quy định của pháp luật. Giả sử bạn có sở hữu 99% tài sản nhưng người sở hữu 1% tài sản có tranh chấp và yêu cầu Tòa án chia tài sản chung  thì Tòa án vẫn thụ lý vụ án và chia tài sản theo phần giá trị của từng người. Việc bạn chiếm đa số phần sở hữu tài sản đó không làm cho bạn có quyền quyết định việc có chia tài sản hay không chia (không giống như giá trị biểu quyết trong hội nghị hay Doanh nghiệp).
            Tuy nhiên, nếu bạn chiếm phần lớn trong khối tài sản đó, khi có tranh chấp về tài sản chung thì nhiều khả năng bạn sẽ được ưu tiên nhận tài sản là hiện vật và có trách nhiệm thanh toán giá trị cho các đồng sở hữu khác. Nếu khi tranh chấp tài sản chung mà các đồng sở hữu đều có nhu cầu nhận tài sản là hiện vật nhà đất, đồng thời nhà đất đó có thể phân chia thì Tòa án vẫn sẽ chia tài sản theo phần sở hữu của từng người để mọi người cùng sử dụng.  Do vậy bạn nên cân nhắc để tìm cho mình giải pháp tốt nhất, vừa đảm bảo được quyền lợi của mình, vừa tránh mâu thuẫn trong gia đình.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 12:51:26 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn khacthienbao!

            Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Xác định phần sở hữu và quyền định đoạt tài sản:
           Ngôi nhà đó là tài sản chung của ba và mẹ bạn thì theo quy định của pháp luật, mỗi người được định đoạt một nửa. Mẹ bạn đã mất không để lại di chúc nên phần tài sản của mẹ bạn (1/2 giá trị nhà đất) thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn bao gồm ông bà ngoại bạn (nếu còn sống); ba của bạn và các anh chị em bạn (Điều 676 BLDS). Do vậy, việc định đoạt di sản của mẹ bạn để lại phải có sự thống nhất ý kiến của tất cả các thừa kế của mẹ bạn thì mới hợp pháp. Ba của bạn chỉ có quyền lập di chúc để định đoạt 1/2 tài sản và phần tài sản mà ba của bạn được thừa kế của mẹ bạn.
           Thủ tục để thực hiện quyền thừa kế đối với phần di sản của mẹ bạn là khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu gia đình bạn thực hiện thủ tục khai nhận si sản thừa kế và đăng ký quyền sở hữu tài sản thì trong Giấy chứng nhận sẽ ghi tên đại diện thừa kế hoặc tên của tất cả các thừa kế.
           Nếu các thừa kế của mẹ bạn thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 49 Luật công chứng thì có thể xác định được phần thừa kế của mỗi người trong khối di sản đó , khi đó mỗi người sẽ được sở hữu phần di sản mà mình được hưởng theo pháp luật. Cũng bằng thủ tục phân chia di sản thừa kế, các thừa kế của mẹ bạn có thể nhường quyền nhường toàn bộ quyền thừa kế của mẹ bạn cho ba bạn được sở hữu, khi đó ba bạn sẽ có toàn quyền định đoạt ngôi nhà đó.

           Tóm lại: 1/2 giá trị ngôi nhà đó thuộc về ba của bạn, còn 1/2 giá trị tài sản còn lại thuộc về các thừa kế của mẹ bạn, đồng thời các thành viên trong gia đình bạn cũng có quyền định đoạt tài sản trong phạm vi quyền sở hữu (thừa kế) của mình.
           2. Thỏa thuận tài sản chung:
           Nếu gia đình bạn thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia di sản để ngôi nhà đó trở thành tài sản chung của tất cả các anh chị em bạn thì trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở sẽ đứng tên đại diện chủ sở hữu tài sản hoặc tên các sở hữu. Về nguyên tắc thì mỗi chủ sở hữu trong khối tài sản chung có quyền định đoạt trong phạm vi quyền sở hữu của mình do vậy việc quản lý, sử dụng, định đoạt ngôi nhà đó như thế nào thì phải có sự đồng thuận của các đồng sở hữu đó. Nếu một người muốn bán phần sở hữu của mình thì phải dành quyền ưu tiên mua cho các đồng sở hữu khác. Các đồng sở hữu cũng có thể lập một biên bản thỏa thuận về việc giao cho một người trực tiếp quản lý, sử dụng và tài sản đó sẽ được định đoạt (bán đi) trong một số trường hợp cụ thể.

           3. Di sản thờ cúng:

    Gia đình bạn cũng cho thể chuyển cho mình ba bạn được sở hữu ngôi nhà đó. Sau đó ba bạn lập di chúc để lại di sản đó làm nơi thờ cúng tổ tiên và truyền đời trong dòng họ tộc, không ai được quyền bán…

    Vấn đề quan trọng của gia đình bạn là phải tìm được tiếng nói chung trong gia đình trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên và phát huy giá trị của tài sản. Sau khi có sự thống nhất trong gia đình thì Luật sư sẽ tư vấn thủ tục cụ thể cho bạn.

  • Xem thêm     

    06/12/2011, 01:07:56 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự quy định thời gian Tòa án chuẩn bị xét xử vụ án ở cấp sơ thẩm là 4 tháng kề từ ngày thụ lý vụ án. Trong trường vụ án có tính chất phức tạp, cần thời gian giải quyết thì Chánh án có thể gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng nữa. 
            Thực tế, nếu vụ việc không phức tạp, các đương sự đều hợp tác và cung cấp chứng cứ đầy đủ thì mới đảm bảo thời gian theo Điều 179 BLTTDS. Còn nếu vụ án phức tạp,  nhiều đương sự, đương sự chống đối... thì có khi phải "nhiều năm" mới xong!.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 09:19:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau: Theo thông tin mà bạn nêu thì tình trạng hôn nhân của bố mẹ bạn là trầm trong và đủ điều kiện để Tòa án giải quyết cho mẹ bạn được ly hôn theo quy định tại Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình.
    1. Thủ tục ly hôn:
    Mẹ bạn có thể gửi đơn ly hôn tới tòa án nơi bố bạn cư trú để được giải quyết. Trong đơn xin ly hôn mẹ bạn cần trình bày rõ các thông tin sau đây:
           Thông tin về bố bạn (họ tên, ngày tháng, năm sinh, hộ khẩu); Thông tin về mẹ bạn;  Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn, Địa điểm đăng ký kết hôn; Khoảng thời gian chung sống hạnh phúc; Khoảng thời gian mâu thuẫn, Lý do mâu thuẫn; Mâu thuẫn đã được gia đình, cơ quan, tổ chức hòa giải, khuyên can chưa.; Nay tình cảm có thể hàn gắn được không; Cả hai bên có đồng ý ly hôn không..
            Về con chung: Có mấy con, đứa lớn mấy tuổi, đứa nhỏ mấy tuổi; đang sống với ai; Có tranh chấp quyền nuôi con không, có yêu cầu Tòa án giải quyết chia con không; Có thỏa thuận được việc cấp dưỡng cho con không;
            Về tài sản: Có những khối tài sản chung nào? ở đâu? Ai đang quản lý? Nguồn gốc tài sản thế nào? Có thỏa thuận được việc chia tài sản chung không? Nguyện vọng chia tài sản chung thế nào?...
            Kèm theo đơn ly hôn, mẹ bạn phải cung cung cấp cho Tòa án bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bản sao CMND, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của con, Giấy tờ về tài sản... Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin ly hôn theo đường link sau đây
    : http://www.ecolaw.vn/vi/node/282
    2. Chia tài sản khi ly hôn:

            Về nguyên tắc tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó, Tài sản chung thì chia đôi nhưng có xét đến công sức đóng góp của các bên và ưu tiên bảo vệ quyền lợi bà mẹ, trẻ em. Tài sản riêng là tài sản có trước thời kỳ hôn nhân và những tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản chung là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân hoặc những tài sản có nguồn gốc là tài sản riêng nhưng các bên đồng ý nhập vào thành tài sản chung...
            Thửa đất 160m2 đứng tên mình mẹ bạn nhưng nếu thửa đất đó được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn thì vẫn là tài sản chung vợ chồng (bạn cần tìm hiểu lại nguồn gốc thửa đất đó). Khi ly hôn, thửa đất đó sẽ được chia đôi. Nếu việc chia đôi vẫn đảm bảo nhu cầu và khả năng sử dụng của hai bên thì Tòa án sẽ chia đôi. Nếu không thể chia đôi bằng hiện vật thì một bên sẽ được sử dụng và có trách nhiệm thanh toán giá trị cho bên kia. Bạn có thể tham khảo các quy định tại Chương X luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để biết thêm chi tiết.
           Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể cung cấp thêm thông tin và đặt câu hỏi để luật sư trả lời.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 08:16:19 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Đối với việc "cô ấy đã bõ đi cùng tôi":

    Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:


    "1. Quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    2. Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi.

    Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

    Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình.

    3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được  xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa  án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình."

                 Như vậy, nếu "cô ấy" đã kết hôn mà bạn lại rủ cô ấy bỏ đi để "chung sống như vợ chồng" (công khai chung sống, làm ăn kinh tế, sinh con đẻ cái...) thì bạn mới vi phạm luật hôn nhân và gia đình và có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 147 BLHS tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của cô ấy là chưa hợp pháp (chung sống sau ngày 01/01/2001 nhưng chưa có đăng ký kết hôn) nên chưa được pháp luật bảo vệ (Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 và Thông tư số 01). Do vậy, hành vi "rủ vợ người khác bỏ trốn" kiểu như "Vợ chồng A Phủ" của bạn chưa đủ căn cứ để xử lý hành chính hoặc hình sự.

    2. Hành vi cưỡng ép kết hôn:

             Về nguyên tắc, hành vi "cưỡng ép kết hôn, cản trở quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ" là vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình. Vị phạm nhẹ thì bị xử lý hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo quy định tại Điều 146 BLHS. Tuy nhiên trong vụ việc của bạn chưa đủ căn cứ để xác định có việc "cưỡng ép kết hôn" bởi "cô ấy đã đồng ý đám cưới" và việc cô ấy không hạnh phúc là do "bị gia đình bên chồng biết được là cô ấy không còn trong trắng nên đối xữ tệ với cô ấy" chứ không phải do cô ấy bị ép lấy chồng nên không có hạnh phúc. Cha mẹ nào chẳng mong muốn con mình lấy chông vao nơi "êm ấm" nên có thể khuyên can, chỉ bảo thậm chí áp đặt con cái trong việc lựa chọn tình cảm... Tuy nhiên mong muốn ấy, hành vi ấy của các "phụ huynh" có "phạm luật" hay không và có thể bị xử lý đến đâu lại là chuyện khác. Chúng ta cũng nên thông cảm với tâm lý của người làm cha, làm mẹ. Nếu cha mẹ can thiệp, cản trở tình yêu, hôn nhân của con cái thì con cái cũng cần phải xem lại tình cảm của mình: Bố mẹ thì luôn mong muốn điều tốt đẹp cho con mình, vậy tại sao tình yêu của mình lại chưa đủ sức thuyết phục cha mẹ, chưa đủ để tạo niềm tin cho "người lớn"?... Trong vụ việc của bạn chưa có căn cứ để bạn "kiện ông bố vợ tương lai" đó! Do vậy, nếu bạn muốn chung sống lâu dài với cô ấy thì bạn nên quên đi chuyện cũ và gắng làm lại mọi việc từ đầu cho tốt hơn.
           Chúc bạn hạnh phúc!
  • Xem thêm     

    03/12/2011, 11:46:33 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:
              Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa  thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác."

             Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con (điều kiện để phát triển về thể chất, tinh thần, điều kiện học hành..) và nguyện vọng của con để quyết định giao con cho cha hoặc mẹ nuôi. Trong đó nguyện vọng của con chỉ là một căn cứ để Tòa xem xét chứ không phải là yếu tố quyết định đến việc Tòa án giao con cho ai nuôi. Do vậy, nếu chị bạn có điều kiện phát triển tốt cho con về mọi mặt, ngược lại anh rể bạn không có khả năng lao động, không có thu nhập thì nhiều khả năng chị bạn sẽ được quyền nuôi con.

             Trong trường hợp nếu anh rể bạn tuy không có khả năng lao động nhưng anh rể bạn có tài sản riêng (nhà cho thuê, tiền tiết kiệm. cổ phần trong doanh nghiệp...) nên vẫn có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống đồng thời con muốn sống với cha thì Tòa án sẽ giao con cho anh rể bạn nuôi.

  • Xem thêm     

    03/12/2011, 11:17:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Đối với việc chuộc ruộng, vườn nhà cửa:
           Nếu bạn có đủ chứng cứ chứng minh việc bạn bỏ tiền ra chuộc lại toàn bộ ruộng vườn, nhà cửa của ba mẹ bạn thì bạn có cơ hội được ba mẹ bạn hoàn trả số tiền đó khi ba mẹ bạn ly hôn.
          Tuy nhiên bạn cần lưu ý là: \
          - Bạn chỉ được trả lại số tiền chuộc nhà đất đó nếu bạn chứng minh được việc bỏ tiền ra chuộc nhà đất là "cho vay" chứ không phải là "tặng cho tài sản".
          - Nếu chứng cứ trong hồ sơ vụ án chứng minh được số tiền bạn bỏ ra chuộc đất là bạn "tặng cho" ba mẹ bạn lúc khó khăn chứ không phải là "cho vay" thì bạn không có quyền đòi lại. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên nhận tặng cho nhận được tài sản.
    2. Đối với việc chia tài sản:
            - Những tài sản là tài sản chung của hộ gia đình thì các thành viên sẽ được chia theo phần của từng người: Ví dụ: Đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình theo nhân khẩu, thời điểm chia đất anh chị em bạn cũng được chia thì nay ba mẹ bạn ly hôn, anh chị em bạn cũng được chia phần đất nông nghiệp đó... Do vậy anh, chị, em bạn chỉ được chia những tài sản nào là tài sản của hộ gia đình. Còn tài sản chung của ba mẹ bạn thì anh, chị, em bạn không được chia.
            - Tài sản chung vợ chồng: Tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó, tài sản chung thì chia đôi. Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:

            Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn

    1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.

                Điều 97. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn

    1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

    2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

    a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa  thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

    b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

    c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;

    d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.

    3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này.

               Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng

    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.

    Điều 99. Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên

    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.

    3. Đối với việc bảo vệ mẹ bạn:

                - Trong thời gian chờ tòa án giải quyết vụ án ly hôn: Trong thời gian này nếu ba bạn có hành vi đánh đập xúc phạm mẹ bạn thì mẹ bạn có quyền báo chính quyền cơ sở can thiệp hoặc yêu cầu các trung tâm phòng chống bạo lực gia đình giúp đỡ. Hoặc mẹ bạn cũng có thể đề nghị Tòa án ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm ba của bạn có những hành vi đánh đập, xúc phạm mẹ bạn trong thời gian tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại Điều 115 BLTTDS, cụ thể như sau:

    "Điều 115. Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định

    Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Toà án giải quyết.".

                - Sau khi ly hôn: Sau khi ly hôn thì ba mẹ bạn không còn quan hệ vợ chồng nên nếu ba bạn còn tiếp tục có hành vi đánh đập, xúc phạm mẹ bạn thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Nếu sự việc còn tái diễn thì ba bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tội làm nhục người khác... theo quy định pháp luật.

52 Trang «<41424344454647>»