Chào bạn hoangtuech1211!
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Bộ luật dân sự năm 1995 (có hiệu lực đến 01/01/2006) quy định về lập di chúc và chứng thực di chúc như sau:
"Điều 660. Di chúc có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Ngời lập di chúc có thể yêu cầu Công chứng nhà nước chứng nhận hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực bản di chúc.
Điều 661. Thủ tục lập di chúc tại Công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Việc lập di chúc tại Công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:
1- Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc.
2- Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được, thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt ngời lập di chúc và người làm chứng.
Điều 662. Người không được chứng nhận, chứng thực di chúc
Công chứng viên, người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phờng, thị trấn không được chứng nhận, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là:
1- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2- Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
3- Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.".
Theo thông tin mà bạn nêu trên thì nội dung di chúc của ông A đã được ông B ghi chép và ông A đã ký tên. Tại thời điểm chứng thực di chúc, cán bộ tư pháp không ghi chép lại nội dung di chúc mà vẫn lấy văn bản đã được ông B ghi chép và có chữ ký của ông A để chứng thực là không tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm chứng thực, cán bộ tư pháp có đọc lại toàn văn di chúc đó, ông A vẫn đồng ý và ký tên có chứng thực của UBND cấp xã thì di chúc đó vẫn có hiệu lực (vẫn thể hiện được ý chí cuối cùng của người lập di chúc). Nếu ông B không thuộc trường hợp được làm chứng di chúc mà lại tham gia lập di chúc với tư cách là người làm chứng thì di chúc đó có thể bị vô hiệu.