Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<42434445464748>»
  • Xem thêm     

    29/11/2011, 09:18:26 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Đến nay bạn đã đủ điều kiện khởi kiện (con bạn đã đủ 12 tháng tuổi), do vậy bạn có thể khởi kiện lại một vụ án ly hôn để Tòa án giải quyết. Khi khởi kiện lại, bạn phải nộp đầy đủ hồ sơ khởi kiện thì Tòa án mới thụ lý.
            Nếu trước đây Tòa án chỉ giữ các bản sao các tài liệu mà bạn cung cấp. Bạn vẫn còn bản gốc giấy đăng ký kết hôn thì bạn chỉ cần bổ sung thêm bản sao chứng minh thư, hộ khẩu và viết lại đơn ly hôn là được. Điều quan trọng bây giờ là bạn phải cung cấp được địa chỉ của vợ bạn. Nếu không có địa chỉ của vợ bạn, Tòa án sẽ không thụ lý.
  • Xem thêm     

    28/11/2011, 11:27:43 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
             1. Nếu tài sản đó được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì mặc nhiên coi là tài sản chung và sẽ chia đôi khi ly hôn. Nếu ông A khẳng định là tài sản riêng của mình thì ông A có nghĩa vụ chứng minh. Nếu ông A không chứng minh được thì tài sản đó sẽ được chia đôi (Luật hôn nhân và gia đình và các hướng dẫn của TAND tối cao);
             2. Tình huống bạn nêu hơi "lạ" bởi nếu nhà đất mà mẹ bà B cho hai vợ chồng thì trong GCN QSD đất phải đứng tên 2 người (hợp đồng tặng cho cũng phải tên 2 vợ chồng chứ?) Chẳng lẽ mẹ vợ lại chỉ ký giấy cho con rể mà không cho con gái?
             3. Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì trong thời hạn 5 năm, người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án, quyết định đó. Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án.
  • Xem thêm     

    28/11/2011, 10:28:22 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn nguyenphuocanh!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Điều 197 BLDS quy định: "Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.".

    Điều 198 quy định: "Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
     

    Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu".
             Như vậy, về lý thì bố mẹ bạn là chủ sở hữu tài sản nên có toàn quyền định đoạt (chuyển nhượng, tặng cho...) mà không cần phải "xin" ý kiến của các con.

     

             Tuy nhiên, nhà đất là tài sản lớn và rất hay phát sinh tranh chấp. Hơn nữa, nhà đất có thể là tài sản riêng của một thành viên nào đó trong gia đình nhưng khi đã đưa vào sử dụng chung thì có thể xuất hiện những tài sản phát sinh trong khối tài sản riêng đó (phần xây dựng, sửa chữa, duy tu cải tạo đất...trong quá trình sử dụng) và những tài sản phát sinh đó là tài sản thuộc sở hữu chung gắn liền với tài sản riêng.

              Ví dụ: Nhà đất là của bố mẹ nhưng các con sống cùng trong ngôi nhà đó. Trong quá trình chung sống, các con đã bỏ tiền ra cải tạo, nâng cấp nhà... khi cha mẹ định đoạt thì không được định đoạt phần cải tạo, nâng cấp nếu không có ý kiến của con... Do vậy, thực tế khi bố mẹ chuyển nhượng nhà đất của mình thì Công chứng viên thường yêu cầu tất cả những người có tên trong hộ khẩu gia đình cùng phải ký vào hợp đồng thì mới hoàn tất thủ tục. Ngoài ra, tài sản riêng vợ chồng (có trước hôn nhân hoặc tặng cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân) nhưng khi người đó định đoạt mà không được sự đồng ý của người kia thì cũng khó mà sang tên được (thực tiễn).

     

               Tóm lại: Về mặt lý thuyết thì bố mẹ bạn hoàn toàn có thể định đoạt những nhà đất đó mà không cần phải có chữ ký của các người con (vì đó là tài sản của bố mẹ bạn chứ không phải là tài sản của hộ gia đình). Tuy nhiên, thực tiễn mỗi địa phương lại có quy định khác nhau (có nhiều nơi bắt buộc những người có tên trong hộ khẩu gia đình đều phải ký thì mới sang tên được) do vậy bạn thử tìm hiểu thực tiễn địa phương xem sao nhé (hỏi Phòng công chứng hoặc Phòng TN&MT).
     

  • Xem thêm     

    28/11/2011, 09:55:12 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           Chị bạn chỉ có thể đợi chồng về nước để đăng ký kết hôn sau đó khai sinh cho con hoặc khai sinh cho con trước rồi sau này tiến hành thủ tục nhận cha con với chồng chị ấy và điền tên cha vào giấy khai sinh sau.
          Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch:

    Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh

    1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

    Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

    Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

    2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

    3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

    Điều 33. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

    ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

    Điều 34. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

    1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

    a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

    b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

    2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

    Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

    3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

    Điều 35. Bổ sung, cải chính Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con

    1. Căn cứ vào Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con ghi bổ sung phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con, nếu phần khai về cha, mẹ trước đây để trống.

    Trong trường hợp Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 1 quyển tại ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp huyện), thì ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho ủy ban nhân dân cấp huyện để ghi tiếp việc bổ sung.

    2. Trong trường hợp phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con đã ghi tên người khác, không phải là cha, mẹ đẻ, thì đương sự phải làm thủ tục cải chính theo quy định tại Mục 7 Chương này.
  • Xem thêm     

    28/11/2011, 09:29:10 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Đối với tài sản chung:

    Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về tài sản chung vợ chồng như sau:

    Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa  thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa  thuận.

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

    2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.”.

    Do vậy, nếu vợ chồng bạn có tài sản chung thì khi ly hôn mới phải chia theo quy định pháp luật. Nếu không có tài sản chung thì không có căn cứ để Tòa án giải quyết chia tài sản.

    2. Đối với việc nuôi con sau khi ly hôn:
    Khoản 2, Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

    "Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa  thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác."

              Do vậy, đứa con 2 tuổi của vợ chồng bạn sẽ do vợ bạn trực tiếp nuôi sau ly hôn. và bạn được quyền thăm nom con. Tuy nhiên, sau khi ly hôn vợ bạn nuôi con không tốt ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển về thể chất và tinh thần của con, thì sau khi con đủ 3 tuổi bạn có thể yêu cầu Tòa án buộc vợ bạn phải giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 93 LHN&GĐ sau đây:

    "Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.”.

  • Xem thêm     

    28/11/2011, 08:53:30 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

     Chào bạn thao195!

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1. Về việc thu thập chứng cứ và lệ phí thu thập chứng cứ

             Nghị quyết số  04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/ 9/ 2005 của TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ” quy định như sau:

             “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án phải giải thích cho đương sự biết, nếu đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ, thì Toà án tiến hành giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung. Toà án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc dân sự và nếu vụ việc dân sự được xét xử, giải quyết tại phiên toà, phiên họp thì Toà án chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, phiên họp, kết quả việc hỏi tại phiên toà, phiên họp, xem xét đầy đủ ý kiến của người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên để quyết định. Đương sự phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ.

             “1. Toà án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong các trường hợp do BLTTDS quy định; cụ thể như sau:


    1.1. Chỉ khi đương sự có yêu cầu, thì Toà án mới tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau đây:

    a. Ghi lời khai của đương sự trong trường hợp đương sự không thể tự viết được (khoản 1 Điều 86 của BLTTDS);

    b. Lấy lời khai của người làm chứng (khoản 1 Điều 87 của BLTTDS);

    c. Đối chất (khoản 1 Điều 88 của BLTTDS);

    d. Xem xét, thẩm định tại chỗ (khoản 1 Điều 89 của BLTTDS);

    đ. Trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại (Điều 90 của BLTTDS);

    e. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo (khoản 1 Điều 91 của BLTTDS);

    g. Định giá tài sản (điểm a khoản 1 Điều 92 của BLTTDS);

    h. Uỷ thác thu thập chứng cứ (Điều 93 của BLTTDS);           

    i. Thu thập chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được (khoản 1 Điều 94 của BLTTDS).

    1.2. Toà án chỉ có thể tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau đây:

    a. Lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết (khoản 1 Điều 87 của BLTTDS);

    b. Đối chất khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng (khoản 1 Điều 88 của BLTTDS);

    c. Định giá tài sản trong trường hợp các bên thoả thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí (điểm b khoản 1 Điều 92 của BLTTDS).

    1.3. Đương sự có yêu cầu Toà án tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ phải được thể hiện bằng văn bản (có thể làm bằng văn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, có thể ghi trong biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất). Trong trường hợp đương sự trực tiếp đến Toà án yêu cầu thì phải lập biên bản ghi rõ yêu cầu của đương sự. Trường hợp yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ bằng biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ (Điều 94 của BLTTDS) thì phải làm đơn yêu cầu.

    1.4. Khi đương sự có yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ, Toà án cần phải giải thích cho đương sự biết về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng (chi phí giám định, tiền tạm ứng chi phí định giá…). Toà án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng, nếu thuộc trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng.”.

     2. Đối với việc nuôi con sau khi ly hôn

    Khoản 2, Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

    Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa  thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác.”.

    Do vậy, nếu bạn muốn được trực tiếp nuôi con, bạn phải chứng minh được là bạn có điều kiện nuôi dạy con tốt hơn chồng bạn. Nếu con bạn sống với bạn thì sẽ được phát triển tốt về thể chất, tinh thần và điều kiện học tập.

  • Xem thêm     

    27/11/2011, 09:52:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn satrungtho576!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
             1. Theo quy định pháp luật thì thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự là Tòa án nơi bị đơn cư trú. Tuy nhiên, nếu bạn bạn gửi đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết nhưng bạn không cung cấp được địa chỉ của bị đơn thì Tòa án cũng không thụ lý vụ án. Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của Bộ luật tố tụng dân sự:

    "Điều 164. Hình thức, n���i dung đơn khởi kiện

    1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

    2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

    b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;

    c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

    d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

    đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;

    e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

    g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

    i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;

    k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;

    l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn."

    Nếu nay bạn muốn tiếp tục ly hôn thì phải làm lại đơn khởi kiện với nội  dung trên và cung cấp địa chỉ của vợ bạn (ghi lại ngày tháng nộp đơn).

    2. Nếu bạn không thể tìm được địa chỉ của vợ bạn thì có thể thực hiện thủ tục tuyên bố mất tích (chứ không phải là thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú), đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết cho đơn phương ly hôn (với người mất tích). Bạn có thể tham khảo các quy định pháp luật sau đây:
    Ðiều 78 BLDS năm 2005 "Tuyên bố một người mất tích

    1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.".

    Khoản 2, Điều 89 LHN&GĐ cũng quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”.

    Tại mục 8, Nghị Quyết02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn luật HN&GĐ năm 2000 quy định như sau:

    “b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 thì: "trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn". Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:

    b.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.

    b.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.

    b.3. Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 89 Bộ luật dân sự.”.

    Như vậy, nếu Tòa án có quyết định tuyên bố vợ bạn mất tích thì bạn sẽ được giải quyết cho ly hôn theo các quy định pháp luật mà tôi đã trích dẫn ở trên. Còn nếu Tòa án chỉ tuyên bố vợ bạn vắng mặt t��i nơi cư trú thì bạn chỉ có quyền quản lý tài sản của vợ bạn chứ chưa đủ điều kiện để ly hôn.
  • Xem thêm     

    27/11/2011, 08:07:03 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Khi Tòa án giao Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì sẽ trả lại hồ sơ khởi kiện cho bạn. Bạn có quyền kháng cáo trong thời hạn 7 ngày, kể từ bạn nhận được Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (khoản 2, Điều 245 BLTTDS). Do vậy, nếu khi giao Quyết định đình chỉ mà Tòa án không trả hồ sơ thì bạn có thể kháng cáo để Tòa án giải quyết.
  • Xem thêm     

    27/11/2011, 03:43:22 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            1. Khoản 2, Điều 85 LHN&GĐ năm 2000 quy định: "Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.".
              Do vậy, nếu con bạn chưa đủ 12 tháng tuổi, đồng thời vợ bạn không đồng ý ly hôn thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án của bạn là đúng, bởi bạn không có quyền khởi kiện (chưa đủ điều kiện khởi kiện ly hôn theo quy định tại khoản 2, Điều 85 LHN&GĐ).
    Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án của bạn là thuộc trường hợp quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 192 BLTTDS: "người khởi kiện không có quyền khởi kiện". Điểm đ, khoản 1, Điều 168 BLTTDS cũng quy định: Tòa án trả lại đơn khởi kiện nêu đương sự "chưa có đủ điều kiện khởi kiện."
             2. Theo quy định tại khoản 2, Điều 192 BLTTDS thì khi đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án phải "trả lại đơn khởi kiện và  tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự". Do vậy, khi đủ điều kiện khởi kiện (con bạn đủ 12 tháng tuổi) thì bạn có quyền khởi kiện lại. Khi đó bạn nộp lại các tài liệu mà Tòa án trả lại trước đây. CMND và hộ khẩu của vợ bạn không phải là tài liệu bắt buộc. Bạn có thể xin xác nhận nơi cư trú của vợ bạn tại công an ở địa phương. Tuy nhiên, nêu vợ bạn bỏ đi thì bạn phải cung cấp được địa chỉ của vợ bạn cho Tòa án thì Tòa án mới thụ lý vụ án.
  • Xem thêm     

    26/11/2011, 10:41:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
                  1. Điểm c, khoản 1, Điều 192 BLTTDS quy định: Nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì tòa án Đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên trong trường hợp của bạn: Lúc đầu là thuận tình ly hôn, sau đó chỉ có mình vợ bạn rút đơn khởi kiện  còn bạn thì vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án nên Tòa án không thể áp dụng quy định pháp luật này để đình chỉ giải quyết vụ án (cả hai vợ chồng đều rút đơn thì Tòa án mới đình chỉ giải quyết vụ án). Trong trường hợp này Tòa án phải chuyển thành vụ án đơn phương ly hôn mà bạn là nguyên đơn và vợ bạn là bị đơn để giải quyết mới đúng pháp luật. Do vậy, nếu bạn vẫn muốn ly hôn thì có thể kháng cáo Quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án sơ thẩm, thời hạn kháng cáo Quyết định của tòa án sơ thẩm là 7 ngày kể từ ngày bạn nhận được quyết định đó (khoản 2, Điều 245 BLTTDS);
                   2. Nếu quá thời hạn kháng cáo thì bạn vẫn có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền kháng nghị để Tòa án cấp trên giải quyết theo thủ tục Giám đốc thẩm.
                   3. Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa quy định, nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn (Điểm c, mục 10, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/ 2000 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn áp dụng luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
  • Xem thêm     

    26/11/2011, 08:50:40 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn contho500!
             Trước hết bạn cần cung cấp Bản án ly hôn cho Luật sư xem, nếu bạn không thể lấy được bản án ly hôn thì Luật sư có thể đến Tòa xin trích sao bản án giúp bạn, tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý cho bạn.
             Bạn hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng để được trợ giúp nhé!
  • Xem thêm     

    26/11/2011, 05:26:58 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nội dung bạn hỏi đã được Luật sư Đặng Văn Cường trả lời cụ thể trong mục: "Di chúc được làm từ văn phòng luật sư có hợp lệ ko", chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế. Bạn có thể xem lại nội dung đó tại đây: http://danluat.thuvienphapluat.vn/di-chuc-duoc-lam-tu-van-phong-luat-su-co-hop-le-ko-57210.aspx

  • Xem thêm     

    26/11/2011, 07:18:04 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
            1. Theo thông tin mà bạn nêu thì người chồng bị tai nạn, thương tích nhưng chưa mất năng lực hành vi dân sự nên anh ta phải tự mình thực hiện các quan hệ pháp luật, tham gia các giao dịch dân sự... Anh chồng không thuộc trường hợp phải có người giám hộ, người đại diện theo pháp luật
            2. Theo quy định của pháp luật thì quan hệ vợ chồng là quan hệ nhân thân không thể tách rời nên không thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc ly hôn. Do vậy, gia đình nhà chồng không thể ly hôn "hộ" người chồng được. Tuy nhiên, về vấn đề tài sản và tranh chấp quyền nuôi con thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.
            3. Nếu tình cảm vợ chồng đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được như quy định tại Điều 89 LHN&GĐ thì anh chồng có thể được Tòa án giải quyết cho đơn phương ly hôn. Nếu anh chồng muốn ly hôn thì gia đình bạn có thể giúp anh ta thực hiện thủ tục. Tuy nhiên anh chồng phải ký đơn xin ly hôn và đến tòa vài lần để hòa giải, đối chất trước khi xét xử và tham gia phiên tòa. Còn các việc liên quan đến tài sản và con thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.
  • Xem thêm     

    25/11/2011, 10:11:30 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
         1. Nếu ông ngoại bạn đã mất hơn 30 năm rồi thì đến nay không còn thời hiệu để khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất (đến năm 2000 là hết thời hiệu khởi kiện thừa kế về quyền sử dụng đất rồi!) do vậy, ai đang quản lý di sản của ông bạn thì tiếp tục được quản lý, nếu có tranh chấp về thừa kế thì tòa án cũng không giải quyết. Người nào quản lý di sản đó 30 năm thì được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (30 năm với BĐS);
          2. Nếu thửa đất 700m2 đó là tài sản chung của ông bà bạn thì bà bạn chỉ được quyền sở hữu 1/2. Nếu đó là tài sản riêng của bà ngoại bạn thì các Dì bạn mới có quyền yêu cầu chia thừa kế của bà bạn đối với toàn bộ thửa đất đó.
          3. Việc cậu 8 bạn được chia, cho tài sản khi bà bạn còn sống không làm mất quyền thừa kế đối với di sản của bà ngoại bạn, trừ trường hợp cậu 8 bạn thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 643 BLDS, cụ thể như sau:
    "Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản
    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc."
          4. Nếu bà ngoại bạn để lại di chúc, đồng thời di chúc đó đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 652 BLDS thì mới có thể chia di sản theo di chúc. Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật, các con của bà bạn đều được chia thừa kế theo pháp luật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 643 BLDS nêu trên.
           Do vậy, bạn hãy xem lại thông tin về vụ việc của gia đình bạn để biết hậu quả pháp lý có thể xảy ra.
  • Xem thêm     

    25/11/2011, 11:57:43 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:

           1. Pháp luật không quy định về việc làm đám cưới trước hay đăng ký kết hôn trước. Luật hôn nhân và gia đình chỉ quy định về đăng ký kết hôn, còn việc làm đám cưới thì thực hiện theo phong tục, tập quán địa phương. Do vậy, bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn trước hay sau ngày cưới đều được.

            2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 12 Luật HN&GĐ là: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài  là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.

            3. Thủ tục tổ chức đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 14 như sau: “Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên”. Như vậy, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn chỉ cần có mặt hai bên nam nữ là được. Tuy nhiên, phong tục tập quán địa phương thường có đại diện hai bên gia đình tham gia chứng kiến thủ tục. Do vậy bạn có thể mời đại diện hai bên gia đình tham gia (không bắt buộc) cho vui vẻ, đầm ấm.

             Hiện nay ở một số địa phương tổ chức lễ đăng ký kết hôn tương đối trang trọng, lịch sự (có hoa, kẹo bán, chè thuốc.., có đại diện UBND...) tạo ra không khí hạnh phúc, vui vẻ cho người đăng ký kết hôn. Tuy nhiên có nhiều nơi thủ tục đăng ký chỉ là đến ký và nhận giấy đăng ký kết hôn. Do vây, để ngày đăng ký kết hôn thêm ý nghĩa, bạn có thể liên hệ trước với cơ quan đăng ký kết hôn để chuẩn bị thủ tục.

    Chúc bạn hạnh phúc!

  • Xem thêm     

    24/11/2011, 12:57:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Bạn cần xem lại Hợp đồng giữa ba bạn với mẹ bạn và Hợp đồng giữa mẹ bạn với bạn xem có những ai ký  vào hợp đồng?
           Nếu ba bạn đã ký hợp đồng cho mẹ bạn và ba mẹ bạn ký hợp đồng cho bạn một phần đất thì ba của bạn sẽ không được chia tài sản đó khi ly hôn vì hai thửa đất đó đã là của bạn và mẹ bạn.
  • Xem thêm     

    23/11/2011, 08:49:39 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
             1. Đối với giao dịch thứ nhất (gia đình bạn mua đất): Mảnh đất đầu tiên mua bằng hai nguồn tiền là tiền riêng của ba chị em bạn và tiền của ba mẹ bạn. Do vậy, thửa đất đó là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần của 3 chị em bạn và ba mẹ bạn. Nên mọi người đều có quyền đối với thửa đất đó.
             2. Giao dịch thứ 2 (ba bạn chuyển tên cho mẹ bạn): Việc ba bạn đứng tên hay mẹ bạn đứng tên chỉ là "đại diện hộ gia đình" nên việc ba bạn chuyển tên cho mẹ bạn chưa quan trọng.
             3. Giao dịch thứ 3 (mẹ bạn ->bạn): Việc mẹ bạn chuyển quyền sử dụng đất 350m2 cho bạn, nếu có sự đồng ý của ba bạn thì ba mẹ bạn không thể đòi lại (vì thủ tục đã hoàn tất). Nếu trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đó không có chữ ký của ba bạn và các chị em bạn thì bạn vẫn có thể bị đòi lại thửa đất đó nếu họ có tranh chấp. Do vậy, bạn cần kiểm tra lại hợp đồng của bạn với mẹ bạn xem có chữ ký của ba bạn hay không?

              4. Trong vụ việc này những chị em khác của bạn cũng có vai trò quan trọng. Nếu các giao dịch trên không có ý kiến của các chị em bạn mà nay họ khởi kiện đòi chia tài sản thì tài sản đó sẽ được chia theo tỷ lệ góp tiền ban đầu.
              Tóm lại, trong vụ việc của gia đình bạn: Nếu ba bạn đã sang tên cho mẹ bạn bằng hình thức tặng cho, nay các anh chị em bạn không có tranh chấp gì thì ba bạn không có quyền đòi chia tài sản với mẹ bạn vì tài sản đó ba mẹ đã định đoạt rồi. Nếu các chị em bạn không tham gia việc sang tên (ba bạn->mẹ bạn->bạn) và có đủ chứng cứ chứng minh việc góp tiền mua đất, đồng thời nay các chị em bạn đó có tranh chấp đối với thửa đất đó thì ba bạn vẫn có cơ hội được chia đất.
  • Xem thêm     

    23/11/2011, 12:49:34 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Cảm ơn bạn!
    Chào bạn.
  • Xem thêm     

    22/11/2011, 07:40:08 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            1. Việc "trục xuất" các vị "khách không mời  mà đến" đó trước mắt thuộc về Công an khu vực (cơ quan quản lý về tạm trú, tạm vắng). Nếu sau này vụ việc tranh chấp được giải quyết bằng một vụ án dân sự, Tòa án xác định bạn có quyền sở hữu, sử dụng ngôi nhà đó thì Cơ quan Thi hành án dân sự sẽ có trách nhiệm buộc anh chị bạn phải ra khỏi nhà để trả lại nhà cho bạn.
            2. Về lý thì anh chị bạn đã vi phạm Luật cư trú, đồng thời có thể phạm tội xâm phạm chỗ ở công dân theo quy định tại Điều 124 BLHS hoặc bị xử phạt hành chính (tùy thuộc vào tính chất mức độ vi phạm). Cơ quan công an có quyền  buộc anh chị bạn phải ra khỏi nhà để trả lại nhà cho gia đình bạn. Nhưng thực tế thì những việc như vậy ít bị xử lý hình sự bởi nó liên quan đến tình cảm gia đình, quan hệ huyết thống... nên nếu bạn có báo công an thì nhiều khả năng công an cũng sẽ xác định đây là tranh chấp dân sự và hướng dẫn bạn khởi kiện  theo thủ tục tố tụng dân sự để đòi nhà...  Việc báo công an chỉ làm sự việc căng thẳng không cần thiết và không đạt được kết quả.
             Do vậy, nếu nội bộ gia đình không giải quyết được với nhau về việc chia thừa kế thì tốt nhất là nên yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành án theo nội dung bản án đó.
  • Xem thêm     

    22/11/2011, 12:00:09 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
        1. Nội dụng văn bản mà bạn trình bày ở trên chỉ có thể là việc thỏa thuận chia tài sản chung của hộ gia đình chứ không được coi là di chúc hợp pháp bởi các lý do sau:
     

     - "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết" (Điều 646 BLDS). Trong văn bản trên không có nội dung là sau khi bố bạn chết thì ngôi nhà của bố bạn được bán đi để chia cho các con nên không thể coi là Di chúc theo quy định pháp luật (chỉ có thể coi là Biên bản phân chia tài sản hoặc tặng cho tài sản);

    - Những người con ký tên trong băn bản đó với tư cách là người nhận tài sản, người được chia tài sản chứ không thể là người làm chứng (vi phạm Điều 654 BLDS).

    - Nội dung văn bản đó không tuân thủ quy định tại Điều 653 BLDS...


          2. Nếu ngôi nhà trước đây là tài sản chung của bố mẹ bạn, không phải là tài sản chung của hộ gia đình thì việc chia tài sản trên chính là hình thức tặng cho tài sản của bố mẹ bạn đối với các con.


           Nếu ngôi nhà 20 m2 đó do bạn nhận tiền của bố mẹ và đứng ra mua rồi đứng tên trên giấy chứng nhận thì là của riêng bạn, anh bạn không thể được chia thừa kế. Còn nếu ngôi nhà đó vẫn đứng tên bố mẹ bạn (vẫn là tài sản của bố mẹ bạn) thì có thể anh, chị bạn vẫn có quyền yêu cầu chia thừa kế (việc chia tài sản trước đây coi như bạn không được hưởng và cũng không thể làm gì được nữa).


52 Trang «<42434445464748>»