Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<45464748495051>»
  • Xem thêm     

    29/10/2011, 09:07:30 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
            1. Pháp luật VN không quy định về thời hiệu di chúc, chỉ có quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990; Điều 648 BLDS 1995; Điều 645 BLDS 2005). Các quy định pháp luật trên đều quy định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm kể từ khi người có di sản chết. Nghị quyết02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình quy định: đối với các trường hợp người để lại di sản chết trước ngày 01/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế được tính theo Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 (nếu chết trước năm 1990 thì thời hiệu là 10 năm tính từ năm 1990).

    "Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

    a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

    a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

    a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.".

             Nếu hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nhưng có di chúc và các thừa kế đều đồng ý thực hiện nội dung di chúc đó và không có tranh chấp gì thì các thừa kế theo di chúc có thể mang di chúc đó đến phòng công chứng để thực hiện việc khai nhân, phân chia di sản thừa kế (bất kể người để lại di chúc đó chết từ khi nào).
             2. Khoản 1, Điều 633 BLDS 2005 quy định:

    Thời điểm mở thừa kế là thời điểm ngư­ời có tài sản chết. Trong tr­ường hợp Toà án tuyên bố một ng­ười là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày đ­ược xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này

    (thời điểm Quyết định tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật).

  • Xem thêm     

    28/10/2011, 04:45:15 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

           1. Theo thông tin mà bạn đưa ra thì di sản của ông bà bạn không chỉ có diện tích 8000m2 và ngôi nhà mà còn cả phần điện tích đất mà gia đình bạn và gia đình nhà bác bạn đang sử dụng.

           2. Việc chia thừa kế bằng miệng, hoặc tặng cho bằng miệng không có giá trị pháp lý vì chưa tuân thủ về thủ tục. Hiện nay Giấy chứng nhận QSD đất vẫn đứng tên ông bà bạn nên toàn bộ diện tích đất trong GCN đều là di sản của ông bà bạn. Nếu cô, chú bạn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế thì Tòa án sẽ chia ngôi nhà và toàn bộ diện tích đất ghi trong GCN của ông bà bạn.

           3. Để chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông bà bạn thì các thừa kế phải tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế theo thủ tục tại Điều 49 Luật công chứng hoặc Khai nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 50 Luật công chứng. Sau khi khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật thì các thừa kế mới có quyền định đoạt di sản đó.

            Thủ thục khai nhận, phân chia di sản thừa kế đòi hỏi phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân và chữ ký của tất các các thừa kế thì mới thực hiện được thủ tục. Nếu cô, chú bạn không thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia di san thừa kế như trên mà cứ chuyển nhượng di sản cho người khác thì việc chuyển nhượng đó là trái pháp luật. Bạn có quyền khiếu kiện việc mua bán, chuyển nhượng đó.

           4. Trong vụ việc của gia đình bạn tốt nhất là thỏa thuận hòa giải được với nhau để chia phần 8000m2 cho các thừa kế cùng hưởng. Nếu không thỏa thuận, phải khởi kiện ra Tòa án thì phần đất của bố bạn và bác bạn cũng sẽ được xác định là di sản của ông bà bạn chưa chia (chưa chia hợp pháp) và sẽ chia đều cho các thừa kế theo quy định pháp luật. Trong trường hợp này, bố bạn và bác bạn chỉ được sở hữu phần công trình xây dựng trên đất và trích một phần công sức duy trì, tôn tạo di sản.

     

  • Xem thêm     

    28/10/2011, 06:38:35 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Căn nhà và thửa đất đó có nguồn gốc là được ông bà bạn cho khi ông còn sống nên đã trở thành tài sản riêng của chú út bạn, nay không ai có thể đòi lại được căn nhà đó (kể cả bà bạn).
            Bạn cần phân biệt tặng cho và thừa kế: Khi một người còn sống thì họ có quyền định đoạt tài sản của họ bằng hình thức tặng cho. Nếu việc tặng cho đã hoàn tất về mặt thủ tục (với bất động sản là người nhận tặng cho đã được đăng ký QSH, với động sản là người nhận tặng cho đã nhận được tài sản) thì chủ sở hữu tài sản không được phép đòi lại tài sản đó. Các thừa kế của họ thì lại càng không có quyền can thiệp vào việc định đoạt đó của chủ sở hữu tài sản. Chỉ đến khi người có tài sản chết mà không để lại di chúc thì mới phát sinh quyền của các thừa kế. Đồng thời họ cũng chỉ được phép thực hiện quyền thừa kế trong thời hiệu luật định...
            2. Hiện nay bà bạn còn sống nên bà bạn có quyền định đoạt đối với những tài sản đang thuộc quyền sở hữu của bà bạn (các con không có quyền can thiệp). Còn ông bạn đã chết năm 1991, nên đến năm 2003 là hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Do vậy, các cô chú của bạn không còn quyền khởi kiện về thừa kế đối với di sản của ông bạn (trừ trường hợp gia đình bạn có cô, chú ở nước ngoài trước ngày 01/7/1991  thì nay có thể áp dụng Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của UBTVQH để khởi kiện về tranh chấp thừa kế về nhà ở có người nước ngoài tham gia).
            Tóm lại, với ngôi nhà và thửa đất của chú út đã thành tài sản thuộc quyền sở hữu của chú ấy, không ai có quyền đòi lại hoặc đòi chia. Tài sản hiện tại của bà bạn do bà bạn quyết định. Các cô chú bạn chỉ có thể yêu cầu khởi kiện về thừa kế đối với nhà ở của ông bạn nếu vụ việc chia thừa kế đó có yếu tố nước ngoài (áp dụng Nghị quyết 1037). Nếu gia đình bạn không có cô chú nào sống ở nước ngoài trước 01/7/1991 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông bạn đã hết.
  • Xem thêm     

    26/10/2011, 09:37:53 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
            1. Nếu đến khi qua đời, ông bà nội của bạn vẫn không lập di chúc thì theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS thì di sản của ông bà nội bạn sẽ thuộc về 5 người con và bố mẹ của ông bà nội bạn (nếu còn sống).
            2. Thực tế, nếu phân chia theo pháp luật thì ba mẹ bạn còn có thể được phân chia thêm một phần nữa do có công sức duy trì tu tạo tài sản.
            3. Còn việc cha mẹ chăm sóc con cái khi còn nhỏ và con cái phụng dưỡng cha mẹ lúc về già là trách nhiệm của cha mẹ và là đạo hiếu của người làm con (nội dung này cũng được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình). Có thể trong số các cô dì chú bác của bạn chỉ có ba bạn là có điều kiện gần gũi ông bà hơn và ba bạn có điều kiện kinh tế hơn các anh em khác nên công sức chăm sóc ông bà lúc về già có thể nhiều hơn...
            Bạn cũng không nên "băn khoăn" nhiều đến việc đó. Việc làm của ba mẹ bạn sẽ để lại phúc đức cho con cháu mai sau. Được cơ hội báo hiếu cho cho cha mẹ là may mắn cho con cái rồi. Ông bà bạn vẫn còn sống, biết đâu trước lúc chết ông bà lại lập di chúc để lại tài sản đó cho bố mẹ bạn! Mọi thứ còn đang ở phía trước,  bạn hãy mở lòng ra để cuộc này trở lên sống tốt đẹp hơn!

  • Xem thêm     

    26/10/2011, 07:48:16 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng! Chúc mừng gia đình bạn.Vậy là tốt rồi!
  • Xem thêm     

    25/10/2011, 11:19:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn moinguoilaban51!
               Theo thông tin mà bạn đưa ra thì bạn sẽ được chia phần nhiều hơn vợ bạn, cụ thể là bao nhiêu thì Tòa án sẽ xem xét căn cứ vào chứng cứ mà hai bên xuất trình.
  • Xem thêm     

    25/10/2011, 06:14:29 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng! Cảm ơn bạn. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Luật sư để được giải đáp.
  • Xem thêm     

    24/10/2011, 12:00:53 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Hình thức và nội dung Di chúc của ba bạn như vậy là phù hợp với quy định của pháp luật . Nay ba bạn đã qua đời nên Di chúc đó có hiệu lực pháp luật, chị em bạn có quyền hưởng di sản theo nội dung di chúc.
           Nhà đất đó là tài sản chung của ba mẹ bạn (không tính phần xây dựng lại của  chị em bạn). Mẹ bạn chết năm 1994 không để lại di chúc, phần của mẹ bạn (1/2) đến nay đã hết thời hiệu thừa kế, do vậy, phần của mẹ bạn sẽ do bạn và chị bạn tiếp tục quản lý. Phần di sản của ba bạn  (1/2) và phần di sản mà ba bạn hưởng từ mẹ bạn thuộc về chị em bạn theo nội dung di chúc.
            Do vậy, nếu vụ việc của gia đình bạn tranh chấp khiến Tòa án giải quyết thì các anh bạn sẽ  thua kiện và không được chia bất cứ một phần giá trị tài sản nào (phần của mẹ đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, phần của ba đã định đoạt bằng di chúc cho bạn và chị bạn).

            2. Nếu các anh bạn không đồng ý phân chia di sản theo nội dung  đã thỏa thuận thì bạn có quyền yêu cầu UBND phường hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì bạn và chị bạn nên khởi kiện yêu cầu tòa án chia thừa kế để được hưởng thừa kế theo nội dung di chúc của ba bạn và được quyền quản lý phần di sản của mẹ bạn do mẹ bạn do đã hết thời hiệu thừa kế.
            3. Giá trị phần diện tích nhà xây dựng lại là tài sản riêng của bạn và chị bạn do đã bỏ tiền riêng ra xây dựng.
           Tóm lại, trong vụ việc trên phần thắng thuộc về chị em bạn, nên nếu các anh không đồng ý phân chia thừa kế theo thỏa thuận thì bạn và chị bạn nên khởi kiện về thừa kế để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình theo di chúc và theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    23/10/2011, 05:06:59 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, cảm ơn bạn! Chúc bạn cùng gia đình mạnh khỏe.
  • Xem thêm     

    23/10/2011, 04:10:53 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng cảm ơn bạn!
    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Giấy chứng nhận QSD đất tạm thời đó cũng có giá trị pháp lý và chứng minh là tài sản có trước hôn nhân nên được xác định là tài sản riêng. Khoản 1, Điều 27 LHN&GĐ quy định:

    "Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận."
           Vậy nên nếu anh bạn chưa có văn bản thỏa thuận nào là nhập khối tài sản riêng đó thành tài sản chung thì đến nay nhà đất vẫn là tài sản riêng của anh trai bạn (trừ phần xây dựng, sửa chữa thêm trong thời kỳ hôn nhân- nếu có).
           2. Nếu chị dâu bạn không tranh chấp gì thì mới sang tên cho bố mẹ bạn. Nếu có tranh chấp thì sẽ không thể sang tên cho đến khi có bản án, quyết định của Tòa án xác định là tài sản riêng của anh trai bạn. Nếu chị bạn không đồng ý ký hợp đồng để sang tên cho bố mẹ bạn thì công chứng viên sẽ không công chứng hợp đồng (bởi tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung nên có thể có phần sở hữu chung phát sinh trong khối tài sản đó: Tu sửa, xây dựng, sửa chữa...). Do vậy, hãy chờ sau khi ly hôn, anh trai bạn hãy định đoạt nhà đất đó để tránh rắc rối cho bố mẹ!

  • Xem thêm     

    23/10/2011, 03:56:06 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

               Luật sư nhất trí ý kiến của bạn Hoangvhung!
               Anh trai bạn cần cung cấp chứng cứ để chứng minh là nếu Tòa án giao con cho anh bạn trực tiếp nuôi thì cháu bé sẽ phát triển tốt hơn về cả tinh thần và vật chất, thuận lợi học hành...
  • Xem thêm     

    23/10/2011, 03:51:37 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Bạn cưới vợ từ năm 1996 nhưng chưa đăng ký kết hôn. Do vậy, nếu bạn có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ thụ lý và căn cứ vào Nghị quyết35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội hướng dẫn luật hôn nhân và gia đình và Thông tư liên tịch số01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BTP để ra bản án không công nhận quan hệ của bạn là vợ chồng và áp dụng khoản 2 và khoản 3, Điều 17 LHN&GĐ để giải quyết yêu cầu nuôi con và tài sản.

    Điều 17 LHN&GĐ quy định như sau:

    "2. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.

    3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.".

    2. Chia con: Với con trên từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến của con. Tuy nhiên, ý kiến của con chỉ là thủ tục tham khảo chứ không có tính chất quyết định đến việc Tòa án giao con cho ai nuôi. Bạn có thể chứng minh nhân cách, lối sống của vợ bạn không tốt như bạn trình bày ở trên để yêu cầu được trực tiếp nuôi con.

    3. Đối với tài sản: Theo nội dung bạn trình bày thì khối tài sản đó có nguồn gốc là của bạn. Công sức duy trì, phát triển khối tài sản đó cũng do bạn là chính nên Tòa án có thể chia đôi và cho bạn được phần hơn.

           Rất khó để chứng minh căn nhà mua năm 2008 là tài sản riêng của bạn bởi số tiền mua đất, xây nhà là do thu nhập của bạn có được khi chung sống (mua bán mấy lô đất và tích lũy 14 năm nay) chứ không hoàn toàn là tài sản riêng của bạn trước hôn nhân.
  • Xem thêm     

    23/10/2011, 11:24:58 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bac!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bác như sau:
                1. Theo thôn tin mà bác nêu ở trên thì căn nhà đó đứng tên hai vợ chồng bác chứ không phải là đại diện hộ gia đình đứng tên nên tài sản đó là của vợ chồng bác, vợ chồng bác có toàn quyền định đoạt, không liên quan gì đến hộ khẩu của các con. Khi thực hiện giao dịch, chỉ cần hai vợ chồng bác ký hợp đồng là đủ (Công chứng viên  và cán bộ TN&MT cũng chỉ căn cứ vào GCN QSDĐ&QSHN và hộ khẩu, đăng ký kết hôn của vợ chồng bác để thực hiện thủ tục, họ không quan tâm đến trong nhà đó còn có hộ khẩu nào khác hay không).
               2. Tuy nhiên, các con của bác vẫn có thể cản trở vợ chồng bác trong việc thực hiện giao dịch đối với căn nhà đó. Họ có thể viện lý do là họ có công sức trong việc sửa chữa, xây dựng ngôi nhà. Nếu họ có đơn tranh chấp ngôi nhà đó thì vợ chồng bác chưa thể thực hiện giao dịch được. Nếu sự việc xảy ra như vậy thì bác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Sau khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật xác định ngôi nhà đó là tài sản của hai bác thì lúc đó hai bác có toàn quyền định đoạt , các con của bác không thể cản trở được nữa.
               3. Bác cũng có thể chọn giải pháp là lập di chúc để chia nhà đất cho các con sau khi vợ chồng bác qua đời. Trong di chúc bác có thể định đoạt khác với diện tích nhà đất thực tế mà các con bác đang sử dụng hoặc có thể giao cho 1 người sử dụng nhà và có nhiệm vụ thanh toán giá trị cho các con khác. Nói chung, định đoạt bằng di chúc là các định đoạt rất đa dạng, linh hoạt nên hai bác nên định đoạt tài sản đó bằng di chúc để tránh xáo trộn cuộc sống của các con hiện nay.
              Chúc bác thành công!
  • Xem thêm     

    23/10/2011, 08:20:32 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
             1. Chị bạn cần có đơn yêu cầu Tòa án nơi anh S cư trú xác định quan hệ cha con giữa cháu bé đó với anh S theo quy định tại khoản 4, Điều 27 BLTTDS;
             2. Nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Tòa án nhân dân tối cao quy định: "Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien."
             Do vậy, trước khi yêu cầu Tòa án cho công nhận quan hệ cha con thì chị bạn có thể tiến hành thủ tục giám định AND để làm căn cứ cho Tòa án giải quyết. Nếu anh S gây khó khăn hoặc không thể tiến hành thủ tục giám định ADN trước khi có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì trong quá trình Tòa án giải quyết, chị bạn phải có đơn yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định ADN. Kết quả giám định ADN sẽ là căn cứ để Tòa án chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của chị bạn.
             3. Nếu kết quả giám định cho thấy anh S chính là cha của cháu bé thì chị gái bạn có quyền yêu cầu anh S phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu bé đến khi thành niên (18 tuổi). "Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
    Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
    b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
    c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng." (Trích Nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP).
  • Xem thêm     

    23/10/2011, 07:00:57 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Đối với tài sản, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định như sau:
               "b. khoản 2 Điều 27 quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng".
    Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.
    "
               Như vậy, căn nhà đó là của bố mẹ bạn cho riêng anh trai bạn, trong giấy chứng nhận chỉ đứng tên anh trai bạn nhưng tài sản đó có trong thời kỳ hôn nhân nên khi ly hôn nghĩa vụ chứng minh "đó là tài sản riêng" thuộc về anh trai bạn. Nếu anh trai bạn không đưa ra được chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng thì Tòa án sẽ căn cứ vào khoản 3, Điều 27 LHN&GĐ để xác định đó là tài sản chung vợ chồng và chia đôi cho hai bên.
                Những chứng cứ mà anh trai bạn phải xuất trình để chứng minh tài sản riêng là: Hợp đồng tặng cho của bố mẹ bạn cho anh trai bạn; Bộ hồ sơ xin cấp GCN QSDĐ của anh trai bạn; Giấy chứng nhận QSD Đất; Ý kiến trình bày của bố mẹ bạn và những chứng cứ khác (nếu có). Anh trai bạn cần xuất trình các chứng cứ trên để Tòa án xem xét.
                Đối với phần công trình phụ, xây dựng, sửa chữa thêm sẽ là tài sản chung trong khối tài sản riêng. Khi giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ định giá toàn bộ nhà đất, trong đó có cả phần diện tích mà anh chị bạn xây dựng, sửa chữa thêm. Giá trị phần xây dựng, sửa chữa thêm sẽ xác định là tài sản chung vợ chồng. Nếu anh trai bạn đã chứng minh được ngôi nhà đó là tài sản riêng thì anh trai bạn được sử dụng ngôi nhà đó và có trách nhiệm thanh toán cho chị dâu bạn 1/2 giá trị phần xây dựng, sửa chữa thêm trong thời gian anh chị bạn sử dụng nhà.
    2. Đối với con chung:
    Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về việc giải quyết việc tranh chấp về con khi ly hôn như sau: "Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.
    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.
    "
              Như vậy, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, đặc biệt là điều kiện cho sự phát triển thể chất, tinh thần và đảm bảo việc học hành Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên nuôi. Nếu anh trai bạn chứng minh được là chị dâu bạn "kém nhân cách", không có chỗ ở... thì nhiều khả năng anh trai bạn sẽ được trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, giải quyết vụ việc thế nào thế nào, Tòa án phải NHẬN THẤY căn cứ vào các chứng cứ của hai bên cung cấp, rồi Tòa án XÉT THẤY giao con cho ai sẽ tốt cho con hơn thì Tòa án sẽ QUYẾT ĐỊNH tại bản án.
  • Xem thêm     

    20/10/2011, 06:56:24 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Thủ tục đăng ký kết hôn và hồ sơ đăng ký kết hôn được quy định tại Nghị định68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 và sửa đổi tại Nghị định69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ quy định về hôn nhân có yếu tố nước ngoài như sau:
     
    1. Hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ sau đây:

     a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;

     b) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nư­ớc mà ng­ười xin kết hôn là công dân cấp chư­a quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đư­ơng sự là ngư­ời không có vợ hoặc không có chồng.

     Trong tr­ường hợp pháp luật của nư­ớc mà ngư­ời xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đ­ương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của n­ước đó;

     c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nư­ớc ngoài cấp chư­a quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại ngư­ời đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đư­ợc hành vi của mình;

     d) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong n­ước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như­ giấy thông hành hoặc thẻ cư­ trú (đối với ngư­ời n­ước ngoài và công dân Việt Nam định cư­ ở n­ước ngoài);

     đ) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nư­ớc), thẻ th­ường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với ngư­ời n­ước ngoài ở Việt Nam).

     2. Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực l­ượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nư­ớc thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ­ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc ng­ười đó kết hôn với ng­ười n­ước ngoài không ảnh h­ưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà n­ước hoặc không trái với quy định của ngành đó."

     * 1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư­ pháp có trách nhiệm:

    a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở T­ư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.

    Việc phỏng vấn phải đư­ợc lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn;

     b) Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư­ pháp, đồng thời có công văn đề nghị ủy ban nhân dân cấp xã, nơi th­ường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đ­ương sự là công dân Việt Nam, nơi thư­ờng trú của người n­ước ngoài tại Việt Nam, thực hiện việc niêm yết. ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở ủy ban, kể từ ngày nhận đ­ược công văn của Sở Tư­ pháp. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về việc kết hôn thì ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo cho Sở Tư­ pháp;

     c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong tr­ường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đ­ương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đ­ương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư­ pháp tiến hành xác minh làm rõ;

     d) Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đ­ương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn." 

     * Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.”

  • Xem thêm     

    20/10/2011, 05:04:47 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

         Luật không bắt buộc di chúc phải công chứng trong mọi trường hợp. Do vậy, đối với trường hợp di chúc có thể viết tay vẫn hợp pháp thì chỉ cần nội dung đầy đủ theo quy định tại Điều 653 BLDS. là được.
         Mặc nhiên di chúc bằng văn bản viết tay là thể hiện ý chí tự nguyện và minh mẫn  của người lập di chúc (có minh mẫn mới lập được di chúc, có tự nguyện mới ký vào di chúc để xác nhận ý chí).
         Nếu ai đó  cho rằng di chúc vô hiệu do người lập di chúc không tự nguyện, minh mẫn thì họ phải tự đưa ra chứng cứ để chứng minh điều đó. Nếu họ yêu cầu tuyên bố di chúc vô hiệu theo
    khoản 1 điều 652 nhưng không đưa ra được chứng cứ chứng minh là di chúc vô hiệu theo khoản 1 điều 652 thì Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu đó.
  • Xem thêm     

    20/10/2011, 06:45:15 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              1. Bạn Dong-vn trả lời câu hỏi của bạn như vậy là đúng: Xem lại GCN xem là cấp cho "Hộ" gia đình bà bạn hay cấp cho cá nhân "bà" bạn? Nếu cấp cho HỘ gia đình bà bạn, đồng thời tại thời điểm cấp GCN bố mẹ bạn vẫn còn tên trong hộ khẩu thì bố mẹ bạn cũng có một phần tài sản chung vợ chồng trong khối tài sản chung của hộ gia đình nên khi ly hôn sẽ xác định phần giá trị đó là bao nhiêu (tổng giá trị tài sản/số thành viên trong gia đình) và chia theo quy định pháp luật.
             2. Nếu bố bạn chưa ly hôn với mẹ bạn mà lại đăng ký kết hôn với người khác thì cuộc hôn nhân sau là trái pháp luật. Nếu mẹ bạn có yêu cầu thì Tòa án sẽ tuyên bố cuộc hôn nhân sau là trái pháp luật và hủy đăng ký kết hôn đó. Còn việc xử lý hình sự với cuộc hôn nhân sau thì tôi e rằng chưa đủ căn cứ bởi chưa thể xác định được là có HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG.
  • Xem thêm     

    20/10/2011, 06:26:06 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
              1. Theo quy định pháp luật, số tiền trên chỉ được phân chia khi thỏa mãn các điều kiện sau:
    - Bố bạn vẫn còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế;
    - Di sản của bố bạn để lại (giá trị 1/2 căn nhà =1,5 tỷ đồng) chưa chia: Tại thời điểm bán căn nhà cũ, ngôi nhà đó chưa có GCN QSD đất và QSH nhà ở, đồng thời gia đình bạn chưa tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản của bố bạn (chỉ mua bán viết tay).
              2. Nếu không thỏa mã cả hai điều kiện nêu tại mục 1 thì dù bạn có khởi kiện yêu cầu chia số tiền 3 tỷ thì tòa án cũng không giải quyết hoặc có giải quyết cũng không chấp nhận yêu cầu của bạn.
              3. Theo thông tin mà bạn đưa ra thì rất có thể chị em bạn sẽ không được chia số tiền trên (kể cả trong trường hợp thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của bố bạn vẫn còn) bởi lý do sau: Ngôi nhà cũ là tài sản do bố mẹ bạn tạo lập khi bố bạn còn sống nên được xác định là tài sản chung của bố mẹ bạn. Khi bố bạn chết không để lại di chúc thì 1/2 giá trị ngôi nhà đó thuộc về hàng thừa kế thứ nhất bao gồm mẹ bạn, chị em bạn và ông bà nội bạn (nếu ông bà nội còn sống ở thời điểm đó). Theo quy định của pháp luật, trước đó ngôi nhà đó thì gia đình bạn phải tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế. Nếu gia đình bạn đã phân chia cho mẹ bạn được toàn quyền định đoạt ngôi nhà cũ thì ngôi nhà đó trở thành tài sản riêng của mẹ bạn. Sau này ngôi nhà mới cũng là tài sản riêng của mẹ bạn. Hiện nay mẹ bạn đang còn sống nên có toàn quyền định đoạt số tiền bán nhà (3 tỷ) đó do vậy nếu mẹ bạn không chia (cho) chị em bạn thì chị em bạn cũng không làm gì được.
             4. Về tình: Mẹ bạn chỉ có hai chị em bạn nên dù số tiền đó là tài sản riêng của mẹ bạn nhưng một phần cũng có nguồn gốc là di sản do bố bạn để lại do vậy nếu không có nhu cầu cấp thiết đối với việc sử dụng số tiền đó (trả nợ!) thì mẹ bạn sẽ cho chị em bạn mỗi người một phần (tùy tâm) để mọi người cùng vui vẻ.
    Bạn cần cung cấp thêm thông tin là: Bố bạn chết năm nào? Khi đó ngôi nhà cũ có Giấy chứng nhận chưa? Khi bán có tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế không? Nếu có phân chia thì chia thế nào? Khi có đủ các thông tin trên thì Luật sư sẽ có đáp án chính xác về mặt pháp lý cho số tiền 3 tỷ đó (sở hữu chung hay sở hữu riêng của mẹ bạn).
  • Xem thêm     

    19/10/2011, 11:17:53 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Nếu ba mẹ bạn đã có 8 người con, bạn là con út (20 tuổi) thì ba mẹ bạn đã chung sống với nhau trước 03/01/1987 (ngày luật hôn nhân năm 1986 có hiệu lực) nên theo quy định tại Nghị quyết35/2000/NQ-QH thì quan hệ của ba mẹ bạn được xác định là quan hệ vợ chồng hợp pháp mặc dù không có đăng ký kết hôn.
    2. Nếu ba mẹ bạn ly hôn thì việc chia tài sản sẽ tuân theo quy định tại Điều 95 LHN&GĐ cụ thể như sau:

    "Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."

    3. Quan hệ hôn nhân của ba mẹ bạn được xác lập tại thời điểm có hiệu lực của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 nên theo quy định tại Điều 15 của Luật này thì ngôi nhà đó là tài sản chung. Nếu ngôi nhà đó được tạo lập sau ngày 03/01/1987, đứng tên một mình ba bạn thì theo Luật hôn nhân năm 1987, ngôi nhà đó cũng vẫn được xác định là tài sản chung bởi tài sản đó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Nếu ba mẹ bạn ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 95 nêu trên để chia tài sản chung khi ly hôn.
52 Trang «<45464748495051>»