Mẹ mất, Ba lập di chúc cho con trai út

Chủ đề   RSS   
  • #153631 08/12/2011

    khacthienbao

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mẹ mất, Ba lập di chúc cho con trai út

    Kính gửi: Quý Luật Sư!

    Ba mẹ em có 10 người con ruột trong gia đình và hiện tại Ba mẹ là chủ sở hữu căn nhà. Mẹ em vừa mất ngày 11/11/2011 và không có lập di chúc. Nay Ba em có họp tất cả con cái trong gia đình lại và nói sẽ lập di chúc tài sản căn nhà này cho em để em quản lý và không được bán. Nguyện vọng của Ba em là căn nhà này sẽ là nhà tổ tiên để con cháu về chơi thăm viếng ông bà cha mẹ.

    Tất cả anh chị trong gia đình đều ủng hộ nhưng có chút lo lắng vì do em đã có gia đình riêng và anh chị sợ lỡ chẳng may sau khi em được Ba lập di chúc cho toàn quyền sử dụng căn nhà này mà em gặp rủi ro tai nạn gì thì phần tài sản này sẽ thuộc về vợ em.

    Vậy cho em hỏi có cách nào để Ba em lập di chúc cho em mà em chỉ được quyền quản lý căn nhà mà không được bán hay không?

    Nếu trường hợp sau này Ba em mất đi mà gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn cần bán căn nhà để giúp đỡ anh chị em trong gia đình thì có cách nào để giải quyết không? (Yêu cầu căn nhà chỉ được bán khi có tất cả sự đồng ý bằng văn bản pháp luật của tất cả anh chị trong gia đình dù khi đó em là người đã được Ba lập di chúc) . Vậy em có cần làm thêm 1 bản cam kết hay 1 bản di chúc riêng gì nữa hay không?

    Rất mong nhận được sự tư vấn của Quý Luật Sư để giúp em giải đáp thắc mắc trên.

    Chân thành cảm ơn!
    Cập nhật bởi khacthienbao ngày 08/12/2011 11:30:54 SA
     
    7177 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #153669   08/12/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn khacthienbao!

            Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Xác định phần sở hữu và quyền định đoạt tài sản:
           Ngôi nhà đó là tài sản chung của ba và mẹ bạn thì theo quy định của pháp luật, mỗi người được định đoạt một nửa. Mẹ bạn đã mất không để lại di chúc nên phần tài sản của mẹ bạn (1/2 giá trị nhà đất) thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn bao gồm ông bà ngoại bạn (nếu còn sống); ba của bạn và các anh chị em bạn (Điều 676 BLDS). Do vậy, việc định đoạt di sản của mẹ bạn để lại phải có sự thống nhất ý kiến của tất cả các thừa kế của mẹ bạn thì mới hợp pháp. Ba của bạn chỉ có quyền lập di chúc để định đoạt 1/2 tài sản và phần tài sản mà ba của bạn được thừa kế của mẹ bạn.
           Thủ tục để thực hiện quyền thừa kế đối với phần di sản của mẹ bạn là khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu gia đình bạn thực hiện thủ tục khai nhận si sản thừa kế và đăng ký quyền sở hữu tài sản thì trong Giấy chứng nhận sẽ ghi tên đại diện thừa kế hoặc tên của tất cả các thừa kế.
           Nếu các thừa kế của mẹ bạn thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 49 Luật công chứng thì có thể xác định được phần thừa kế của mỗi người trong khối di sản đó , khi đó mỗi người sẽ được sở hữu phần di sản mà mình được hưởng theo pháp luật. Cũng bằng thủ tục phân chia di sản thừa kế, các thừa kế của mẹ bạn có thể nhường quyền nhường toàn bộ quyền thừa kế của mẹ bạn cho ba bạn được sở hữu, khi đó ba bạn sẽ có toàn quyền định đoạt ngôi nhà đó.

           Tóm lại: 1/2 giá trị ngôi nhà đó thuộc về ba của bạn, còn 1/2 giá trị tài sản còn lại thuộc về các thừa kế của mẹ bạn, đồng thời các thành viên trong gia đình bạn cũng có quyền định đoạt tài sản trong phạm vi quyền sở hữu (thừa kế) của mình.
           2. Thỏa thuận tài sản chung:
           Nếu gia đình bạn thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia di sản để ngôi nhà đó trở thành tài sản chung của tất cả các anh chị em bạn thì trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở sẽ đứng tên đại diện chủ sở hữu tài sản hoặc tên các sở hữu. Về nguyên tắc thì mỗi chủ sở hữu trong khối tài sản chung có quyền định đoạt trong phạm vi quyền sở hữu của mình do vậy việc quản lý, sử dụng, định đoạt ngôi nhà đó như thế nào thì phải có sự đồng thuận của các đồng sở hữu đó. Nếu một người muốn bán phần sở hữu của mình thì phải dành quyền ưu tiên mua cho các đồng sở hữu khác. Các đồng sở hữu cũng có thể lập một biên bản thỏa thuận về việc giao cho một người trực tiếp quản lý, sử dụng và tài sản đó sẽ được định đoạt (bán đi) trong một số trường hợp cụ thể.

           3. Di sản thờ cúng:

    Gia đình bạn cũng cho thể chuyển cho mình ba bạn được sở hữu ngôi nhà đó. Sau đó ba bạn lập di chúc để lại di sản đó làm nơi thờ cúng tổ tiên và truyền đời trong dòng họ tộc, không ai được quyền bán…

    Vấn đề quan trọng của gia đình bạn là phải tìm được tiếng nói chung trong gia đình trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên và phát huy giá trị của tài sản. Sau khi có sự thống nhất trong gia đình thì Luật sư sẽ tư vấn thủ tục cụ thể cho bạn.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #153749   08/12/2011

    khacthienbao
    khacthienbao

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy đây là giai đoạn mở thừa kế để phân chia tài sản của Mẹ, trường hợp thời điểm này anh chị trong nhà không yêu cầu chia di sản thì Ba em có được quyền lập di chúc cho em không?

    Do trong nhà Ba tin tưởng em nhất vì thế muốn giao cho em quản lý và sẽ lập di chúc cho em. Ba cũng lo sợ sau này anh em trong nhà có tranh chấp thì lúc đó em là chủ quyền căn nhà sẽ được toàn quyền quyết định để giải quyết tranh chấp đó.

    Hiện tại thì gia đình đồng thuận nhưng giả sử sau này sau khi Ba em mất mà trong gia đình có tranh chấp (một trong số anh chị trong gia đình đòi bán nhà để chia tài sản) thì khi đó em là người có được nhiều quyền thừa kế nhất (1/2 tài sản của Ba và 1/11 di sản của Ba do mẹ để lại cho Ba, 1/11 di sản của mẹ để lại cho em trong tổng số 10 người con và Ba). Vậy em có quyền ngăn cản không cho bán căn nhà đó hay không?

    Xin Luật sư tư vấn giúp em.

    Cảm ơn Luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #153761   08/12/2011

    khacthienbao
    khacthienbao

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy đây là giai đoạn mở thừa kế để phân chia tài sản của Mẹ, trường hợp thời điểm này anh chị trong nhà không yêu cầu chia di sản thì Ba em có được quyền lập di chúc cho em không?

    Do trong nhà Ba tin tưởng em nhất vì thế muốn giao cho em quản lý và sẽ lập di chúc cho em. Ba cũng lo sợ sau này anh em trong nhà có tranh chấp thì lúc đó em là chủ quyền căn nhà sẽ được toàn quyền quyết định để giải quyết tranh chấp đó.

    Hiện tại thì gia đình đồng thuận nhưng giả sử sau này sau khi Ba em mất mà trong gia đình có tranh chấp (một trong số anh chị trong gia đình đòi bán nhà để chia tài sản) thì khi đó em là người có được nhiều quyền thừa kế nhất (1/2 tài sản của Ba và 1/11 di sản của Ba do mẹ để lại cho Ba, 1/11 di sản của mẹ để lại cho em trong tổng số 10 người con và Ba). Vậy em có quyền ngăn cản không cho bán căn nhà đó hay không?

    Xin Luật sư tư vấn giúp em.

    Cảm ơn Luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #153773   08/12/2011

    khacthienbao
    khacthienbao

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy đây là giai đoạn mở thừa kế để phân chia tài sản của Mẹ, trường hợp thời điểm này anh chị trong nhà không yêu cầu chia di sản thì Ba em có được quyền lập di chúc cho em không?

    Do trong nhà Ba tin tưởng em nhất vì thế muốn giao cho em quản lý và sẽ lập di chúc cho em. Ba cũng lo sợ sau này anh em trong nhà có tranh chấp thì lúc đó em là chủ quyền căn nhà sẽ được toàn quyền quyết định để giải quyết tranh chấp đó.

    Hiện tại thì gia đình đồng thuận nhưng giả sử sau này sau khi Ba em mất mà trong gia đình có tranh chấp (một trong số anh chị trong gia đình đòi bán nhà để chia tài sản) thì khi đó em là người có được nhiều quyền thừa kế nhất (1/2 tài sản của Ba và 1/11 di sản của Ba do mẹ để lại cho Ba, 1/11 di sản của mẹ để lại cho em trong tổng số 10 người con và Ba). Vậy em có quyền ngăn cản không cho bán căn nhà đó hay không?

    Xin Luật sư tư vấn giúp em.

    Cảm ơn Luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #153822   08/12/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Như vậy là bạn đã hiểu nội dung tư vấn của Luật sư rồi.
            Nếu thời điểm này gia đình bạn không thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế thì ba bạn vẫn có quyền lập di chúc để định đoạt phần quyền sở hữu tài sản của ba bạn cho bạn (1/2 tài sản và 1 phần ba bạn được thừa kế của mẹ bạn). Tuy nhiên, nếu sự việc diễn ra như vậy thì bạn vẫn chưa thể đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà.
            Sau thời hiệu 10 năm nữa nếu không có ai tranh chấp đối với phần di sản của mẹ bạn thì phần di sản đó sẽ hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế (nếu các anh em trong nhà không thỏa thuận được về việc chia thừa kế thì phần di sản đó sẽ không được chia nữa) phần di sản hết thời hiệu sẽ được giao cho người đang quản lý tiếp tục quản lý, sử dụng. Sau 10 năm kể từ khi ba bạn chết mà bạn không thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế theo di chúc thì thời hiệu khởi kiện của ba bạn cũng hết. Khi đó có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết nữa vì đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật.

            Do vậy cách tốt nhất của gia đình bạn là thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế của mẹ bạn và để ba bạn định đoạt phần tài sản của ông bằng di chúc hoặc hợp đồng tặng cho tránh nguy cơ tranh chấp có thể xảy ra, phần của ai hưởng được định đoạt rõ ràng, tách bạch.
            Nếu ngôi nhà đó là tài sản chung của các đồng sở hữu (trong thời hiệu thừa kế hoặc di sản đã được khai nhận) thì một trong các đồng sở hữu đều có quyền tòa án chi tài sản chung theo quy định của pháp luật. Giả sử bạn có sở hữu 99% tài sản nhưng người sở hữu 1% tài sản có tranh chấp và yêu cầu Tòa án chia tài sản chung  thì Tòa án vẫn thụ lý vụ án và chia tài sản theo phần giá trị của từng người. Việc bạn chiếm đa số phần sở hữu tài sản đó không làm cho bạn có quyền quyết định việc có chia tài sản hay không chia (không giống như giá trị biểu quyết trong hội nghị hay Doanh nghiệp).
            Tuy nhiên, nếu bạn chiếm phần lớn trong khối tài sản đó, khi có tranh chấp về tài sản chung thì nhiều khả năng bạn sẽ được ưu tiên nhận tài sản là hiện vật và có trách nhiệm thanh toán giá trị cho các đồng sở hữu khác. Nếu khi tranh chấp tài sản chung mà các đồng sở hữu đều có nhu cầu nhận tài sản là hiện vật nhà đất, đồng thời nhà đất đó có thể phân chia thì Tòa án vẫn sẽ chia tài sản theo phần sở hữu của từng người để mọi người cùng sử dụng.  Do vậy bạn nên cân nhắc để tìm cho mình giải pháp tốt nhất, vừa đảm bảo được quyền lợi của mình, vừa tránh mâu thuẫn trong gia đình.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #154032   09/12/2011

    khacthienbao
    khacthienbao

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em cảm ơn Luật sư rất nhiều, nếu có thắc mắc gì em sẽ nhờ Luật sư tư vấn sau.

    Chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn