Đà Nẵng không thèm tuyển Tại chức: Đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm?

Chủ đề   RSS   
  • #72758 10/12/2010

    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Đà Nẵng không thèm tuyển Tại chức: Đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm?


    Việc UBND TP Đà nẵng quyết định không tuyển dụng vào công chức những người được đào tạo tại chức đang gây xôn xao trên cộng đồng mạng với rất nhiều ý kiến trái chiều.

    Vậy Ý kiến của chúng ta trong vấn đề này như thế nào?

    Đây có phải là một đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm ?

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    32713 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #72794   10/12/2010

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 100
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Đà Nẵng không thèm tuyển Tại chức: Đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm ?

    Mình cũng có đọc zụ này trên mạng. Mà thấy lãnh đạo Đà Nẵng nói cũng có lý của họ. Mình rất nể những chính sách, quyết định có tính cải cách, đột phá của Đà Nẵng. Đà Nẵng có cái tầm và sức hút của nhà tuyển dụng thì có quyền cầu nhân tài chứ không cầu nhân mạng, hihi.

    Tuyên bố rõ ràng như vậy còn hơn là bạn nộp hồ sơ vô nhưng khả năng được nhận chỉ là con số 0. Tuy nhiên, nếu là người tìm việc, mình vẫn thích 1 nhà tuyển dụng dễ tính và không nhiều rào cản ở đầu vào hơn, và sự so sánh giữa bằng chính quy với bằng tại chức như vậy có vẻ bất công thật. 

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #72800   10/12/2010

    dandelion156
    dandelion156

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đà Nẵng không thèm tuyển Tại chức: Đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm ?

    NgoThuyKhanh viết:
    Mình cũng có đọc zụ này trên mạng. Mà thấy lãnh đạo Đà Nẵng nói cũng có lý của họ. Mình rất nể những chính sách, quyết định có tính cải cách, đột phá của Đà Nẵng. Đà Nẵng có cái tầm và sức hút của nhà tuyển dụng thì có quyền cầu nhân tài chứ không cầu nhân mạng, hihi.

    Tuyên bố rõ ràng như vậy còn hơn là bạn nộp hồ sơ vô nhưng khả năng được nhận chỉ là con số 0. Tuy nhiên, nếu là người tìm việc, mình vẫn thích 1 nhà tuyển dụng dễ tính và không nhiều rào cản ở đầu vào hơn, và sự so sánh giữa bằng chính quy với bằng tại chức như vậy có vẻ bất công thật. 


    Mình thì thấy không bất công. Đây thật sự là sự bất bình đẳng, nhưng là sự bất bình đẳng theo chiều hướng tích cực. Càng thắt chặt yếu tố đầu vào thì hiệu quả càng cao. Có cạnh tranh thì có phát triển. Mình nghĩ thế!^^

    Dandelion...=.=

     
    Báo quản trị |  
  • #72798   10/12/2010

    dandelion156
    dandelion156

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đà Nẵng không thèm tuyển Tại chức: Đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm ?

    Theo ý kiến của mình thì mình thấy quyết định trên rất hợp lý. Chỉ có thế mới có thể hy vọng sự đổi mới và phát triểm của đất nước là khả quan!

    Dandelion...=.=

     
    Báo quản trị |  
  • #72833   11/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Đà Nẵng không thèm tuyển Tại chức: Đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm ?

    Bạn nói rằng

    ( quyết định trên rất hợp lý. Chỉ có thế mới có thể hy vọng sự đổi mới và phát triểm của đất nước là khả quan)


    Tại sao không chọn tại chức thì đất nước mới phát triển được ?


    Mình không đồng ý với ý kiến của bạn, Bởi vì những người học tại chức cũng có những người giỏi và người kém năng lức, những người học chính quy đâu phải ai cũng có năng lực...cũng có những cá nhân kém vậy.

    Vì vậy chính sách trên của đà nắng là chưa hợp lý?


    Nhưng mà đã nắng giám thực hiện chính sạch này, mình thấy đà nắng thật quyế đoán và bản lĩnh.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #72930   11/12/2010

    btv
    btv
    Top 500
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2006
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 17595
    Cảm ơn: 258
    Được cảm ơn 419 lần
    ContentAdministrators

    #c0504d;">emoticon
    #c0504d;">

    Tôi xin bắt đầu câu chuyện bằng thông tin chủ quan:

    Tại #ff0000;">Law#ff0000;">Soft chúng tôi tiếp nhận khoảng 5_10 hồ sơ xin việc các vị trí, mỗi ngày. Trong đó hơn một nửa được đào tạo tại chức, hoặc từ các trường chính quy dân lập mà có thời tôi được biết cứ 10 người thi đầu vào thì 12 người được tuyển;

    Khi mời phỏng vấn chúng tôi không phân biệt tại chức, chính quy dân lập hay chính quy công lập. Nhờ vậy, #ff0000;">Law#ff0000;">Soft hiện có được 90 nhân sự tuyệt vời. Phân nửa trong số ấy là dân tại chức hoặc chính quy dân lập. Và cũng rất nhiều bạn đang làm việc ban ngày tại #ff0000;">Law#ff0000;">Soft, ban đêm đi học tại chức;

    Tuy nhiên, 24/25 cử nhân luật trong 90 nhân sự ở trên đều tốt nghiệp các trường chính quy tại TP. HCM (là ĐH Luật TP. HCM, Khoa Luật của ĐH Kinh tế Luật thuộc ĐHGQ TP.HCM và Khoa Luật của ĐH Kinh tế TP. HCM), chỉ 1 bạn tốt nghiệp Khoa Luật của trường ngoài TP. HCM ( Chính quy, ĐH Huế);

    Dù rằng chúng tôi nhận được nhiều hồ sơ từ các Khoa/Trường Luật nơi khác,  và nhiều hồ sơ học Luật tại chức, nhưng hiếm ai qua được vòng phỏng vấn/test, và số hiếm ấy chưa một ai qua được thời gian thử thách 02 tháng;

    Điều này cho chúng tôi một nhìn nhận mang tính cá nhân (sau 7 năm làm quản trị, tuyển dụng và điều hành nhân sự,) rằng:

    #f79646;"> "Có những ngành học thì Tại chức, Chính quy Dân lập hay Chính quy Công lập điều có cơ hội làm tốt ngang nhau (như Dịch vụ khách hàng, kinh doanh, hành chính, văn phòng,...), nhưng cũng có rất nhiều ngành chỉ có các bạn Chính quy (thông minh trong đầu vào) và được đào tạo tại những trường tốt mới có thể làm tốt nhất công việc mình phụ trách (như ngành Luật, tài chính, Phát triển Công nghệ cao, Quản lý Nhà nước,...);

    Hoạt động Quản lý Nhà Nước, nhất là thành phố năng động như Đà Nẵng, cần hội tụ những nhân sự Chính quy công lập có trí thông minh (đầu vào ĐH) và được đào tạo chính quy hiệu quả. Như ngành luật vậy !#c0504d;"> (Trừ "Cò Luật sư" _ Giống "Gái Chân dài" vậy mà! Xin lỗi, thành thật xin lỗi những luật sư chân chính, những người không làm CÒ gắn nhãn Luật Sư  giống như làm GÁI gắn nhãn Chân Dài để có giá cao hơn)
    #c0504d;">  #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">

    Và do vậy, theo tôi, việc:

    Đà Nẵng không thèm tuyển công chức học Tại chức là một Đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm, quy tụ nhân tài thật cho hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương năng động này;


    #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon
    Khi đọc các bài viết trên báo Thanh Niên bên dưới tôi không thấy lạ, không thấy ngạc nhiên, vì sự thật này chúng ta hình như đã biết ở đâu đó rồi;

    http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201050/20101209222945.aspx
    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201050/20101211014024.aspx

    Tuy nhiên, dù đã biết ở đâu đó rồi, thì trong lòng tôi vẫn trào lên một nỗi buồn uất nghẹn, và thật sự sót xa, có pha phần căm giận;


    Phải chăng ngành giáo dục của Việt Nam đang cố gắng "bổ túc văn hóa đại học" cho dân chúng, bất chấp bối cảnh thực tế rằng năng lực quản trị đào tạo và năng lực kiểm soát chất lượng đào tạo còn quá hạn chế, đồng thời bất chấp nguồn nhân lực đứng trên bực giảng vừa thiếu số lượng vừa kém chất lượng?
    Đáng ra họ phải đầu tư cho năng lực quản trị và kiểm soát chất lượng đào tạo trước tiên, rồi đến đạo tạo đội ngũ giảng viên, trước khi "bổ túc văn hóa đại học";

    Có phải phía sau ngành giáo dục là những nhà kinh doanh giáo dục chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, chỉ biết tìm cách làm ra lợi nhuận cao tức thời cho mình, bất chấp đang cung ứng cho xã hội những sản phẩm giáo dục kém chất lượng, mà nếu ai đó gọi là hàng giả cũng không sai ?

    Và cũng có thể văn hóa xã hội trọng bằng cấp đã nhồi vào trong tâm trí công chúng rằng tấm bằng là thước đo năng lực, mà quên đi rằng hiệu quả công việc mình làm ra mới chính là thước đo năng lực của mình;

    Một nhân viên của chúng tôi, là người làm hiệu quả nhất trong Phòng kinh doanh (có năng lực), đã nói trong khi khóc sướt mướt vì bị khiển trách rằng: "Em phải học tại chức cho xong đại học để không bị coi thường!". Bị khiển trách thì liên quan gì đến kg có bằng đại học nhỉ ?

    Bạn ấy đã tốt nghiệp trung cấp, và đang nhận lương hàng tháng cao nhất Phòng Kinh doanh nhờ năng lực làm việc hiệu quả, nếu không tính Manager của Phòng;
    #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btv vì bài viết hữu ích
    nghin1984 (05/07/2013)
  • #81915   10/02/2011

    tonytony
    tonytony

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2010
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 107
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    btv viết:
    #c0504d;">emoticon
    #c0504d;">

    Tôi xin bắt đầu câu chuyện bằng thông tin chủ quan:

    Tại #ff0000;">Law#ff0000;">Soft chúng tôi tiếp nhận khoảng 5_10 hồ sơ xin việc các vị trí, mỗi ngày. Trong đó hơn một nửa được đào tạo tại chức, hoặc từ các trường chính quy dân lập mà có thời tôi được biết cứ 10 người thi đầu vào thì 12 người được tuyển;

    Khi mời phỏng vấn chúng tôi không phân biệt tại chức, chính quy dân lập hay chính quy công lập. Nhờ vậy, #ff0000;">Law#ff0000;">Soft hiện có được 90 nhân sự tuyệt vời. Phân nửa trong số ấy là dân tại chức hoặc chính quy dân lập. Và cũng rất nhiều bạn đang làm việc ban ngày tại #ff0000;">Law#ff0000;">Soft, ban đêm đi học tại chức;

    Tuy nhiên, 24/25 cử nhân luật trong 90 nhân sự ở trên đều tốt nghiệp các trường chính quy tại TP. HCM (là ĐH Luật TP. HCM, Khoa Luật của ĐH Kinh tế Luật thuộc ĐHGQ TP.HCM và Khoa Luật của ĐH Kinh tế TP. HCM), chỉ 1 bạn tốt nghiệp Khoa Luật của trường ngoài TP. HCM ( Chính quy, ĐH Huế);

    Dù rằng chúng tôi nhận được nhiều hồ sơ từ các Khoa/Trường Luật nơi khác,  và nhiều hồ sơ học Luật tại chức, nhưng hiếm ai qua được vòng phỏng vấn/test, và số hiếm ấy chưa một ai qua được thời gian thử thách 02 tháng;

    Điều này cho chúng tôi một nhìn nhận mang tính cá nhân (sau 7 năm làm quản trị, tuyển dụng và điều hành nhân sự,) rằng:

    #f79646;"> "Có những ngành học thì Tại chức, Chính quy Dân lập hay Chính quy Công lập điều có cơ hội làm tốt ngang nhau (như Dịch vụ khách hàng, kinh doanh, hành chính, văn phòng,...), nhưng cũng có rất nhiều ngành chỉ có các bạn Chính quy (thông minh trong đầu vào) và được đào tạo tại những trường tốt mới có thể làm tốt nhất công việc mình phụ trách (như ngành Luật, tài chính, Phát triển Công nghệ cao, Quản lý Nhà nước,...);

    Hoạt động Quản lý Nhà Nước, nhất là thành phố năng động như Đà Nẵng, cần hội tụ những nhân sự Chính quy công lập có trí thông minh (đầu vào ĐH) và được đào tạo chính quy hiệu quả. Như ngành luật vậy !#c0504d;"> (Trừ "Cò Luật sư" _ Giống "Gái Chân dài" vậy mà! Xin lỗi, thành thật xin lỗi những luật sư chân chính, những người không làm CÒ gắn nhãn Luật Sư  giống như làm GÁI gắn nhãn Chân Dài để có giá cao hơn)
    #c0504d;">  #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon #c0504d;">

    Và do vậy, theo tôi, việc:

    Đà Nẵng không thèm tuyển công chức học Tại chức là một Đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm, quy tụ nhân tài thật cho hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương năng động này;


    #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon
    Khi đọc các bài viết trên báo Thanh Niên bên dưới tôi không thấy lạ, không thấy ngạc nhiên, vì sự thật này chúng ta hình như đã biết ở đâu đó rồi;

    http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201050/20101209222945.aspx
    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201050/20101211014024.aspx

    Tuy nhiên, dù đã biết ở đâu đó rồi, thì trong lòng tôi vẫn trào lên một nỗi buồn uất nghẹn, và thật sự sót xa, có pha phần căm giận;


    Phải chăng ngành giáo dục của Việt Nam đang cố gắng "bổ túc văn hóa đại học" cho dân chúng, bất chấp bối cảnh thực tế rằng năng lực quản trị đào tạo và năng lực kiểm soát chất lượng đào tạo còn quá hạn chế, đồng thời bất chấp nguồn nhân lực đứng trên bực giảng vừa thiếu số lượng vừa kém chất lượng?
    Đáng ra họ phải đầu tư cho năng lực quản trị và kiểm soát chất lượng đào tạo trước tiên, rồi đến đạo tạo đội ngũ giảng viên, trước khi "bổ túc văn hóa đại học";

    Có phải phía sau ngành giáo dục là những nhà kinh doanh giáo dục chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, chỉ biết tìm cách làm ra lợi nhuận cao tức thời cho mình, bất chấp đang cung ứng cho xã hội những sản phẩm giáo dục kém chất lượng, mà nếu ai đó gọi là hàng giả cũng không sai ?

    Và cũng có thể văn hóa xã hội trọng bằng cấp đã nhồi vào trong tâm trí công chúng rằng tấm bằng là thước đo năng lực, mà quên đi rằng hiệu quả công việc mình làm ra mới chính là thước đo năng lực của mình;

    Một nhân viên của chúng tôi, là người làm hiệu quả nhất trong Phòng kinh doanh (có năng lực), đã nói trong khi khóc sướt mướt vì bị khiển trách rằng: "Em phải học tại chức cho xong đại học để không bị coi thường!". Bị khiển trách thì liên quan gì đến kg có bằng đại học nhỉ ?

    Bạn ấy đã tốt nghiệp trung cấp, và đang nhận lương hàng tháng cao nhất Phòng Kinh doanh nhờ năng lực làm việc hiệu quả, nếu không tính Manager của Phòng;
    #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon#c0504d;">emoticon #c0504d;">emoticon


    Tạo hóa sinh ra con người có quyền bình đẳng như nhau. Nội dung này đã đi vào tuyên ngôn của nhân loại. ĐN dẹp bỏ tuyển dụng người học hệ tại chức (chưa xét học dở hay giỏi) là tước đoạt quyền lao động của người khác.

    Tôi có thể xem bài viết của anh btv (một thành viên của Dân Luật) là một lời tâm sự, nhưng tôi hoàn toàn thất vọng vào quan điểm vào suy nghĩ của anh. Và các đánh giá đầy tính phân biệt chính quy, tại chức như anh.

    Nếu tôi chỉ cần vác cái bằng 12/12, đi phỏng vấn, xin việc vào Dân Luật, tôi tin tôi sẽ được tuyển dụng bất chấp người có quan điểm như anh, nếu như anh hoặc người giỏi hơn anh là người ra đề thi, phỏng vấn hay test tôi.
    Cập nhật bởi tonytony ngày 10/02/2011 08:44:42 PM Cập nhật bởi tonytony ngày 10/02/2011 08:43:19 PM Cập nhật bởi tonytony ngày 10/02/2011 08:42:35 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #81918   10/02/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    tonytony viết:


    Tôi có thể xem bài viết của anh btv (một thành viên của Dân Luật) là một lời tâm sự, nhưng tôi hoàn toàn thất vọng vào quan điểm vào suy nghĩ của anh. Và các đánh giá đầy tính phân biệt chính quy, tại chức như anh.

    Nếu tôi chỉ cần vác cái bằng 12/12, đi phỏng vấn, xin việc vào Dân Luật, tôi tin tôi sẽ được tuyển dụng bất chấp người có quan điểm như anh, nếu như anh hoặc người giỏi hơn anh là người ra đề thi, phỏng vấn hay test tôi.


    Tôi đã đọc đi đọc lại bài viết của btv và không thể thấy điểm nào btv có ý phân biệt giữa chính quy và tại chức. Trong cả bài viết của mình, tôi thấy rõ quan điểm của btv rằng ở Law Soft chính quy và tại chức được đối xử hoàn toàn bình đẳng, mọi thứ đều dựa vào năng lực thực sự của mỗi người.
     
    Báo quản trị |  
  • #81920   10/02/2011

    tonytony
    tonytony

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2010
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 107
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trả lời :

    Trích dẫn:
    #f79646;"> "Có những ngành học thì Tại chức, Chính quy Dân lập hay Chính quy Công lập điều có cơ hội làm tốt ngang nhau (như Dịch vụ khách hàng, kinh doanh, hành chính, văn phòng,...), nhưng cũng có rất nhiều ngành chỉ có các bạn Chính quy (thông minh trong đầu vào) và được đào tạo tại những trường tốt mới có thể làm tốt nhất công việc mình phụ trách (như ngành Luật, tài chính, Phát triển Công nghệ cao, Quản lý Nhà nước,...);

    Hoạt động Quản lý Nhà Nước, nhất là thành phố năng động như Đà Nẵng, cần hội tụ những nhân sự Chính quy công lập có trí thông minh (đầu vào ĐH) và được đào tạo chính quy hiệu quả. Như ngành luật vậy !#c0504d;"> (Trừ "Cò Luật sư" _ Giống "Gái Chân dài" vậy mà! Xin lỗi, thành thật xin lỗi những luật sư chân chính, những người không làm CÒ gắn nhãn Luật Sư  giống như làm GÁI gắn nhãn Chân Dài để có giá cao hơn)
     
    Báo quản trị |  
  • #72972   12/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    chúng ta tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia đầu ngành nha

    http://vtc.vn/giaoduc/542-271566/goc-nhin/cam-cua-sv-tai-chuc-loi-canh-bao-cho-mot-he-dao-tao.htm

    "Cấm cửa" SV tại chức: Lời cảnh báo cho một hệ đào tạo 12/12/2010 07:36
    (VTC News)- Xung quanh quyết định “cấm cửa” sinh viên tại chức của TP. Đà Nẵng, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với ba chuyên gia giáo dục hàng đầu Việt Nam về vấn đề này.

    - Nhiều người cho rằng quy định không nhận người có bằng tại chức vào các cơ quan nhà nước của TP.Đà Nẵng là dội gáo nước lạnh vào hệ đào tạo tại chức và đi ngược lại với quyền được học tập suốt đời của người dân, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?


    GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

    GS.VS Phạm Minh Hạc: Tôi thấy Đà Nẵng không nên làm theo cách đó. Dù tốt nghiệp đại học theo hình thức nào thì cũng đều của nhà nước cả. Luật Giáo dục cho phép đào tạo giáo dục thường xuyên mà ta gọi là tại chức. Họ học như vậy là chính tắc (không phải chính quy mà là chính tắc), không cần bàn họ tốt nghiệp loại khá hay loại giỏi nhưng bằng của họ cũng là chính tắc. Nếu như đây là quyết định của chính quyền cấp tỉnh, thành phố thì đó là trái với Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam.

    PGS.TS Văn Như Cương: Quyết định này là không hợp lý. Bởi vì trong Luật Giáo dục đã quy định ai cũng có quyền được học tập suốt đời. Khi nói “cấm” sinh viên tại chức có nghĩa là đã nói không với hệ đào tạo tại chức. Cách làm như vậy là không nên.

    GS Hồ Ngọc Đại: Ở đây có hai việc cần phải chú ý đó là: một là những quy chế chính thống, hai là những xử lý thực tiễn. Xét theo quy chế chính thống thì mọi hình thức bằng tốt nghiệp ĐH là hoàn toàn bình đẳng. Nhưng cách xử lý thực tiễn ở Đà Nẵng thì tôi cũng cho là đúng. Bởi vì không ai hiểu người ta (chính quyền TP.Đà Nẵng) bằng chính người ta.

    Đây cũng là một lời cảnh báo cho đào tạo tại chức Việt Nam. Tôi cũng không phủ nhận có những người học tại chức rất giỏi, chứ không chỉ là giỏi, nhưng họ chỉ là thiểu số, còn quyết định ở đây là có tính chất phổ biến.

    GS Hồ Ngọc Đại. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán) 

    -  Vậy theo ông Đà Nẵng cần phải làm như thế nào?


    GS.VS Phạm Minh Hạc: Theo tôi, Đà Nẵng nên tuyển công chức bằng hình thức thi tuyển. Nếu muốn tuyển nhân lực có chất lượng cao thì hãy thi chọn người tài.

    PGS.TS Văn Như Cương: Tôi cho rằng việc làm đúng nhất TP.Đà Nẵng cần làm là phải tiến hành thi tuyển công chức một cách minh bạch, công bằng. Đó là điều kiện tiên quyết nhất để chọn được người tài, những người như vậy thì mới làm việc được. Bây giờ nếu chính quyền Đà Nẵng nghĩ rằng chọn tại chức vào là không làm được việc thì rõ ràng là không công bằng. Nếu tuyển chọn công bằng, người học tại chức giỏi vẫn được vào còn người học chính quy không giỏi thì cũng không được vào. Bởi vì cái bằng thực ra chưa nói lên điều gì cả. Khi tuyển chọn thì phải phỏng vấn, thi cử sẽ biết được người đó có phù hợp với công việc hay không. Vậy thì tại sao trước khi thi tuyển TP.Đà Nẵng lại loại cái bằng tại chức ra? Đành rằng chúng ta cũng công nhận rằng chất lượng của các bằng tại chức nói chung là không bằng chính quy. Nhưng về luật hai bằng đó không được phân biệt. Vấn đề đặt ra cho Đà Nẵng là rất đúng bởi vì địa phương nào cũng thế đều phải chọn ra được người tài để vào làm việc, tránh việc ngồi “nhầm chỗ”.

    GS Hồ Ngọc Đại: Bản thân họ hiểu công việc của họ hơn, họ giải thích theo lợi ích của họ. Ở đây tôi đang nói đến những xử lý thực tiễn phù hợp với lợi ích của riêng địa phương đó. Đó là việc người ta hoàn toàn có khả năng làm được theo ý của chính quyền địa phương.

    Tôi cũng tin rằng những người có trách nhiệm trong chính quyền Đà Nẵng cũng đã cân nhắc rất kỹ trước khi ra quyết định. Họ cũng đã tính trước tất cả mọi lý lẽ rồi. Cách làm của Đà Nẵng là chọn lấy cái xác suất an toàn nhất, trong khi đó nếu chọn từ số lượng tại chức thì tỷ lệ xác suất không an toàn. Tôi chấp nhận với giải pháp của thành phố Đà Nẵng.

    PGS.TS Văn Như Cương. (Ảnh: Phạm Thịnh) 

    - Nguyên nhân chính dẫn tới việc chất lượng giáo dục ĐH tại chức nhìn chung không được cao là do đâu, thưa ông?

    GS.VS Phạm Minh Hạc: Ở đây có hai vấn đề: thứ nhất đó là số lượng người học đại học tại chức quá đông. Theo báo cáo giám sát của đoàn thường vụ Quốc hội hoàn thành vào tháng 4/2010 thì con số này đã lên tới 990.000 người/1,7 triệu sinh viên, tức là chỉ có khoảng 800.000 người học chính quy. Số người học tại chức như vậy là quá lớn.

    Vấn đề thứ hai đó là chất lượng đào tạo không được quan tâm chu đáo. Đó là việc dạy không đúng giờ, không đủ giờ, không đủ tài liệu. Khi tổ chức thi, nhiều khi làm không đúng nguyên tắc. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo tại chức thấp là do cả việc dạy không tốt và việc học không tốt.

    PGS.TS Văn Như Cương: Những người học tại chức tức là học theo hình thức vừa học vừa làm. Hàng ngày, những người đó đã phải đi làm 8 tiếng hết sức mệt mỏi. Thứ bảy, chủ nhật họ lại có những việc khác của gia đình cần phải làm. Vì vậy, thời gian dành cho việc tập là không có nhiều. Như việc, việc học tập là không thực chất. Trong khi đó khi các thầy về các địa phương để giảng dạy thì lại nhân nhượng học trò dẫn tới việc chấm điểm bài vở cũng ở mức độ vừa phải. Bên cạnh đó, cách thức quản lý đối với hệ tại chức lại hết sức lỏng lẻo. Vì vậy nên chất lượng đào tạo tại chức mới thấp và ai cũng thấy điều đó.

    Hiện nay, các lớp học tại chức là nơi học viên có thể dễ dàng kiếm được cái bằng mà không cần phải học tập căng thẳng, thậm chí không cần học… Vào cái thời mà bằng cấp “lên ngôi” như hiện nay, ai cũng cần phải có bằng để “vươn lên” để “thăng tiến”, để trên cái danh thiếp của mình có thêm các từ: Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ…  

    GS Hồ Ngọc Đại: Chất lượng đào tạo tại chức ở Việt Nam thì đã được chính Đà Nẵng đánh giá thông qua việc làm của mình, bản thân tôi không đánh giá. Nguyên nhân của chất lượng đào tạo tại chức thấp là do cơ chế đào tạo lỏng lẻo và trình độ người học thấp.

    - "Bài thuốc" nào để có thể nâng cao chất lượng đào tạo tại chức?

    GS.VS Phạm Minh Hạc: Tôi đã từng kiến nghị nên hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh tại chức, không để số lượng nhiều sinh viên tại chức như thế được. Hiện nay chỉ tiêu mà Bộ GD&ĐT dành cho tại chức là quá đông và có phần dễ dãi. Thứ hai chúng ta cũng cần nhận những người đủ tiêu chuẩn và đủ khả năng để vào học đại học tại chức. Người dạy thì phải dạy đúng chương trình, dạy đủ số giờ kể cả lý thuyết lẫn thực hành. Người học thì cũng phải chịu khó đầu tư thời gian công sức để học cẩn thận. Khâu kiểm tra đánh giá cũng cần làm tốt hơn trong thời gian tới.

    PGS.TS Văn Như Cương: Đã đến lúc Bộ GD&ĐT nên tiến hành việc tổng kết và đánh giá về hoạt động giáo dục của  hệ đào tạo phi chính quy ở bậc ĐH, và từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý.         

    Theo tôi vẫn để hệ tại chức học như bình thường nhưng trong quá trình kiểm tra, thi cử cần làm cùng bài thi sinh viên chính quy làm. Sinh viên chính quy học những tín chỉ nào thì người học tại chức cũng phải học như thế. Nếu cơ quan, tổ chức cán bộ đi học tại chức thì cần sắp xếp thời gian hợp lý để họ có điều kiện để đi học thuận lợi. Như vậy chúng ta mới hy vọng chất lượng đào tạo hệ tại chức được tăng lên.


    GS Hồ Ngọc Đại: Tuy vậy đào tạo tại chức vẫn nên phát triển. Chính cuộc sống và công việc sẽ tuyển chọn anh chứ không phải do ai tuyển chọn anh cả. Chính vì yêu cầu của nhà tuyển dụng như thế thì người ta sẽ phải theo từ đó sẽ có những hình thức học phù hợp.

    Xin cảm ơn các chuyên gia!
     
    Báo quản trị |  
  • #73020   13/12/2010

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Chào các bạn,

    Theo cảm nhận của mình thì mình thấy Đà Nẵng là một trong những thành phố vuơn lên sau Hà Nội và TP HCM. Thế nhưng tốc độ phát triển của Đà Nẵng rất nhanh đặc biệt là việc quy hoạch phát triển đô thị, về ưu đãi giáo dục thì Hà Nội và Tp HCM còn phải đứng sau Đà Nẵng

    Ở Đà Nẵng, việc ưu đãi giáo dục và tận dụng nhân tài để phát triển rất được sự quan tâm của Ban lảnh đạo thành phố. Mình từng nghe một vị lãnh đạo UBND Thành phố Đà Nẵng có nói rằng"Nếu như TPHCM sử dụng chiêu thức trải thảm đỏ để đón nhân tài thì  Đà Nẵng sẵn sàng trải chiếu đỏ để đón nhân tài".

    Điều này thể hiện qua sự thành lập trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn và vi xây dựng "chung cư cho những người trí thức" để tạo điều về học tập và chỗ ở cho những" nhân tài" hiện tại và trong tương lai

    Quay về với chủ đề này, mình không có vẻ ngạc nhiên khi Đà Nẵng đưa ra việc không tuyển dụng tại chức hết. Khi đi đến việc đưa ra một quyết định như vậy chắc hẳn đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng.Nhưng mình ủng hộ việc này, vì hiện nay rất nhiều tỉnh thành thì việc tuyển công chức rất"bất công" nhiều nguời giỏi thì không đậu mà người dở lại đậu.

    Việc quy định như vậy đảm bảo vừa "đủ lượng, đủ chất" để chuẩn bị cho sự phát triển bền vững của Đà Nẵng trong tương lai.
    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 13/12/2010 08:19:27 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #73048   13/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Ai cũng thừa nhận chất lượng nđào tạo tại chức là đang còn nhiều vấn đề, không thể bằng hệ chính quy. Vậy tại sao lại không ủng hộ Đà nẵng.

    Tôi thấy nhiều ý kiến nói này nọ, nhưng đấy toàn là nói về vĩ mô, là quy định này nọ... ở đây Đà nẵng đã thấy được cái yếu kém về chất lượng của đào tạo tại chức thì họ có quyền không tuyển dụng tại chức.

    Họ có phủ nhận hệ tại chức đâu mà bảo họ vi phạm. Họ có đủ nguồn chất lượng cao thì việc gì phải tuyển dụng tại chức. Đành rằng hệ nào cũng có người này người nọ, nhưng chúng ta phải xem xét trên bình diện chung, sự đánh giá chung chứ đừng tự đặt mình vào cái ngoại lệ. Cá nhân tôi ủng hộ Đà nẵng

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #73076   13/12/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người!

    Nếu xem Đà Nẵng như một doanh nghiệp thì việc đưa ra tiêu chí để lựa chọn  nhân sự cũng giống như việc đưa tiêu chí đối với mọi nguyên vật liệu đầu vào khác. Nhân sự là một yếu tố đầu vào quan trọng để bảo đảm cho chất lượng dịch vụ do bộ máy hành chính Đà Nẵng cung cấp cho người dân.


    Việc lựa chọn cũng phụ thuộc vào các tiêu chí đánh giá "chất lượng" của nguyên vật liệu. Trong đó có tiêu chí nguyên vật liệu này được cung cấp bởi "nhà sản xuất" nào, theo "qui trình kiểm tra chất lượng" nào.


    Nếu nguyên vật liệu được cung cấp bởi một nhà cung cấp có uy tín, có qui trình kiểm tra chất lượng bảo đảm thì việc doanh nghiệp quyết định chỉ chọn nhà cung cấp đó, mà không cần chọn thêm các nhà cung cấp khác, không có gì là ngạc nhiên.


    Rõ ràng doanh nghiệp cũng có thể chọn "nguyên vật liệu" từ các doanh nghiệp khác hoặc qui trình khác nhưng
    doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí để kiểm tra hoặc để đồng bộ hóa với nguyên liệu sẵn có. Chính vì yếu tố này mà Đà Nẵng đã phải có quyết định, theo một số người là bất bình đẳng.

    Nhưng theo quan điểm của mình thì với thực tế đào tạo tại chức hiện nay thì lợi ích đem lại cao hơn chi phí, tổn thất mất đi và nó sẽ làm cho các tổ chức giáo dục, qui trình đào tạo rởm phải nhìn lại mình. Đây là cái giá tất yếu phải trả cho việc phát triển nóng, không có quản lý ở một loại hình đào tạo. 


    Còn về vấn đề người tài thật sự ở loại hình đào tạo này thì sao? Nếu đã  là ngọc thật sự thì để ở đâu mà chả sáng. Lúc ấy bác Nguyễn Bá Thanh lại chẳng phải đến tận nhà để mời như Lưu Bị mời Gia Cát ấy chứ.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #73294   14/12/2010

    (Lưu bị mời Gia Cat uh) nếu không được vào sân thi làm sao biết đâu là Gia Cát và đâu là Cát. Rõ ràng Đà Năng đang coi trọng bằng cấp (giải pháp tức thời) đang đi trái lại với quan điểm của nhà nước. Nếu chỉ đánh giá trên bằng cấp thì ĐN cũng dễ tuyển dụng phải những sản phẩm bị lỗi.

    Theo tôi đã là một cơ quan nhà nước (đại diện cho nhà nước) thì thứ nhất là phải tuân thủ theo chính sách, PL của nhà nước, phải luôn thể hiện sự công bằng.

    Việc ĐN muốn tuyển nhân tài thì có rất nhiều cách (như thi tuyển...), việc phân biệt bằng cấp không những thể hiện sự không công bằng mà có lẽ còn mang tích "phô trương" của một cơ quan. Chúng ta không thể đem so sánh một cơ quan của nhà nước với một danh nghiệp được, vì doanh nghiệp chỉ có một mục đích là 'lợi nhuận'" mà thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #73322   14/12/2010

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Đà nẵng làm vậy không ổn rồi.

    Chính sách của chúng ta là thu hút nhân tài chứ đâu phải là tuyển người để mang triển lãm bằng cấp của họ. Học chính quy thì cũng có tỷ lệ nhất định học kém mà. Học tại chức thì họ có kinh nghiệm thực tiễn.

    Mình không đồng tình với chính sách này.

    Cứ đà này, sắp tới Đà Nẵng sẽ cấm các cơ quan của tỉnh ký hợp đồng, giao dịch với doanh nghiệp mà giám đốc học tại chức mất.
     
    Báo quản trị |  
  • #73404   15/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Qua thảo luận tôi thấy chúng ta bàn quá nhiều cái, mà không thừa nhận 1 thực tế là chất lượng đào tạo tại chức hiện nay không thể bằng chính quy. Báo tuổi trẻ có đăng loạt bài về chất lượng tại chức.

    Vậy với thực trạng như vậy thì Đà nẵng hoàn toàn có lý khi không tuyển dụng tại chức. Đương nhiên đây chỉ là tạm thời, khi chất lượng tại chức được cải thiện thì sẽ điều chỉnh (pháp luật luôn được điều chỉnh mà, không phải là bất biến).

    Nếu cứ nói mãi về cái này so với cái kia thì phải nói trách nhiệm này thuộc về ngành giáo dục đã cho ra lò những sản phẩm quá dỏm, mà đã vậy thì đừng đòi hỏi sự công bằng. Sự công bằng chỉ được thừa nhận khi chất lượng của nó phải tương đương.

    Có bạn nói tại chức là có kinh nghiệm thực tiễn, nhưng có ai khảo sát trong tại chức có bao nhiêu % đó là cán bộ đi học không? Hiện nay chủ yếu là học sinh thi rớt chính quy rồi xin đi học tại chức để kiếm mảnh bằng rồi nhờ COCC để chui vào nhà nước. (Tôi xin lỗi không phải tất cả là như vậy, nhưng đó là số đông hiện nay).

    Thời chúng tôi đi học, hệ tại chức là dành cho những người làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp phải có thời gian công tác ít nhất là 5 năm, và chỉ được đi học những ngành nghề mà mình đang làm để nâng cao trình độ và sau khi học xong thì quay trở về làm việc tại đơn vị đó.

    Ngày nay có thoáng hơn, có thể mở rộng cho những đối tượng đã có bằng 1, tiếp tục học bằng 2 để nâng cao trình độ mới đúng nghĩa là tại chức.

    Chứ kiểu tuyển dụng tại chức hiện nay thì như lời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân ( khi ông còn làm bộ trưởng) và nhiều trường nói rằng " tại chức là nồi cơm của các trường"...đào tạo theo kiểu trường thuê thầy mướn, học thuê, thi thuê... mà nói là có chất lượng như chính quy" thì thật khó mà chấp nhận. Có mấy ông cấp Tỉnh đi học lấy bằng Tiến sỹ của nước ngoài về rồi đó.

    Trong chuyện này theo tôi cứ để Đà nẵng thực hiện chủ trương đó, thực tiến sẽ chứng minh cách làm của họ là đúng hay sai.
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 15/12/2010 08:44:28 AM Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 15/12/2010 08:44:10 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #73413   15/12/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Mình không nói cách làm của Đà Nẵng là đúng, nhưng có thể chấp nhận được.


    Đúng nhất vẫn phải là tổ chức thi tuyển rộng rãi cho mọi đối tượng, dựa vào đó để sàng lọc chọn ra người tài. Nhưng phương án này chấp nhận được ở chỗ:

    1 - Nó giảm chi phí cho xã hội, cái này cũng giống như đi thi đại học vậy, hàng trăm ngàn thí sinh vẫn biết mình không thể đậu nhưng họ vẫn đăng ký dự thi ở rất nhiều trường để hi vọng vào cái gọi là "may mắn". Vậy trong trường hợp này chi phí xã hội phải bỏ ra để tổ chức tuyển dụng là bao nhiêu?


    2 - Nó ngăn chặn ngay từ đầu tình trạng một số "học giả" nhờ tấm bằng "kém chất lượng" này, nhờ quen biết, leo vào bộ máy công quyền làm giảm chất lượng dịch vụ công.


    Mình công nhận người bị thiệt hại nhất là các "học thật" của loại hình đào tạo này, họ đã bỏ ra thời gian và sức lực để lấy được tấm bằng nhưng lại không được xã hội công nhận. Vậy lỗi tại ai? Tại các trường do chạy theo lợi nhuận, bỏ bê việc kiểm soát chất lượng đào tạo? Tại bộ giáo dục không quản lý nổi loại hình đào tạo này? Hay tại chính họ khi chọn trường, loại hình đào tạo?


    Nếu biết bằng cấp học xong không được XH công nhận thì có ai thèm theo học nữa không? Nếu họ không theo học thì các trường có còn thu được lợi nhuận nữa không. Vậy thì chính các trường, lò đào tạo ra các sản phẩm kém chất lượng phải là người chịu trách nhiệm chính trong việc này. Họ đã tự đánh mất uy tín của mình khi làm ra các sản phẩm kém chất lượng như vậy.


    Nếu ai đó nói phải xem bằng cấp của các trường, của các loại hình đào tạo là bình đẳng như nhau, mình xin lỗi đó là một ý kiến hoàn toàn sai lầm trong quá trình xã hội hóa giáo dục, sẽ luôn có những trường vượt lên để khẳng định mình và sẽ có những trường bị tụt lại sau trong cuộc cạnh tranh đó.


    Hãy để cho người sử dụng lên tiếng và để cho bắt đầu một quá trình điều chỉnh thương đau để có một tương lai tốt đẹp hơn đối với nền giáo dục của VN.


    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #73415   15/12/2010

    phutuyen
    phutuyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Theo mình thì đó là quyết định đúng nhằm nân cao trình độ cho đội ngũ công chức, thực lực của công chức.

    Nhưng bác nào đưa ra quan điểm này phải nói là "bạo gan" vì con ông cháu cha có rất nhiều em ăn chơi liêu lổng và cuối cùng dẫn vào tại chức học để về đưa vào nhà nước làm việc sẽ biết đi về đâu.... những tên đó không lo học nhưng thích làm thầy không thích làm thợ.
     
    Báo quản trị |  
  • #73532   15/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Bạn phutuyen nói rằng

    Theo mình thì đó là quyết định đúng nhằm nân cao trình độ cho đội ngũ công chức, thực lực của công chức.

    Vậy có nghĩa là bạn khẳng định năng lực của tại chức không bằng chính  quy....?

    Theo mình thì tại chức cũng có những ngừoi có năng lực đó, chẳng qua là họ không có điều kiện ăn học như chúng ta bây giờ thôi.

    Bạn hãy chứng minh rằng năng lực của tại chức thấp hơn chính quy....đi. Bạn căn cứ vào đâu để bạn khẳng định câu nói đó.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #73539   16/12/2010

    votu
    votu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Không phải học tại chức ra là kém. Chất lượng giáo dục nói chung của VN hiện nay là chưa tốt, chỉ chạy theo cái bằng thôi.

    Đào tạo tại chức mà làm tốt, làm thật (chính quy hiện nay vẫn chưa hoàn toàn thật) thì người được đào tạo tại chức khi tốt nghiệp sẽ làm việc được ngay và làm tốt do họ đã đi làm nên họ ý thức được cần phải học để phục vụ cho công việc (không tính người lấy bằng để hợp thức hoá vị trí công tác).

    Do vậy để tuyển được người tài thì cách tốt nhất và công bằng là thi tuyển toàn diện và minh bạch.
     
    Báo quản trị |  
  • #73551   16/12/2010

    chip
    chip

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình thấy thì phân tích theo 4 yếu tố sau:
    1. Đại học đã được phổ cập
    2. Chất lượng đào tạo và vấn đề kinh doanh đào tạo
    3. Người lao động (chưa biết ai giỏi hơn)
    4. Công việc và nhu cầu lao động
    Từ đó => Đà Nẵng tuyển dụng như vậy là không công bằng.
     
    Báo quản trị |