Đà Nẵng không thèm tuyển Tại chức: Đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm?

Chủ đề   RSS   
  • #72758 10/12/2010

    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Đà Nẵng không thèm tuyển Tại chức: Đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm?


    Việc UBND TP Đà nẵng quyết định không tuyển dụng vào công chức những người được đào tạo tại chức đang gây xôn xao trên cộng đồng mạng với rất nhiều ý kiến trái chiều.

    Vậy Ý kiến của chúng ta trong vấn đề này như thế nào?

    Đây có phải là một đột phá trong loại bỏ Sản phẩm Giáo dục dỏm ?

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    32714 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #73654   16/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Mình đồng tình với ý kiến của hai bạn trên. Nên việc làm này của đà nẵng không đuợc công bằng và chính xác cho lắm mặc dù có phần táo bạo thật.
    Theo mình muốn vào làm thì phải đuợc thử xem thực lực thế nào đã: có thể thi tuyển như bạn ở trên nói hoặc là phỏng vấn cũng đuợc....Cách này chắc chẵn tốt hơn cách của đà nẵng.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #73701   16/12/2010

    rockmylife18
    rockmylife18

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


       Bài biết này tôi đã xem qua mấy hôm trước nhưng tôi muốn thăm dò,tham khảo ý kiến các bạn thế nào. Hôm nay tôi xin có vài nhận xét. Cảm ơn đã đọc.
       Tôi là sinh viên Luật hệ tại chức năm 2. Tôi xin bình luận vấn đề Đà Nẵng đặt ra và tôi cảm thấy hết sức bất công. Duy cho cùng thì nó cũng có những khía cạnh đúng khuyến người ta nhìn nhận và có nhiều suy nghĩ về nó.

       Đà Nẵng nói không với hệ tại chức:
       - Tôi đồng tình với cái nhìn trực quan, hệ tại chức có sự chênh lệch rất lớn so với hệ chính quy ( tôi sẽ trình bày nguyên nhân theo cái nhìn chủ quan của tôi là 1 người đang học hệ tại chức).
       - Tôi đồng tình với việc Đà Nẵng đưa ra chủ trương trên ( nhưng không nên áp dụng ).

        1. Có cơ sở và cũng dễ nhận thấy được sự chênh lệch lớn giữa hệ tại chức và chính quy. Nhưng đừng đổ hết cho những người hệ tại chức đang làm hồ sơ tuyển dụng, đừng vơ đũa cả nắm.
       Sự chênh lệch đó thể hiện rõ nét trong quá trình tuyển sinh, đào tạo và học tập.

          Tuyển sinh, đào tạo:
       + Tuyển sinh đầu vào của hệ tại chức: phải gọi là đi chép bài thi có sự giám sát của giám thị chứ không phải gọi là 1 kỳ thi tuyển sinh.

        + Giáo viên:

       Số ít thì không, luôn làm theo đúng quy chế ( nhưng số giáo viên này quá ít trong 1 môi trường không dành cho họ mà họ vẫn phải chỉ biết ở đó ) họ chỉ biết giữ cho mình trong sạch chứ không có cách nào làm cho cả môi trường họ đang sinh hoạt cùng trong sạch. ( khi không đối chọi được…thì bắt buộc phải thích nghi, nếu không sẽ bị đẩy ra khỏi môi trường đó )

      Số nhiều thì nói: tôi biết các anh chi ở đây đa phần là có công việc muốn nâng cao bằng của mình lên và cũng có những người phải gọi là hợp thức hóa bằng cấp... Tôi cũng không làm khó anh chị quá... vì anh chị cũng lớn tuổi, việc học thuộc bây giờ rất khó khăn. Vậy nên tôi chi muốn các anh chị đi học đầy đủ... nghe giảng được nào thì hay đến đó...còn về môn tôi thì tôi cho qua hết…

       + Giám sát việc học tập + thi cử: lớp học tại chức luôn về sớm gần 1 tiết so với lượng giờ học ( trừ giáo viên: Số ít thì không ) nhưng đây cũng chả là vấn đề gì quan trọng, to lớn cả, vì nó cứ diễn ra hàng ngày. Theo lời ( giáo viên: số ít thì không ) thi đề đống cũng không như đề mở nên tôi cho các anh chi thi đề mở hết. Kỳ thi như 1 bài làm kiểm tra ở lớp.

            Người học tại chức:

        Lớp tôi danh sách lớp gần 80 người... nếu gặp giáo viên nào hay điểm danh thì lớp đi học khoảng 60 người, giáo viên nào ít điểm danh mà dễ tính thì đi học khoảng 30~40 người. Mỗi giời thì có khoảng 20 người là chú tâm bài vở và học được... còn lại thì làm việc riêng... và chỉ muốn về.

      Những cũng phải nhìn nhận dưới những góc độ sau:
        1 sinh viên chính quy, công nhận họ là những người có đầu óc, thông minh, họ giỏi.
        1 sinh viên tại chức, theo cách nhìn về các anh - chị cùng học với tôi. Họ không phải là những người thông minh, họ không giỏi, nhưng tôi lại thấy họ là những người có tài. Khi lên lớp họ chẳng học hành gì, chẳng biết hôm nay học môn gì...( thật tực cười phải không ) nhưng họ nắm bắt vấn đề khá nhanh, tuy 1 số người ngồi cho đủ ghế thì không nói làm gì ( cái này cả 2 hệ đề vướng phải ).

        Đa phần những người học tại chức họ không học bài vì họ không có nhiều thời gian để học, huống gì là học ngành Luật cần rất nhiều thời gian cho việc đọc sách. Do vậy mỗi kỳ thì học kỳ, học không còn con đường nào khác là dùng “phao” và cả giám thị cũng tạo điều kiện hiết sức.

       Theo những gì tôi trình bày trên, sự chênh lệch giữa tại chức và chính quy là ở nguyên nhân “chính” nào???

       Về cái nhìn của bản thân tôi. Khi 1 việc xảy ra ắt hẳn có nguyên nhân, và cái đầu tiên tác động đến làm sự việc xảy ra thì cái đó là nguyên nhân chính. Nói 1 cách rõ hơn… nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữ hệ tại chức đó là việc tổ chức tuyển sinh hệ tại chức ( bằng kỳ thi) không chặt chẽ. Nếu hệ chính quy, việc tuyển dụng nhân sự của các cơ quan, doanh nghiệp cũng tiến hành không kỹ lưỡng thì ắt cũng dẫn đến tình trang trên thôi.

       Nguyên nhân của việc trên thì vô vàn… nhưng cần nói thêm 2  vấn đề cần phải bàn đến: đó là việc kiểm tra giám sát quá trình học tập của cả sinh viên lẫn công tác giảng dạy giáo viên.

        Còn đánh giá tại chức hiện nay quá yếu kém. Tôi đồng ý với ý kiến này, nhưng cũng đừng nên “vơ đũa cả nắm”. Trong đám bạn của tôi, có rất nhiều đứa bạn khác học chính quy, tiếp xúc với tôi hằng ngày… nhưng cũng giống như hệ tại chức, nó cũng nói rằng kỳ thi học kỳ của tụi nó làm đề đống những không khác gì đề mở, phải đến 1/3 lớp học đến năm 3 rồi mà kiến thức cơ bản cũng không có. << cái tôi nói đây không phải là để nói lên, khẳng định rằng chính quy cũng không khác gì tại chức. Cái tôi muốn nói là: Chính quy đa phần là người thông minh, nắm kiến thức tốt nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những người cũng chẳng biết mình đang đứng đâu. Còn tại chức có nhiều người kém nhưng bên cạnh đó thì cũng có không ít những người học rất tốt, có kiến thức xã hội cao….

       2. Đồng tình với chủ trương của ĐN:

       Nếu không có sự lên tiếng của ĐN về thực trạng đào tạo hệ tại chức hiện nay thì nền  giáo dục của nước ta nói chung cũng như hệ tại chức nói riêng còn đi xuống. Các bạn nghĩ xem… nếu không ai lên tiếng 1 cách hùng hồn như thế thì mấy ông ngồi ghế xoay trên có lôi cái vấn đề bất cập này ra mà cấu xé không? Hay chỉ là những dự thảo này nọ, đưa ra những quyết định nhằm điều chỉnh vấn đề trước mắt mà không tính đến hậu quả như thế nào???

       Như nhiều GSTS đã nhận định: ĐN đang đặt ra cho Bộ GD & ĐT nước ta 1 vấn đề cân phải được nhanh chống giải quyêt, khởi tỉnh cho sự chênh lệch của tri thức.

        Đúng là việc tuyển dụng nhân sự đầu vào hệ chính quy là sự lựa chọn giải pháp an toàn cho vấn đề nâng cao chất lượng nhân sư. Nhưng cũng phải nhìn nhận 1 cách khách quan vấn đề.

       Có phải chỉ chính quy mới có thể nâng cao chất lượng khi xã hội hiện nay đồng tiền đi trước.  Việc tuyển dụng có phải chỉ dựa vào bằng cấp?

       Tôi xin đặt ra 1 số vấn đề nếu áp dụng tuyển dụng chỉ bằng chính quy hiện nay:

        - Hiện tại những ông lớn đang ngồi trên ghế cao có hẳn không ai đang dùng bằng tại chức? vậy khi tuyển chính quy vào, xếp tại chức, nhân viên chính quy. Khi nhân viên đưa ra phương hương hoạt động, xếp không đồng ý. “ ôi dào!....” << sự phục tùng, cũng như coi thường cấp trên??

       -  Nói không với hệ tại chức: những người đã, đang học tại chức hiện nay rất nhiều…họ sẽ đi đâu?? làm gì??? ( nếu áp dụng thì không chỉ hẳn các cơ quan hành chính sự nghiệp mới áp dụng đâu nhé!...)<< vấn đề việc làm phát sinh

       -  Nói không với hệ tại chức: Con của ông to mặt lớn + có tiền đa phần vào cơ quan nhà nước bằng tiền, kế vị. Nếu nói không với hệ tại chức thì mấy ông to mặt lớn + có tiền này sẽ tìm mọi cách vào bằng được hệ chính quy ( đi trước đón đầu, vấn đề này hiện nay rất nhiều) << nảy sinh thêm vấn đề tiêu cực

        -  Không hẳn hệ tại chức là người không có năng lực. Nói không với hệ tại chức: có phải đang gìm hãm nhân tài.

       Đó là cách nhìn nhận của cá nhân tôi. Và cũng nói thêm 1 điều rằng: tuyện dụng nhân sự không chỉ thể hiện ở hình thức là bằng cấp mà cần có những khâu kiểm tra kiến thức đã học và việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế của những người tuyển vào.

       Tuyển dụng, tuyển sinh cần được tiến hành 1 cách chặt chẽ tránh tình trạng đi cửa tiền.

       Còn vấn đề giáo dục & đào tạo: cần thắt chặt vấn đề kiểm tra giám sát và phải loại bỏ những cá nhân không đủ khả năng tiếp tục học tập.

      Đó là 1 chủ trương đánh vào thực trạng, có chiến lược,… nhưng không phải luôn luôn phù hợp trong mọi thời gian, hoàn cảnh.

    Xin cảm ơn!!!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn rockmylife18 vì bài viết hữu ích
    nghin1984 (05/07/2013)
  • #73720   17/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Đà nẵng khi đưa chủ trương không tuyển dụng tại chức thì họ không có ý định phân biệt này nọ đâu, họ biết quá rõ chất lượng tại chức rồi ( như các bạn đã trình bày đó thôi). Họ không giải quyết đượic vấn đề đào tạo thì họ giải quyết vấn đề tuyển dụng vậy thôi. chúng ta cứ nói phải nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng cái đó là trách nhiệm của ngành giáo dục chứ có phải của Đà nẵng đâu. đó là nói về cái chung, còn từng trường hợp cs biệt thì có thể còn có vấn đề này nọ giữa 2 hệ đào tạo, nhưng người ta lựa chọn trên cái cơ sở chung đã được mọi người thừa nhận. Tất nhiên đây mới chỉ là 1 tiêu chí để tuyển chọn chứ có phải là duy nhất đâu. cho nên tôi thấy nhiều ý kiến đưa ra không thực tế chút nào cả. Giả sử bạn là người tuyển dụng thì bạn có làm như Đà nẵng không?
    Tất nhiên việc Đà nẵng đưa ra chính sách như vậy, đụng chạm rất nhiều người. Nhưng Đà nẵng đã mạnh dạn làm thì nên ủng hộ Đà nẵng. Đà nẵng cũng có nhiều COCC chứ, cũng muốn tạo điều kiện cho con cháu mình vào làm việc chứ... nhưng tự họ đã đề ra những biện pháp như vậy, tại sao chúng ta không ủng hộ????

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #73738   17/12/2010

    phutuyen
    phutuyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    mình không nói học tại chức là kém cỏi. Đừng bẻ cong ý của mình chứ. Ý mình nói một bộ phận "không nhỏ" những người học tại chức vip cơ. Mình nghĩ bạn hiểu ý mình mà.... loại đó đầy đường đó. Không cần chứng minh đâu.

    Nếu muốn tuyển tại chức cũng được thôi, những điều kiện sau đây:
    1/ Là sinh viên tại chức muốn làm việc trong cơ quan nhà nước phải có 3 năm làm việc tại một pháp nhân.  Nếu có nhu cầu vào nhà nước thì phải có kinh nghiệm thực tiễn. ok chưa. Làm như vậy thì mấy anh con nhà quyền thế sẽ nao lòng mà không có ý vào thế ghế của cha nữa...kha kha
    2/ Bằng tại chức chỉ được tính nân lương không được đề cử vào các ghế lãnh đạo. Nếu muốn vào ghế lãnh đạo thì thời gian phấn đấu phải gấp đôi bằng chính quy.
    3/ Các chức danh trưởng phòng trở lên phải có bằng cấp chính quy. Xem thử coi anh nào muốn học tại chức mà giữ ghế nữa không.
     
    Báo quản trị |  
  • #73899   17/12/2010

    tonytony
    tonytony

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2010
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 107
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tony thấy khá buồn cười,

    Các bạn tham gia diễn đàn Luật thì căn cứ trên Luật mà nói, không thể phán kiểu cảm tính thế được. Nếu các bạn mà làm quan tòa thì nguy cho đất nước mất.

    Căn cứ :

    - Luật Giáo Dục 2005

    - Luật Công chức 2008

    Thì việc công nhận giá trị các văn bằng do Bộ GD - ĐT là như nhau, và Luật Công chức không hề có bất kỳ dòng nào quy định học Tại chức thì không được tuyển dụng.

    Sở Nội vụ hay UBND TP Đà Nẵng cũng chỉ là 1 tỉnh thành trong phạm vi ứng dụng của Luật Việt Nam, do đó, họ không có bất kỳ viện dẫn nào nói không với những người học tại chức, hoặc không tuyển dụng họ.

    Xét thẳng về mặt Luật thì Sở Nội vụ và UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định trái với luật pháp và phải được bãi bỏ.

    Nếu tôi căn cứ theo Luật Tố tụng Hành chính vừa được Chủ tịch nước ban hành thì tôi có quyền khởi kiện Sở Nội vụ và UBND TP Đà Nẵng.

    Sở là cơ quan tham mưu, UB là cơ quan hành chính hành pháp nhưng đã hoàn toàn không căn cứ Quy định pháp luật để ban hành một quyết định cực kỳ vô lý.

    Nếu có, họ có quyền kiến nghị Bộ chấn chỉnh việc đào tạo hệ tại chức hoặc Chủ tịnh UBND TP Đà Nẵng làm việc với các Hiệu trưởng các trường ĐH Đà Nẵng theo thẩm quyền được quy định trong quyết định thành lập trường (được quy định khuôn mẫu), chứ không có quyền nói không với hệ tại chức.

    Kết luận : Sở Nội vụ và UBND TPĐN đã vi phạm luật pháp Việt Nam vì đã ban hành văn bản (Quyết định) trái với Luật pháp Việt Nam (hay nói đúng hơn là tùy tiện, ngẫu hứng mà không hề căn cứ trên bất kỳ văn bản Luật nào)
     
    Báo quản trị |  
  • #73903   17/12/2010

    phutuyen
    phutuyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


     Mục này là cafe sáng, nói chuyện là dựa trên quan điểm cho vui. Nếu muốn nói về căn cứ điều luật thì theo mình nên vào mục khác tranh cải về quy định pháp lý. Ở đây đơn thuần là quan điểm, mà quan điểm thì là cá nhân. Có những cá nhân dựa trên quy định pháp luật để đưa ra quan điểm. Có cá nhân nói lên suy nghĩ của mình về một sự kiện nào đó. Không nhất thiết phải là quan điểm đúng.

    Với tôi nhiều khi tôi có quan điểm khác. Nhưng khi làm việc tôi vẫn phải dựa trên quy định pháp luật. Bạn gì đó nói các bạn khác làm bạn cười .... Tôi cũng cảm thấy vui vì uống cafe nói chuyện cho bạn cười cũng là vui buổi sáng rồi.

    Luật lệ do nhà cầm quyền đưa ra. Không gì là không thể áp dụng. Nếu bạn ban hành luật được thì cũng sữa luật được vậy. Nếu đó là ý chí của nhà cầm quyền thì được tuốt. Riêng tôi cho rằng để cả nước đổi luật theo Đã Nẵng thì không thể đâu. Bàn cho vui ấy mà. .... bạn đừng quá nóng tính
     
    Báo quản trị |  
  • #73928   17/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Theo mình thì tốt nhất vẫn là thi tuyển để biết rõ thực lực là tôt nhất.
    Sau đó mới quyết định chọn hay không chon.Không nên phân biết dứoi bất kỳ hình thức nào.cứ có đạo đức có năng lực làm đuợc việc là đuợc.
    chỉ thế là đủ

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #74037   18/12/2010

    nguyenngocvt
    nguyenngocvt

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thực ra Đà Nẵng làm như vậy không có gì là đột phá cả, chỉ là "đột biến" thôi.

    Nếu cứ theo cách hiểu như Đà Nẵng thì nguyên thủ các quốc gia ít nhất cũng phải là tiến sĩ (!?). Thực tế đâu phải vậy đâu. Trong lịch sử cũng như hiện tại, chúng ta từng có biết bao nhà lãnh đạo, nhà phát minh, nhà kinh tế... chưa từng có bằng cấp nhưng với khả năng của mình đã làm thay đổi cả thế giới này.

    Như vậy không phải cứ học chính quy mới là dùng được, còn học tại chức là bỏ. Nghĩ như vậy là sai. Sự cải cách của Đà Nẵng xem ra không có gì là mới và cũng không phải là sáng kiến. Đó chỉ là sự máy móc và thiếu năng động.

    Hiện nay việc giáo dục, đào tạo của chúng ta gần như học không đi đôi với hành. Nhiều sinh viên chính quy mới ra trường  cứ như "gà mờ", cho làm một bài thi cỡ nào cũng được, nhưng xử lý một tình huống cụ thể trong công việc thì không đâu vào đâu.

    Bởi vậy một sinh viên ra trường phải mất 2-3 năm mới tiếp cận được với công việc (các doanh nghiệp thường tuyển sinh viên có kinh nghiệm, ít muốn tuyển sinh viên mới ra trường là ở chỗ đó). Người học tại chức đa số vừa học vừa làm, có kinh nghiệm, có thực tiễn, nhưng lại kém về lý thuyết nên không thể xử lý được những việc khó.

    Cả 2 loại sinh viên này đều có khiếm khuyết cả. Như vậy, người nói được, người làm được ta chọn ai? Tất nhiên là chúng là ta không thể nghiêng về một phía được mà phải chọn người có cả hai tố chất này. Do đó, việc thi tuyển đúng mức sẽ chọn được người tài cả hai mặt.

     

    Theo Luật CBCC thì việc tuyển dụng phải qua công tác thi tuyển, làm tốt công tác thi tuyển thì sẽ lòi ra ai giỏi, ai dở ngay chứ có gì đâu phải phân biệt chính quy với tại chức./. 

     
    Báo quản trị |  
  • #74056   18/12/2010

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Mình cũng nghĩ là vậy, không có gì đột phá cả. Đơn giản, cấm tại chức có nghĩa là không công nhận phương thức đào tạo này nữa rồi. Thứ hai là cũng sẽ phủ nhận năng lực của một số ít người khi không đủ điều kiện học chính quy mà phải đi học tại chức.

    Theo mình, để có đội ngũ lãnh đạo tốt thì không đồng nghĩa với việc anh phải có bằng cấp tốt. Chỉ cần anh có năng lực tốt là được. Bill Gate đâu có bằng đại học đâu mà vẫn lãnh đạo một tập đoàn hùng mạnh nhỉ.

    Nếu tổ chức thi tuyển một cách công khai, minh bạch thì sẽ vừa tránh được tiêu cực, vừa tìm được người có năng lực trong đội ngũ công chức Việt Nam, mà vừa phù hợp với pháp chế xã hội chủ nghĩa.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #74191   20/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Tôi nghĩ rằng không tuyển tại chức không có nghĩa là Đà Nẵng không công nhận hệ đào tạo này. Nó dùng để nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức cho những người đã có 1 nền tảng giáo dục, đã trải qua thực tiễn công tác và quan trọng nhất là nó phục vụ chủ trương học tập suốt đời...

    Không ai cấm và coi thường những người có động cơ học tập đúng đắn cả, nhưng chúng ta đã thừa nhận là chất lượng đại học tại chức có vấn đề, người học và người dạy đều chạy theo vấn đề khác ngoài kiến thức (xin lỗi không phải là tất cả, nhưng nó là số đông.

    Cái này những người dạy và học tại chức đã thừa nhận, không phải là ý chủ quan của tôi). Có bạn nêu Luật giáo dục và Luật công chức ra để cho rằng Đà Nẵng đã sai, nhưng các bạn nên nhớ cho rằng Luật giáo dục ban hành, đòi hỏi chất lượng 2 hệ đào tạo này phải tương đương, nhưng thực tế không được như vậy thì tại sao lại cứ đòi hỏi phải được như nhau. chất lượng như thế nào sẽ được sử dụng như thế ấy.

    Luật chưa phù hợp thì sửa luật, đây mới chỉ là cảnh báo để ngành giáo dục khắc phục tình trạng này, nếu không có sự điều chỉnh thì tất yếu sẽ có yêu cầu để sửa Luật. Luật ban hành phải phù hợp với cuộc sống chứ không phải ban hành để bắt mọi người thừa nhận và áp đặt một cách máy móc.

    Cụ thể là Bộ trưởng Bộ giáo dục đã có phát biểu là ngành giáo dục phải suy nghĩ nghiêm túc về việc này. Ông Bộ trưởng đã phát biểu rất cầu thị, chẳng lẽ chúng ta lại không nhận ra cái bất cập của nó.

    Đây là ý kiến cá nhân tôi, mong được chia sẻ với các bạn

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #74395   20/12/2010

    Mình chưa đồng ý lắm với ý kiến của bạn. Chúng ta thử nghĩ xem nếu năng lực của chính quy và tại chức là như nhau hoặc gần tương đương nhau thì tại sao lại có hai tên gọi khác nhau đến thế.

    Mình nghĩ cần xem lại vấn đề học của sinh viên. Rõ ràng một bên học "hộc mật" còn một bên "cưỡi ngựa xem hoa" thì không thể so sánh chất lượng được.

    Bạn nói tại chức cũng có người tài: Nhưng không nhiều - nếu ĐN có cơ chế tuyển cả trình độ tại chức thì người tài vào ít mà người ít tài vào nhiều - Nói ví von cách khác là "mở cửa cho 1 con ong bay vào thì đã có cả đàn muỗi vào theo"

    Chết !!!
     
    Báo quản trị |  
  • #74428   21/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    @boy_love162008:

    Về tên gọi của hệ chính quy và hệ tại chức là do phương thức học tập khác nhau nên có cách gọi khác nhau, nhưng về chất lượng thì đồi hỏi phải tương đương. chứ không vì tên gọi khác nhau mà chất lượng khác nhau.

    Tuy nhiên đó mới chỉ là yêu cầu chứ thực tế thì chưa được như vậy. Một khi chất lượng chưa tương đương thì không thể đòi hỏi được đối xử như nhau. Có bạn cho rằng Đà nẵng làm như vậy là sai luật , nhưng tôi cho rằng Đà nẵng không sai.

    Chỉ khi nào bạn có bằng tại chức mà Đà nẵng không xếp bạn vào ngạch chuyên viên ( công chức) hoặc Ký sư( Viên chức) và được hưởng luơng theo bậc đại học thì mới nói là Đà nẵng vi phạm.

    Còn ở đây Đà nẵng không đối xử như vậy, thậm chí họ còn khuyến khích những người đã có bằng 1 thì đi hgọc thêm tại chức để lấy bằng 2 ( nhằm nâng cao trình độ), những người vì lý do nào đó chưa tốt nghiệp đại học thì động viên họ đi học tại chức ( cũng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ).

    Sau khi tốt nghiệp họ vẫn xếp những người này vào ngạch bậc kỹ sư, cử nhân và đương nhiên là được hưởng lương theo hệ đại học. Như vậy là Đà nẵng đã thực hiện rất đúng các quy định pháp luật. Cần phải ủng hộ Đà nẵng.

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #74554   21/12/2010

    DongPhuongBatBai1984
    DongPhuongBatBai1984

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thật ra tôi hoàn toàn ủng hộ việc Da Nẵng làm việc này. Nó đánh dấu bước đột phá trong việc quản lý nhà nước ở giai đoạn hiện nay.

    Như chúng ta bết:

    1./ Luật giáo dục xem các văn bằng đại học là như nhau ( tại chức hay chính quy).

    2./ Việc học là nhu cầu và là quyền của công dân.

    Nhưng hãy phân tích như thế này giữa tại chức và chính quy:

    + Tại chức: ngôn ngữ dùng để diễn tả những người tốt nghiệp đại học thường đã đi làm rồi muôn kiếm thêm bằng ĐH để đáp ứng nhu cầu riêng hay nhu cầu công việc của họ. Việc đào tạo tại chức hiện nay rất tràn lan và khó kiểm soát. Theo thống kê từ nhiều nguồn thông tin thì chỉ có khoảng 30% sinh viên đến lớp học, chưa kể những sinh viên đó đáp ứng trình độ như thế nào mà vẫn được học tại chức.

     Tình trạng học hộ, thi hộ xảy ra nhiều vô số kể, dẫn đến bằng cấp tốt nghiệp không phản ảnh đúng giá trị của bằng cấp. Nhưng không vì thế mà đánh giá chung những người học tại chức đều dở. Có những người rất giỏi nhưng vì điều kiện khách quan họ không thể học chính quy. Con số này là rất ít.

    + Chính quy: không cần phải bàn cải. Nhưng cũng không nói rằng 100% đều thật sự giỏi, vẫn có những người ở mức trung bình hoặc thậm chí là năng lực hơn tại chức một chút xíu thôi.

    Suy cho cùng, cũng do sản phẩm đào tạo của chúng ta chưa tốt nên mới dẫn đến tình trạng có sự chọn lọc của khách hàng sử dụng mà thôi. Nếu chúng ta đào tạo tốt thì không có việc này.

    Việc ĐN nói không với tất cả những người học tại chức là đúng, nhưng tôi nghĩ họ hơi có vẻ áp đặt, họ dường như quá áp dụng hình thức bầy đàn.

    Theo tôi, học tại chức hay chính quy đều có mặt trái và mặt phải, chứ nói không thẳng thừng như vậy là chưa ổn. Những ngành cần thiết phải cần chính quy như: Y -  Dược, Giáo dục và đào tạo, Luật thì nhất thiết phải cần chính quy. Những ngành như văn phòng, thương mại... đơn giản thì chúng ta vẫn sử dụng được. 
     
    Báo quản trị |  
  • #74839   23/12/2010

    cnthaibinh
    cnthaibinh

    Sơ sinh

    Kon Tum, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


     Tuy nhiên bên cạnh những định hướng và chủ trương chủa lãnh đạo TP Đà nẵng cũng có những cái đúng và những cái chưa phù hợp với quy định, định hướng chung cảu tổng thể. Đấy chỉ cá biệt áp dụng cho riêng đà nẵng. Chứ về tổng hoà chung đấy chưa hẳn là đột phá trong loại bỏ sản phẩm giáo dục dỏm tối ưu mà về lâu dài tối ưu thì phải từ chính sách cải cách chất lượng đào tạo của Bộ giáo dục .

    Nhìn một cách tổng thể và khách quan thì Bộ giáo dục đã thực sự tham mưu cho chính phủ đến nơi về quy hoạch đào tạo nhân tài cho đất nước hay chưa ???? đây là những dấu hỏi cần các nhà chuyên môn chức trách trả lời khách quan và Trung thực. ta đã xác định nhu cầu lao động cho quá trình phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

    Tương lai nhịp độ phát triển kinh tế từng khu vực vùng miền đến từng thời điểm cần bao nhiêu Trung cấp, bao nhiêu cử nhân, bao nhiêu thạc sỹ và bao nhiêu tiến sỹ ở từng ngành kinh tế , xã hội .... mình chỉ thấy hiện nay các Trường đại học ngày càng mở rộng và nhu cầu sử dụng thì chưa biết như thế nào.

    Thử ngồi tính toán lại để đào tạo một cử nhân dù chính quy hay tại chức thì chi phí đầu tư là hết bao nhiêu ????? nhưng học xong rồi lại vẫn là học để lấy bằng thực trạng hiện nay có những bạn sinh viên tốt nghiệp ra trường là chính quy hẳn hoi đạt điểm loại khá trở lên nhưng khi đi xin việc thì đâu đâu cũng bảo đủ chỉ tiêu và biên chế... nhưng đàn sau đó thì mình thấy tuyển toàn những sinh viên đại học tại chức học lực trung bình ... như vậy thì việc phân biệt như thế có đúng hay không? ở phạm vi toàn cục xã hội.

    Vấn đề không phải là không tuyển đại học tại chức là tối ưu cho giải pháp mà giải pháp tốt lâu dài thì cần đào tạo gì và đào tạo như thế nào sử dụng nhân tài đã đào tạo ra sao và các bước thực hiện các giải pháp đó cụ thể thiết thực như thế nào mới là hay .... nhưng thôi không tiện nói nhiều các bạn cùng suy ngẫm...

     
    Báo quản trị |  
  • #74843   23/12/2010

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    Không tuyển cán bộ tại chức là quyết định đúng đắn. Tuy nhiên quan trọng việc tuyển dụng có công khai hay không thôi.


    Ngoài ra Đà Nẵng có dám mạnh dạn loại bỏ những cán bộ hiện đang công tác mà kiến thức còn kém, hoặc họ chỉ có bằng tại chức, chuyên tu hay không?

     

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #76512   01/01/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Cám ơn LSThaiHung
    Xin giới thiệu bài viết:
    http://dantri.com.vn/c202/s202-447853/guyen-nhan-lam-bien-tuong-he-dao-tao-tai-chuc.htm
    http://dantri.com.vn/c25/s25-447488/dong-dao-doc-gia-trao-doi-viec-da-nang-noi-khong-voi-sv-tai-chuc.htm
    Và rất nhiều ý kiến của người dạy, người học tại chức để các bạn thấy được vì sao Đà nẵng đã làm như vậy
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 01/01/2011 08:49:39 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #76521   01/01/2011

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    Cám ơn bạn hoahòng9 đã cung cấp những đường link hay.


    Chúng ta cần phải ủng hộ quan điểm của Đà Nẵng, không chấp nhận cán bộ học loại hình tại chức, vì cán bộ, quan chức mà kiến thức kém thì chỉ làm khổ dân.

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #77236   05/01/2011

    Dangthibichloan
    Dangthibichloan

    Mầm

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 2 lần


    Việc tuyển dụng tại chức hay không có quan trọng lắm không tùy theo người trực tiếp tuyển dụng.

    Theo tôi vấn đề anh không tuyển dụng những người hệ tại chức nhưng lại đề bạt những người này vào các vị trí quan trọng thì như thế nào.

    Nếu cho rằng chất lượng hệ tại chức không bằng hệ chính quy thì liệu những người học tại chức đang chiếm giữ các ghế quan trọng trong tổ chức, trong chính uyền có đủ tầm để xét tuyển dụng những người học chính quy hay không.

    Lòng vòng, luẩrn quẩn quá. Theo tôi không nên phân biết.

    Quan trọng là người đứng ra tuyển dụng nhân sự có đủ tâm và tài để chọn lựa cho tổ chức mình nhân sự giỏi hay không.


    Nếu phân biệt đối xử như thế thì không công bằng trong việc thực hiện quyền học tập của mọi người.


     
    Báo quản trị |  
  • #77600   07/01/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    @Dangthibichloan:

    Bạn nên phân biệt rõ việc tuyển dụng và việc sử dụng.

    Chúng ta đều thừa nhận là trong hệ này hay hệ kia đều có người thế này hoặc thế nọ. tuy nhiên khách quan đánh giá thực chất của hệ tại chức hiện nay so với chính quy như thế nào thì chắc mọi người đã nói cả rồi.

    Bạn đừng cho rằng nếu không tuyển dụng tại chức thì tại sao lại đề bạt những người đựơc đào tạo từ tại chức hoặc những người tuyển dụng ( mà bạn ngầm chỉ họ là tại chức) có đủ trình độ để tuyển dụng nhân sự hay không?

    - Thứ nhất: Những người dù là tại chức hay chính quy nếu thực sự có năng lực, đủ đức đủ tài thì đều có cơ hội được đề bạt, thăng tiến ( Tôi thừa nhận hiện nay vẫn còn nhiều người thăng tiến bằng con đường khác chứ không vì năng lực thực sự, cái đó là lỗi của công tác cán bộ, trong đó có công tác tuyển dụng, nhưng chẳng nên vì lý do đó mà cho rằng tất cả lãnh đạo đều không đủ trình độ để đánh giá năng lực, trình độ người được tuyển dụng).

    Việc đề bạt không phụ thuộc vào bằng cấp mà bằng năng lực thực sự. Đây là chỗ công bằng, không phân biệt chính quy hay tại chức ( vì đã được kiểm nmghiệm bằng thực tế công việc).

    - Thứ hai: Công tác tuyển dụng được thực hiện bằng một đội ngũ cán bộ công chức có trình độ( bao gồm cả chính quy và tại chức), đã có kinh nghiệm công tác và tuyển dụng theo 1 quy trình nhất định. quá trình tuyển dụng có thể vẫn còn những khiếm khuyết, nhưng nói chung vẫn đảm bảo (dù gì thì cả 1 hội đồng, đội ngũ cán bộ tuyển dụng cũng phải hơn những người tham gia thi tuyển ( Tôi chỉ nói về  quản lý chứ không đề cập đến chuyên môn sâu). Việc không tuyển dụng tại chức như Đà nẵng đã làm chỉ là bước sơ tuyển mà thôi.

    - Thứ ba: Việc tuyển dụng không liên quan gì đến quyền học tập của mọi người. Nếu học tập nghiêm túc, kết quả thực sự thì chắc chắn bạn sẽ tìm được việc làm, không trong cơ quan nhà nước thì làm doanh nghiệp, thậm chí nếu bạn có vốn có thể làm chủ doanh nghiệp tư nhân.

    Bộ máy nhà nước, dù có cồng kềnh đến mấy cũng chỉ là 1 bộ phận rất nhỏ so với nhu cầu việc làm ( xin lỗi vì tôi không có con số thống kê cụ thể về số liệu Công chức/viên chức/số dân).

    Nếu bạn cho rằng không tuyển dụng tại chức sẽ mất đi cơ hội học tập của người dân thì có bao giờ bạn đặt câu hỏi Tổ chức thi đại học làm gì để cho khối học sinh giỏi ( thực sự) lại bị rớt đại học ( vì số lượng tuyển sinh có hạn), hoặc tại sao không tổ chức thi 1 đề cho từng khối rồi lấy điểm từ cao xuống thấp mà lại để nguyện vọng 1( thấp hơn thì đậu), nguyện vọng 2 ( cao hơn nguyện vọng 1 nhưng chưa chắc đã đỗ do khác trường, khác nmgành...).

    Nhà nước ta không biết chuyện đó sao? Những thí sinh bị trượt không có nhu cầu học tập hay sao? Tạo chức chính là con đường để họ học tập, nâng cao trình độ ( chứ không phải để kiếm bằng).

    Tôi cũng không đồng ý với 1 số ý kiến đổi xoá bỏ loại hình tại chức. nhưng phải đổi mới công tác tuyển dụng đối với loại hình này ( ví dụ: chỉ tuyển dụng những người đã tham gia công tác ít nhất là 5 năm trong ngành có liên quan đến lĩnh vực đào tạo hoặc những người đã tốt nghiệp bằng 1 nay học thêm bằng 2 để nâng cao trình độ, học liên thông từ cao đẳng lên đại học...

    Nhưng phải đảm bảo chất lượng đào tạo tươnmg đương chính quy, ai có sức học thì theo học, ai vì điều kiện nào đó không theo học được thì thôi, còn nếu muốn cứ theo học suốt đời đến klhi nào đạt yêu cầu thì tốt nghiệp))

    Đôi điều trao đổi với bạn, chúc bạn khoẻ.
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 07/01/2011 08:13:26 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #77616   07/01/2011

    Dangthibichloan
    Dangthibichloan

    Mầm

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn hovanhong129!

    Chúc bạn năm mới 2011 đầy thắng lợi.

    Thật sự tôi không nghĩ bài viết của mình được quan tâm bởi vì chủ đề này đã cũ.

    Tôi trao đổi thêm với bạn rằng:

    1. Tôi không cho rằng "Tất cả lãnh đạo đều không đủ trình độ để đánh giá năng lực, trình độ người được tuyển dụng" Tôi thống nhất với bạn rằng "Việc đề bạt không phụ thuộc vào bằng cấp mà bằng năng lực thực sự. ... Đây là chỗ công bằng, không phân biệt chính quy hay tại chức ( vì đã được kiểm nmghiệm bằng thực tế công việc".

    Tuy nhiên tôi nghĩ bạn nên tham khảo thêm quy trình đề bạt cán bộ hiện nay tại các cơ quan công quyền. Muốn đề bạt không phải chỉ mỗi tiêu chuẩn như thế đâu.Trong số các tiêu chuẩn đó, tiêu chuẩn nào cũng quan trọng như nhau, không phân biệt và đều kiểm nghiệm qua thực tế cả.

    2. Tôi rất mừng vì những cán bộ thực hiện việc tuyển dụng được những phẩm chất và thực hiện nhiệm vụ như bạn trình bày. Ở đây tôi cũng muốn bổ sung thêm với bạn một yêu cầu nữa khi tuyển dụng là công khai, minh bạch.


    3. Tôi thống nhất với bạn rằng "Tại chức chính là con đường để họ học tập, nâng cao trình độ ( chứ không phải để kiếm bằng)".


    Tuy nhiên, việc công khai không tuyển dụng những ứng viên có bằng tại chức có nghĩa là xếp loại hình tại chức vào diện kém chất lượng rồi.

    Từ đó, liệu trong xã hội có nảy sinh tư tưởng phân biệt hay không. Như vậy, những người không có điều kiện đến trường một cách bình thướng như mọi người, họ phải tham gia các loại hình học tại chức, vừa học vừa làm để rồi bị phân biệt đối xử như vậy hay sao.

    Nếu vậy thì làm sao chúng ta thực hiện được quyền mọi người được công bằng như nhau về học tập.
    Tôi biết rằng khó có sự công bằng cho tất cả mọi người nhưng mỗi người chúng ta đừng làm cho sự không công bằng đó ngày càng trầm trọng hơn.

    Tôi vẫn mong muốn rằng Nhà nước mở rộng hơn các loại hình đào tạo để mọi người đều có cơ hội học tập, nâng cao trình độ kiến thức của mình. Không phải hiện nay chúng ta không nâng cao được chất lượng cán bộ thì quay lại cấm đoán việc tuyển dụng loại hình này. Việc nâng cao chất lượng cán bộ phụ thuộc vào tâm huyết của người đứng đầu tổ chức. Trong đó, tuyển dụng chỉ là một công đoạn và sẽ đạt hiệu quả như bạn đã trình bày.

    Nếu công tác tuyển dụng tốt thì nghiễm nhiên sẽ loại bỏ được người không phù hợp. Nếu cho rằng ứng viên tốt nghiệp tại chức là kém thì dĩ nhiên họ sẽ bị loại thôi. Cần gì phải công bố là tôi không tuyển dụng loại hình này, loại hình kia.

    Tôi đồng ý với ý kiến của LSTHaiHung,
    "Ngoài ra Đà Nẵng có dám mạnh dạn loại bỏ những cán bộ hiện đang công tác mà kiến thức còn kém, hoặc họ chỉ có bằng tại chức, chuyên tu hay không?".

    Theo tôi việc làm này có tác dụng lớn hơn. Vì chính những cán bộ loại này nắm giữ quyền lực nhiều, nếu không có chất lượng thì hậu quả nặng nề hơn cán bộ mới tuyển dụng rất nhiều.

    Đôi điều tâm sự với bạn. Cám ơn bạn rất nhiều.

    Chào thân!
     
    Báo quản trị |