Bất động sản??? (Bài dự thi Vòng 2 - nkkhuy)

Chủ đề   RSS   
  • #83318 16/02/2011

    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Bất động sản??? (Bài dự thi Vòng 2 - nkkhuy)

    Chào các bạn!

    Không biết là tạo nhiều chủ đề như thế này thì có vi phạm các quy định trong cuộc thi Dân luật cùng vui(vòng 2) không nhỉ?
    Cũng vì muốn học hỏi và được chia sẽ cùng với các bạn, tạo nên không khí cho cuộc thi nên mình xin được phép tham gia nhiệt tình chút nha.

    Chủ đề mình đưa ra lần này, Luật không quy định, chỉ có những quan điểm cá nhân bình luận thôi, vì thấy cũng hay nên muốn thảo luận cùng các bạn.

     

     

    Ðiều 174. Bất động sản và động sản

    1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

    a) Ðất đai;

    b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

    c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

             d) Các tài sản khác do pháp luật quy định

    Mình muốn hỏi các bạn hai ý, thứ nhất "quyền sử dụng đất" được cấp giấy chứng đúng với hình thức và nội dung pháp luật quy định, thể hiện quyền sử dụng đối với manh đất đang chiếm hữu...có được xem là bất động sản hay không?

    Thứ hai: hiện nay chắc các bạn cũng từng thấy việc nhiều người nuôi cá lồng (đóng các lồng bằng tre rồi thả cá vào trong đó, thả trên sông), không những thế trên những lồng cá ấy một số hộ gia đình dựng chòi..., sinh sống luôn ở trên đó. vậy theo các bạn lồng cá ấy có phải là bất độn sản (theo ý nghĩa là nơi làm ăn, sinh sống của người dân).

    Ngoài ra mình cũng muốn hỏi thêm, là Điểm d khoản 1 Điều 174 BLDS 2005 có quy định "các tài sản khác do pháp luật quy định", các bạn có tìm được xem tài sản khác ấy cụ thể là gì không, nếu có căn cứ thì càng hay.

    Mong các bạn nhiệt tình thảo luận nha.
    Trân trọng!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 17/02/2011 01:42:41 AM

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    115666 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang <123456>
Thảo luận
  • #83874   19/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Dinhlex viết:

    - Thứ 2: Các lồng cá (theo ý nghĩa là nơi làm ăn, sinh sống của người dân) có phải là 1 bất động sản??

    Câu hỏi này, theo Dinhlex thì:

    - Nếu vùng nước thả các lồng cá này có 1 vị trí tương đối ổn định (cả về thực tế và pháp lý) thì các lồng cá nằm trong vùng nước thả cá là 1 BĐS do dụng đích (có tác đụng hỗ trợ làm tăng giá trị của BĐS là vùng nước).

    - Nếu vùng nước thả các lồng cá không có 1 vị trí tương đối ổn định (về thực tế hoặc về pháp lý) thì các lồng cá này không phải là 1 BĐS


    Ở đây, t có nhắc đến sự ổn định về mặt pháp lý tức là phải có căn cứ hợp pháp đảm bảo việc xác định được vị trí cụ thể của khu vực nuôi thả cá lồng.

    -


    Chào anh Dinhlex

    Em xin khẳng định rằng là : các lồng cá đó cho dù di chuyển được, không ổn định thì nó cuãng là BDS, bởi lẽ theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 174 thì c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai.

    Chúng ta ai cũng có thể hình dung ra được việc nuôi cá lồng như thế nào rồi, nếu như ta tách lồng cá ra khỏi mặt nước thì làm sao cá sống được ? như vậy chúng ta có thể xem các lồng cá này là tài sản gắn liền với đất. cho dù không gắn liền một cách trực tiếp nhưng nó cũng gắn liền gián tiếp qua môi trường nước.

    Nó cũng tương tự như bóng đèn, quạt máy mà chúng ta treo trên tường nhà thôi đúng không?(tài sản gắn liền với công trình,nhà)

    Mong các bác cho thêm ý kiến.

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #83600   18/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào Dinhlex!
    Cảm ơn vì bạn đã tham gia chủ đề.

    "- Thứ 3: BĐS là "các tài sản khác do pháp luật quy định"

    Như các bạn khác đã nói ở trên là bao gồm Máy bay, tàu thủy...

    Điều này, hầu hết là Luật không quy định rõ rằng: máy bay, tàu thủy là BĐS

    Nhưng Luật quy định rõ các chế độ pháp lý cho các loại TS này, gồm: chế định đăng ký máy bay, tàu thủy - như đăng ký BĐS, chế định Thế chấp máy bay, tàu thủy - Thế chấp chỉ áp dụng cho BĐS, quy định về xác định lãnh thổ thực hiện hành vi pháp lý (phạm tội, ký kết hợp đồng...) chế định xác định quốc tịch (con sinh ra trên máy bay đang bay - dù trên bầu trời của nước nào thì nó vẫn sẽ được coi là sinh ra trên lãnh thổ của nước mà Máy bay đăng ký...)".

    Thế chấp tài sản thì đối tượng thế chấp có thể là bất động sản hoặc động sản, tuy nhiên theo bạn thì cho rằng "chế định Thế chấp máy bay, tàu thủy - Thế chấp chỉ áp dụng cho BĐS", thật sự là mình không hiểu ý bạn ở chổ này, không biết là bạn cho rằng trong vấn đề thế chấp thì chỉ có đối tượng dùng để thế chấp chỉ có thể là bds, hay bạn cho rằng có căn cứ quy định việc thế chấp máy bay, tàu thủy được xem như là bds, nếu vậy thì bạn có thể chỉ ra căn cứ pháp lý có được không.
    Bên cạnh đó bạn cho rằng việc đăng ký quản lý phương tiện đường thủy, đường không mà cụ thể là đăng ký máy bay và tàu thủy....giống như đăng ký BDS. Mình cũng xin được hỏi bạn, bạn có căn cứ pháp lý nào thể hiện điều này không, vì mình thấy tuy cũng có sự khác biệt trong cách quản tùy theo từng đối tượng quản lý để có những thủ tục phù hợp cho việc đăng ký....nhưng mình nghĩ thủ tục đăng ký hay các quy định đăng ký cũng không khác lắm so với đăng ký một chiếc xe ô tô...có chăng là cần thêm nhiều điều kiện để tiện cho việc kiểm soát thôi.
    Về vấn đề hình sự hay hành chính, mình không bàn ở đây, vì mình đang muốn chúng ta phân chia (máy bay, tàu thủy) theo dạng nào (bds hay ds) để phục vụ cho mục đích dân sự.
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #83882   19/02/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Chào bạn NKhuy

    Vấn đề là Phân biệt máy bay, tàu thủy là ĐS hay BĐS?

    Thì quan điểm của Dinhlex đó là BĐS. Và là 1 BĐS do Luật định (là 1 dạng BĐS trong cách phân loại TS được rất nhiều giới chuyên môn thừa nhận).

    Là 1 BĐS do Luật định bởi chế độ pháp luật đối với loại TS này. Chế độ pháp lý của nó bao gồm Tổng Thể các quy định pháp luật như mình đã nêu ở trên. Việc bóc tách từng quy định sẽ khó có thể coi Máy bay, tàu thủy là 1 BĐS.

    Còn về chế định thế chấp thì bản chất của Thế chấp là chỉ dành cho BĐS. Tuy nhiên, thực tế hiện tại và luật cũng ko cấm việc thế chấp có thể dành cho các loại Động sản.

    Điều này thì Dinhlex ko dám nói là mình đúng, nhưng cũng ko thể nói là sai.

    ----------------------
    Luật ko đưa ra các tiêu chí phân biệt ĐS hay BĐS mà chỉ có quy định mang tính liệt kê đâu là ĐS đâu là BĐS (như trong BLDS).

    Vì vậy, việc phân loại TS ra ĐS và BĐS đều dựa trên lập luận và quan điểm cá nhân/hay quan điểm trường phái nhất định. Và quan điểm thừa nhận Máy bay, tàu thủy là 1 BĐS vẫn đang được chấp nhận bởi những căn cứ mà dinhlex nêu trên.

    Đã gọi là quan điểm thì tranh luận vô cùng - và có thể lúc này đúng, lúc khác lại sai, đồng thời trong cái sai có cái đúng, trong cái đúng vẫn có cái sai.

    Tranh luận để học hỏi và học hỏi để phát triển luôn là mục tiêu số 1.

    Trân trọng.

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #83890   19/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào QQ

    Tính gắn kết giữa bè cá với mặt nước là khá yếu. Để anh lấy ví dụ cho em dễ hiểu nhé

    Ví dụ giả định một ngân hàng cho vay thế chấp bằng bè cá. Đến hạn chủ bè không trả được nợ ngân hàng đến dự định phát mãi bè cá để thu hồi nợ nhưng đến nơi thì bè cá đã bị di chuyển đi đâu mất rồi.

    Vậy khi đó ngân hàng phải làm thế nào? Hệ thống đăng ký quyền sở hữu không có, nếu ngân hàng có phát hiện bè cá đó nằm ở một khúc sông nào đó ở nơi khác, do một người khác đang chiếm hữu và sử dụng thì lấy cơ sở nào để ngân hàng bảo đảm đó là bè cá đã được thế chấp.

    Em hiểu vấn đề chứ. Rõ ràng tính dễ di chuyển của bè cá đã làm cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ, đối với bất động sản là quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng mặt nước ngân hàng sẽ không gặp phải khó khăn như vậy. Do nó chỉ ở chỗ đó và chỉ ở chỗ đó mà thôi.

    Để bảo đảm quyền lợi của mình ngân hàng phải dùng biện pháp cầm cố nhưng như vậy thì không ổn vì phải giữ bè cá như thế nào, cử người canh gác à?

    Em có thấy sự khác biệt trong việc phân định bất động sản và động sản không.
    Đối với các tài sản được phân định là bất động sản thì quyền lợi của các bên có liên quan luôn được bảo đảm thông qua hệ thống đăng ký. Chủ sở hữu có thể thoải mái chuyển giao các quyền phát sinh từ bất động sản mà không phải lo lắng gì.

    Ví dụ khi tài sản là bất động sản thì anh có thể giao dịch để chuyển giao quyền khai thác, sử dụng cho một bên thứ ba để thu phí, sử dụng làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ cho một bên thứ ba khác để thu phí ... nhằm khai thác tối đa lợi ích của bất động sản, miễn là các bên tham gia giao dịch biết được các nội dung có liên quan đó mà không sợ quyền lợi của mình bị ảnh hưởng vì luật đã qui định chặt chẽ các vấn đề liên quan.

    Em có thể lý luận rằng đối với động sản em cũng có thể thực hiện các nội dung trên. Nhưng em thấy rằng do tính dễ di chuyển nên việc tham gia vào các giao dịch này rủi ro hơn rất nhiều, ví dụ như bên nhận động sản làm tài sản thế chấp, lấy gì bảo đảm rằng khi bên nhận cần xử lý tài sản đó thì biết được tài sản đó ở đâu, nó có thể bị tẩu tán hoặc bị làm giảm giá trị không chừng. Đối với bất động sản thì không như vậy. Vậy đối với động sản thì phương pháp chủ yếu là cầm cố nhưng như vậy thì ảnh hưởng tới quyền khai thác và sử dụng tài sản.

    Còn về vấn đề tàu thủy và máy bay, như anh đã nói nó liên quan đến vấn đề luật áp dụng nhiều hơn (khi phân các tài sản này là bất động sản) vì "bất động sản" này di chuyển qua nhiều lãnh thổ quốc gia thì việc qui nó là bất động sản để áp dụng luật nơi nó được đăng ký sở hữu sẽ tạo thuận lợi rất nhiều trong việc áp dụng luật nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu. Do đó nó chỉ mang tính "bất động sản" trong tố tụng, xử lý tranh chấp thôi.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #83901   19/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Anh Hải thân mến!

    Về độ gắn kết giữa bè cá và mặt nước thì chúng ta có thể tham khảo các hình anh sau.
    http://www.google.com.vn/images?hl=vi&q=nu%C3%B4i+c%C3%A1+l%E1%BB%93ng&um=1&ie=UTF-8&source=og&sa=N&tab=wi&biw=1280&bih=578

    Qua đó em thấy việc di chuyển các lồng cá là không hề dễ dàng và nếu có sự di chuyển thì khả năng di chuyển cũng trong 1 giới hạn cho phép thôi.

    Việc anh lấy ví dụ về thế chấp tài sản để chứng minh nó có phải là BDS hay không thì em cũng không cho là thực sự hợp lý, bởi lẽ nếu như anh nói vậy thì việc thế chấp các tài sản gắn liền với đất như rừng, vườn cây ăn quả...trong thời gian thế chấp bên thế chấp vẫn có thể chặt và bán nó đi cơ mà.(tuy nhiên nó vi phạm hợp đồng).

    Hơn nữa nếu họ có di chuyển lồng cá đi thì địa chỉ của họ vẫn không thể dấu được, ngân hàng hay bên nhận thế chấp cũng có thể tìm thấy họ cơ mà, vấn đề quan trọng trong thế chấp là tài sản thế châp có còn đủ để đảm bảo khả năng thanh toán hay không thôi.

    Tất nhiên với những nghiệp vụ của mình thì các tổ chức tín dụng họ biết mình cần phải làm gì.

    Việc phân định tài sản là DS hay BDS theo em là dựa vào đặc tính tự nhiên, dựa vào tính năng của tài sản và ý chí của nhà làm luật chứ không phụ thuộc vào các giao dịch dân sự liên quan đến nó, những quy định đối với hình thức giao dịch cũng chỉ là hệ quả của việc phân định này thôi.


    Vấn đề này cũng tương đối nên cũng có thể là anh em mình chưa tìm được tiếng nói chung nhưng em nghĩ quan điểm của mỗi người đều có những cơ sở nhất định, quan trọng là vấn đề mình bảo vệ quan điểm của mình thế nào cho hợp lý thui đúng không anh nhỉ?

    Mong cả nhà cùng tiếp tục bàn luận vấn đề này.

    P/S(gửi riêng cho anh Huy)

    #00b050;">Vấn đề của anh đã được các thành viên tham gia rất tích cực rồi, mỗi người có mỗi quan điểm riêng và cách lý giải của mình... và cũng đã phần nào làm sáng tỏ được vấn đề tuy nhiên chưa có 1 kết quả nhất định. Vì đây là bài dự thi của anh nên em nghĩ anh nên tập hợp các quan điểm của các thành viên ở trên lại thành những luồng quan điểm rõ ràng để anh em mình bàn tiếp, hi vọng anh em sẽ có kết quả hợp lý nhất. Phù hợp với câu nói của anh Dinhlex là:"Tranh luận để học hỏi và học hỏi để phát triển luôn là mục tiêu số 1."

    thân @
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 19/02/2011 08:20:38 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #83943   19/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào Dinhlex!

    Rất hoan nghênh vì bạn đã nhiệt tình tham gia vấn đề thảo luận của mình.

    "Thì quan điểm của Dinhlex đó là BĐS. Và là 1 BĐS do Luật định (là 1 dạng BĐS trong cách phân loại TS được#c00000;"> rất nhiều giới chuyên môn thừa nhận)." 

    "Còn về chế định thế chấp thì #c00000; font-style: italic; text-decoration: underline;">bản chất của Thế chấp là chỉ dành cho BĐS"

    Bạn có thể dẫn chứng cụ thể hơn những vấn đề bạn đang nói được không? Ví dụ như các quan điểm cho rằng tàu thủy, máy bay là BDS của một số quan điểm được "giới luật" biết đến.

    "Vì vậy, việc phân loại TS ra ĐS và BĐS đều dựa trên lập luận và quan điểm cá nhân/hay quan điểm trường phái nhất định. Và quan điểm thừa nhận Máy bay, tàu thủy là 1 BĐS vẫn #c00000;">đang được chấp nhận bởi những căn cứ mà dinhlex nêu trên".

    Thực sự là mình chưa nhận thấy các "căn cứ" của bạn nhằm bảo vệ cho quan điểm trên, bạn có thể trích lại được không?
    BLDS quy định việc thế chấp bao gồm cả động sản và bất động sản, còn Nghị định 163/2006 thì cũng không quy định rõ về điều này....

    Ngay từ đầu topic, mình đã nêu rõ, vấn đề mà chúng ta thảo luận, Luật không quy định rõ, tuy nhiên bằng những kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình học tập...mà chúng ta có thể đưa ra các cách nghĩ khác nhau. Vì vậy ở đây, không thể nói ai đúng, ai sai..tuy nhiên, bản thân mình khi đưa ra quan điểm đều cố gắng dựa trên cách suy nghĩa logic hay dựa trên một vài quan điểm "có chất lượng" khác.....

    Cảm ơn bạn!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84017   20/02/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    nkkhuy viết:
    Chào Dinhlex!
    Rất hoan nghênh vì bạn đã nhiệt tình tham gia vấn đề thảo luận của mình.
    "Thì quan điểm của Dinhlex đó là BĐS. Và là 1 BĐS do Luật định (là 1 dạng BĐS trong cách phân loại TS được#c00000;"> rất nhiều giới chuyên môn thừa nhận)." 
    "Còn về chế định thế chấp thì #c00000;">bản chất của Thế chấp là chỉ dành cho BĐS"
    Bạn có thể dẫn chứng cụ thể hơn những vấn đề bạn đang nói được không? Ví dụ như các quan điểm cho rằng tàu thủy, máy bay là BDS của một số quan điểm được "giới luật" biết đến.
    "Vì vậy, việc phân loại TS ra ĐS và BĐS đều dựa trên lập luận và quan điểm cá nhân/hay quan điểm trường phái nhất định. Và quan điểm thừa nhận Máy bay, tàu thủy là 1 BĐS vẫn #c00000;">đang được chấp nhận bởi những căn cứ mà dinhlex nêu trên".
    Thực sự là mình chưa nhận thấy các "căn cứ" của bạn nhằm bảo vệ cho quan điểm trên, bạn có thể trích lại được không?
    BLDS quy định việc thế chấp bao gồm cả động sản và bất động sản, còn Nghị định 163/2006 thì cũng không quy định rõ về điều này....
    Ngay từ đầu topic, mình đã nêu rõ, vấn đề mà chúng ta thảo luận, Luật không quy định rõ, tuy nhiên bằng những kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình học tập...mà chúng ta có thể đưa ra các cách nghĩ khác nhau. Vì vậy ở đây, không thể nói ai đúng, ai sai..tuy nhiên, bản thân mình khi đưa ra quan điểm đều cố gắng dựa trên cách suy nghĩa logic hay dựa trên một vài quan điểm "có chất lượng" khác.....
    Cảm ơn bạn!


    Chào bạn

    - Thứ 1: Dinhlex nói "...BĐS do Luật định (là 1 dạng BĐS trong cách phân loại TS được#c00000;"> rất nhiều giới chuyên môn thừa nhận)."

    => Điều này ko biết bạn thắc mắc điều gì khi Bôi Đỏ chữ "rất nhiều giới chuyên môn thừa nhận" - khi mà chưa cần nhắc đến lý thuyết hay giới chuyên môn nào cả thì điều này cũng đã được BLDS Việt Nam thừa nhận rõ trong quy định tại điểm c khoản 1 của Điều 174 BLDS. Mà BLDS được soạn ra bởi chính các giới chuyên môn chứ ko ai khác......

    - Thứ 2: Mình nói "Bản chất của thế chấp là chỉ dành cho BĐS"

    Bởi lẽ, bạn đã rõ về nguồn gốc của Chế định Cầm Cố và Chế định Thế Chấp trong Luật.

    Cầm cố ra đời ban đầu với nội dung là bên nhận cầm cố sẽ nắm giữ, chiếm hữu thực tế TS cầm cố.

    Nhưng để nắm giữ, chiếm hữu thực tế TS này thì nó chỉ có thể là Động Sản.

    => Vấn đề phát sinh: đối với BĐS thì làm như thế nào?

    Và: #ff0000;">Chế định Thế Chấp ra đời là như vậy !!! -> Đây chính là bản chất của Thế Chấp (Bản chất - là tính chất gốc của vấn đề)

    - Thứ 3: "Quan điểm thừa nhận Máy bay, tàu thủy là 1 BĐS vẫn #c00000;">đang được chấp nhận bởi những căn cứ mà dinhlex nêu trên"

    Điều này thì bạn xem lại mấy bài mình viết trước, rằng căn cứ mà dinhlex nêu là dựa vào Chế độ pháp lý của máy bay, tàu thủy.

    Chế độ pháp lý là Tổng thể các chế định pháp lý được áp dụng, bao gồm: chế định đăng ký sở hữu, chế định thế chấp (đặc chưng bởi yêu cầu đăng ký thế chấp đối với máy bay, tàu thủy - thế chấp ĐS khác thì hầu như ko có), chế định về xác định quốc tịch, xác định địa điểm thực hiện hành vi pháp lý (ký kết hợp đồng, phạm tội...)

    => Hãy: So sánh Tổng thể các chế định pháp lý đối với Máy Bay, Tàu Thủy - và Tổng thể chế định pháp lý của ĐS thông thường - và với Tổng thể chế định của BĐS

    => Để xem rằng, #ff0000;">về mặt Pháp Lý thì:    Máy bay, Tàu Thủy giống BĐS hơn - hay giống Động Sản hơn????

    Dinhlex trả lời rằng: Về mặt pháp lý là giống BĐS hơn.

    ------------------------
    Mọi tranh luận chỉ là quan điểm, chính vì thế, chắc chắn ai cũng có cái đúng, và ai cũng có cái sai. Nhưng sai với người này, tại thời điểm này - lại có thể đúng với người khác, tại thời điểm khác.

    => Đây là quy luật vận động và biến đổi không ngừng trong thế giới vật chất, trong xã hội và tư duy.

    Chúc bạn thành công.

    Trân trọng.

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #84011   20/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào QQ,

    Hình em gửi anh thấy giống ao nhiều hơn . Chứ em đi dọc mấy sông phía nam như sông Tiền sông Hậu em sẽ thấy bè cá nó di chuyển như thế nào.

    Tháng này có thể nó ở chỗ này nhưng tháng sau có thể nó đã đi chỗ khác, trừ trường hợp chủ bè đã được địa phương cấp giấy sử dụng và khai thác mặt nước chỗ đó.

    Em nói đúng ở chỗ ngân hàng sẽ tìm ra con nợ nhưng đối với khoản vay có tài sản bảo đảm là bè cá lấy gì làm cơsở để bảo rằng ngân hàng có quyền ưu tiên trong việc xử lý bè cá đó. Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm đâu có ghi nhận được.

    Vậy nếu một chủ nợ khác đến lấy bè cá trước thì sao?

    Em thấy tầm quan trọng của vấn đề chưa. Trong quản lý nhà nước đối với tài sản là bất động sản thường thì nhà nước phải thiết lập được hệ thống đăng ký để bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia giao dịch có liên quan đến BDS.
    Còn nếu là động sản thì có thể không cần trừ đối với các tài sản có giá trị lớn.

    Thân

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #84019   20/02/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    #ff0000;">Theo em, để bàn luận tính đúng sai của vấn đề, ta chỉ nên căn cứ vào các quy định cụ thể của pháp luật, chứ không nên sử dụng cách hiểu luật để suy diễn, vì thế sẽ dẫn đến những tranh luận không có hồi kết.
    Em thấy mọi người có nói máy bay tàu biển là BĐS mà ko nêu được căn cứ pháp lý.

    Theo BLDS 1995 thì "#ff0000;">Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền" (K1 Đ 346).

    Và theo quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 217/QD-NH1 ngày 17 tháng 8 năm 1996 về việc ban hành quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng thì "#ff0000;">Tài sản dùng để thế chấp vay vốn các Tổ chức tín dụng là các bất động sản có khả năng chuyển nhượng, mua bán được dễ dàng, bao gồm:...c) #ff0000;"> Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho... và các công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay..." (Điều 5).

    Như vậy theo luật cũ thì máy bay tàu biển... là BĐS. Tuy nhiên những quy định này đã hết hiệu lực mà những quy định tương tự thay thế chúng không còn quy định như vậy nữa.

    Theo BLDS hiện hành, ngoài những thứ đã được liệt kê tại điều 174, BĐS còn có thể là "Các tài sản khác do pháp luật quy định". Tuy nhiên thì chưa có văn bản nào quy định vụ thể tài sản khác này là tài sản nào, nên có thể kết luận BĐS chỉ là những vật đã được liệt kê cụ thể tại điều 174 BLDS.

    Cũng theo điều 174 thì #ff0000;">ĐS là những tài sản ko phải là BĐS, chính vì thế theo em máy bay, tàu biển, lồng cá là ĐS. Quyền sử dụng đất cũng là động sản.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #84120   21/02/2011

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    boyluat viết:
    #ff0000;">Theo em, để bàn luận tính đúng sai của vấn đề, ta chỉ nên căn cứ vào các quy định cụ thể của pháp luật, chứ không nên sử dụng cách hiểu luật để suy diễn, vì thế sẽ dẫn đến những tranh luận không có hồi kết.
    Em thấy mọi người có nói máy bay tàu biển là BĐS mà ko nêu được căn cứ pháp lý.

    Theo BLDS 1995 thì "#ff0000;">Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền" (K1 Đ 346).

    Và theo quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 217/QD-NH1 ngày 17 tháng 8 năm 1996 về việc ban hành quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng thì "#ff0000;">Tài sản dùng để thế chấp vay vốn các Tổ chức tín dụng là các bất động sản có khả năng chuyển nhượng, mua bán được dễ dàng, bao gồm:...c) #ff0000;"> Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho... và các công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay..." (Điều 5).

    Như vậy theo luật cũ thì máy bay tàu biển... là BĐS. Tuy nhiên những quy định này đã hết hiệu lực mà những quy định tương tự thay thế chúng không còn quy định như vậy nữa.

    Theo BLDS hiện hành, ngoài những thứ đã được liệt kê tại điều 174, BĐS còn có thể là "Các tài sản khác do pháp luật quy định". Tuy nhiên thì chưa có văn bản nào quy định vụ thể tài sản khác này là tài sản nào, nên có thể kết luận BĐS chỉ là những vật đã được liệt kê cụ thể tại điều 174 BLDS.

    Cũng theo điều 174 thì #ff0000;">ĐS là những tài sản ko phải là BĐS, chính vì thế theo em máy bay, tàu biển, lồng cá là ĐS. Quyền sử dụng đất cũng là động sản.

     Nếu boyluat khẳng định quyền sử dụng đất cũng là động sản thì chúng ta phải giải thích như thế nào với quy định tại điều 6 luât kinh doanh bất động sản?

    Điều 6. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh

    1. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh bao gồm:

    a) Các loại nhà, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    b) Quyền sử dụng đất được tham gia thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai;

    c) Các loại bất động sản khác theo quy định của pháp luật

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #84124   21/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hiden_face viết:

     Nếu boyluat khẳng định quyền sử dụng đất cũng là động sản thì chúng ta phải giải thích như thế nào với quy định tại điều 6 luât kinh doanh bất động sản?

    Điều 6. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh

    1. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh bao gồm:

    a) Các loại nhà, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    b) Quyền sử dụng đất #ff0000;">được tham gia thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai;

    c) Các loại bất động sản khác theo quy định của pháp luật


    Tú Ngân ơi cậu bỏ mất từ #ff0000;">được rồi, QSDD được tham gia vào thị trường Bất Động Sản không phải do nó là BDS đâu mà do đất đai của nước ta thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu nên về nguyên tắc thì không chuyển quyền sở hữu được, nên mới có hệ quả là có việc chuyển nhượng QSD đất đó, vì thế đó là 1 trường hợp đặc biệt của BDS.

    QQ xin nhấn mạnh lại từ #ff0000;">được  nó thể hiện sự bị động - với bản chất thực sự của nó thì nó không tham gia thị trường BDS được, mà là đây chính là sự nhạy bén của nhà làm luật thôi. Đúng với bản chất thì QSDD không thể là BDS được Tú Ngân à!

    thân@
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 21/02/2011 09:08:05 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #84028   20/02/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Re: BoyLuat

    Bạn hình như ko để ý câu của nkhuy trong bài đầu tiên là cái này trong Luật ko nói đến ah?

    Và Điều 174 bạn đưa ra thì cũng ko rõ ràng nên mới cần thiết phải có sự bàn luận và giải thích điều này.

    Bạn căn cứ Điều 174 để nói Quyền SD đất là Động sản thì ko hề ổn chút nào rùi. Bạn đọc lại tất cả bài viết của các mem là biết mà. Trích dẫn rất rõ luật nữa đó (Điều ? trong Luật KD BĐS).

    Thân.

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #84066   20/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào Dinhlex!
    Có một vài vấn đề mà tôi muốn trao đổi với bạn.
    Thứ nhất:
    "Điều này ko biết bạn thắc mắc điều gì khi Bôi Đỏ chữ "rất nhiều giới chuyên môn thừa nhận" - khi mà chưa cần nhắc đến lý thuyết hay giới chuyên môn nào cả thì điều này cũng đã được BLDS Việt Nam thừa nhận rõ trong quy định tại điểm c khoản 1 của Điều 174 BLDS. Mà BLDS được soạn ra bởi chính các giới chuyên môn chứ ko ai khác......"
    Bạn nói được nhiều giới chuyên môn thừa nhận, tuy nhiên không thấy bạn trích dẫn cụ thể một quan điểm nào của ai nên tôi muốn hỏi để tham khảo...thực tế tôi cũng đã nghiên cứu vấn đề này để cùng trao đổi với một người bạn (đang làm nghiên cứu khoa học vấn đề tương tự).
    Điểm C khoản 1 Điều 174: "các tài sản khác #c00000;">gắn liền với đất đai". Bạn có đọc kĩ Điều luật này chưa khi khẳng định "đây" là BDS, tôi thấy chẳng có liên quan gì cả, bạn chỉ nêu mà không chứng minh được.
    Thứ hai:
    "Bởi lẽ, bạn đã rõ về nguồn gốc của Chế định Cầm Cố và Chế định Thế Chấp trong Luật".
    Bạn kết luận việc thế chấp là biện pháp bảo đảm dân sự khi không trực tiếp chiếm hữu, nắm giữ...mà bds thì thể hiện được điều này nên bạn cho rằng đối tượng của biện pháp này có bản chất chỉ nhằm đến bds....sự ra đời của chế định thế chấp, hay cầm cố, tôi xin phép không đào sâu, tuy nhiên nếu bạn lấy lý do này để cho rằng bản chất của việc thế chấp chỉ nhằm đến đối tượng là BDS, điều này chỉ đúng một phần, tuy nhiên tôi đánh giá đây chỉ là quan điểm của riêng bạn, bạn hãy thử đặt câu hỏi, nếu có sự phân biệt rạch ròi như vậy thì tại sao trong chế đinh thế chấp của BLDS2005 lại còn bao gồm cả đối tượng là động sản, bạn hãy tự trả lời câu hỏi đó thì sẽ làm sáng tỏ được vấn đề.
    Thứ 3:
    "Điều này thì bạn xem lại mấy bài mình viết trước, rằng căn cứ mà dinhlex nêu là dựa vàoChế độ pháp lý của máy bay, tàu thủy. 

    Chế độ pháp lý là Tổng thể các chế định pháp lý được áp dụng, bao gồm: chế định đăng ký sở hữu, chế định thế chấp (đặc chưng bởi yêu cầu đăng ký thế chấp đối với máy bay, tàu thủy - thế chấp ĐS khác thì hầu như ko có), chế định về xác định quốc tịch, xác định địa điểm thực hiện hành vi pháp lý (ký kết hợp đồng, phạm tội..."
    Bạn dùng đến cum từ "chế độ pháp lý" với cụ thể với các "chế định" đăng ký sở hữu, và chế định đăng ký (theo tôi hiểu là việc đăng ký đảm bảo được quy định tại NĐ 163).
    Như thế này, với việc đăng ký quyền sở hữu thì chẳng chứng minh được là bds hay ds, mỗi loại tùy vào từng điều kiện để có thể đăng ký phù hợp với sự kiểm soát của cơ quan có chức năng.
    Còn việc đăng ký đảm bảo được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định 163/2006.

    Điều 12. Đăng ký giao dịch bảo đảm

    1. Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:

        a)#c00000;"> Thế chấp quyền sử dụng đất;

        b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

        c#c00000;">) Thế chấp tàu bay, tàu biển;

        d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;

        đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

    2. Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.  

    3. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.


    Tôi không biết là cách suy nghĩ của bạn như thế nào , tuy nhiên việc pháp luật yêu cầu các chủ thể buộc phải đăng ký đảm bảo là nhằm mục đích quản lý, hay tạo nên những chứng cứ mang tính xác thực cao khi tranh chấp...phù hợp với từng loại tài sản. Nó không có ý nghĩa trong việc chứng minh việc thế chấp máy bay, tàu thủy được thể hiện dưới dạng tài sản là bất động sản,bạn không thể cho rằng vì điểm a là quyền sử dụng đất như bds nên khoản c cũng là bds..., so sánh như thì khập khiểng rồi .
    Ngoài ra bạn còn nêu thêm "chế định quốc tích" trong "tổng thể các chế định" của bạn..., thật sự là tôi cũng chưa nhận ra rõ là ý của bạn nói gì, có thể là về việc quy định lãnh thổ trong lĩnh vực hình sự hay hành chính...tuy nhiên chúng ta cũng không thể xem như là bds để phục vụ cho mục đích dân sự được (ví dụ như chúng ta không thể xem máy bay, tàu thủy (quân đội...) đang thuộc lãnh thổ quốc gia khác như là bds nhằm chuyển quyền sở hữu...). 
    Thứ 4:
    "Để xem rằng, #ff0000;">về mặt Pháp Lý thì:    Máy bay, Tàu Thủy giống BĐS hơn - haygiống Động Sản hơn????"f
    Như các căn cứ tôi nêu ở trên thì về mặt pháp lý không thể hiện được Máy bay hay tàu thủy là BDS rồi, còn nếu như nói về quan điểm của một cá nhân bình thường thì không những chỉ bản thân tôi đã từng mà còn một sô các nhân khác đã cho rằng, máy bay hay tàu thủy, nếu xét về góc độ dân sự (mua bán, chuyển đổi, vận tải....) thì nó cũng giống như ô tô, cũng chỉ là những phương tiện phục vụ cho các mục đích dân sự, và vì vậy cũng cjhỉ là động sản bình thường, có hay chăng vì Việt Nam ta chưa thật sự phát triển...nên việc quản lý, đăng ký có phần chặt chẽ hơn....
    Cũng nhân tiện đây để làm rõ hơn vấn đề tôi cũng xin có câu hỏi là " vậy nếu đối tượng tài sản là ô tô thì chúng ta có áp dụng được chế định thế chấp không???"
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84101   20/02/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    nkkhuy viết:
    Chào Dinhlex!
    Có một vài vấn đề mà tôi muốn trao đổi với bạn.
    Thứ nhất:
    "Điều này ko biết bạn thắc mắc điều gì khi Bôi Đỏ chữ "rất nhiều giới chuyên môn thừa nhận" - khi mà chưa cần nhắc đến lý thuyết hay giới chuyên môn nào cả thì điều này cũng đã được BLDS Việt Nam thừa nhận rõ trong quy định tại điểm c khoản 1 của Điều 174 BLDS. Mà BLDS được soạn ra bởi chính các giới chuyên môn chứ ko ai khác......"
    Bạn nói được nhiều giới chuyên môn thừa nhận, tuy nhiên không thấy bạn trích dẫn cụ thể một quan điểm nào của ai nên tôi muốn hỏi để tham khảo...thực tế tôi cũng đã nghiên cứu vấn đề này để cùng trao đổi với một người bạn (đang làm nghiên cứu khoa học vấn đề tương tự).
    Điểm C khoản 1 Điều 174: "các tài sản khác #c00000;">gắn liền với đất đai". Bạn có đọc kĩ Điều luật này chưa khi khẳng định "đây" là BDS, tôi thấy chẳng có liên quan gì cả, bạn chỉ nêu mà không chứng minh được.
    Thứ hai:
    "Bởi lẽ, bạn đã rõ về nguồn gốc của Chế định Cầm Cố và Chế định Thế Chấp trong Luật".
    Bạn kết luận việc thế chấp là biện pháp bảo đảm dân sự khi không trực tiếp chiếm hữu, nắm giữ...mà bds thì thể hiện được điều này nên bạn cho rằng đối tượng của biện pháp này có bản chất chỉ nhằm đến bds....sự ra đời của chế định thế chấp, hay cầm cố, tôi xin phép không đào sâu, tuy nhiên nếu bạn lấy lý do này để cho rằng bản chất của việc thế chấp chỉ nhằm đến đối tượng là BDS, điều này chỉ đúng một phần, tuy nhiên tôi đánh giá đây chỉ là quan điểm của riêng bạn, bạn hãy thử đặt câu hỏi, nếu có sự phân biệt rạch ròi như vậy thì tại sao trong chế đinh thế chấp của BLDS2005 lại còn bao gồm cả đối tượng là động sản, bạn hãy tự trả lời câu hỏi đó thì sẽ làm sáng tỏ được vấn đề.
    Thứ 3:
    "Điều này thì bạn xem lại mấy bài mình viết trước, rằng căn cứ mà dinhlex nêu là dựa vàoChế độ pháp lý của máy bay, tàu thủy. 

    Chế độ pháp lý là Tổng thể các chế định pháp lý được áp dụng, bao gồm: chế định đăng ký sở hữu, chế định thế chấp (đặc chưng bởi yêu cầu đăng ký thế chấp đối với máy bay, tàu thủy - thế chấp ĐS khác thì hầu như ko có), chế định về xác định quốc tịch, xác định địa điểm thực hiện hành vi pháp lý (ký kết hợp đồng, phạm tội..."
    Bạn dùng đến cum từ "chế độ pháp lý" với cụ thể với các "chế định" đăng ký sở hữu, và chế định đăng ký (theo tôi hiểu là việc đăng ký đảm bảo được quy định tại NĐ 163).
    Như thế này, với việc đăng ký quyền sở hữu thì chẳng chứng minh được là bds hay ds, mỗi loại tùy vào từng điều kiện để có thể đăng ký phù hợp với sự kiểm soát của cơ quan có chức năng.
    Còn việc đăng ký đảm bảo được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định 163/2006.

    Điều 12. Đăng ký giao dịch bảo đảm

    1. Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:

        a)#c00000;"> Thế chấp quyền sử dụng đất;

        b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

        c#c00000;">) Thế chấp tàu bay, tàu biển;

        d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;

        đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

    2. Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.  

    3. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.


    Tôi không biết là cách suy nghĩ của bạn như thế nào , tuy nhiên việc pháp luật yêu cầu các chủ thể buộc phải đăng ký đảm bảo là nhằm mục đích quản lý, hay tạo nên những chứng cứ mang tính xác thực cao khi tranh chấp...phù hợp với từng loại tài sản. Nó không có ý nghĩa trong việc chứng minh việc thế chấp máy bay, tàu thủy được thể hiện dưới dạng tài sản là bất động sản,bạn không thể cho rằng vì điểm a là quyền sử dụng đất như bds nên khoản c cũng là bds..., so sánh như thì khập khiểng rồi .
    Ngoài ra bạn còn nêu thêm "chế định quốc tích" trong "tổng thể các chế định" của bạn..., thật sự là tôi cũng chưa nhận ra rõ là ý của bạn nói gì, có thể là về việc quy định lãnh thổ trong lĩnh vực hình sự hay hành chính...tuy nhiên chúng ta cũng không thể xem như là bds để phục vụ cho mục đích dân sự được (ví dụ như chúng ta không thể xem máy bay, tàu thủy (quân đội...) đang thuộc lãnh thổ quốc gia khác như là bds nhằm chuyển quyền sở hữu...). 
    Thứ 4:
    "Để xem rằng, #ff0000;">về mặt Pháp Lý thì:    Máy bay, Tàu Thủy giống BĐS hơn - haygiống Động Sản hơn????"f
    Như các căn cứ tôi nêu ở trên thì về mặt pháp lý không thể hiện được Máy bay hay tàu thủy là BDS rồi, còn nếu như nói về quan điểm của một cá nhân bình thường thì không những chỉ bản thân tôi đã từng mà còn một sô các nhân khác đã cho rằng, máy bay hay tàu thủy, nếu xét về góc độ dân sự (mua bán, chuyển đổi, vận tải....) thì nó cũng giống như ô tô, cũng chỉ là những phương tiện phục vụ cho các mục đích dân sự, và vì vậy cũng cjhỉ là động sản bình thường, có hay chăng vì Việt Nam ta chưa thật sự phát triển...nên việc quản lý, đăng ký có phần chặt chẽ hơn....
    Cũng nhân tiện đây để làm rõ hơn vấn đề tôi cũng xin có câu hỏi là " vậy nếu đối tượng tài sản là ô tô thì chúng ta có áp dụng được chế định thế chấp không???"
    Trân trọng!


    Bạn nkkhuy ah

    - Thứ 1: Dinhlex xin đính chính Điểm C khoản 1 Điều 174 thành Điểm D khoản 1 Điều 174 => nhầm lẫn kỹ thuật.


    Điều này nếu Nkkhuy biết rõ Điều 174 thì sẽ phát hiện thấy ngay chỉ là lỗi kỹ thuật mà.

    Rõ ràng dinhlex đang nói về dạng BĐS do Luật định thì chắc chắn phải nhắc đến điểm d Khoản 1 Điều 174 BĐS bao gồm: "d. Các tài sản khác do PL quy định". Chứ ko thể nhắc đến điểm C: "Các tài sản khác gắn liền với đất đai"

    -------------------------------------
    Điều 174.
    Bất động sản và động sản 

    1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

    a) Đất đai;

    b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

    c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

    d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

    2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

    -------------------------------------------------------------

    - Thứ 2: Bạn hãy viết lại cho ngắn gọn, rõ ý một chút - rồi Dinhlex sẵn sàng trả lời toàn bộ.

    Câu từ nên viết ngắn gọn, rõ ý để mọi người cùng biết bạn đang nói gì nhé. Cần dùng dấu chấm, phảy và xuống dòng nhiều 1 chút.

    Dinhlex là người chậm hiểu nên bạn cố gắng viết sao cho ngắn gọn, rõ ý một chút đi nhé. Viết nhiều mà như vậy thì thực sự là Dinhlex ko hiểu đc đâu.

    - Thứ 3: Bạn hãy đọc kỹ nội dung, hiểu cho rõ ý của Dinhlex rồi hỏi cho chính xác và ăn khớp nhé.


    Trân trọng.






    Cập nhật bởi Dinhlex ngày 20/02/2011 11:34:49 PM

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #84067   20/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào boyluat!
    Cảm ơn vì bạn đã tham gia thảo luận với chủ đề mà tôi đưa ra.
    "Theo BLDS 1995 thì "#ff0000;">Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền" (K1 Đ 346). 

    Và theo quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 217/QD-NH1 ngày 17 tháng 8 năm 1996 về việc ban hành quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng thì "#ff0000;">Tài sản dùng để thế chấp vay vốn các Tổ chức tín dụng là các bất động sản có khả năng chuyển nhượng, mua bán được dễ dàng, bao gồm:...c) #ff0000;">Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho... và các công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay..." (Điều 5)."
    Hoàn toàn đồng ý với bạn về việc BLDS 1995 quy định đối tượng của chế định thế chấp chỉ là bds. Tuy nhiên BLDS 2005 lại có sự thay đổi rõ rệt với việc quy định đối tượng của chế định thế chấp bao gồm cả bds và ds.
    Và ngay cả quyết định của thông đốc ngân hàng, tại thời điểm này thì cũng không thể áp dụng.
    Nhưng
    "Cũng theo điều 174 thì #ff0000;">ĐS là những tài sản ko phải là BĐS, chính vì thế theo em máy bay, tàu biển, lồng cá là ĐS. Quyền sử dụng đất cũng là động sản."
    về vấn đề này thì boyluat đưa ra quan điểm này liệu có "vội" quá không, bạn hãy chia sẽ với mọi người biết tại sao bạn lại suy diễn như vậy được không???
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84075   20/02/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    nkkhuy viết:
    Nhưng
    "Cũng theo điều 174 thì #ff0000;">ĐS là những tài sản ko phải là BĐS, chính vì thế theo em máy bay, tàu biển, lồng cá là ĐS. Quyền sử dụng đất cũng là động sản."
    về vấn đề này thì boyluat đưa ra quan điểm này liệu có "vội" quá không, bạn hãy chia sẽ với mọi người biết tại sao bạn lại suy diễn như vậy được không???
    Trân trọng!


    Em kết luận như vậy căn cứ vào điều 174 thôi.

    Thứ nhất, máy bay, tàu biển, lồng cá, quyền sử dụng đất, đương nhiên không phải là đất đai hoặc các tài sản gắn liền với đất đai và nhà ở. Thứ hai nó cũng không phải là các tài sản khác là bất động sản khác do pháp luật Việt Nam quy định. Vậy nên nó là động sản thôi.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #84088   20/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào em!

    Ðiều 174. Bất động sản và động sản

    1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

    a) Ðất đai;

    b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

    c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

    d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

    2. Ðộng sản là những tài sản không phải là bất động sản.

    Oke, anh hiểu ý của em, tuy nhiên nếu anh nói quyền sử dụng đất, một số văn bản thể hiện là bds, hay chính tại điểm c khoản 1 Điều 174 anh áp dụng để giải thích cho vấn đề quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản gắn liền với đất đai và vì vậy thì nó là bds.
    Về vấn đề trên, em nghĩ sao?

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84264   21/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Cảm ơn hiden_face!
    Mình sẽ rút kinh nghiệm !!!
    Cập nhật bởi nkkhuy ngày 21/02/2011 03:31:27 PM

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84270   21/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào dinhlex!
    "Dinhlex là người chậm hiểu nên bạn cố gắng viết sao cho ngắn gọn, rõ ý một chút đi nhé. Viết nhiều mà như vậy thì thực sự là Dinhlex ko hiểu đc đâu."
    Tôi nghĩ là bài viết của tôi cũng rõ rang mà, như thế này, phần nào trích dẫn của bạn thì tôi sẽ dùng dấy " ở hai đầu đoạn, và có khi tôi dùng chữ in nghiêng và in đậm như nêu ở trên. Thật ra, vì thảo luận hay tranh luận một vấn đề nên tôi còn muốn viết, giải thích nhiều hơn nữa cơ, tuy nhiên tôi cũng đã cố gắng tóm lại nội dung rồi...bạn cứ tham khảo qua, nếu có chổ nào không hiểu, gửi lại, tôi giải thích cho .
    "Thứ 3Bạn hãy đọc kỹ nội dunghiểu cho rõ ý của Dinhlex rồi hỏi cho chính xác và ăn khớp nhé".
    Tôi rất hoan nghênh và cảm ơn bạn đã tham gia chủ đề của tôi, tuy nhiên cũng chỉ vì mang tính chất học hỏi lẫn nhau, nên tôi muốn bạn trả lời cụ thể hơn, sát luật hơn, để nếu có thể thì chính bản thân tôi cũng được học hỏi nhiều điều. Về nội dung trả lời thì tôi đọc rất kĩ, tuy nhiên có thể "ý tứ" câu của bạn tôi vẫn chưa có thể hiểu hết được, vì vậy nếu chỗ nào tôi "hiểu sai", thì bạn cứ trả lời, tôi sẽ tranh luận với bạn. 
    Thật ra vì cách trả lời của bạn còn nhiều điểm không rõ ràng, bạn chỉ nêu chung chung mà không dựa trên những căn cứ cụ thể hay cách suy luận hợp logic nên tôi muốn tranh luận với bạn để học hỏi thêm. Nếu làm bạn không hài lòng, cũng mong bạn thông cảm, bỏ qua.
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84336   21/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào cả nhà!

    Vấn đề của bài cũng đã có sự phân tích bình luận cụ thể rồi.

    Nhân tiện đây QQ xin mượn chủ đề để đưa ra tình huống này để mọi người cùng nhau làm rõ hơn vấn đề này:

    Tình huống cụ thể thế này: Nhân lúc chủ nhà đi vắng A lẻn vào lấy đi 1 chậu cây cảnh và 1 bức tranh treo trên tường.

    Thế theo mọi người trong trường hợp trên, chậu cây cảnh và bức tranh là động sản hay bất động sản?(mạn phép cho QQ đưa ra quan điểm của mình sau).

    thân ái!


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    nkkhuy (22/02/2011)