Bất động sản??? (Bài dự thi Vòng 2 - nkkhuy)

Chủ đề   RSS   
  • #83318 16/02/2011

    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Bất động sản??? (Bài dự thi Vòng 2 - nkkhuy)

    Chào các bạn!

    Không biết là tạo nhiều chủ đề như thế này thì có vi phạm các quy định trong cuộc thi Dân luật cùng vui(vòng 2) không nhỉ?
    Cũng vì muốn học hỏi và được chia sẽ cùng với các bạn, tạo nên không khí cho cuộc thi nên mình xin được phép tham gia nhiệt tình chút nha.

    Chủ đề mình đưa ra lần này, Luật không quy định, chỉ có những quan điểm cá nhân bình luận thôi, vì thấy cũng hay nên muốn thảo luận cùng các bạn.

     

     

    Ðiều 174. Bất động sản và động sản

    1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

    a) Ðất đai;

    b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

    c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

             d) Các tài sản khác do pháp luật quy định

    Mình muốn hỏi các bạn hai ý, thứ nhất "quyền sử dụng đất" được cấp giấy chứng đúng với hình thức và nội dung pháp luật quy định, thể hiện quyền sử dụng đối với manh đất đang chiếm hữu...có được xem là bất động sản hay không?

    Thứ hai: hiện nay chắc các bạn cũng từng thấy việc nhiều người nuôi cá lồng (đóng các lồng bằng tre rồi thả cá vào trong đó, thả trên sông), không những thế trên những lồng cá ấy một số hộ gia đình dựng chòi..., sinh sống luôn ở trên đó. vậy theo các bạn lồng cá ấy có phải là bất độn sản (theo ý nghĩa là nơi làm ăn, sinh sống của người dân).

    Ngoài ra mình cũng muốn hỏi thêm, là Điểm d khoản 1 Điều 174 BLDS 2005 có quy định "các tài sản khác do pháp luật quy định", các bạn có tìm được xem tài sản khác ấy cụ thể là gì không, nếu có căn cứ thì càng hay.

    Mong các bạn nhiệt tình thảo luận nha.
    Trân trọng!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 17/02/2011 01:42:41 AM

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    115724 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang 12345>»
Thảo luận
  • #83332   17/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào anh Khắc Huy!!

    Oh, anh tạo nhiều chủ đề này là vi phạm rồi nhưng không biết amin "xử" anh thế nào đây?

    Vấn đề của anh em xin có ý kiến như sau:

    Quyền sử dụng đất được cấp cho dù nó dựa trên căn cứ, cơ sở nào đi chăng nữa thì nó cũng không phải là bất động sản được.

    Về những lồng cá có dựng chòi của hộ gia đình thì theo em đó là bất động sản theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 174.

    Các tài sản khác do pháp luật quy định (khoản d) theo em được biết thì như: máy bay, tàu thủy mang quốc kỳ Việt Nam và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam...(là những tài sản có giá trị lớn và có vai trò quan trọng đối với quốc gia..) Vấn đề này được quy định ở đâu thì hiện em chưa tìm ra được.

    thân@

     
    Báo quản trị |  
  • #83380   17/02/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Chào bạn nkkhuy!

    Chưa biết việc vi phạm ra sao nhưng tôi cũng hoan nghênh bạn vì đưa ra nhiều chủ đề cho mọi người thảo luận, vấn đề bạn đưa ra tôi xin có ý kiến như sau:

    1. Quyền sử dụng đất:

    Là một hình thức ghi nhận quyền sử dụng đối với bất động sản, vì vậy nó không phải là bất động sản. Ở đây đất đai là Bất động sản, là tài sản của một chủ thể nhất định, còn quyền sử dụng đất là phương tiện, tài liệu hay giấy tờ chứng minh quyền của chủ thể đó đối với tài sản là bất động sản (đất đai).

    Một ví dụ tương tự: Bạn có cái xe máy, xe máy đó là động sản của bạn, giấy đăng ký xe máy ghi nhận quyền sở hữu của bạn đối với xe máy (bất động sản) đó nhưng giấy đăng ký xe máy không phải là bất động sản.

    2. Đồng ý với bạn QuyetQuyen945, tuy nhiên cần lưu ý là các công trình xây dựng như chòi,...cần phải xin phép và tuân thủ theo quy định nhé, nếu không là dễ bị mất trắng "bất động sản" đó.

    3. Đồng ý với QuyetQuyen945.

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #83578   18/02/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    kienlawyer viết:

    Chào bạn nkkhuy!
    1. Quyền sử dụng đất:

    Là một hình thức ghi nhận quyền sử dụng đối với bất động sản, vì vậy nó không phải là bất động sản. Ở đây đất đai là Bất động sản, là tài sản của một chủ thể nhất định, còn quyền sử dụng đất là phương tiện, tài liệu hay giấy tờ chứng minh quyền của chủ thể đó đối với tài sản là bất động sản (đất đai).

    Một ví dụ tương tự: Bạn có cái xe máy, xe máy đó là động sản của bạn, giấy đăng ký xe máy ghi nhận quyền sở hữu của bạn đối với xe máy (bất động sản) đó nhưng giấy đăng ký xe máy không phải là bất động sản.


    Cái này hình như LS Kiên nhầm lẫn 1 chút về cái mà chủ Topic hỏi, cái chủ Topic hỏi là: "Quyền sử dụng đất" có phải là Bất Động sản hay không?  Chứ không hỏi rằng: "Giấy chứng nhận Quyền sử dụng" đất có phải là BĐS hay không?


    Giấy chứng nhận QSD đất mới là  1 hình thức ghi nhận quyền sử dụng đối với BĐS là đất.
    Cập nhật bởi Dinhlex ngày 18/02/2011 12:15:24 AM

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #83386   17/02/2011

    Totdenpro
    Totdenpro

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình có ý kiến như sau:

     

    Thứ nhất, do đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên quyền sử dụng đất là bất động sản. Thông thường bất động sản được hiểu là tài sản không dịch chuyển được hoặc loại tài sản do nhà nước quy định nó là bất động sản. Ở đây, quyền sử dụng đất gắn liền với mảnh đất cụ thể, nó được coi là bất động sản.

     

    Khi các bạn cho rằng quyền sử dụng đất không phải là bất động sản: Vậy Luật Kinh doanh bất động sản, ngành nghề kinh doanh bất động sản điều chỉnh các giao dịch gì? Khoản 2 điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản.

     

    2. Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.

    Thứ hai, thứ 3: Đồng ý với QQ.

     
    Báo quản trị |  
  • #83421   17/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Totdenpro viết:

    Mình có ý kiến như sau:

    Thứ nhất, do đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên quyền sử dụng đất là bất động sản. Thông thường bất động sản được hiểu là tài sản không dịch chuyển được hoặc loại tài sản do nhà nước quy định nó là bất động sản. Ở đây, quyền sử dụng đất gắn liền với mảnh đất cụ thể, nó được coi là bất động sản.

    Khi các bạn cho rằng quyền sử dụng đất không phải là bất động sản: Vậy Luật Kinh doanh bất động sản, ngành nghề kinh doanh bất động sản điều chỉnh các giao dịch gì? Khoản 2 điều 4 Luật Kinh doanh bất đống sản.

    2. Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.


    Thứ hai, thứ 3: Đồng ý với QQ.



    Chào anh!

    QQ không cho là như vậy?

    Chúng ta không nên đồng nhất giữa QSD đất với QSH đất càng không nên đồng nhất QSD đất với Đất.

    QSDD được thể hiện qua việc Nhà nước cấp GCNQSDD - đó chính là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất.

    Như vậy theo anh thì QSDD có phải là tài sản hay không?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    Hien1610 (02/01/2020)
  • #83401   17/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào QQ và Kienlawyer,

    Đồng ý với QQ và Kienlawyer là theo cấu trúc hệ thống luật VN hiện nay thì  quyền sử dụng đất không phải là bất động sản. Bởi vì

    Quyền sử dụng đất là tài sản (theo định nghĩa về quyền tài sản, một đối tượng trong định nghĩa tài sản), còn tờ giấy xác nhận quyền sử dụng đất chỉ được xem là tài sản ở mặt vật chất là tờ giấy.

    Vấn đề còn lại là nó được xem là bất động sản hay không?

    Nó không là bất động sản vì nó không thỏa mãn định nghĩa tại khoản c) là tài sản gắn liền với đất đai. "Gắn liền" là từ chỉ áp dụng cho các tài sản là vật chất cụ thể ví dụ như nhà cửa, nông trại, cây cối .... gắn liền với đất đai, không áp dụng cho quyền phát sinh từ bất động sản.

    Đây là điểm khác biệt lớn giữa hệ thống luật VN và các nước theo hệ thống "vật quyền". Các quyền phát sinh từ bất động sản (vật quyền) cũng sẽ được xem là bất động sản.

    Thế nhưng nếu không được xem là bất động sản thì chẳng nhẽ lại xem nó là "động sản". Vô lý vì quyền sử dụng đất này nó có chạy được đi đâu, nó chỉ được thực hiện trên một mảnh đất cụ thể. Điểm yếu của hệ thống luật VN về tài sản là ở chỗ này.

    Nếu sử dụng khoản d) để đưa quyền sử dụng đất vào mục này, để cho nó là bất động sản phù hợp với các nước theo hệ thống vật quyền, thì chưa có một qui định pháp lý nào qui định cụ thể vấn đề đó.

    Đối với câu hỏi thứ hai (về các bè cá) thì phải xem xét lại khi xem nó là bất động sản bởi vì khả năng có thể di chuyển của nó (đây là đặc tính vô cùng quan trọng của bất động sản bảo đảm chủ sở hữu khó có thể "làm mất" bất động sản so với động sản vì nó chỉ ở chỗ đó và chỉ chỗ đó mà thôi, kể cả khi đã đăng ký sở hữu thì động sản vẫn có thể bị mất nhưng đối với bất động sản thì không bao giờ). 

    Theo mình xem nó là động sản thì phù hợp hơn, nó cũng giống như các chiếc tàu hoặc xe mà người ta có thể sinh sống trên đó.

    Còn đối với câu hỏi thứ ba, thì mình chỉ biết trả lời như thế này, việc phân chia tài sản thành bất động sản và động sản là một vấn đề mà nhà lập pháp VN còn lúng túng nên mới có điều khoản này. Điển hình nhất là vấn đề "vật quyền" nêu trên.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #83423   17/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Unjustice viết:
    Chào QQ và Kienlawyer,


    Đối với câu hỏi thứ hai (về các bè cá) thì phải xem xét lại khi xem nó là bất động sản bởi vì khả năng có thể di chuyển của nó (đây là đặc tính vô cùng quan trọng của bất động sản bảo đảm chủ sở hữu khó có thể "làm mất" bất động sản so với động sản vì nó chỉ ở chỗ đó và chỉ chỗ đó mà thôi, kể cả khi đã đăng ký sở hữu thì động sản vẫn có thể bị mất nhưng đối với bất động sản thì không bao giờ). Theo mình xem nó là động sản thì phù hợp hơn, nó cũng giống như các chiếc tàu hoặc xe mà người ta có thể sinh sống trên đó.
     
    Thân.


    Chào anh Hồng Hải và anh Kiên

    Theo em thì việc di chuyển được hay không là một đặc tính cơ bản để phân biệt nó là động sản hay bất động sản, tuy nhiên không phải là tất cả, theo quy luật tự nhiên thị mọi thứ luôn vận động không ngừng.

    Nếu anh cho rằng các lồng cá đó có được xem là BĐS hay không thì cần xem nó có di chuyển được hay không thì em không đồng ý, bởi lẻ các căn nhà ở dưới nước (nhà bè, nhà nỗi,) trên các con sông nó vẫn di chuyển được, chưa kể là các căn nhà trên cạn cũng có thể di chuyển được ("thần đèn phương nam" ông Nguyễn Cẩm Lũy) trong những năm trờ lại đất, chưa kể là việc di dời nhà như thế này đã có ở Pháp cách đây hàng mấy trăm năm trước cơ, trong khi đó luật dân sự pháp vẫn quy định nhà là bất động sản.( mà luật dân sự Việt Nam thì cũng có gốc ở đó).

    Chưa kể đến là máy bay, tàu thủy..vẫn bay, chạy  vù vù mà vẫn được xem là BĐS

    Vì thế việc di chuyển được hay không của vật chỉ là 1 trong những tiêu chí để xem xét của nhà làm luật khi phân định thôi.

    @ anh Kiên

    Anh cho rằng những nhà lồng đó phải được cấp giấy phép.. còn theo em thì việc xem nó là BĐS hay không thì không cần phải xem yếu tố hợp pháp hay không mà dựa vào đặc điểm và tính năng của nó  và những quy định của điều 174.

    Trước đây tại điều 181 BLDS 1995 quy định nhà ở đây phải là nhà ở nhưng nay theo quy định của điều 174 thì đã bỏ từ "ở" đi rồi

    Điều 181. Bất động sản và động sản

    1- Bất động sản là các tài sản không di, dời được bao gồm:

    a) Đất đai;

    b) #ff0000;">Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó;

    c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

    d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

    2- Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

    Trên là ý kiến của QQ, mong các anh và mọi người cùng trao đổi.

    thân@

     

     
    Báo quản trị |  
  • #83432   17/02/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!

    Tôi có cùng quan điểm với QQ và kienlawyer, nhất là ý kiến về quyền sử dụng đất của Kiên.

    Về quan điểm của các bạn cho rằng bất động sản là tài sản không thể di chuyển được là không xác đáng. Đó là quan niệm cũ theo BLDS năm 1995 (bất động sản là các tài sản không di, dời được). Vấn đề này đã được QQ chứng minh nó là các BĐS khá như máy bay, tàu thủy... Ở đây tôi chỉ đề cập về BĐS là nhà thôi.

    Khi BLDS 2005 được ban hành, cụm từ không di, dời được trong khái niệm về BĐS đã bị loại bỏ. Việc bỏ cụm từ này là để phù hợp với thực tiễn hiện nay. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, có những BĐS được di, dời nhưng ta vẫn có thể coi là BĐS do tính chất của BĐS đó. Ví dụ đối với nhà, thực tiễn ở VN và nhiều nước khác có kỹ thuật dời nhà (cái này QQ cũng đã nêu). Toàn bộ căn nhà được tách ra khỏi nên đất mà căn nhà được xây dựng trên đó, được di chuyển và gán vào một nên đất khác. Như vậy, nhà được dời như trên vẫn được pháp luật coi là BĐS.

    Vậy, cho rằng bất động sản là tài sản không thể di chuyển được là không phù hợp.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #83445   17/02/2011

    Totdenpro
    Totdenpro

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào anh "đắp bồ" Q:

    Mình không hề đồng nhất giữa khái niệm quyền sử dụng đất với khái niệm quyền sở hữu đất, cũng như quyền sử dụng đất với đất. Chính việc nhà nước ta không cho phép người dân có quyền sở hữu đất đai nên quyền sử dụng được coi là một loại bất động sản.

    Mình vẫn muốn hỏi QQ đối tượng điều chỉnh của luật kinh doanh bất động sản là gì?

    Tài sản được phân ra thành 2 loại bất động sản và động sản, nói như bạn thì quyền sử dụng đất là động sản sao? Vì những gì không phải là bất động sản thì được coi là động sản mà. 

    Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, nó là quyền tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #83461   17/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào anh Trần Tâm!

    Có thể em hiểu sai ý anh về việc đồng nhất.

    Em xin trả lời câu hỏi của anh như sau:

    theo quy định tại điều 1 của Luật kinh doanh BDS thì:

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Luật này quy định về hoạt động kinh doanh bất động sản; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản và giao dịch bất động sản có liên quan đến kinh doanh bất động sản. 

    Điều 4. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản.

    2. Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.

    3. Kinh doanh dịch vụ bất động sản là các hoạt động hỗ trợ kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản, bao gồm các dịch vụ môi giới bất động sản, định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản.

    4. Giao dịch bất động sản có liên quan đến kinh doanh bất động sản là việc mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản giữa tổ chức, cá nhân không kinh doanh bất động sản với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản.

    .......................

    Vấn đề thứ 2 em cho rằng QSD đất không phải là tài sản mà nó chỉ được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình...là bằng chứng để họ thực hiện các quyền của mình với đất đai theo quy định chung của pháp luật.

    Vì không phải là tài sản nên không thể xếp nó vòa tài sản là động sản hay BDS được.


    "Vì #ff0000;">những gì không phải là bất động sản thì được coi là động sản mà."

    câu này của anh thiếu mất  2 từ "tài sản" (bắt việt vị )


    Quay lại vấn đề của anh Khắc Huy.

    Nay em mới phát hiện ra tại điểm b khoản 1 điều 6 luật KDBDS quy định :


    Điều 6. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh

    1. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh bao gồm:

    a) Các loại nhà, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    b) #ff0000;">Quyền sử dụng đất được tham gia thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai;

    c) Các loại bất động sản khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy có nghĩa là QSD đất theo luật này nó là BDS à?

    mấy bác giúp em giả thích vụ này với??? Luật Việt Nam???


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    tianmimi (31/10/2012)
  • #83584   18/02/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Chào anh Trần Tâm!
    .......................

    Vấn đề thứ 2 em cho rằng QSD đất không phải là tài sản mà nó chỉ được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình...là bằng chứng để họ thực hiện các quyền của mình với đất đai theo quy định chung của pháp luật.

    Vì không phải là tài sản nên không thể xếp nó vòa tài sản là động sản hay BDS được.


    "Vì #ff0000;">những gì không phải là bất động sản thì được coi là động sản mà."

    câu này của anh thiếu mất  2 từ "tài sản" (bắt việt vị )


    Quay lại vấn đề của anh Khắc Huy.

    Nay em mới phát hiện ra tại điểm b khoản 1 điều 6 luật KDBDS quy định :


    Điều 6. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh

    1. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh bao gồm:

    a) Các loại nhà, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    b) #ff0000;">Quyền sử dụng đất được tham gia thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai;

    c) Các loại bất động sản khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy có nghĩa là QSD đất theo luật này nó là BDS à?

    mấy bác giúp em giả thích vụ này với??? Luật Việt Nam???



    Dinhlex có thể khẳng định là Bạn đã nhầm lẫn trong việc nói rằng: Quyền sử dụng đất không phải là 1 BĐS (hay không phải là 1 Tài sản) - dù là Luật của VN hay luật bất cứ nước nào cũng vậy.

    Bởi lẽ:

    1 Vật - là 1 tài sản, nhưng bên cạnh đó nó có các Vật Quyền đi kèm gồm: Quyền chiếm hữu, Quyền sử dụng, Quyền định đoạt.

    Và các Vật quyền này có thể là 1 Tài sản mới (phái sinh từ Tài sản gốc) gồm: quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, có thể là cả Quyền định đoạt.

    Tài sản Gốc (Vật) thì vẫn là của bạn:

    Đồng thời Tài sản phái sinh (Quyền sử dụng tài sản gốc) - cũng là 1 tài sản của bạn - bởi bạn có thể chuyển giao quyền sử dụng này thông qua hình thức cho Thuê tài sản.

    Giá trị của Quyền sử dụng tài sản chính bằng tiền bạn cho thuê. (việc cho thuê tài sản sẽ bao gồm việc chuyển giao quyền chiếm hữu và Quyền sử dụng TS)

    => Như vậy bạn đã có 2 tài sản: 1 tài sản gốc (Vật) và 1 tài sản phái sinh (quyền sử dụng - phái sinh từ hoạt động cho thuê).

    --------------
    Đối với Bất động sản là Đất đai cũng vậy, bản thân Đất là 1 BĐS - tuy nhiên Luật VN ko cho phép chuyển giao loại TS này.

    Và Quyền sử dụng đất là 1 Tài sản phái sinh từ Đất thì được Nhà nước cho phép chuyển giao.

    Chính vì Tài sản gốc là Đất ko thể giao dịch được, nên Tài sản phái sinh là Quyền sử dụng đất được tận dụng mạnh mẽ trong hoạt động giao dịch về BĐS.

    (Thực chất giao dịch về Quyền sử dụng đất chỉ là hình thức, thực chất vẫn là giao dịch về đất đai)

    --------------------
    Một vài góp ý

    Thân!

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #83629   18/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Dinhlex viết:


    Dinhlex có thể khẳng định là Bạn đã nhầm lẫn trong việc nói rằng: Quyền sử dụng đất không phải là 1 BĐS (hay không phải là 1 Tài sản) - dù là Luật của VN hay luật bất cứ nước nào cũng vậy.

    Bởi lẽ:

    1#ff0000;"> Vật - là 1 tài sản, nhưng bên cạnh đó nó có các Vật Quyền đi kèm gồm: Quyền chiếm hữu, Quyền sử dụng, Quyền định đoạt.

    Và các Vật quyền này có thể là 1 Tài sản mới (phái sinh từ Tài sản gốc) gồm: quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, có thể là cả Quyền định đoạt.

    Tài sản Gốc (Vật) thì vẫn là của bạn:

    Đồng thời Tài sản phái sinh (Quyền sử dụng tài sản gốc) - cũng là 1 tài sản của bạn - bởi bạn có thể chuyển giao quyền sử dụng này thông qua hình thức cho Thuê tài sản.

    Giá trị của Quyền sử dụng tài sản chính bằng tiền bạn cho thuê. (việc cho thuê tài sản sẽ bao gồm việc chuyển giao quyền chiếm hữu và Quyền sử dụng TS)

    => Như vậy bạn đã có 2 tài sản: 1 tài sản gốc (Vật) và 1 tài sản phái sinh (quyền sử dụng - phái sinh từ hoạt động cho thuê).

    --------------
    Đối với Bất động sản là Đất đai cũng vậy, bản thân Đất là 1 BĐS - tuy nhiên Luật VN ko cho phép chuyển giao loại TS này.

    Và Quyền sử dụng đất là 1 Tài sản phái sinh từ Đất thì được Nhà nước cho phép chuyển giao.

    Chính vì Tài sản gốc là Đất ko thể giao dịch được, nên Tài sản phái sinh là Quyền sử dụng đất được tận dụng mạnh mẽ trong hoạt động giao dịch về BĐS.

    (Thực chất giao dịch về Quyền sử dụng đất chỉ là hình thức, thực chất vẫn là giao dịch về đất đai)

    --------------------
    Một vài góp ý

    Thân!


    Chào anh Dinhlex!

    Cảm ơn anh đã chỉ ra sai sót của QQ.

    QQ đã có sự nhầm lẫn QSD và giấy CNQSDD.

    Quyền sử dụng đất thì nó là tài sản thuộc vào nhóm quyền tài sản theo diều 181 BLDS.

    Tuy nhiên QQ không đồng ý với anh khi cho rằng QSDD là BDS bởi lẽ nếu như vậy thì Quyền sử dụng máy bay, tàu thủy, sử dụng cánh cửa sổ trên tường cũng là BDS à?

    Sự phân biệt giữa ĐS và BDS chỉ mang tính chất tương đối nhưng không có nghĩa là quyền phái sinh từ BDS đó cũng là BDS đâu.

    Còn quy định tại điểm b, khoản 1 điều 6 luật kinh doanh BDS đây chỉ là 1 trường hợp đặc biệt. Là việc Nhà nước cho phép đất đai tham gia vào thì trường bất động sản thôi.

    Như chúng ta đã biết thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu, vì thế khi tiến hành giao dịch dân sự như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng không làm thay đổi chủ sở hữu và quyền của chủ sở hữu. Mà chỉ thay đổi chủ thể sử dụng trực tiếp thôi.

    Chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng theo đúng nghĩa thì đất đai không phải là hàng hóa.

    Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại những quy định tại điều 174 BLDS xem QSDD nó có thuộc các trường hợp mà điều luật đã nêu không thì sẽ suy ra nó có phải là BDS hay không?

    @ anh ĐĨNH.

    Anh cho rằng #ff0000;">Vật - là 1 tài sản.

    Vấn đề này em không đông ý với anh đâu à nha. Vì Tài sản bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tuy nhiên không phải mọi vật đều là tài sản đâu anh ạ. Mà 1 vật chỉ được xem là tài sản khi thỏa mãn các điều kiện nhất định như;

    Vật đó hữu ích, thuộc quyền sở hữu của 1 chủ thể nhất định, được phép lưu thông ..

    Mong nhận được ý kiến của các bác!

    QQ chào thân.
     
    Báo quản trị |  
  • #83868   19/02/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    QuyetQuyen945 viết:


    Tuy nhiên QQ không đồng ý với anh khi cho rằng QSDD là BDS bởi lẽ nếu như vậy thì Quyền sử dụng máy bay, tàu thủy, sử dụng cánh cửa sổ trên tường cũng là BDS à?

    Sự phân biệt giữa ĐS và BDS chỉ mang tính chất tương đối nhưng không có nghĩa là quyền phái sinh từ BDS đó cũng là BDS đâu.


    Tại bài viết khác trong Topic này, Dinhlex cũng nêu rõ rằng: "Sự phân biệt ĐS và BĐS chỉ mang tính chất tương đối".

    Mục đích của việc phân biệt 1 TS là ĐS hay BĐS là nhằm xác định Chế độ pháp lý được áp dụng cho TS đó.

    Nhưng ngược lại, 1 Chế độ pháp lý đã được áp dụng cũng có thể làm cơ sở để xác định 1 TS là ĐS hay BĐS (ví dụ: máy bay, tàu thủy...)

    Vì vậy, khi phân biệt 1 TS là ĐS hay BĐS thì phải xem xét trên 1 đối tượng TS cụ thể chứ ko phải là khi nào cũng áp dụng tương tự. Vì 1 TS này được coi là BĐS do áp dụng tiêu chí A, nhưng cũng TS này lại được coi là ĐS do áp dụng tiêu chí B.

    => Vấn đề là ở chỗ: Tiêu chí nào được thừa nhận đối với TS đó tại thời điểm phân biệt.

    QuyetQuyen945 viết:


    @ anh ĐĨNH.

    Anh cho rằng #ff0000;">Vật - là 1 tài sản.

    Vấn đề này em không đông ý với anh đâu à nha. Vì Tài sản bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tuy nhiên không phải mọi vật đều là tài sản đâu anh ạ. Mà 1 vật chỉ được xem là tài sản khi thỏa mãn các điều kiện nhất định như;


    Hic, Dinhlex nói đầy đủ thế này mà:   "#ff0000;">1 (một) #ff0000;">Vật #ff0000;">- là 1 tài sản, nhưng bên cạnh đó nó có các Vật Quyền đi kèm gồm: Quyền chiếm hữu, Quyền sử dụng, Quyền định đoạt." => QQ bỏ qua số 1 của Dinhlex rùi.

    Tức là Dinhlex chỉ nhằm nhắc đến một vật là 1 TS thui, chứ nếu nhắc đến 1 vật ko phải là TS thì làm sao có các Vật Quyền đi kèm được.


    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #83467   17/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Hà hà, mình biết thế nào cũng bị phản bác ở quan điểm bất động sản là vật không hoặc khó di dời. Nhưng theo quan điểm này thì nó cũng có cái lý của nó chứ không phải không.

    Để trả lời cho nội dung này thì cần trả lời cho các câu hỏi sau
    1 - Mục đích tối hậu của việc phân chia thành động sản và bất động sản là gì?  Tại sao nhà làm luật phải chia thành động sản và bất động sản? 
    2 - Tiêu chí nào để phân biệt động sản và bất động sản?

    Trả lời câu hỏi thứ 1

    Mục đích tối hậu của việc phân chia thành động sản và bất động sản là gì?  Tại sao nhà làm luật phải chia thành động sản và bất động sản?

    Phân chia thành động sản và bất động sản là vì lợi ích của chủ sở hữu.

    a) - Đối với bất động sản, thì thông qua hệ thống đăng ký quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu sẽ dễ dàng hơn. Việc chứng minh nguồn gốc tài sản cũng được minh bạch hơn nhờ hệ thống này. Do đó việc một bên chiếm đoạt bất động sản bất hợp pháp là rất khó xảy ra.

    b) - Các quyền phát sinh trên bất động sản sẽ phong phú và dễ dàng chuyển giao cho bên thứ ba để thực hiện các giao dịch hơn do quyền sở hữu đã được bảo vệ một cách chắc chắn bởi hệ thống đăng ký nêu trên.

    c) - Vấn đề liên quan đến tố tụng, ở một số quốc gia liên bang, việc lựa chọn luật áp dụng để xử lý là phụ thuộc vào tài sản tranh chấp là bất động sản hay động sản. Đối với bất động sản thường là luật nơi bất động sản đó tọa lạc hay đăng ký sở hữu. Đây cũng là một nguyên tắc thường được áp dụng trong tranh chấp thương mại quốc tế.

    Theo đà phát triển của xã hội, các nhà làm luật nhận thấy rằng tính khó di chuyển của bất động sản (đất đai) dẫn đến tính "duy nhất" của bất động sản vì không ở đâu có bất động sản thứ hai như vậy. Phát triển lên từ yếu tố "duy nhất" này, để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, nhà làm luật quốc tế đồng ý chấp nhận các động sản có giá trị lớn như máy bay, tàu thủy cũng có tính duy nhất (thông qua hệ thống đăng ký quốc tế), tức được xem như là bất động sản. Bởi vì có như thế thì mới phát triển các hoạt động cho thuê, khai thác các tài sản này ở cấp độ xuyên quốc gia mà quyền sở hữu của chủ sở hữu vẫn được bảo vệ chặt chẽ theo luật pháp quốc tế. Việt Nam phải hòa mình vào thế giới là ở chỗ này.

    Thế nhưng đối với vấn đề "bè cá" thì phải xem lại hệ thống đăng ký sở hữu ở VN có được thiết lập và bảo đảm tính duy nhất đó không? Mình e rằng hệ thống này chưa được thiết lập đối với các bè cá nên không thể xem đó là bất động sản.

    Trả lời câu hỏi thứ 2

    Tiêu chí nào để phân biệt động sản và bất động sản?

    Do sự chấp nhận của các nhà làm luật quốc tế nêu trên, nên bây giờ lấy tiêu chí cụ thể nào để phân biệt động sản và bất động sản là hơi khó ngoại trừ tiêu chí gốc ban đầu là tính khó dịch chuyển + các bất động sản khác do nhà làm luật qui định.

    Thân.
    Cập nhật bởi Unjustice ngày 17/02/2011 02:39:06 PM Cập nhật bởi Unjustice ngày 17/02/2011 02:34:52 PM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #83471   17/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào QQ,

    Như anh đã nói do sự "lủng" của hệ thống luật dân sự VN về nội dung tài sản nên mới phải có qui định đó để chấp nhận quyền sử dụng đất là bất động sản chứ các nước theo hệ thống "vật quyền" thì quyền phát sinh từ bất động sản cũng sẽ được xem là bất động sản.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #83474   17/02/2011

    Totdenpro
    Totdenpro

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào QQ:

    Cảm ơn vì đã bắt lỗi việt vị của mình nhé! 

    Vấn đề thứ 2 em cho rằng QSD đất không phải là tài sản mà nó chỉ được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình...là bằng chứng để họ thực hiện các quyền của mình với đất đai theo quy định chung của pháp luật


    Theo mình thì quyền sử dụng đất là tài sản, là quyền tài sản. Còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình ...

    Điều 163. Tài sản

    Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. 

     
    Báo quản trị |  
  • #83569   17/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào các bạn!

    Cảm ơn mọi người vì đã tham gia thảo luận chủ để của tôi. 

    Ngay từ đầu, khi tạo chủ đề, tôi cũng đã nói, đây là vấn đề mà Luật không đề cập rõ ràng, tuy nhiên tùy từng quan điểm của mỗi người mà chúng ta có những cách suy luận hay đưa ra những cách hiểu khác nhau.

    Vấn đề thứ nhất là về quyền sử dụng đất, về khía cạnh này tôi cũng xin được đóng góp ý kiến như sau. Quyền sử dụng đất, đương nhiên là một loại tài sản, mà đã là tài sản thì chúng ta nên chia ra làm hai loại chính để so sánh là bất động sản hay động sản.

    Rõ ràng trong LKDBDS thì rõ ràng quyền sử dụng đất thiên về xu hướng được xem là Bất động sản nhiều hơn. Về khía cạnh dân sự, thông qua việc thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà cụ thể là biện pháp thế chấp tài sản, tài sản được thế chấp có thể là động sản hoặc bất động sản, vậy khi thế chấp tài sản được xem là bất động sản thì chúng ta đều dùng quyền sử dụng đất để thực hiện việc thế chấp, vậy quyền sử dụng đất dường như được xem là bất động sản trong biện pháp này.

    Chúng ta ai cũng hiểu quyền sử dụng đất là một loại tài sản, và rõ ràng tài sản này luôn gắn liền với đất và cũng không thể dịch chuyển một cách cơ học được, vậy cũng thiên về xu hướng là bất động sản.

    Ở đây tôi cũng xin nói thêm, một số thành viên đã có sự nhầm lẫn về cách hiểu giữa quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hai khái niệm này khác nhau về bản chất, vấn đề mà tôi đưa ra thảo luận là quyền sử dụng đất, chứ không phải hình thức được thể hiện bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Về vấn đề thứ hai là "cái bè". Điều 174 BLDS 2005 quy định về bất động sản bằng phương pháp liệt kê một số tài sản là bất động sản theo thuộc tính tự nhiên và dựa trên sự gắn liền của các tài sản này với tài sản trung tâm là đất đai.

    Nếu phân tích kĩ ra, tôi chưa nhận thấy nên giải thích "cái bè" là bất động sản theo Khoản nào của Điều 174. Tuy BLDS 2005 đã tiến bộ hơn BLDS 1995 ở việc không đưa ra quy định bất động sản là "vật không có khả năng di dời theo tính cơ học", nhưng một điểm mà chúng ta nhận thấy BLDS 2005 quy định bất động sản là phải gắn liền với đất đai.

    Vậy nếu giải thích "cái bè" cũng là bất động sản thì phải chăng là dựa vào Khoản d.
    "Các tài sản khác do pháp luật quy định (khoản d) theo em được biết thì như: máy bay, tàu thủy mang quốc kỳ Việt Nam và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam...(là những tài sản có giá trị lớn và có vai trò quan trọng đối với quốc gia..) Vấn đề này được quy định ở đâu thì hiện em chưa tìm ra được".

    QQ có đưa ra về các loại tài sản như máy bay, tàu thủy...., mình xin được phép hiểu là máy bay , tàu thủy mà chúng chúng ta đang nói tới...đúng với những công dụng của nó, chứ không phải là việc xử dụng những xác máy bay hay tàu thủy để làm nhà ở nha.

    Về vấn đề này thì khi học môn Luật hình sự phần chung, vấn đề về "đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam" thì có những quy định hướng dẫn về việc khi nào, nơi nào, trong trường hợp nào được xem là lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có thể hiện việc phương tiện hàng không, hàng hải quân sự mang cờ Việt Nam được xem là lãnh thổ của Việt Nam.

    Đương nhiên là mình biết vấn đề này dưới góc độ của Luật hình sự, còn nếu đưa ra dân sự mà xem nó như là một loại bất động sản để nhằm cho mục đích dân sự nào đó thì có vẻ như không ổn.
    Bạn nào có căn cứ về việc này thì cho mình học hỏi luôn nha.

    Cảm ơn các bạn đã nhiệt tình tham gia, hy vọng sẽ có thêm nhiều ý kiến để các bạn cũng thảo luận!
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nkkhuy vì bài viết hữu ích
    ThyHuong123 (09/05/2011)
  • #83570   17/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Gửi ban quản trị và anh Bạch Thành Hưng!
    Mình xin chọn chủ đề "Bất động sản???" là chủ đề tham dự cuộc thi dân luật cùng vui vòng 2.
    Xin cảm ơn, xin chào!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84117   21/02/2011

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    nkkhuy viết:
    Gửi ban quản trị và anh Bạch Thành Hưng!
    Mình xin chọn chủ đề "Bất động sản???" là chủ đề tham dự cuộc thi dân luật cùng vui vòng 2.
    Xin cảm ơn, xin chào!

      Hình như là Bạch Hưng Thành thì chính xác hơn đó nkkhuy ơi! 

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #83581   18/02/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    nkkhuy viết:

    Chào các bạn!

    Chủ đề mình đưa ra lần này, Luật không quy định, chỉ có những quan điểm cá nhân bình luận thôi, vì thấy cũng hay nên muốn thảo luận cùng các bạn.

    Ðiều 174. Bất động sản và động sản

    1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

    a) Ðất đai;

    b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

    c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

             d) Các tài sản khác do pháp luật quy định

    Mình muốn hỏi các bạn hai ý, thứ nhất "quyền sử dụng đất" được cấp giấy chứng đúng với hình thức và nội dung pháp luật quy định, thể hiện quyền sử dụng đối với manh đất đang chiếm hữu...có được xem là bất động sản hay không?

    Thứ hai: hiện nay chắc các bạn cũng từng thấy việc nhiều người nuôi cá lồng (đóng các lồng bằng tre rồi thả cá vào trong đó, thả trên sông), không những thế trên những lồng cá ấy một số hộ gia đình dựng chòi..., sinh sống luôn ở trên đó. vậy theo các bạn lồng cá ấy có phải là bất độn sản (theo ý nghĩa là nơi làm ăn, sinh sống của người dân).

    Ngoài ra mình cũng muốn hỏi thêm, là Điểm d khoản 1 Điều 174 BLDS 2005 có quy định "các tài sản khác do pháp luật quy định", các bạn có tìm được xem tài sản khác ấy cụ thể là gì không, nếu có căn cứ thì càng hay.

    Chào bạn nkhuy

    Chế định tài sản trong Luật dân sự là rất rộng và hết sức phức tạp, và vấn đề mà bạn đưa ra cũng chính là  1 nội dung  phức tạp trong lý thuyết về BĐS, và trong thực tế phân loại BĐS.

    Việc xác định 1 Tài sản là BĐS hay ĐS chỉ mang tính tương đối, và chỉ nhằm mục đích là quy kết các chế độ pháp lý cho loại tài sản đó.

    Tuy nhiên, để có thể xác định (tương đối) thì cũng phải có được những nắm bắt căn bản về chế định Tài sản trong luật dân sự.

    - Về mặt lý thuyết, có thể xác định 1 Tài sản là BĐS hay ĐS dựa vào cách phân loại BĐS thành 4 dạng sau:

      +   1. Bất động sản do bản chất: đất đai, nhà, công trình xây dựng trên đất

      +   2. Bất động sản do dụng đích: do có tác dụng như 1 bất động sản hoặc hỗ trợ làm tăng giá trị của BĐS như cửa gắn liền với  nhà trên đất, máy điều hòa gắn liền với nhà, các thiết bị gắn liền với nhà, công trình xây dựng...

       +  3. Bất động sản do có đối tượng là 1 bất động sản: là các BĐS (vô hình - là các quyền) mà nó có đối tượng là 1 BĐS  hữu hình, ví dụ như các vật quyền (quyền sử dụng, quyền cho thuê...) và các tố quyền như quyền đòi BĐS đã thế chấp...

       +  4. Bất động sản do Luật định: máy bay, tàu thủy...

    Sự thừa nhận hay ghi nhận về cách phân loại này trong pháp luật VN có thể không rõ ràng, Nhưng nó lại được giới luật học thừa nhận và sử dụng rất phổ biến bởi ý nghĩa của nó trong việc xác định 1 tài sản là BĐS hay ĐS.


    Trên cơ sở bám sát vào lý thuyết các loại BĐS trên, Dinhlex xin trả lời bạn nkhuy như sau:


    - Thứ 1:  Quyền sử dụng đất - chính xác là 1 Bất động sản (theo Luật VN)

    Ở đây, quyền sử dụng đất là 1 Bất động sản do có đối tượng là 1 BĐS hữu hình. Quyền sử dụng đất là 1 BĐS vô hình - và nó có đối tượng là 1 BĐS hữu hình (đất đai), Quyền  sử dụng đất này phát sinh trực tiếp từ 1 BĐS bản chất là đất.

    Theo luật VN, đất đai là 1 tài sản - nhưng lại không được phép giao dịch.

    Vì vậy, các Nhà làm Luật của VN đã đưa ra cái gọi là "Quyền sử dụng đất" - để biến nó thành đối tượng của các Giao dịch Dân sự liên quan đến đất đai - nó đảm bảo rằng "Quyền sử dụng đất" là 1 tài sản độc có thể giao dịch được.

    => Do đó, khi có "Giao dịch chuyển nhượng/mua bán liên quan đến đất đai" - thì nó không phải là "Chuyển nhượng/mua bán đất đai" mà là "Chuyển nhượng/mua bán Quyền sử dụng Đất".

    - Thứ 2: Các lồng cá (theo ý nghĩa là nơi làm ăn, sinh sống của người dân) có phải là 1 bất động sản??

    Câu hỏi này, theo Dinhlex thì:

    - Nếu vùng nước thả các lồng cá này có 1 vị trí tương đối ổn định (cả về thực tế và pháp lý) thì các lồng cá nằm trong vùng nước thả cá là 1 BĐS do dụng đích (có tác đụng hỗ trợ làm tăng giá trị của BĐS là vùng nước).

    - Nếu vùng nước thả các lồng cá không có 1 vị trí tương đối ổn định (về thực tế hoặc về pháp lý) thì các lồng cá này không phải là 1 BĐS


    Ở đây, t có nhắc đến sự ổn định về mặt pháp lý tức là phải có căn cứ hợp pháp đảm bảo việc xác định được vị trí cụ thể của khu vực nuôi thả cá lồng.

    - Thứ 3: BĐS là "các tài sản khác do pháp luật quy định"

    Như các bạn khác đã nói ở trên là bao gồm Máy bay, tàu thủy...

    Điều này, hầu hết là Luật không quy định rõ rằng: máy bay, tàu thủy là BĐS

    Nhưng Luật quy định rõ các chế độ pháp lý cho các loại TS này, gồm: chế định đăng ký máy bay, tàu thủy - như đăng ký BĐS, chế định Thế chấp máy bay, tàu thủy - Thế chấp chỉ áp dụng cho BĐS, quy định về xác định lãnh thổ thực hiện hành vi pháp lý (phạm tội, ký kết hợp đồng...) chế định xác định quốc tịch (con sinh ra trên máy bay đang bay - dù trên bầu trời của nước nào thì nó vẫn sẽ được coi là sinh ra trên lãnh thổ của nước mà Máy bay đăng ký...)

    Trên cơ sở các chế độ pháp lý đối với từng loại TS như trên, mà nhà làm luật coi đây là 1 Bất động sản - do Luật định.

    ----------------------------

    Một số trao đổi.

    Thân!

    Cập nhật bởi Dinhlex ngày 18/02/2011 02:05:42 AM

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dinhlex vì bài viết hữu ích
    tuantobe (24/08/2013)