Bất động sản??? (Bài dự thi Vòng 2 - nkkhuy)

Chủ đề   RSS   
  • #83318 16/02/2011

    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Bất động sản??? (Bài dự thi Vòng 2 - nkkhuy)

    Chào các bạn!

    Không biết là tạo nhiều chủ đề như thế này thì có vi phạm các quy định trong cuộc thi Dân luật cùng vui(vòng 2) không nhỉ?
    Cũng vì muốn học hỏi và được chia sẽ cùng với các bạn, tạo nên không khí cho cuộc thi nên mình xin được phép tham gia nhiệt tình chút nha.

    Chủ đề mình đưa ra lần này, Luật không quy định, chỉ có những quan điểm cá nhân bình luận thôi, vì thấy cũng hay nên muốn thảo luận cùng các bạn.

     

     

    Ðiều 174. Bất động sản và động sản

    1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

    a) Ðất đai;

    b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

    c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

             d) Các tài sản khác do pháp luật quy định

    Mình muốn hỏi các bạn hai ý, thứ nhất "quyền sử dụng đất" được cấp giấy chứng đúng với hình thức và nội dung pháp luật quy định, thể hiện quyền sử dụng đối với manh đất đang chiếm hữu...có được xem là bất động sản hay không?

    Thứ hai: hiện nay chắc các bạn cũng từng thấy việc nhiều người nuôi cá lồng (đóng các lồng bằng tre rồi thả cá vào trong đó, thả trên sông), không những thế trên những lồng cá ấy một số hộ gia đình dựng chòi..., sinh sống luôn ở trên đó. vậy theo các bạn lồng cá ấy có phải là bất độn sản (theo ý nghĩa là nơi làm ăn, sinh sống của người dân).

    Ngoài ra mình cũng muốn hỏi thêm, là Điểm d khoản 1 Điều 174 BLDS 2005 có quy định "các tài sản khác do pháp luật quy định", các bạn có tìm được xem tài sản khác ấy cụ thể là gì không, nếu có căn cứ thì càng hay.

    Mong các bạn nhiệt tình thảo luận nha.
    Trân trọng!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 17/02/2011 01:42:41 AM

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    115006 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang <123456>
Thảo luận
  • #84340   21/02/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Chủ đề này có vẻ đắt khách nhỉ.
    Dinhlex có viết: "
    Bản chất của thế chấp là chỉ dành cho BĐS" nhưng đó là quan điểm cũ rồi, khi nói chúng ta nên căn cứ vào quy định của pháp luật. Đối với những vấn đề luật không đề cập thì không nói làm gì, tuy nhiên vấn đề bạn nói ở đây BLDS đã có quy định rõ:

    "Điều 326. Cầm cố tài sản 

    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    Điều 342. Thế chấp tài sản 

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp"

    - Như vậy, rõ ràng là việc phân biệt cầm cố và thế chấp ở đây không còn căn cứ vào tài sản là bất động sản hay động sản nữa mà căn cứ vào yếu tố bên thực hiện nghĩa vụ bảo đảm có giao cho bên nhận tài sản hay không mà thôi. Như vậy cũng có nghiã là thế chấp cũng có thể dành cho động sản, và ngược lại. Điều này cũng được quy định rõ trong điều 342 Bộ luật dân sự: "Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác".
    Như vậy, quan điểm "Bản chất của thế chấp là chỉ dành cho BĐS"" mà bạn đề cập chỉ là suy diễn mà thôi.

    Một điều nữa, trong quá trình lập pháp, hệ thống pháp luật đã có những sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế và hợp lý hơn, bởi vậy chúng ta không thể lấy những quy định, cách hiểu cũ để nói đó là gốc, là bản chất được.

    Vài ý kiến góp ý!

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kienlawyer vì bài viết hữu ích
    nkkhuy (22/02/2011)
  • #84348   21/02/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    nkkhuy viết:
    Oke, anh hiểu ý của em, tuy nhiên nếu anh nói quyền sử dụng đất, một số văn bản thể hiện là bds, hay chính tại điểm c khoản 1 Điều 174 anh áp dụng để giải thích cho vấn đề quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản gắn liền với đất đai và vì vậy thì nó là bds.

    Về vấn đề trên, em nghĩ sao?



    Hi, vấn đề mà anh thắc mắc có lẽ cũng liên quan khá nhiều đến ví dụ này của QQ:

    QuyetQuyen945 viết:
    Nhân tiện đây QQ xin mượn chủ đề để đưa ra tình huống này để mọi người cùng nhau làm rõ hơn vấn đề này:

    Tình huống cụ thể thế này: Nhân lúc chủ nhà đi vắng A lẻn vào lấy đi 1 chậu cây cảnh và 1 bức tranh treo trên tường.

    Thế theo mọi người trong trường hợp trên, chậu cây cảnh và bức tranh là động sản hay bất động sản?(mạn phép cho QQ đưa ra quan điểm của mình sau).

    thân ái!


    Đó là hiểu thuật ngữ #ff0000;">gắn liền ở điểm c khoản 1 điều 174 như thế nào ? Dù các văn bản luật ở Việt Nam chưa có giải thích cụ thể cho thuật ngữ này, nhưng ta có thể hiểu thuật ngữ này theo nghĩa thông dụng, và quan trọng hơn là hiểu tương tự điểm b khoản 1 điều 174 đó là #ff0000;">hiểu sự gắn liền đó là sự không thể tách rời cơ giớ#ff0000;">i. Ở đây, bức tranh và chậu cây cảnh là vật ở trên bất động sản, nhưng nó không phải là vật gắn liền (có thể tách rời và di chuyển), nên nó không phải là bất động sản. Tương tự như vậy, quyền sử dụng đất cũng là như thế, nó là quyền tài sản, là tài sản vô hình, nó không yêu cầu sự gắn liền đối với đất đai mặc dù nó là tài sản xuất hiện bởi sự tồn tại của đất đai.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    nkkhuy (22/02/2011)
  • #84383   22/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào boyluat!

    Cảm ơn em vì đã tham gia chủ đề của anh.

    "Tương tự như vậy, quyền sử dụng đất cũng là như thế, nó là quyền tài sản, là tài sản vô hình, #ff0000;">nó không yêu cầu sự gắn liền đối với đất đai mặc dù nó là tài sản xuất hiện bởi sự tồn tại của đất đai".

    Em đang mâu thuẩn trong câu trả lời của mình. Vậy nếu quyền sử dụng đất không gắn liền với đất thì nó có còn được xem là một loại tài sản nữa hay không?

    " Ở đây, bức tranh và chậu cây cảnh là vật ở trên bất động sản, nhưng nó không phải là vật gắn liền (có thể tách rời và di chuyển), nên nó không phải là bất động sản".

    Nếu nói bức tranh, chậu cảnh là động sản, điều này cũng không hẳn là sai, tuy nhiênf cơ sở để phân biệt bds hay đs trong trường hợp này phải phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Nếu chậu cảnh, bức tranh được bày bán ở các cửa hàng...thì việc xem là ds quả không sai. Tuy nhiên nếu thực hiện các giao dịch liên quan đến cả căn nhà và gắn liền với nó là bức tranh, chậu cảnh...thì nó lại là bds. 

    Nếu nói như boyluat, vậy boyluat thử đưa ra ví dụ xem loại tài sản nào được quy định là bds từ việc áp dụng điểm b, khoản 1, Điều 174:" Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, #ff0000;">kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó"????

    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84384   22/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Cảm ơn Lienlawer đã tham gia thảo luận chủ đề của mình!
    Mọi người cùng tham khảo và thảo luận nha.
    Cảm ơn tất cả!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84387   22/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào QQ!
    Cảm ơn e vì đã nhiệt tình tham gia thảo luận chủ đề của a.
    "Tình huống cụ thể thế này: Nhân lúc chủ nhà đi vắng A lẻn vào lấy đi 1 chậu cây cảnh và 1 bức tranh treo trên tường."
    QQ afh, theo anh trong tình huống này thì "chậu cây cảnh và bức tranh treo trên tường" là động sản chứ không phải là bds nếu sau đó A đem tài sản này đi bán hay dùng vào mục đích dân sự.
    Tuy nhiên, nếu nhìn rộng vấn đề ra thì chúng ta cũng nên bàn thêm đến một số vấn đề như: khái niệm bds hay ds có được dùng dưới góc độ hình sự, hành chính...hay là chỉ dùng trong góc độ dân sự. Tại sao mình lại nói như vậy, vì các bạn thử nghĩ xem, nếu chậu cây cảnh hay bức tranh kia bị phát hiện, thì lúc này tài sản này được dùng vào việc gì. Nếu là chứng cứ của một vụ án hình sự hay hành chính thì lại không dùng khái niệm bds hay ds....
    QQ và các bạn thảo luận thêm về vấn đề này nha!
    Cảm ơn mọi người.

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84700   22/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    nkkhuy viết:
    Chào QQ!

    QQ à, theo anh trong tình huống này thì "#ffff00;">chậu cây cảnh và bức tranh treo trên tường l#ffff00;">à động sản chứ không phải là bds nếu sau đó A đem tài sản này đi bán hay dùng vào mục đích dân sự.
    Tuy nhiên, nếu nhìn rộng vấn đề ra thì chúng ta cũng nên bàn thêm đến một số vấn đề như: khái niệm bds hay ds có được dùng dưới góc độ hình sự, hành chính...hay là chỉ dùng trong góc độ dân sự. Tại sao mình lại nói như vậy, vì các bạn thử nghĩ xem, nếu chậu cây cảnh hay bức tranh kia bị phát hiện, thì lúc này tài sản này được dùng vào việc gì. Nếu là chứng cứ của một vụ án hình sự hay hành chính thì lại không dùng khái niệm bds hay ds....
    QQ và các bạn thảo luận thêm về vấn đề này nha!
    Cảm ơn mọi người.


    Ý của em ở đây là 2 vật đó là DS hay BDS theo đúng nghĩa của điều 174 anh ạ.

    Tất nhiên khi xử lý hình dự thì cái này ko có nhiều ý nghĩa.

    Anh nói:"#ffff00;">chậu cây cảnh và bức tranh treo trên tường l#ffff00;">à động sản chứ không phải là bds nếu sau đó A đem tài sản này đi bán hay dùng vào mục đích dân sự.

    Nhưng em muốn hỏi là trước khi bị mất cắp nó là DS hay BDS đó anh ah?

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #91144   27/03/2011

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 100
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    nkkhuy viết:
    Chào QQ!

    QQ à, theo anh trong tình huống này thì "#ffff00;">chậu cây cảnh và bức tranh treo trên tường l#ffff00;">à động sản chứ không phải là bds nếu sau đó A đem tài sản này đi bán hay dùng vào mục đích dân sự.
    Tuy nhiên, nếu nhìn rộng vấn đề ra thì chúng ta cũng nên bàn thêm đến một số vấn đề như: khái niệm bds hay ds có được dùng dưới góc độ hình sự, hành chính...hay là chỉ dùng trong góc độ dân sự. Tại sao mình lại nói như vậy, vì các bạn thử nghĩ xem, nếu chậu cây cảnh hay bức tranh kia bị phát hiện, thì lúc này tài sản này được dùng vào việc gì. Nếu là chứng cứ của một vụ án hình sự hay hành chính thì lại không dùng khái niệm bds hay ds....
    QQ và các bạn thảo luận thêm về vấn đề này nha!
    Cảm ơn mọi người.


    Ý của em ở đây là 2 vật đó là DS hay BDS theo đúng nghĩa của điều 174 anh ạ.

    Tất nhiên khi xử lý hình dự thì cái này ko có nhiều ý nghĩa.

    Anh nói:"#ffff00;">chậu cây cảnh và bức tranh treo trên tường l#ffff00;">à động sản chứ không phải là bds nếu sau đó A đem tài sản này đi bán hay dùng vào mục đích dân sự.

    Nhưng em muốn hỏi là trước khi bị mất cắp nó là DS hay BDS đó anh ah?

    thân@


    Nếu chậu cây cảnh được trám xi măng cố định trên nền nhà, đất (không dịch chuyển được) và bức tranh được xây xi măng giống bức tường của căn nhà chứ không phải chỉ treo lên cây đinh đính trên tường thì chúng là bất động sản.

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #84390   22/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào kienlawer!
    "Là một hình thức ghi nhận quyền sử dụng đối với bất động sản, vì vậy nó không phải là bất động sản. Ở đây đất đai là Bất động sản, là tài sản của một chủ thể nhất định, còn quyền sử dụng đất là phương tiện, tài liệu hay giấy tờ chứng minh quyền của chủ thể đó đối với tài sản là bất động sản (đất đai). 

    Một ví dụ tương tự: Bạn có cái xe máy, xe máy đó là động sản của bạn, #c00000;">giấy đăng ký xe máy ghi nhận quyền sở hữu của bạn đối với xe máy (bất động sản) đó nhưng giấy đăng ký xe máy không phải là bất động sản".
    Căn cứ để mình suy luận quyền sử dụng đất là BDS là dựa vào điểm c khoản 1 Điều 174 BLDS 2005, bên cạnh đó là một số quy định của Luật kinh doanh BDS...
    Cũng xin chia sẽ với bạn là mình đang nói về "quyền sử dụng đất" được thể hiện là một loại tài sản cụ thể, chứ không phải được thể hiện dưới dạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
    Cảm ơn bạn!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84392   22/02/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    nkkhuy viết:
    Chào boyluat!"Tương tự như vậy, quyền sử dụng đất cũng là như thế, nó là quyền tài sản, là tài sản vô hình, #ff0000;">nó không yêu cầu sự gắn liền đối với đất đai mặc dù nó là tài sản xuất hiện bởi sự tồn tại của đất đai".
    Em đang mâu thuẩn trong câu trả lời của mình. Vậy nếu quyền sử dụng đất không gắn liền với đất thì nó có còn được xem là một loại tài sản nữa hay không?
    " Ở đây, bức tranh và chậu cây cảnh là vật ở trên bất động sản, nhưng nó không phải là vật gắn liền (có thể tách rời và di chuyển), nên nó không phải là bất động sản".
    Nếu nói bức tranh, chậu cảnh là động sản, điều này cũng không hẳn là sai, tuy nhiênf cơ sở để phân biệt bds hay đs trong trường hợp này phải phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Nếu chậu cảnh, bức tranh được bày bán ở các cửa hàng...thì việc xem là ds quả không sai. Tuy nhiên nếu thực hiện các giao dịch liên quan đến cả căn nhà và gắn liền với nó là bức tranh, chậu cảnh...thì nó lại là bds. 
    Nếu nói như boyluat, vậy boyluat thử đưa ra ví dụ xem loại tài sản nào được quy định là bds từ việc áp dụng điểm b, khoản 1, Điều 174:" Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, #ff0000;">kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó"????
    Trân trọng!


    Anh không xem kỹ câu trả lời của em rồi. Ý của em đó là sự gắn liền trong điều 174 là chỉ sự gắn liền cơ giới, tức là vật gắn và vật bị gắn là hai vật tồn tại hữu hình.

    "Tuy nhiên nếu thực hiện các giao dịch liên quan đến cả căn nhà và gắn liền với nó là bức tranh, chậu cảnh...thì nó lại là bds. ". Em không đồng ý với ý kiến này của anh. Cho dù là thực hiện các giao dịch liên quan tới cả căn nhà, thì những vật này vẫn là động sản, chẳng qua nó được giao dịch đi kèm tùy theo phương thức giao dịch mà thôi. Ví dụ như căn nhà định giá 1 tỷ, đồ kiểu này 50 tr, thì hoặc có thể bên bán khuyến mãi, hoặc có thể tính cả với giá 1 tỷ 50 tr.

    Áp dụng điểm b, khoản 1 điều 174 ta có thể hiểu những công trình như nhà mái bằng có thêm mái tôn chống nóng, hoặc có mái che kéo phía trước hiên... thì những vật này được coi là các tài sản gắn liền với nhà.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #84676   22/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào boyluat!

    Cảm ơn vì em đã tham gia chủ đề thảo luận mà anh đưa ra.

    "Anh không xem kỹ câu trả lời của em rồi. Ý của em đó là #c00000;">sự gắn liền trong điều 174 là chỉ sự g���n liền cơ giới, tức là vật gắn và vật bị gắn là hai vật tồn tại hữu hình".

    Tại sao em lại khẳng định "sự gắn liền" chỉ tồn tại dưới vật hữu hình, nếu chỉ đọc ĐIều 174 BLDS 2005 thì việc em khẳng định như vậy là không hoàn toàn đúng, vì Điều luật không phân biệt rõ (em có căn cứ nào khác chứng minh cho quan điểm của em không).

    ""Tuy nhiên nếu thực hiện các giao dịch liên quan đến cả căn nhà và gắn liền với nó là bức tranh, chậu cảnh...thì nó lại là bds. ". Em không đồng ý với ý kiến này của anh. Cho dù là thực hiện các giao dịch liên quan tới cả căn nhà, thì những vật này vẫn là động sản, chẳng qua nó được giao dịch đi kèm tùy theo phương thức giao dịch mà thôi. Ví dụ như căn nhà định giá 1 tỷ, đồ kiểu này 50 tr, thì hoặc có thể bên bán khuyến mãi, hoặc có thể tính cả với giá 1 tỷ 50 tr".
    Nếu em mua cả căn nhà (sẽ có sự thỏa thuận mua tất các đồ đạc tiện nghi trong nhà) thì vấn được xem là BDS, sẽ không có phương thức giao dịch như em suy diễn, vì nếu bán riêng lẽ thì hiểu nó là động, tuy nhiên nếu bán tổng thể thì bức tranh, chậu cảnh được xem là bds (lúc này hình thức giao dịch chỉ là mua bán nhà).

    "Áp dụng điểm b, khoản 1 điều 174 ta có thể hiểu những công trình như nhà mái bằng có thêm mái tôn chống nóng, hoặc có mái che kéo phía trước hiên... thì những vật này được coi là các tài sản gắn liền với nhà".

    Nếu em đã suy diễn như vậy thì anh hỏi em, mái che phía trước nhà, nó có giống với bức tranh không, nếu được gỡ ra bán riêng lẽ thì sao, còn nếu bán tổng thể thì sao??? hay là em cho rằng việc gỡ mái che ra...thì không còn là ngôi nhà nên không thể gỡ ra được rồi bán???

    "Ví dụ như căn nhà định giá 1 tỷ, đồ kiểu này 50 tr, thì hoặc có thể bên bán khuyến mãi, hoặc có thể tính cả với giá 1 tỷ 50 tr".

    Như ví dụ mà em đưa ra, thì thay vì bức tranh, chậu cảnh, anh áp dụng cho mái che nhà...được không em???

    Cảm ơn!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84699   22/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Ơ Hơ

    Boyluat với anh Khắc Huy cho rằng trong tình huống trên chậu cây và bức tranh là động sản kìa? nhà mình có ai có ý kiến khác không vậy?
     
    Báo quản trị |  
  • #85004   24/02/2011

    hien_le81
    hien_le81

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho anh chị..
    Em hiện đang là sinh viên chuyên ngành luật, em xin được đóng góp chút ý kiến nha, nếu có gì sai sót, mong anh chị giúp đỡ.
    Theo bản thân suy nghĩ, kết hợp với việc giảng dạy của giảng viên mà em được học thì "cái bè" được xem là bất động sản, dựa vào sự phân tích về mục đích của cái bè, mà trong đó em thấy bạn nkkhuy có nêu là nhằm mục đích cho việc "ở". "Cái bè" chỉ được coi là động sản khi chúng ta dùng nó vào mục đích trao đổi, mua bán riêng lẽ theo đúng mục đích sử dụng của việc nuôi cá trong bè.
    Ngoài ra, em thấy có cái ví dụ về bức tranh, chậu cảnh...em thấy nó là bds, vì đã đảm bảo thuộc nội dung theo Luật đinh.
     
    Báo quản trị |  
  • #85010   24/02/2011

    hien_le81
    hien_le81

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin được góp thêm ý kiến.
    Em không đồng ý về việc Dinhlex cho rằng "bản chất của thế chấp là chỉ dành cho bất động sản". Em thấy có nhiều trường hợp như xe ô tô cũng có thể đem đi thế chấp được thay cho việc cầm cố. Mà ô tô thì em nghĩ là DS chứ không phải BDS
     
    Báo quản trị |  
  • #85083   24/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào hien_le!
    Cảm ơn vì đã tham gia chủ đề thảo luận của mình đề ra.
    "Ngoài ra, em thấy có cái ví dụ về bức tranh, chậu cảnh...em thấy nó là bds, vì đã đảm bảo thuộc nội dung theo Luật đinh".
    Bạn có thể nói rõ hơn về vấn đề nêu trên được không?
    Cảm ơn!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #85128   25/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Hoan nghênh Hiên_Le đến với diễn đàn!

    Anh Huy thân mến!

    Trong tình huống trên muốn khẳng định đó là ĐS hay BDS chúng ta cần phải xem xét vị trí và công dụng của chúng như thế nào? ý thức của chủ sở hữu khi đặt chúng vào các vị trí khác nhau như thế nào nữa chứ  chúng ta không thể khẳng định liền ngay là DS hay BDS được.

    Về bản chất thì chậu cây và bức tranh trên tường là DS, nhưng khi nó được đưa vào sử dụng khai thác thì nó có thể được xem là BDS do công dụng- là những vật gắn liền với BDS (căn nhà), sự gắn liền này không phải là gắn liền cơ giới như Boy luật đã nói mà ta cần hiểu sự gắn liền ở đây nó phải thể hiện được công dụng của mình nữa.

    Trong tình huống trên :

    Bức tranh là BDS do nó có sự gắn liền với căn nhà (treo trên tường) và việc gắn liền bức tranh với căn nhà là việc làm có ý thức của chủ căn nhà, việc treo bức tranh lên tường góp phần nào tô điểm cho căn nhà - công dụng của bức tranh khi treo lên trong nhà.

    Còn chậu cây, nếu như nó chỉ nằm trơ trọi trong phòng thôi, việc đặt chậu cây chỉ là sở thích của chủ sở hữu thì chậu cây ở đây không phải là BDS mà là DS vì nó không có sự găn liền với căn nhà.

    Nhưng nếu như chậu cây này mà được đặt vào một ô cửa sổ hay một nơi đặc biệt nào đó do chủ sở hữu bài trí hay do đặc điểm của căn nhà cần phải đặt chậu cây ở đó thì đó lại là BDS.

    Cũng tương tự như vậy nếu pho tượng để trên bàn thì nó là động sản nhưng nếu nó được đặt chìm vào trong tường, 1 vị trí mà do chủ nhà khi thiết kế đã dành sẳn cho nó, nếu như không đặt bức tượng vào vị trí đó thì giá trị của ngôi nhà bị giảm sút thì bức tượng này lại được xem là BDS.

    Nói chung đó là những trường hợp động sản trở thành BDS do công dụng của nó.

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #85452   27/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào QQ!

    Cho đến hôm nay, anh mới có thể trả lời được cho e, mong e thông cảm.

    Anh đồng ý với em về việc xem bức tranh, chậu cảnh dưới góc độ trước khi dùng cho mục đích dân sự hay đang trong quá trình sử dụng chúng cho mục đích dân sự.

    Về điều này thì thật sự là anh cũng chưa có nghĩ ra, tuy nhiên như thế này, nếu khi chưa có mục đích dân sự cho bức tranh,chậu cảnh (như mua bán, thanh lý, cho tặng...) thì người ta ít khi nào dùng khái niệm về "bất động sản" hay động sản đối với những loại đối tượng như thế này.

    Ví dụ nhé: Nếu anh chỉ đến nhà em chơi, phát hiện ra bức tranh, chậu cảnh đẹp, nếu có vài lời khen tặng thì anh sẽ dùng trực tiếp tên của nó chứ không bao giờ dùng đến khái niệm xem nó là bds hay ds rồi để khen tặng...ý của anh muốn nói ở đây là nếu chưa sử dụng nó cho mục đích dân sự thì người ta chưa phân nó thành đs hay bds để làm gì.

    Vậy khi những đối tượng trên được dùng cho mục đích dân sự thì sao. Nếu em bán, cho tặng tổng thể căn nhà...anh đồng ý là BDS, vì nó gắn liền với BDS cho dù vị trí những bức tranh chậu cảnh này có thể có nhiều vị trí khác nhau được đặt trong ngôi nhà. Tuy nhiên nếu đem bán, cho bán hay cho tặng từng bức tranh, chậu cảnh tách bạch ra khỏi căn nhà thì những đối tượng ấy không thể xem là BDS.

    "Bức tranh là BDS do nó có sự gắn liền với căn nhà (treo trên tường) và việc gắn liền bức tranh với căn nhà là việc làm có ý thức của chủ căn nhà, việc treo bức tranh lên tường góp phần nào #ff0000; font-style: italic;">tô điểm cho căn nhà - công dụng của bức tranh khi treo lên trong nhà.

    Còn chậu cây, nếu như #ff0000; font-style: italic;">nó chỉ nằm trơ trọi trong phòng thôi, việc đặt chậu cây chỉ là sở thích của chủ sở hữu thì chậu cây ở đây không phải là BDS mà là DS vì nó không có sự găn liền với căn nhà. 

    Nhưng nếu như chậu cây này mà được đặt vào #ff0000; font-style: italic;">một ô cửa sổ hay một nơi đặc biệt nào đó do chủ sở hữu bài trí hay do đặc điểm của căn nhà cần phải đặt chậu cây ở đó thì đó lại là BDS.

    Cũng tương tự như vậy nếu pho tượng để trên bàn thì nó là động sản nhưng #ff0000; font-style: italic;">nếu nó được đặt chìm vào trong tường, 1 vị trí mà do chủ nhà khi thiết kế đã dành sẳn cho nó, nếu như không đặt bức tượng vào vị trí đó thì giá trị của ngôi nhà #ff0000; font-style: italic;">bị giảm sút thì bức tượng này lại được xem là BDS.

    Nói chung đó là những trường hợp động sản trở thành BDS do #ff0000; font-style: italic;">công dụng của nó."

     Theo như suy nghĩ của anh thì anh hiểu em có sự phân chia như vậy là dựa vào các yếu tố như: vị trí đặt vật (như âm tường hay không âm tường), công dụng của nó đối với căn nhà (như có tạo nên khung cảnh đẹp cho ngôi nhà hay không) để quyết định nó là ds hay bds.

    nếu em chia như vậy thì sẽ rất khó, chỉ có một trường hợp em nói có lý là "nếu không có nó thì công dụng sẽ bị giảm sút". Nhưng anh lại chưa hiểu rõ là ý em nói đến giá trị gì??, nếu về giá trị vật chất, mà "thước đo" là tiền tệ khi chúng ta tham gia quan hệ mua bán....cái này thì có lý vì nếu bán tổng thể căn nhà (gồm cả đồ vật trong gia đình) thì giá cả thường cao hơn( nó là bds). Tuy nhiên nếu chỉ có giá trị về tinh thần. thì lại khác, việc tồn tại bức tranh, theo em thì đẹp nhưng khi giao dịch dân sự như mua bán chẳng hạn, người mua bán lại không thấy có ý nghĩa thì sao, vì vậy mâu thuẩn giữa cách nghĩ của chủ nhà xem là BDS  và người mua nhà là DS vì họ không đồng ý mua cùng với nhà, hay người ta xem nó không có giá trị.

    Còn việc đặt vật ở vị trí nào, cái này cũng khó giải thích...em thì cho rằng phải có sự "gắn kết", "nếu nằm trơ trọi- thì không là BDS". Cách suy nghĩ như vậy cũng chưa thật sự ổn. Như thế nào là đặt "trơ trọi" và nếu có thì mục đích chung là gì...Hay ví dụ như căn nhà gồm có bộ bàn ghế chẳng hạn, vậy theo em bộ bàn ghế này được xem là ds hay bds, em phải dựa trên tiêu chí nào để phân biệt.

    Cảm ơn em

     

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #85686   28/02/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (478)
    Số điểm: 6894
    Cảm ơn: 157
    Được cảm ơn 136 lần


    Chào nkkhuy!
    Tôi có quan điểm trong chủ đề của bạn như sau:

    Hiện có quá nhiều bài viết trong chủ đề này và cũng chưa biết kết quả tranh luận đã đi về đâu... vì không đủ kiên nhẫn để đọc mọi bài viết (có lẽ bạn phải tổng hợp lại chứ nhỉ...)

    Quan điểm của tôi là quyền sử dụng đất là #ff0000;">động sản vì khái niệm động sản và bất động sản do Luật dân sự quy định (sinh ra) và là đầu tiên nên ta phải tôn trọng khái niệm này của Luật dân sự.


    Theo
    Điều 163.
    Tài sản

    Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.


    Điều 181. Quyền tài sản

    Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.

    #00b0f0;">#ff0000;">Như vậy quyền sử dụng đất hoàn toàn thỏa mãn khái niệm quyền tài sản nên nó là quyền tài sản

    Tiếp theo
    Điều 174.
    Bất động sản và động sản

     

    1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

     

    a) Đất đai;

     

    b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

     

    c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

     

    d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

     

    2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

    #ff0000;">Tuần tự như tiến,
    Ta thấy danh mục bất động sản ở trên không có quyền tài sản đồng thời khoản 2 quy định động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Do đó khẳng định quyền sử dụng đất là quyền tài sản và là động sản 100%.

    Việc Luật kinh doanh bất động sản có đưa quyền sử dụng đất vào làm một trong những loại bất động sản không làm ảnh hưởng đến khái niệm thế nào là bất động sản cả và thậm chí Luật này cũng không định nghĩa thế nào là bất động sản cả mặc dù cũng có mục "giải thích từ ngữ" chắc sợ đụng hàng với Bộ luật dân sự. Điều này cũng giống như là Luật kinh doanh bất động sản cũng đã đưa vào cả những hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản, mà hoạt động dịch vụ bất động sản như là tư vấn dịch vụ đất cát chẳng hạn không hề đúng với khái niệm cứng "kinh doanh bất động sản". Điều này cho thấy Luật kinh doanh bất động sản nếu có đưa vào đưa ra một hoạt động, một phạm vi điều chỉnh... nào đó sẽ không ảnh hưởng đến những khái niệm mang tính cơ bản khác như là khái niệm "Bất động sản" đẻ ra ở Bộ luật dân sự./.

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #85720   28/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Cảm ơn hasosa vì đã tham gia chủ đề của mình!
    Với quan điểm mà bạn đưa ra mình xin cũng có một số ý kiến như sau:
    Bạn khẳng định rằng "quyền sử dụng" đất là động sản.
    Chúng ta bàn trên góc độ dân sự thôi nhé.
    Bạn đã liệt kê các Điều 163, 181,174 BLDS 2005 để chứng minh cho quan điểm của bạn. 
    Bạn cho rằng Điều 174 không quy định rõ quyền sử dụng đất là một trong những nội dung được liệt kê là BDS như trong Điều Luật, vì luật không quy định rõ nên bạn cho rằng qsdđ là ds...điều này thật sự cũng chưa hợp lý vì Luật cũng không quy định rõ qsdđ là ds.
    Quan điểm của tôi cho rằng:

    Điều 174. Bất động sản và động sản

     

    1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

     

    a) Đất đai;

     

    b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

     

    #c00000;">c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

     

    d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

    Quyền sử dụng đất là bds theo sự giải thích căn cứ vào Điểm C khoản 1 ĐIều 174 BLDS 2005.
    Thứ nhất Qsdđ là một loại tài sản (như bạn đã phân tích) ; thứ hai qsdđ được xem như là một loại tài sản gắn liền với đất đai, nếu không có đất đai thì không thể tồn tại qsdđ được, vì vậy tôi mới có quan điểm cho rằng qsdđ là bds (có nhiều căn cứ, giải thích hợp lý hơn).
    Bạn thấy vấn đề này sao? Xin cho thêm ý kiến.
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nkkhuy vì bài viết hữu ích
    hasosa (02/03/2011)
  • #86093   02/03/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (478)
    Số điểm: 6894
    Cảm ơn: 157
    Được cảm ơn 136 lần


    Chào nkkhuy, đúng là tôi cũng không để ý kỹ đến khoản c, mặc dù cũng không thực sự rõ ràng nhưng giải thích như vậy coi như là ổn. Được, tôi thay đổi quan điểm ban đầu và cho rằng quyền sử dụng đất là bất động sản 100%.
    Cám ơn nhé! cũng tại tôi không chịu đọc các bài viết trước...
    Chúc bạn thành công với chủ đề này!

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #88509   15/03/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào các bạn!
    Rất cảm ơn các bạn đã nhiệt tình tham gia thảo luận về đề tài mà mình đưa ra.
    Chúc tất cả năm mới với nhiều niềm vui mới. Chúc cho gia đình dân luật ngày càng vững mạnh. 
    Cảm ơn!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |