Người mất vay ngân hàng, tài sản xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #614325 20/07/2024

    sang20001120

    Sơ sinh

    Vietnam --> Bình Dương
    Tham gia:20/07/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Người mất vay ngân hàng, tài sản xử lý như thế nào?

    Mẹ tôi với cha dượng tôi (có đăng ký kết hôn) cùng đứng tên vay ngân hàng, thế chấp sổ đất của mẹ (ông bà ngoại cho mẹ). Nhưng vì làm ăn thua lỗ không có tiền trả, mẹ tôi tự tử còn cha dượng thì trốn khỏi địa phương. Mẹ tôi có 2 người con ruột, tôi là con của mẹ với chồng trước, còn em trai là con với chồng sau (cha dượng). Ông bà ngoại vẫn còn sống.

    Bây giờ ngân hàng liên hệ tôi để xử lý khoản vay, mỗi tháng đóng lãi tầm 20tr thì tôi không có khả năng trả nên tôi tính sẽ không đóng đến khi đáo hạn (1/2024) rồi để ngân hàng phát mãi tài sản.

    Tuy nhiên bên phía ngân hàng có trao đổi nếu để đáo hạn thì tài sản sẽ bị kê biên chuyển qua thi hành án xử lý, tất cả các thành viên thừa kế của mẹ tôi đều sẽ liên quan (ông bà ngoại, chồng, con ruột),sẽ chịu án phí theo tỉ lệ phân chia thừa kế. Như vậy có đúng không ạ? Với sẽ phát sinh thêm vấn đề nào nếu để tài sản bị kê biên không ạ? 

    Ngoài ra, Tôi đang tính sẽ đại diện đứng ra bán đất của mẹ để trả nợ ngân hàng, tuy nhiên cha dượng đã bỏ đi thì có ảnh hưởng gì không, tôi cần làm những gì để bán đất trước khi bị ngân hàng phát mãi tài sản.

    Xin cảm ơn.

     
    899 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #614391   23/07/2024

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Người mất vay ngân hàng, tài sản xử lý như thế nào?

    Trong giao dịch vay tiền thì bên cho vay có nghĩa vụ cho vay đúng số tiền thỏa thuận và bên vay có nghĩa vụ trả nợ (kèm theo lãi vay nếu có).

    Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

    Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn nên về nguyên tắc là bố mẹ bạn có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

    Trường hợp không may mẹ bạn vay tiền chết thì người thừa kế tài sản có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người chết trong phạm vi di sản thừa kế, căn cứ theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015

    Điều 614 quy định về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, theo đó, kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

    Như vậy, đối chiếu các quy định trên với trường hợp của bạn, mặc dù trong hợp đồng vay không ghi về nghĩa vụ của người thừa kế, nhưng người được hưởng thừa kế di sản mẹ bạn để lại vẫn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong phạm vi di sản của người chết. Nếu người chết có di chúc thì những người hưởng tài sản theo di chúc có trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng. Nếu không có di chúc thì những người thừa kế theo pháp luật có trách nhiệm trả nợ thay hoặc tự thỏa thuận để 1 người đứng ra trả nợ.

    Do đó, giao dịch vay sẽ chấm dứt khi cá nhân vay tiền chết hoặc chấm dứt hoạt động. Nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ được thực hiện dựa trên căn cứ di sản mà người chết để lại. Trường hợp người thừa kế không trả nợ như đã nêu ở trên, chủ nợ có quyền khởi kiện để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đối với người nhận di sản của người chết.

    Trường hợp gia đình bạn không trả nợ thì bên nhận thế chấp (ngân hàng) có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng mà không cần phải có tham gia của những người nhận thừa kế nhưng phải thực hiện nghĩa vụ thông báo cho người hưởng di sản hoặc người quản lý di sản.

    Như vậy, việc phân chia di sản là tài sản thế chấp hay xử lý tài sản thế chấp là di sản thừa kế đều có thể được thực hiện mà không cần phải theo thứ tự là phân chia di sản trước hay xử lý tài thể chấp trước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu bên nhận thế chấp thực hiện quyền xử lý tài sản thế chấp theo hợp đồng thì có thể dẫn đến việc không bảo đảm thứ tự ưu tiên thanh toán theo Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015 nếu tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện các nghĩa vụ. Do đó, pháp luật cần quy định rõ vấn đề này khi bên nhận thế chấp thực hiện quyền xử lý tài sản bảo đảm của người đã chết./.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    xuanuyenle (01/08/2024)
  • #614422   24/07/2024

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần
    Lawyer

    Người mất vay ngân hàng, tài sản xử lý như thế nào?

    Chào bạn,

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ bạn đã dùng để thế chấp trong ngân hàng (Giấy chứng nhận này do ngân hàng đang giữ bản gốc) nên bạn không thể tự ý bán được. Mặt khác, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn (ông ngoại, bà ngoại, cha dượng, bạn, em trai bạn) đều phải ký hồ sơ hoặc ủy quyền cho bạn ký hồ sơ liên quan đến việc rút tài sản thế chấp, chuyển nhượng....

    Nếu bạn muốn bán thì có thể liên hệ ngân hàng để rút tài sản thế chấp, điều này đồng nghĩa với việc phải trả các khoản nợ mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã dùng để thế chấp.

    Bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn có thể phối hợp với ngân hàng để thỏa thuận về việc trả nợ, bán tài sản thế chấp để trả nợ, nếu thực hiện sớm thì số lãi phát sinh từ khoản vay vì thế cũng ít hơn nếu để ngân hàng thực hiện theo quy định và phát mãi tài sản.

    Trường hợp quyền sử dụng đất của mẹ bạn sau khi bán/phát mãi phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng, án phí (Tòa án), chi phí liên quan đến việc thi hành án (kê biên, đấu giá, cưỡng chế....).... Khi đó, nếu tiền (từ việc bán/phát mãi đất của mẹ bạn) còn thì mới được chia cho những người thừa kế thứ nhất của mẹ bạn (và ngược lại).

    Trên đây là phản hồi của LS. Nhâm Lan về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0875 198 555/ 0388 272 928.

    Trân trọng!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSNHAMLAN vì bài viết hữu ích
    xuanuyenle (01/08/2024)
  • #614570   26/07/2024

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10497)
    Số điểm: 58164
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Người mất vay ngân hàng, tài sản xử lý như thế nào?

    Chào bạn!

    Trước tiên, Luật sư xin chia buồn với bạn về cái chết của mẹ bạn: Mẹ bạn vì buồn chuyện làm ăn thất bại mà chọn cái chết để rồi bây giờ gánh nặng về nợ nần, chuyện thế chấp tài sản phải do những người còn sống giải quyết thay!

    Theo như bạn trình bày thì mẹ bạn và cha dượng có vay ngân hàng khoản tiền làm ăn và thế chấp bằng tài sản là đất do mẹ bạn đứng tên (được ông bà ngoại cho riêng) thì khoản vay ngân hàng này đã được bảo đảm bằng tài sản. Do vậy, nếu chẳng may không trả nợ được gốc và lãi cho ngân hàng thì tài sản thế chấp sẽ bị xử lý để giải quyết nợ, phần dư còn lại mới chia thừa kế theo quy định pháp luật (mẹ bạn chết ko để lại di chúc). 

    Do vậy, nếu đến hạn nhưng không trả nợ và giữa những người thừa kế thuộc hàng thứ nhật của mẹ bạn (ông bà ngoại, cha dượng của bạn và hai người con) với ngân hàng không tự thỏa thuận, thu xếp được thì buộc ngân hàng phải khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết để xử lý tài sản. Lúc đó, tòa án sẽ đưa những người thuộc hàng thừa kế thứ nhật của mẹ bạn vào tham gia tố tụng và triệu tập đến tòa án để giải quyết theo nguyên tắc phải thẩm định giá trị tài sản và ưu tiên giải quyết khoản nợ của ngân hàng trước, giá trị tài sản còn lại sẽ giải quyết chia thừa kế như nói trên và những người thừa kế được chia tài sản đều phải chịu án phí căn cứ theo giá trị  kỷ phần được nhận.

    Như vậy, cách tốt nhất thì bạn nên đề nghị ngân hàng cho biết số nợ của mẹ bạn hiện nay cả gốc và lãi là bao nhiêu? Vì khi vay cả mẹ bạn và người cha dượng cùng vay nên nay mẹ bạn đã chết thì người cha đượng có trách nhiệm trả nợ như thế nào để còn giữ lại tài sản không bị xử lý trả nợ. Nếu người cha dượng cũng ko có khả năng trả nợ thì trong gia đình vaq ngân hàng nên bàn bạc phương án tốt nhất nhằm tránh tổn thất cho gia đình bạn. Phương án tốt nhất nếu mkho6ng còn khả năng nào để trả nợ thì nên thẩm định giá trị tài sản thế chấp để chủ động bán xử lý tránh để khoản nợ càng về lâu càng phát sinh thêm lãi suất thì tổ thất sẽ càng nhiếu hơn.

    thân mến

     

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    LDGINVESTMENT (05/09/2024) xuanuyenle (01/08/2024)
  • #614947   08/08/2024

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần
    Lawyer

    Người mất vay ngân hàng, tài sản xử lý như thế nào?

    Chào bạn,

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ bạn đã dùng để thế chấp trong ngân hàng (Giấy chứng nhận này do ngân hàng đang giữ bản gốc) nên bạn không thể tự ý bán được. Mặt khác, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn (ông ngoại, bà ngoại, cha dượng, bạn, em trai bạn) đều phải ký hồ sơ hoặc ủy quyền cho bạn ký hồ sơ liên quan đến việc rút tài sản thế chấp, chuyển nhượng....

    Nếu bạn muốn bán thì có thể liên hệ ngân hàng để rút tài sản thế chấp, điều này đồng nghĩa với việc phải trả các khoản nợ mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã dùng để thế chấp.

    Bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn có thể phối hợp với ngân hàng để thỏa thuận về việc trả nợ, bán tài sản thế chấp để trả nợ, nếu thực hiện sớm thì số lãi phát sinh từ khoản vay vì thế cũng ít hơn nếu để ngân hàng thực hiện theo quy định và phát mãi tài sản.

    Trường hợp quyền sử dụng đất của mẹ bạn sau khi bán/phát mãi phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng, án phí (Tòa án), chi phí liên quan đến việc thi hành án (kê biên, đấu giá, cưỡng chế....).... Khi đó, nếu tiền (từ việc bán/phát mãi đất của mẹ bạn) còn thì mới được chia cho những người thừa kế thứ nhất của mẹ bạn (và ngược lại).

    Trên đây là phản hồi của LS. Nhâm Lan về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0875 198 555/ 0388 272 928.

    Trân trọng!

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật Sư NGUYỄN-ĐÌNH-HÙNG, Giám-Đốc công ty luật TNHH PHÚ THỌ Trụ sở : số 3 Đào nguyên Phổ phường 4 Quận 11 thành phố Hồ chí Minh

Điện thoại : 08.9551149 Email : tvpl_ls.nguyendinhhung@yahoo.com.vn