Tư Vấn Của Luật Sư: Ls. Cao Sỹ Nghị - LS_CaoSyNghi

33 Trang «<20212223242526>»
  • Xem thêm     

    16/04/2013, 10:49:13 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo thông tin bạn nêu thì ông của bạn mất đi để lại mảnh đất và không có di chúc. Trong trường hợp này, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (cha mẹ, vợ, con của người mất) là đồng thừa kế di sản (mảnh đất). Nguyên tắc chung là chia di sản thành các phần đều nhau cho các đồng thừa kế. Gia đình bạn đã chăm sóc ông thì được tính chi phí để trừ vào giá trị di sản trước khi chia (nếu có yêu cầu). Nếu các bên không thương lượng được về chia di sản thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết.

    Vấn đề bồi thường: Bạn muốn được bồi thường thì trước đó phải chứng minh những người khác có lỗi gây ra thiệt hại.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    01/04/2013, 08:48:38 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đối với tài sản chung, nếu các bên có nhu cầu chia thì về nguyên tắc chung là chia 50/50 có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên, không cần chia cho con trừ khi cả hai bên muốn như thế.

    Tài sản đã mua cho con, nếu chứng minh được đó là tài sản của vợ chồng thì các bạn có quyền yêu cầu chia như trên. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến tình cảm giữa cha mẹ với con cái, hơn nữa cũng có khả năng phát sinh tranh chấp tài sản giữa cha mẹ và con khi con không đồng ý nên các bạn nên cân nhắc thận trọng.

     

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    13/03/2013, 09:38:41 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    1. Như bạn nêu thì 08ha đất ruộng và 02ha đất vườn là của ba bạn (tài sản riêng) mà bố bạn đang còn sống thì chưa phát sinh thừa kế. Khi ông ấy mất, nếu không có di chúc, phần di sản còn lại sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm cha mẹ, vợ, con.

    2. Vì tài sản là của riêng ba bạn nên ba bạn có toàn quyền định đoạt và như vậy, cách giải quyết của phòng công chứng là chưa phù hợp. Thông thường trong trường hợp này, ba bạn làm hợp đồng cho tặng là xong.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    26/02/2013, 03:51:44 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trong ý kiến trả lời hôm trước, tôi đã trích nêu "quyền lợi mọi mặt cho con" được hiểu là đánh giá tổng thể các mặt đối với quyền lợi của con bạn. Như bạn nêu thì có lẽ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình bạn thuận lợi hơn người vợ và Toà án sẽ cân nhắc tình tiết này trước khi phán quyết. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền được trực tiếp nuôi con của mình, tôi nghĩ vợ bạn cũng sẽ nêu ra các lý do của cô ấy. Vì vậy, trước toà bạn nên có sự chuẩn bị tốt cũng như sự trình bày thuyết phục đối với Hội đồng xét xử.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    25/02/2013, 02:47:57 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

     

    Chào bạn,

    Clip và các bằng chứng khác như bạn nêu có lẽ chỉ là căn cứ chính cho việc xin ly hôn (quan hệ vợ chồng) còn trong thực tế xét xử không được coi là tình tiết chủ yếu khi quyết định người trực tiếp nuôi con. Theo pháp luật quy định, cha mẹ đều có quyền và trách nhiệm ngang nhau trong việc nuôi dạy con cái. Khi ly hôn, nếu 2 bên không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì toà án sẽ quyết định trên cơ sở xem xét quyền lợi về mọi mặt cho con.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    25/02/2013, 02:47:27 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Clip và các bằng chứng khác như bạn nêu có lẽ chỉ là căn cứ chính cho việc xin ly hôn (quan hệ vợ chồng) còn trong thực tế xét xử không được coi là tình tiết chủ yếu khi quyết định người trực tiếp nuôi con. Theo pháp luật quy định, cha mẹ đều có quyền và trách nhiệm ngang nhau trong việc nuôi dạy con cái. Khi ly hôn, nếu 2 bên không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì toà án sẽ quyết định trên cơ sở xem xét quyền lợi về mọi mặt cho con.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    20/02/2013, 08:43:39 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo bạn nêu thì bố bạn đứng tên trên 02 mảnh đất và có thể được phân định như sau:

    1. Mảnh đất của bà nội và bố bạn có từ trước hôn nhân hiện đứng tên bố bạn: 

    Tài sản này có trước hôn nhân nên được coi là tài sản riêng. Vì vậy, nếu không có căn cứ bố bạn đã nhập vào khối tài sản chung với vợ thì nó thuộc quyền định đoạt của bố bạn. Những người khác có quyền yêu cầu hoàn lại phần giá trị đóng góp liên quan đến tài sản này (ví dụ làm tăng giá trị mảnh đất đó). Nếu đã nhập vào tài sản chung thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

     

    2. Mảnh đất đứng tên bố bạn và bạn:

    Ở đây, 2 người là đồng sở hữu nên thuộc quyền quyết định của cả bố bạn và bạn. Những người khác có công đóng góp thì có quyền đòi hoàn trả lại giá trị đã góp. Phần của bố bạn là tài sản chung của bố mẹ bạn vì tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân (nếu không có thoả thuận nào khác).

     

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    18/02/2013, 10:07:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nuôi con vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cha mẹ. Chồng bạn đi nước ngoài thì quyết định đưa con đi đâu (như trường hợp về nhà ngoại dịp Tết) là việc riêng của bạn và sự kiện này cũng không đồng nghĩa với ly hôn vì ly hôn phải do toà án phán quyết trên cơ sở yêu cầu của vợ chồng. Tuy nhiên, vì việc ăn ở do nhà chồng chăm lo nên bạn cũng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định ra đi. Theo tôi, tốt nhất bạn hãy giải thích, tìm sự thông cảm của bố mẹ chồng trong việc giải quyết vấn đề này.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    25/01/2013, 03:54:10 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Như bạn đã nêu thì khoản nợ là 2 người cùng vay nên số tiền đã trả nợ trước khi ly hôn được coi là tiền 2 người cùng trả. Bạn đã trả ngân hàng một số tiền khác sau khi ly hôn thì tại toà, bạn có quyền yêu cầu toà tính 1/2 thuộc trách nhiệm của người kia khi chia tài sản, tuy nhiên phán quyết cuối cùng phụ thuộc vào toà án trên cơ sở chứng cứ, tài liệu và kết quả chứng minh của các bên. Tôi nghĩ, việc bạn yêu cầu cấn trừ vào số tiền bán nhà là có cơ sở.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    24/01/2013, 04:41:44 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Theo bạn trình bày thì căn nhà mua bằng tiền vợ chồng vay nên đó là tài sản chung, về nguyên tắc là phải chia.

    - Như trên đã nói, ngân hàng cho 2 vợ chồng vay nên cả 2 người đều phải có trách nhiệm đối với khoản nợ này.

    - Căn nhà sau đứng tên vợ bạn nhưng vào lúc 2 người không còn là vợ chồng nên nó là tài sản riêng của người vợ. Bạn muốn được chia thì phải chứng minh được sự đóng góp của mình trong đó.

     

    Trong tố tụng, bạn có quyền yêu cầu toà án xác minh hoặc triệu tập người kia nhưng kết quả thế nào tuỳ thuộc quyết định của toà.

     

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    24/01/2013, 04:34:15 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Cấp bản án là trách nhiệm của toà án đã xét xử vì vậy nếu chưa nhận được thì bạn yêu cầu toà án cấp cho bạn. Mời bạn tham khảo các điều luật liên quan dưới đây trong Bộ luật tố tụng dân sự:

     

     

    - Đối với toà án đã xử sơ thẩm:

    Điều 241. Cấp trích lục bản án, bản án

    1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên toà, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Toà án cấp trích lục bản án.

    2. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

     

    - Đối với toà án đã xử phúc thẩm:

     

    Điều 281. Gửi bản án, quyết định phúc thẩm

    Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Toà án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

    Trong trường hợp Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá hai mươi lăm ngày.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    21/01/2013, 03:10:29 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chúc bạn nhận được nhiều ý kiến khác!

  • Xem thêm     

    19/01/2013, 11:12:26 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trong khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ có nội dung "... toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con...". Đúng là về nguyên tắc chung con dưới 3 tuổi giao mẹ nuôi nhưng điều này cũng phải bảo đảm quyền lợi cao nhất của con. Tuy nhiên, nếu chỉ vài chuyện như bạn nêu thì khả năng để bạn được giao nuôi con là không cao căn cứ theo thực tế xét xử hiện nay.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/01/2013, 10:41:16 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đúng như bạn đã nghiên cứu, trong trường hợp này về nguyên tắc chung thì con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Đọc bài của bạn, tôi thấy, có lẽ bạn đang rất muốn căn cứ vào sự "không bình thường" của vợ mình để giành quyền trực tiếp nuôi con nhưng nếu không có chứng cứ cụ thể cho sự "không bình thường" đó thì coi như hy vọng của bạn sẽ còn lại rất ít.

    Nếu bạn nói "khúc mắc chính" lại chỉ nhỏ như việc nuôi con mèo và mẹ bạn rất quý con mèo đó thì có lẽ cũng không đến mức phải ly hôn. Các bạn cùng làm ngân hàng nên thu nhập chắc là đủ để mua nhà riêng hoặc thuê nhà khác. Ngoài ra, nếu bạn thực sự không muốn ly hôn thì hãy trình bày cụ thể với toà án. Tôi nghĩ, nếu chỉ với những "mâu thuẫn" như bạn trình bày và bạn vẫn mong muốn tiếp tục duy trì gia đình thì toà án sẽ bác đơn ly hôn của vợ bạn.

     

    Trân trọng! 

     

  • Xem thêm     

    09/01/2013, 09:03:26 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Chỉ với lý do bạn nêu, theo tôi là đổi họ được.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    07/01/2013, 02:01:09 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo Điều 32 Luật HN&GĐ, các tài sản trước khi kết hôn là tài sản riêng. Tuy nhiên, cổ phần của công ty bạn sở hữu có thể được tính là tài sản chung nếu bạn góp vốn trong thời kỳ hôn nhân nên để không phải phân chia với vợ thì bạn vẫn phải chứng minh chúng là tài sản riêng của bạn.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    07/01/2013, 08:41:44 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Như bạn nêu thì ba bạn là đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, di sản của người mất để lại gồm 01 căn nhà và tiền+vàng. Nếu tiền+vàng có người khác làm chứng hoặc có giấy tờ làm bằng thì các đồng thừa kế (trong đó có ba bạn) có cơ sở để đòi lại và chia theo quy định pháp luật. Vì vậy, "lời tuyên bố..." đúng hay sai phải căn cứ vào các chứng cứ có liên quan. Bạn muốn người đó trả lại nguyên trạng thì trước hết bạn phải thu thập được chứng cứ chứng minh về số tiền+vàng này, sau đó bạn có thể thực hiện ý định của mình. Nếu người đó không trả thì bạn thương lượng với người đó hoặc tất cả các đồng thừa kế khác. Trường hợp thương lượng không được thì có quyền khởi kiện ra toà.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    26/12/2012, 02:23:48 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo thông tin bạn nêu, thu nhập của chồng bạn là 4,5-5 triệu đồng/tháng thì đâu có hơn 4,8 triệu đồng/tháng của bạn. Ngoài ra, không có quy định nào nói rằng, thu nhập cao hơn thì được quyền nuôi con. Theo khoản 2 Điều 92 Luật HNGĐ, nếu các bên không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Những điều bạn kể có thể là thế mạnh nhưng cũng có thể lại chính là thế yếu của một bên. Ví dụ: lái xe thì thời gian và điều kiện chăm sóc con chưa chắc đã là tốt.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    21/12/2012, 08:22:50 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Mẹ bạn là người cho và đã khẳng định với Toà là cho cả vợ chồng thì không thể nào hiểu khác đi được. Việc bạn một mình đứng tên trên giấy tờ nhà đất không hoàn toàn đồng nghĩa với việc vợ bạn thừa nhận tài sản đó không còn là của mình. Bạn kinh doanh và có thêm thu nhập trong thời kỳ hôn nhân thì theo nguyên tắc chung, đó là tài sản chung của vợ chồng. Bạn sử dụng vốn từ đâu để có thêm thu nhập không phải là cơ sở để khẳng định hoàn toàn rằng thu nhập có thêm không phải là tài sản chung. Như vậy, nếu muốn căn nhà và tài sản khác là của riêng mình thì bạn phải chứng minh. Luật sư không có đầy đủ chứng cứ liên quan đến vụ việc nên không thể giúp bạn chứng minh được.

     

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    19/12/2012, 09:03:14 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo như bạn trình bày thì căn nhà bán đi là của ba má bạn. Trường hợp này, nếu không có tình tiết gì khác thì mỗi người được 1/2 căn nhà hoặc giá trị căn nhà và khi đó có đưa ra toà thì về nguyên tắc chung, người ta sẽ xử như thế. Tuy nhiên, tình thế hiện nay giữa các bên có lẽ đã thay đổi sau khi má bạn "giữ hết tiền và quả lý tất cả các căn nhà mua". Lúc này, ba bạn lại phải chứng minh số tiền và các căn nhà mua đó là từ vụ bán nhà trước. Việc chứng minh này khó khăn hơn rất nhiều so với trường hợp tôi đề cập phía trên. Vì vậy, không thể kết luận chính xác là toà sẽ xử như thế nào được. Theo quy định về tố tụng, toà án ra phán quyết dựa trên chứng cứ được cung cấp hoặc toà thu thập và kết quả chứng minh của các bên.

     

    Trân trọng!

33 Trang «<20212223242526>»