Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<46474849505152>
  • Xem thêm     

    19/10/2011, 10:48:01 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng. Cảm ơn bạn!
  • Xem thêm     

    19/10/2011, 10:46:13 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

               Nếu biên bản viết tay kia có nội dung làm rõ di chúc thì có thể xem xét là một sự "giải thích di chúc" theo quy định tại Điều 673 BLDS và nó có giá trị khi kèm theo di chúc.
               Còn để xác định biên bản viết tay đó là một di chúc độc lập thì khó có thể có hiệu lực pháp luật bởi nó chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về di chúc. (nếu không sửa đổi) Do vậy, để tránh tranh chấp về sau, bạn nên khuyên mẹ bạn đến phòng công chứng đó để sửa đổi, bổ sung di chúc theo đúng quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    19/10/2011, 07:01:03 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Theo quy định của Luật công chứng thì thủ tục tặng cho bất động sản phải được thực hiện tại Phòng công chứng trên địa bàn cấp tỉnh nơi có bất động sản;
    2.  Bắt buộc hai bên (bên tặng cho và bên nhận tặng cho) đều phải ký hợp đồng tặng cho tài sản trước mặt công chứng viên. Các Bên cũng có thể mời công chứng viên đến tận nhà để công chứng hợp đồng tặng cho;
    3. Cả bố bạn và mẹ bạn ký vào hợp đồng thì hợp đồng mới có hiệu lực;
    4. Những giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản là:
    + Giấy chứng nhận QSDĐ&QSHN;
    + Đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn;
    + CMND và Hộ khẩu của bố mẹ bạn;
    + CMND và Hộ khẩu của anh, em bạn;
    + Giấy khai sinh của anh, em bạn (để được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân)
        Sau khi hợp đồng tặng cho được ký kết và công chứng theo đúng thủ tục thì bạn mang Hợp đồng cùng các bản sao (mỗi loại khoảng 3 bản) có công chứng các giấy tờ trên kèm theo Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và   Tờ khai thuế trước bạ đến Văn phòng đăng ký Đất và Nhà thuộc UBND cấp huyện để đăng ký.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    19/10/2011, 11:21:24 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Pháp luật không quy định về quan hệ ly thân, không có khái niệm "ly thân" là gì. Theo quy định của pháp luật VN hiện nay thì quan hệ vợ chồng được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn cho đến khi có Bản án, Quyết định của Tòa án cho ly hôn. Khi chưa có bản án đó thì quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại và tài sản hình thành trong thời kỳ này  vẫn xác định là tài sản chung. Tuy nhiên thực tế ly thân có thể là một căn cứ xác định là quan hệ vợ chồng trầm trọng và tòa án cho phép được ly hôn.
  • Xem thêm     

    19/10/2011, 06:26:59 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định Tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

    "1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

    2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung."

                Như vậy, theo quy định tại Điều 32 LHN&GĐ nêu trên thì thời điểm này cả hai anh em bạn đều có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của bạn được hình thành do có trước thời kỳ hôn nhân và của anh bạn là do được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Sau này, bạn kết hôn rồi bố mẹ bạn mới cho nhà đất thì nếu trong hợp đồng tặng cho và GCN chỉ có tên bạn thì đó là tài sản riêng.

                Lưu ý về thủ tục: Bố mẹ bạn cần lập hợp đồng tặng cho có công chứng, trong hợp đồng ghi rõ là cho riêng con trai, không cho con dâu/. Và sau này nếu có xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì bạn không đưa tên vợ vào Giấy chứng nhận (nếu có tên vợ là chứng tỏ bạn đã đồng ý nhập  khối tài sản riêng thành tài sản chung theo quy định tại khoản 2, Điều 32 LHN&GĐ) thì ngôi nhà đó mãi mãi là của riêng anh em bạn.


  • Xem thêm     

    18/10/2011, 09:31:00 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer


     Tôi đồng ý với ý kiến của Luật sư Nguyễn Nhật Tuấn.

    Trường hợp của anh trai bác được quy định tại khoản 1, Điều 676 BLDS, theo đó các con của vợ trước với con của vợ sau đều được quyền thừa kế như nhau. Do vậy, theo quy định pháp luật thì di sản thừa kế được chia đều cho vợ hai và các con. Nếu bố mẹ bác còn sống thì cũng được hưởng thừa kế của anh trai bác. Di sản thừa kế là 1/2 tài sản chung giữa anh trai bác và vợ hai.

  • Xem thêm     

    18/10/2011, 01:06:10 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:

          Điều 662 BLDS quy định về Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc như sau:
    "1. Ng­ười lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.
    2. Trong tr­ường hợp ng­ười lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật nh­ư nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
    3. Trong tr­ường hợp ng­ười lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc tr­ước bị huỷ bỏ".

              Như vậy, theo quy định tại Điều 662 BLDS thì người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc bất cứ lúc nào.     
             Tuy nhiên trong trường hợp của mẹ bạn thì di chúc đã được công chứng nên việc sửa đổi bổ sung di chúc phải tuân thủ Điều 44 của Luật công chứng, cụ thể như sau:

    "Điều 44. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch

    1. Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng.

    2. Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch.

    3. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương IV của Luật này. ".
               
             Tuy nhiên vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau do có sự mâu thuẫn của pháp luật cụ thể như sau:
           
    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 667 BLDS: Nếu một người để lại nhiều bản di chúc thì bản sau cùng sẽ có hiệu lực pháp luật. Do vậy nếu mẹ bạn không thuộc trường hợp bắt buộc phải công chứng di chúc (không bị nhược điểm về thể chất, tinh thần) thì có thể lập bản di chúc viết tay sau thời điểm lập di chúc công chứng. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 667 BLDS thì di chúc viết tay sẽ có hiệu lực (do được lập sau).

            Nhưng theo Điều 44 Luật công chứng thì Di chúc công chứng (lập trước) mới có hiệu lực pháp luật vị chưa bị huỷ bỏ, sửa đổi theo đúng thủ tục.
           Do vậy, để chắc chắn giá trị hiệu lực của di chúc thì mẹ bạn nên đến phòng công chứng đó để sửa đổi di chúc theo quy định tại Điều 44 LCC.
  • Xem thêm     

    16/10/2011, 10:08:34 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Điều đó phụ thuộc vào nội dung giấy chuyển nhượng viết như thế nào?
    Nếu viết là chuyển nhượng 3000m2 cho anh ba của bạn nhưng không nhắc gì đến 1000m2 thì 1000m2 đó vẫn là của ba bạn.
    Nếu ghi là chuyển nhượng cả 4000m2 cho anh 3 bạn thì anh ấy mới có thể sang tên toàn bộ.
    Để biết rõ là giấy chuyển nhượng đó có hiệu lực hay không, hiệu lực pháp luật đến đâu thì bạn nên pho to và chuyển cho LS xem tận mắt rồi mới "phán" chính xác được!
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    16/10/2011, 09:16:27 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1.                Trước đây, ở nước ta thiếu các quy định pháp luật về giao dịch về nhà ở (không có luật về nhà ở mà chủ yếu áp dụng một số văn bản dưới luật như Nghị định, thông tư, chỉ thị…). Đến năm 1991 mới lần đầu tiên có Pháp lệnh nhà ở (hiệu lực từ 01/7/1991) sau đó là Bộ luật dân sự năm 1995, rồi đến Luật nhà ở năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2005 thì các quy định về pháp luật nhà ở mới tương đối đầy đủ.

    Tuy nhiên, các giao dịch về nhà ở trước 01/7/1991 (mua bán, thuê, ở nhờ, thừa kế, đổi nhà, quản lý nhà vắng chủ…) rất nhiều nhưng không có quy định pháp luật điều chỉnh (không biết giao dịch thể nào là đúng, thế nào là sai). Đồng thời  giao dịch về nhà ở trước năm 1991 ngày càng có nhiều tranh chấp....

    Do vậy đến ngày 24/8/1998 UBTVQH10 đã ban hành Nghị quyết số58/1998/NQ-UBTVQH10 để quy định về giao dịch về nhà ở trước ngày 01/7/1991  thuộc sở hữu tư nhân do các cá nhân người Việt Nam trong nước tham gia (không áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức nước ngoài). Văn bản này đã tạo ra sự hoàn thiện về hệ thống pháp luật về nhà ở của nước ta (từ 1945-nay).

    Thế nhưng đến thời điểm đó, giao dịch về nhà ở trước 01/7/1991 có người  VN ở nước ngoài tham gia vẫn không có luật điều chỉnh nên những tranh hấp về nhà ở có yếu tố nước ngoài, Tòa án đều không thụ lý  hoặc đã thụ lý thì tạm đình chỉ giải quyết bởi không biết giải quyết thế nào (không có luật điều chỉnh).

    Phải đến ngày 27/7/2006 UBTVQH11 mới ban hành Nghị quyết số1037/2006/NQ-UBTVQH11 quy định về các giao dịch về nhà ở trước ngày 01/7/1991 có người VN định cư ở nước ngoài tham gia.

    Như vậy, từ ngày 27/7/2006 việc chia thừa kế của gia đình bạn mới có pháp luật điều chỉnh. Các con của ông bà ngoại bạn mới được quyền thừa kế di sản là nhà ở do ông bà ngoại bạn để lại hoặc có quyền khước từ di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự.

    2.                Đến nay, di sản của ông bà ngoại bạn chưa chia theo quy định pháp luật nên vẫn thuộc quyền sở hữu chung của tất cả 5 người con của ông bà bạn (có quyền như nhau). Nếu chưa thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật thì không ai có quyền tự định đoạt (làm Sổ, sang tên) nhà đất đó nếu không được các thừa kế khác đồng ý.

    3.                Hiện nay, mẹ bạn và dì bạn chỉ là “người quản lý di sản” chứ không có quyền tự ý tách thửa, làm sổ, hay chuyển nhượng cho người khác.

    4.                Thỏa thuận phân chia ranh giới giữa mẹ bạn và dì bạn không có giá trị để phân định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản.

    5.                Bạn nên khuyên mọi người tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế. Nếu các thừa kế không thể tự thỏa thuận, phân chia thừa kế đối với nhà đất đó thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau khi di sản được phân chia một cách hợp pháp thì người được nhận di sản mới có quyền định đoạt phần thừa kế của mình.

    6.                Ông bà bạn (chủ sở hữu tài sản) có thể lập di chúc để định đoạt nhà đất đó thành di sản thờ cúng bằng cách lập di chúc để lại di sản thờ cúng (làm nhà thờ). Tuy nhiên, khi còn sống ông bà bạn không lập di chúc để lại ngôi nhà làm nơi thờ cúng thì nay phải được sự đồng thuận của tất cả các thừa kế thì ngôi nhà đó mới trở thành nhà thờ. Nếu chỉ một thừa kế của ông bà bạn không đồng ý để nhà đất lại làm nhà thờ thì nhà đất đó phải được phân chia theo quy định pháp luật.

    Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được tư vấn miễn phí.

    Thân ái!
  • Xem thêm     

    16/10/2011, 06:34:48 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Anh em con mẹ trước của ba bạn cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ba bạn (con đẻ) nên cũng được thừa kế như bạn.
    2. Anh 3 bạn sẽ không thể đơn phương làm sổ đỏ nếu không được sự đồng ý của tất cả các thừa kế của ba bạn. Thủ tục phải tiến hành là khai nhận di sản thừa kế. Sau khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì các thừa kế mới có quyền định đoạt di sản đó.
  • Xem thêm     

    16/10/2011, 12:41:53 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Ðiều 676 Bộ luật dân sự quy định: "
    Người thừa kế theo pháp luật 

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.".
              - Như vậy nếu ba bạn chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế của ba bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS nêu trên, trong đó những người con vợ trước của ba bạn cũng là "con đẻ" của ba bạn nên đều được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật.
            - Nếu Giấy chứng nhận đối với diện tích 1000m2 đất đó vẫn đứng tên ba bạn thì tất cả các con phải đồng ý thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì mới sang tên được diện tích đất đó (thiếu 1 người cũng không được).
             Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại Phòng công chứng: Các thừa kế phải xuất trình giấy chứng tử, giấy CNQSD Đất, giấy khai sinh, CMND, Hộ khẩu của tất cả các thừa kế; Văn bản khai nhận phải được niêm yết tại UBND cấp xã phường trong vòng 1 tháng; Nếu không có tranh chấp khiếu kiện gì thì quyền sở hữu di sản mới được chuyển cho những thừa kế.
               Nếu thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế nêu trên không được thực hiện thì anh 3 của bạn không thể tự mình sang tên, định đoạt thửa đất đó được.
              Nếu các thừa kế không thống nhất được việc khai nhận và phân chia di sản thừa kế thì một trong các thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế theo quy định của pháp luật.
                Thân ái!
     

  • Xem thêm     

    16/10/2011, 08:51:04 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Cán bộ Tòa án nhân quận 11 hướng dẫn bạn như vậy là sai, vi phạm quyền được ly hôn của công dân theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể Điều 90 và Điều 91, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định như sau:

    Điều 90. Thuận tình ly hôn

    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định.

    Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

              Như vậy, cả hai vợ chồng có quyền cùng ký vào ĐƠN THUẬN TÌNH LY HÔN để yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn theo quy định tại khoản 2, Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự. Trường hợp này được xác định là VIỆC DÂN SỰ vì không có tranh chấp;
              Nếu chỉ một bên có ĐƠN XIN LY HÔN thì là VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ LY HÔN và Tòa án căn cứ vào khoản 1, Điều 27 BLTTDS để giải quyết.
              Bản chất ĐƠN XIN LY HÔN (một người ký) và ĐƠN THUẬN TÌNH LY HÔN (cả hai vợ chồng cùng ký đơn) hoàn toàn khác nhau. Việc áp dụng pháp luật và thủ tục cũng khác nhau nên khi đương sự "thuận tình" ly hôn mà cán bộ Tòa án cứ bắt họ phải "đơn phương" ly hôn (họ không tranh chấp mà cứ bắt họ tranh chấp) là hành vi trái pháp luật,xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành vi đó của cán bộ tòa án theo quy định pháp luật).
               Còn ĐƠN KHỞI KIỆN vụ án dân sự theo mẫu hướng dẫn tại Nghị quyết02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTP TAND tối cao chỉ áp dụng với vụ án tranh chấp dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại. Nếu dùng mẫu đơn đó cho vụ án tranh chấp đơn phương ly hôn thì "có thể" chấp nhận được, còn thuận tình ly hôn không thể sử dụng đơn này.
              Do vậy nếu cán bộ Tòa án cứ bắt bạn phải đơn phương ly hôn thì bạn có thể khiếu kiện hành vi đó theo quy định của pháp luật.
    Chào bạn!
  • Xem thêm     

    15/10/2011, 10:33:04 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước khi Nhà nước chính thức có quyết định thu hồi đất thì gia đình bạn vẫn có quyền định đoạt (bán) ngôi nhà đó. Do vậy, bạn có thể yên tâm về vấn đề này.
  • Xem thêm     

    15/10/2011, 10:10:57 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn gặp tình huống “khó” rồi!

    1. Ở Việt Nam hiện nay không có luật “đứng tên giùm” nên nếu bạn không chứng minh được việc ba bạn ký hợp đồng tặng cho anh 3 bạn 1000m2 đất đó là trái ý muốn (ý muốn là cho bạn), hợp đồng vô hiệu thì 1000m2 đất đó đã thuộc về anh 3 của bạn.

    2. Nếu bạn chứng minh được việc tặng cho 1000m2 đất đó là vô hiệu nhưng không có di chúc của ba bạn cho bạn thì 1000m2 đất đó thuộc về tất các các thừa kế của ba bạn chứ không thuộc về riêng bạn.

    3. Cách xử lý tình huống của bạn trong vụ việc này tốt nhất là “đàm phán hòa bình”. Nếu chỉ dựa vào “lý” để “chiến đấu” thì bạn ít có cơ hội "chiến thắng".

    4. Nếu anh 3 bạn đồng ý tách thửa 1000m2 cho bạn thì thủ tục tách thửa khoảng trên dưới 15 ngày là xong.

    5. Nếu còn gì chưa rõ, hãy thông tin thêm để Luật sư giải đáp cụ thể.

    Chúc bạn may mắn!
  • Xem thêm     

    15/10/2011, 08:29:03 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp bạn hỏi được quy định tại điểm 1, mục II, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Cụ thể như sau:

    Xác định quyền sử dụng đất là di sản

    1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

    1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

    1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

    a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

    b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

    c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

    1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.”

               Do vậy nếu vụ việc được đưa ra Tòa án để giải quyết thì Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật trên để giải quyết. Nếu đất của bà bạn không có giấy tờ gì thì cần phải có ý kiến của UBND mới xác định được đó có phải là di sản hay không.

              Về nguyên tắc: Nếu đất đã có giấy chứng nhận và cha bạn là người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế duy nhất theo pháp luật thì cha bạn chỉ cần đến phòng công chứng xuất trình các loại giấy tờ: GCN QSD Đất; Di chúc; Giấy chứng tử; Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với bà bạn (giấy khai sinh)… là có thể sang tên thửa đất đó cho cha bạn. Còn trong trường hợp của cha bạn không có GCN nên không thể thực hiện thủ tục theo hình thức này.

    Vậy chỉ còn hai cách là:

    1.   Cha bạn tiến hành thủ tục xin cấp GCN QSD đất đối với thửa đất đó, trong hồ sơ xin cấp GCN thể hiện cha bạn là người thừa kế duy nhất (cách này thực tế được áp dụng ở một số địa phương nếu thửa đất đó có nguồn gốc do bà bạn sử dụng ổn định theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai).

    2.   Nếu không thực hiện được cách 1, thì chỉ còn cách là tạo ra một tranh chấp về thừa kế để yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đó Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của BLDS và Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP nêu trên để giải quyết. Sau khi có bản án hoặc Quyết định của Tòa án xác định thửa đất đó là di sản và cha bạn có quyền thừa kế thì cha bạn căn cứ vào bản án, quyết định đó để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Nếu cần tư vấn thêm, hãy hiên hệ với Luật sư diễn đàn này để được tư vấn miễn phí hoặc yêu cầu dịch vụ tư vấn của Luật sư trên trang Hoiluatsu.net.

    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    13/10/2011, 03:52:17 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì! Chào bạn.
  • Xem thêm     

    13/10/2011, 06:09:40 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn sansannguyen!

    Tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1.             Về tình cảm:

                 Tình trang hôn nhân của anh chị bạn như vậy là “trầm trọng” theo quy định tại Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình. Tại tiểu mục a.1 khoản a, mục 8 Nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của TAND tối cao hướng dẫn điều kiện cho đơn phương ly hôn theo Điều 89 LHN&GĐ như sau: “Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cả quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình”.

     Do vậy, nếu anh rể bạn không muốn ly hôn mà chỉ mình chị bạn đơn phương ly hôn thì Tòa án cũng căn cứ vào các quy định pháp luật trên để giải quyết cho chị bạn được ly hôn.

    Điều 90 LHN&GĐ quy định về Thuận tình ly hôn như sau:

    “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa  thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thỏa  thuận được hoặc tuy có thỏa  thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định.”.

    Mặc dù anh chị bạn cùng ký vào đơn ly hôn nhưng nếu không thỏa thuận được với nhau về tất cả các vấn đề khác: Chia tài sản, nuôi con, án phí thì Tòa án không ra Quyết định thuận tình ly hôn mà vẫn xét xử vụ án theo quy định pháp luật và ghi nhận trong Bản án ly hôn những vấn đề mà hai bên đã thỏa thuận được.

     2. Đối với tài sản:

    Điều 95 LHN&GĐ quy định Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:

    “1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”.

    Như vậy, đối với ngôi nhà mà anh chị bạn đang ở nếu trong hợp đồng tặng cho đứng tên bên được tặng cho là một mình chị bạn và hiện nay trên Giấy chứng nhận cũng chỉ đứng tên mình chị bạn thì đó là căn cứ để xác định là tài sản riêng của chị gái bạn được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Khi đó, Tòa án sẽ giao cho chị bạn được sở hữu nhà và thanh toán một phần giá trị tu sửa (nếu có) cho anh rể bạn.

    Nếu trong Hợp đồng tặng cho đứng tên hai vợ chồng thì đó là tài sản chung do được tặng cho chung trong thời kỳ hông nhân;

    Nếu trong HĐ tặng cho đứng tên mình chị bạn nhưng sau khi cấp lại GCN mà đưa thêm tên anh bạn vào thì xác định là chị bạn đã tự nguyện NHẬP tài sản riêng vào thành tài sản chung và khi giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ chia đôi (có tính đến nguồn gốc tài sản).

    Do vậy bạn cần xem lại giấy tờ nhà đất để biết quyền lợi của chị bạn.

    3.             Về con chung:

    Điều 92 LHN&GĐ quy định Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    “1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa  thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác.”

    Nghị Quyết02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể hơn là: “Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.
    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.”.

    Như vậy, việc ai được quyền trực tiếp nuôi con sẽ do Tòa án quyết định để đảm bảo cho con được phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần, thuận lợi cho việc học hành. Việc hỏi ý kiến của con trên 9 tuổi chỉ là một thủ tục, một căn cứ chứ không phải là yếu tố quyết định là giao con cho ai nuôi. Do đó quyền QUYẾT ĐỊNH cuối cùng vẫn là ở Tòa án nếu XÉT THẤY nếu giao con cho một bên nào đó nuôi sẽ tốt hơn cho con.

    Trong vụ án ly hôn của chị bạn, vẫn chưa có gì chắc chắn là chị bạn sẽ được nuôi đứa con lớn trên 9 tuổi (mặc dù cháu có nguyện vọng ở với mẹ). Về nguyên tắc giải quyết vụ án là “án tại hồ sơ” do vậy nếu chị gái bạn không chứng minh được là nếu ở với mẹ thì con sẽ phát triển tốt về thể chất, tinh thần và thuận lợi học hành hành là ở với bố thì Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu của chị bạn. Với đứa nhỏ 4 tuổi cũng vậy!

    Thực tế, nếu qua hồ sơ vụ án thể hiện điều kiện về văn hóa, kinh tế, thời gian của hai vợ chồng tương đương nhau thì Tòa án sẽ giao cho mỗi bên nuôi một con (nếu có 2 con), rất ít khi một bên được nuôi cả hai con (trừ trường hợp một bên mắc tệ nạn xã hội hoặc có nhược điểm về tinh thần).

    Do vậy, chị bạn cần cung cấp đầy đủ các chứng cứ chứng minh về lợi thế vật chất, tinh thần và khả năng chăm sóc, giáo dục con cái để Tòa án xem xét.

    Thân ái!
  • Xem thêm     

    12/10/2011, 06:35:17 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

            Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì với tài sản phải đăng ký quyền sở hưu mà hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì mặc dù đứng tên một người cũng được xác định là tài sản chung, trừ trường hợp người đứng tên đó chứng minh được đó là tài sản riêng.
           Còn việc tài sản đứng tên hai vợ chồng mà một người muốn chứng minh là tài sản riêng thì phải chứng minh được là việc hai vợ chồng đứng tên đó là không đúng pháp luật.
  • Xem thêm     

    11/10/2011, 09:34:49 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

              Theo tôi thì có hai vấn đề cần làm là: Đòi lại số tiền đó và để pháp luật xử lý người có tội. Nếu người bị hại chưa thể lấy được tiền do kẻ phạm tội không còn tài sản thì trước hết họ nhất định phải chịu chế tài của pháp luật. Thế mới đảm bảo được sự công bằng.  Ở các nước phát triển Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm! Chủ sở hữu tài sản cần phải được pháp luật bảo vệ. Thực tiễn ở nước ta thì đưa nhau ra pháp luật là nước cuối cùng khi họ không tự bảo vệ được tài sản của mình.
  • Xem thêm     

    10/10/2011, 09:28:49 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn conduongmua85!

    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:

              1. Muốn chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà thì anh T phải vào Tp HCM thì mới thực hiện được thủ tục công chứng hợp đồng bởi Điều 37 Luật công chứng 2006 quy định: Đối với các hợp đồng, giao dịch về Bất động sản thì thẩm quyền công chứng thuộc về Công chứng viên trong phạm vi cấp tỉnh nơi có BĐS thực hiện. Cụ thể Điều 37 LCC quy định như sau:

             "Điều 37. Thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

    1. Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản."
              2. Nếu việc chung sống như vợ chồng giữa anh T với chị C được diễn ra trước ngày 03/01/1987 thì không cần phải đăng ký kết hôn, pháp luật cũng thừa nhận quan hệ đó là vợ chồng hợp pháp (Nghị quyết35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 hướng dẫn luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Quan hệ hôn nhân này được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, có hiệu lực đến ngày 03/01/1987. Mà theo quy định tại Điều 15 LHN&GĐ năm 1959 thì: Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng tài sản có trước và sau khi cưới. Luật hôn nhân năm 1959 không quy định về tài sản riêng vợ chồng.
              Nếu việc chung sống của T và C diễn ra từ sau ngày 03/01/1987 thì tình huống xử lý như hướng dẫn của Luật sư Dương Văn Mai ở trên: Khi đó  UBND cấp xã phường sẽ  cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của T là độc thân (có thể là "Chưa kết hôn lần nào") nên chỉ cần mình T ký hợp đồng là có thể sang tên được nhà đất đó.

             Nay nếu chị C tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết về ly hôn với anh T thì áp dụng Nghị quyết 35 năm 2000 và Thông tư 01/2001 hướng dẫn Nghị quyết 35 để giải quyết, cụ thể quy định như sau:

    "a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

     b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

    Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

    c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết." (trích Nghị quyết 35/QH10)

            Thân ái!
52 Trang «<46474849505152>