Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<4849505152>
  • Xem thêm     

    28/09/2011, 04:01:19 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bác!
    Câu hỏi của bác, Luật sư trả lời như sau:

    1. Nhà đất đó đứng tên chồng bác nên là tài sản chung vợ chồng. Khi chồng bác mất thì phần tài sản của chông bác (1/2 nhà đất) thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của chông bác là: Bố mẹ chồng bác, bác và các con bác. Do vậy, khi bác tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản của chồng bác, công chứng viên yêu cầu bác phải cung cấp Giấy khai sinh của chồng bác, giấy chứng tử của bố mẹ chồng bác để chứng minh quan hệ huyết thống và diện thừa kế là đúng pháp luật.

    2. ½ nhà đất là của bác. Nếu bác chết đi không để lại di chúc thì ½ nhà đất đó thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của bác là: Bố mẹ bác và các con bác. Những người này chỉ tiến hành được thủ tục mua bán, chuyển nhượng cho người khác khi thực hiện xong thủ tục khai nhận di sản thừa kế và sang tên tài sản cho những thừa kế đó.

    Trong trường hợp gia đình bác không thể thực hiện được thủ tục sang tên thừa kế thì Luật sư có thể cung cấp dịch vụ pháp lý trọn gói cho gia đình bác. Nếu cần cung cấp dịch vụ, bác có thể liên hệ với Luật sư hoặc các VPLS ở HN để được giúp đỡ.

    Thân!

  • Xem thêm     

    28/09/2011, 03:47:57 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Sự việc của bạn, luật sư trả lời như sau:

    1.                       Đối với thửa đất thổ cư: Giấy chứng nhận đứng tên ông nội bạn (sau năm 2000). Bạn cần kiểm tra lại xem giấy đó cấp cho “Hộ ông” Nguyễn Văn A hay cấp cho “Ông” Nguyễn Văn A. Để xác định thửa đất đó là tài sản của hộ gia đình hay là tài sản của ông bà bạn. Nếu là tài sản của hộ gia đình mà trong hộ có mẹ bạn thì mẹ bạn có thể cũng có một phần trong đó. Nếu là tài sản chung của ông bà bạn thì ông bạn có quyền định đoạt ½ nhà đất đó. Bạn không nói là bà bạn còn sống nay đã chết nên tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được (nếu bà bạn đã chết thì phần tài sản của bà bạn thuộc về các thừa kế trong đó có bố bạn). Mẹ bạn sống ở đó 10 năm thì được chia phần công sức đóng góp duy trì tài sản.

    2.                       Đối với diện tích đất nông nghiệp: Về nguyên tắc đất của ai thì người đó có quyền định đoạt. Nếu là đất của mẹ bạn mà ông bạn tự ý bán thì việc mua bán đó là trái pháp luật, mẹ bạn có quyền yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng đó. Nếu thửa đất nông nghiệp mà ông bạn cho gia đình bạn mà chưa sang tên thì ông bạn vẫn có quyền định đoạt.

    Bạn có thể trình bày thêm để Ls tư vấn thêm cho bạn!

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    28/09/2011, 02:24:46 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Thửa đất của gia đinh bạn chưa có giấy chứng nhận nên chưa thể lập được di chúc có công chứng. Công chứng viên từ chối lập di chúc là đúng.
    2. Chỉ có trường hợp người lập di chúc là người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì pháp luật mới bắt buộc di chúc phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực (khoản 3, Điều 652 BLDS) còn các trường hợp khác pháp luật không bắt buộc hình thức di chúc phải có công chứng hoặc chứng thực.
           Tuy nhiên, thực tế nếu di chúc không có công chứng hoặc chứng thực thì khi khai nhận di sản thừa kế Phòng công chứng thường không thực hiện việc khai nhận nhiều trường hợp buộc phải ra Tòa án để giải quyết (mặc dù thực tế các bên không có tranh chấp gì). Khi giải quyết, Tòa án sẽ xác định là quyền sử dụng đất đó có phải là di sản của người chết để lại hay không (đặc biệt là đối với trường hợp đất chưa có Sổ như của gia đình bạn) thì căn cứ vào quy định tại  điểm 1, mục II, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:

    " Xác định quyền sử dụng đất là di sản

    1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

    1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

    1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

    a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

    b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

    c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

    1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai."
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    27/09/2011, 09:53:38 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1.                       Bố bạn chỉ có thể được cấp sổ nếu bố bạn thuộc các trường hợp quy định tại Điều 49 và Điều 50 Luật đất đai, cụ thể như sau:

    Điều 49. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau đây:

    1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;

    2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    3. Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

    5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

    6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;

    7. Người sử dụng đất quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật này;

    8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở;

    9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.

     

    Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

    6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.

    7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    b) Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.”.

    Trong trường hợp của bạn nhiều khả năng bố bạn sẽ không được cấp Giấy chứng nhận bởi trước đó thửa đất đó đã đứng tên ông bạn.

    2.                       Đối với phần điện tích lấn chiếm bờ sông thì không được cấp Giấy chứng nhận.

    3.                       Nhiều khả năng thửa đất còn lại là tài sản chung của ông nội và bà nội bạn. Nếu ông bạn chết đã quá 10 năm (2001-2011) thì phần sở hữu của ông bạn sẽ do người đang quản lý tiếp tục quản lý. Phần sở hữu của bà bạn, khi bà bạn còn sống thì bà bạn có quyền định đoạt. Khi bà bạn chết mà không để lại di chúc thì thuộc về các thừa kế của bà bạn.
             4. Bạn lưu ý là chú bạn cũng có quyền thừa kế như bố bạn nếu chia thừa kế theo pháp luật. Nếu chia thừa kế theo di chúc mà chú bạn bị mất năng lực hành vi dân sự thì chú bạn còn được thừa kế là 2/3 của một suất.. không phụ thuôc vào nội dung di chúc của ông bà bạn (Điều 669 BLDS)

    Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên Luật sư chỉ có thể tư vấn cho bạn như vậy. Bạn cần liên hệ với cán bộ địa chính xã phường để xin cấp Trích lục bản đồ qua các thời kỳ để biết nguồn gốc cụ thể và vận dụng các quy định pháp luật trên để giải quyết trường hợp của bạn. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    27/09/2011, 09:33:16 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo tôi, trường hợp của bạn không cần phải yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng bạn mất tích. Bạn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng các quy định tại điểm 2, mục II, Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 về hướng dẫn giải quyết một số tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, cụ thể như sau:

    " Ly hôn có yếu tố nước ngoài

    2.1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài

    Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau:

    a. Đối với những trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung.

    b. Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:

    - Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.

    - Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.".

    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    26/09/2011, 04:59:30 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào kikimthanh!
    Tôi rất thông cảm với bạn và xin chia sẻ với bạn một số nội dung sau:
    1. Nếu vợ bạn biết lỗi và xin bạn tha thứ thì bạn hãy nghĩ lại vì tương lai của các con. Còn nếu xét thấy vợ bạn không còn khả năng "giáo dục, cải tạo" thì bạn hãy "xử cả đôi"!
    2. Vụ việc của bạn nên giải quyết đồng thời nhiều biện pháp, nhiều cơ quan mới mang lại kết quả tốt: Bạn gửi đơn xin ly hôn tới Tòa án dân sự; Gửi đơn tố cáo đến Cơ quan anh ta để tổ chức có hình thức kỷ luật đính đáng với anh ta.
    Thân!
  • Xem thêm     

    26/09/2011, 04:47:08 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật Hôn nhân & gia đình và các văn bản hướng dẫn không quy định là: Phải có sự thống nhất, thỏa thuận của vợ chồng thì mới hình thành tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân! Mà chỉ quy định là tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng, hình thành từ nguồn tài sản riêng là tài sản riêng (không cần phải có sự đồng ý của bên kia). Tuy nhiên, nếu có tranh chấp xảy ra thì nghĩa vụ chứng minh đó là tài sản riêng thuộc về bên có tài sản riêng đó. Nếu không chứng minh được là tặng cho riêng, thừa kế riêng.. thì thành tài sản chung. Kể cả quyền sử dụng đất đứng tên một người cũng phải chứng minh là tài sản riêng thì mới là Riêng. Nếu không là tài sản chung.
    Thân!
  • Xem thêm     

    26/09/2011, 11:25:54 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Nếu bạn có thông tin về việc mẹ bạn có lập di chúc ở UBND hoặc Phòng công chứng thì bạn mang giấy báo tử của mẹ bạn, giấy khai sinh của bạn đến những nơi đó để yêu cầu họ cung cấp bản sao. Nếu mẹ bạn có di chúc mà không có công chứng chứng thực, nhưng có người làm chứng thì bạn có thể hỏi người làm chứng đó là ai được giao giữ di chúc.
    2. Nếu mẹ bạn có di chúc và giao cho chị bạn giữ. Đến nay chị bạn cố tình sửa chữa di chúc hoặc hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của mẹ bạn thì chị bạn sẽ không được quyền hưởng di sản (Điều 643 Bộ luật dân sự 2005).
    3. Việc phân chia di sản thừa kế do mẹ bạn để lại nếu gia đình không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu không có di chúc thì bạn sẽ được hưởng một phần sản theo quy định của pháp luật. Đến thời điểm Tòa án giải quyết mà có đương sự xuất trình di chúc hợp pháp của mẹ bạn thì Tòa án sẽ chia thừa kế theo di chúc.
    4. Nếu bạn có căn cứ chứng minh chị bạn đang giữ di chúc thì yêu cầu chị bạn xuất trình. Nếu chị bạn cố tình không xuất trình thì bạn yêu cầu Tòa án chia thừa kế và căn cứ vào Điều 643 BLDS để truất quyền thừa kế của chị bạn.
    Thân ái! Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được giải đáp!
  • Xem thêm     

    26/09/2011, 08:50:24 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    #f4f4f4;">Chào bạn!

    #f4f4f4;">Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    #f4f4f4;">1.     Trước tiên cần xác định ngôi nhà đó là tài sản của ba bạn chung với người vợ hai hay là tài sản riêng của ba bạn? Từ đó mới xác định ba bạn có quyền như thế nào đối với khối tài sản đó, từ đó mới xác định được quyền lợi của chị em bạn trong đó.

    #f4f4f4;">-         Bạn không nói rõ là ba bạn chung sống như vợ chồng và kết hôn với bà vợ hai từ khi nào? Ba bạn “có được” ngôi nhà đó bằng hình thức nào? (Mua được? Được tặng cho? Thừa kế?) nên Ls chưa thể xác định được ngôi nhà đó là tài sản riêng hay tài sản chung với bà hai. Xin gợi ý như sau:

    #f4f4f4;">+  Điều 15, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (có hiệu lực từ ngày 13/01/1960 ở MB và ngày 25/3/1977 ở MN đến ngày 03/01/1987) quy định: Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau về tài sản có trước và sau khi cưới. Do vậy, nếu quan hệ vợ chồng giữa ba bạn và bà vợ hai được xác lập trong khoảng thời gian có hiệu lực của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 nêu trên thì ngôi nhà đó là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ba bạn và bà vợ hai theo quy định tại Điều 15 nêu trên.

    #f4f4f4;">+ Từ Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 (hiệu lực từ 03/01/1987) đến nay PL nước ta mới quy định có tài sản chung và tài sản riêng vợ chồng. Do vậy, nếu quan hệ vợ chồng giữa ba bạn với bà vợ hai được xác lập từ sau ngày 03/01/1987, đồng thời ngôi nhà đó là của ba bạn được tạo lập trước thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân và không có văn bản đồng ý nhập vào thành tài sản chung vợ chồng thì đó là tài sản riêng của ba bạn, đồng thời ba bạn có toàn quyền định đoạt nhà đất đó;

    #f4f4f4;">-         Bạn cũng cần lưu ý là theo quy định tại Nghị quyết 35/2000/NQ-QH hướng dẫn Luật hôn nhân & Gia đình hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Thông tư 01 năm 2001 hướng dẫn Nghị quyết 35 thì PL nước ta thừa nhận quan hệ hôn nhân thực tế. Nếu ba bạn và bà hai chung sống như vợ chồng từ 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 và có đăng ký kết hôn từ trước ngày 01/01/2003 thì quan hệ của ba bạn là quan hệ hôn nhân thực tế và thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân là từ thời điểm chung sống với nhau chứ không phải là từ thời điểm đăng ký. Do vậy, nếu ngôi nhà đó có trong thời kỳ hôn nhân này cũng sẽ là tài sản chung vợ chồng.

    #f4f4f4;">-         Nếu việc đăng ký kết hôn của ba bạn với bà hai xảy ra sau ngày 01/01/2003 thì tài sản đó có thể là tài sản riêng của ba bạn do có trước thời kỳ hôn nhân.

    #f4f4f4;">2.      Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của ba bạn hoặc tài sản chung giữa ba bạn với bà hai thì ba ban cũng có quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó. Nếu không được sự đồng ý của ba bạn thì bà vợ hai không thể một mình đứng tên toàn bộ nhà đất.

    #f4f4f4;">3.     Nếu bà đó giữ Giấy chứng nhận thì ba bạn có quyền báo mất và tiến hành xin cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật hoặc khởi kiện dân sự để đòi Giấy chứng nhận.

    #f4f4f4;">4.     Sau khi ba bạn chết mà không để lại di chúc thì phần sở hữu tài sản là nhà đất đó thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của ba bạn là: Ông bà nội, bà vợ hai và các anh, chị em bạn (Điều 676 BLDS).

    #f4f4f4;">Từ những nội dung tôi đã trình bày ở trên, bạn có thể vận dụng vào trường hợp của gia đình mình nhé. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với tôi để được tư vấn miễn phí.

    #f4f4f4;">Thân ái!

  • Xem thêm     

    22/09/2011, 03:51:08 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào Luật sư Lê Doãn Tuấn!
    Sở dĩ tôi nói “Nếu tất cả các thừa kế khác của bà bạn cùng ký vào bản di chúc đồng ý với định đoạt của ông bạn thì vẫn có thể (linh động) công nhận di chúc đó là hợp pháp” bởi vì trong trường hợp này bà nội bạn đó đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế (chết năm 1999) nên phần đó sẽ do người đang quản lý tiếp tục quản lý. Nếu có tranh chấp về quyền thừa kế đối với phần này thì Tòa án cũng không giải quyết. Nếu tại thời điểm giải quyết tranh chấp mà người hưởng di sản đang quản lý toàn bộ di sản thì Tòa án thường công nhận di chúc (các chữ ký của các đồng thừa kế trong di chúc coi như một sự nhường quyền thừa kế đối với phần của ông nội) và giao toàn bộ khối tài sản đó cho họ quản lý, sử dụng (sau đó được cấp Giấy chứng nhận toàn bộ).
          Đó chỉ là sự vận dụng "linh hoạt", là "án lệ" chứ không phải là quy phạm pháp luật. Nếu "chẻ" đúng luật thì Di chúc đó chỉ có thể có hiệu lực 1/2 còn 1/2 hết thời hiệu sẽ do người đang quản lý tiếp tục quản lý. Các chữ ký của các thừa kế khác trong di chúc chỉ có thể được coi là "Chữ ký của người làm chứng" chứ không thể là ý chí "từ chối quyền thừa kế hay nhường quyền thừa kế" được vì thủ tục đúng là phải thực hiện việc khai nhận thừa kế theo quy định pháp luật rồi mới được lập di chúc.
          Về mặt lý luận đúng như Luật sư Tuấn nói nhưng thực tiễn thì "muôn hình vạn trạng". Ví dụ: Trường hợp  QSD đất thuộc tài sản chung của hộ gia đình hoặc tài sản chung vợ chồng nhưng
    khi ký Hợp đồng chuyển nhượng chỉ có một người ký, sau đó có tranh chấp: Về nguyên tắc thì Hợp đồng đó chỉ có thể có hiệu lực một phần. Tuy nhiên thực tiễn xét xử thì nếu bên nhận chuyển nhượng chứng minh được là các đồng sở hữu khác cũng biết việc chuyển nhượng mà không phản đối gì thì Tòa án vẫn công nhận Hợp đồng đó là hợp pháp, bắt buộc các bên phải thực hiện hợp đồng! Sau này "án lệ" đó còn được TAND tối cao quy định trong những Nghị quyết của mình.
    Cảm ơn Luật sư Lê Doãn Tuấn!
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 01:22:02 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Các bạn cũng có thể tham khảo các quy định sau đây của Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn về dân sự, hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:
    "2.1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài

    Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau:

    a. Đối với những trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung.

    b. Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:

    - Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.

    - Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

    2.2. Đối với trường hợp các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, nay họ về Việt Nam xin ly hôn.

    Khi giải quyết loại việc này cần phân biệt như sau:

    a. Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc đã được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83) thì việc kết hôn của đương sự cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu việc kết hôn của đương sự chưa được ghi chú vào sổ đăng ký thì Toà án yêu cầu đương sự làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của Nghị định số 83 rồi mới thụ lý giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp đương sự không thực hiện yêu cầu của Toà án làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung.

    b. Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước chưa ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp cấp và cũng chưa được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Theo quy định của Nghị định số 83 thì trong trường hợp này giấy đăng ký kết hôn phải được hợp pháp hoá lãnh sự và việc kết hôn cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu giấy đăng ký kết hôn của họ chưa được hợp pháp hoá lãnh sự, việc kết hôn của họ chưa được ghi chú vào sổ đăng ký, thì Toà án yêu cầu đương sự hoàn tất thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký rồi mới thụ lý giải quyết. Trong trường hợp đương sự không thực hiện các thủ tục đó mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung.

    2.3. Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài mà việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam, nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn

    a. Trong trường hợp người nước ngoài đang ở nước ngoài xin ly hôn người Việt Nam mà người Việt Nam còn quốc tịch Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam, thì Toà án thụ lý giải quyết nhưng việc áp dụng pháp luật để giải quyết cần phân biệt như sau:

    - Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó mà trong Hiệp định tương trợ tư pháp đó có quy định khác với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì áp dụng quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp để giải quyết; nếu không có quy định khác thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

    - Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó thì áp dụng quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

    - Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    b. Trong trường hợp người Việt Nam không còn quốc tịch Việt Nam mặc dù vẫn đang cư trú tại Việt Nam thì Toà án không thụ lý giải quyết vì việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

    2.4. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài

    Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, nhưng người nước ngoài đã về nước mà không còn liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn, thì Toà án thụ lý giải quyết.

    Theo quy định tại Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vợ chồng có nghĩa vụ chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia đình hạnh phúc; do đó, nếu người nước ngoài bỏ về nước không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng theo quy định, thời gian không có tin tức cho vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam từ một năm trở lên mà đương sự, thân nhân của họ và các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước họ, các cơ quan có thẩm quyền mà người đó là công dân), sau khi đã điều tra xác minh địa chỉ của họ theo thủ tục xuất nhập cảnh, địa chỉ mà họ khai khi đăng ký kết hôn theo giấy đăng ký kết hôn... nhưng cũng không biết tin tức, địa chỉ của họ, thì được coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ và xử cho ly hôn.".
    Sau khi cập nhật những thông tin trong chuyên mục này mà các bạn vẫn chưa thể tự giải quyết được tình huống của mình thì nên mời Luật sự tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình!
    Thân ái!

  • Xem thêm     

    20/09/2011, 02:27:58 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước VN thì lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố hiện nay là 9%/năm chứ không phải là 14% (trần lãi suất huy động) như bạn tưởng đâu. Mức lãi suất nợ quá hạn sẽ có thể đến 150% của 9%. Bạn có thể tham khảo về sự thay đổi lãi suất cơ bản qua một số mốc thời gian sau đây:

    LÃI SUẤT CƠ BẢN

    #e8e8e8; width: 30%;">Giá trị #e8e8e8; width: 45%;">Văn bản quyết định #e8e8e8; width: 25%;">Ngày áp dụng
    9% 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 01/12/2010
    9% "2619/QĐNHNN 05/11/2010" 05/11/2010
    8% 2561/QĐ-NHNN 27/10/2010 01/11/2010
    8% 2281/QĐ-NHNN 27/9/2010 01/10/2010
    8% 2024/QĐ-NHNN 25/8/2010 01/09/2010
    8% 1819/QĐ-NHNN 27/7/2010 01/08/2010
    8% 1565/QĐ-NHNN 24/6/2010 01/07/2010
    8% 1311/QĐ-NHNN 31/5/2010 01/06/2010
    8% 1011/QĐ-NHNN 27/4/2010 01/05/2010
    8% 618/QĐ-NHNN 25/03/2010 01/04/2010
    8% 353/QĐ-NHNN 25/2/2010 01/03/2010
    8% 134/QĐ-NHNN 25/01/2010 01/02/2010
    8%/năm 2665/QĐ-NHNN 25/11/2009 01/12/2009
    7% 2459/QĐ-NHNN 28/10/2009 01/11/2009
    7,0%/năm 2232/QĐ-NHNN 01/10/2009
     
     
  • Xem thêm     

    19/09/2011, 11:34:31 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1. Trong vụ án ly hôn của bạn, bạn yêu cầu tòa án chia tài sản chung theo quy định pháp luật. Đối với ngôi nhà trên bạn khai là tiền xây dựng hết A đồng do vay mượn của mẹ bạn và yêu cầu xử lý khoản nợ này khi ly hôn. Đây là khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 25 LHN&GĐ (việc xây nhà là nhu cầu thiết yếu nên mình bạn vay thì chồng bạn cũng phải liên đới nghĩa vụ trả nợ nếu không Tòa án cũng có thể xác định giá trị căn nhà đó là của mẹ bạn và trả cho mẹ bạn và em bạn).

       Bạn cũng cần cung cấp thông tin địa chỉ của mẹ bạn và em bạn để Tòa án triệu tập và hỏi xem ý kiến của mẹ bạn và em bạn thế nào? Nếu mẹ bạn và em bạn có yêu cầu đòi lại số tiền đó thì phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án mới xem xét.

       Chứng cứ bạn phải đưa ra để thể hiện có việc giao nhận tiền từ mẹ bạn và em bạn cho bạn (giấy tờ, băng đĩa ghi âm, người làm chứng...), nguồn gốc số tiền đó. Theo quy định của BLTTDS thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về các bên đương sự. Do vậy bạn phải có chứng cứ chứng minh thì Tòa án mới chấp nhận yêu cầu của bạn.

    2. Khoản 2, Điều 29 Luật HN&GĐ quy định: Nếu hai bên không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 3 tuổi do mẹ trực tiếp nuôi.

      Theo điểm d, mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC ngày 23/12/2000 thì: Nếu hai bên không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì Tòa án giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, đặc biệt các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, đảm bảo việc học hành và các điều kiện phát triển tốt về tinh thần...

      Như vậy, theo các quy định pháp luật trên thì đến thời điểm xét xử nếu đứa nhỏ của bạn chưa đủ 36 tháng tuổi thì Tòa sẽ giao cho mẹ cháu nuôi dưỡng. Còn đứa lớn giao cho ai thì Tòa án sẽ xem xét. Việc bạn có thu nhập cao và ổn định cũng là một căn cứ để Tòa án cân nhắc. Tuy nhiên điều đó không quyết định được việc giao con cho bạn nuôi bởi còn các điều kiện khác để trẻ phát triển về tinh thần và các mặt khác (khả năng chăm sóc cho sinh hoạt hàng ngày, môi trường sống, kiến thức nuôi dạy con, văn hóa của bạn....).

    Nói chung pháp luật không quy định cụ thể nên QUYỀN quyết định cuối cùng vẫn do Tòa án quyết định căn cứ vào các chứng cứ do hai bên xuất trình và những yếu tố khác! Bạn cũng có thể mời Luật sư trực tiếp tham gia vụ việc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình.

    Thân ái!
  • Xem thêm     

    14/09/2011, 12:25:54 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
          Theo quy định của luật thuế thu nhập cá nhân thì việc chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế qsd đ đối với những người ruột thịt được miễn thuế nhưng bạn vẫn phải nộp 5% tiền lệ phí trước bạ.
          Tôi không đồng ý với quan điểm "vô phúc đáo tụng đình" bởi quan điểm đó rất cố hủ, chỉ khuyên người ta giải quyết bằng tình cảm mà quên đi cái "lý". Quan điểm đó chỉ phù hợp với xã hội cũ. Nay đã khác, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thực thi pháp chế XHCN nên việc sử dụng pháp luật và yêu cầu cơ quan pháp luật tham gia là việc làm văn minh và công bằng nhất cho các bên. Theo tôi, nếu mâu thuẫn, tranh chấp mà các bên không tự giải quyết được thì nên để bên thứ ba làm trung gian, hòa giải. Khi hòa giải vẫn không được thì phải cần đến Tòa án là nơi sẽ phán quyết ai đúng, ai sai.
            Ra tòa chưa phải là con đường cùng, không phải là lý do "mất hết tình cảm". Nếu Tòa án là nơi phán xét công bằng, khách quan thì sau khi có bản án có hiệu lực thì người thua kiện sẽ nhận ra cái sai của mình và phải có thái độ khác đi với người thắng kiện. Như vậy thì xã hội mới tiến bộ được.
  • Xem thêm     

    13/09/2011, 01:36:39 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Việc cấp giấy chứng nhận cho HỘ GIA ĐÌNH rất phức tạp. Thông thường sẽ là tài sản chung của các thành viên có tên trong hộ khẩu vào thời điểm cấp Sổ. Nếu đất đó được cấp trong thời ký cải cách ruộng đất thì hộ gia đình là những người có tên tại thời điểm chia đất. Bạn cần xem lại nguồn gốc đất để xác định các đồng sở hữu nhé!
       Phần của bố bạn chết quá 10 năm nên hết thời hiệu. tòa án sẽ không xem xét về thừa kế mà chỉ có thể chia tài sản chung nếu có sự thống nhất của các đương sự (Nghị quyết 02/2004 HĐTP). Tòa án chỉ có thể chia thừa kế của mẹ bạn. Nếu xác định nhà đất là tài sản chung của hộ gia đình thì bạn có thể yêu cầu chia tài sản chung và chia thừa kế!
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    13/09/2011, 01:30:33 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Hôn nhân của bạn không hợp pháp (Theo Nghị quyết 35 hướng dẫn luật năm 2000) do vậy bạn không phải là người giám hộ nên không phải bồi thường. Trách nhiệm thuộc về con bạn nếu tại thời điểm sự việc xảy ra con bạn đã thành niên. Trước hết lấy tài sản của "vợ" bạn để bồi thường, nếu không đủ thì người giám hộ phải bồi thường tiếp!
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    13/09/2011, 01:21:56 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Thủ tục hành chính thì quy định chung. Chỉ có một số đặc thù theo thực tế địa phương: Ví dụ về mức phí và thêm một số thói quen của cán bộ nhà nước! Nên tôi chỉ nói đến thủ tục chung để các bạn vận dụng.
  • Xem thêm     

    13/09/2011, 11:28:50 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Trường hợp chồng bạn ở nước ngoài mà cố tình không cung cấp thông tin địa chỉ thì bạn có quyền yêu cầu tuyên bố mất tích và xin ly hôn theo quy định pháp luật. Bạn cũng có thể tuyên bố chồng bạn chết nếu chồng bạn đã biệt tích 5 năm. Cụ thể các quy định đó như sau:
         Điều 78 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: Nếu trong hai năm liền trở lên chiếu mà không có tin tức gì về người mất tích, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo trên các phương tiện truyền thông, niêm yết nơi cư trú theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự, nhưng vẫn không có tin tức gì về người mất tích còn sống hay chết, thì theo yêu cầu của người có quyền lợi liên quan, tòa án có thể tuyên cáo người đó mất tích.

    Khi chồng mất tích thì Tòa án sẽ cho vợ được ly hôn nếu có nhu cầu.

         Điều 81 Bộ Luật Dân sự năm 2005 qui định người có quyền lợi liên quan có thể yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố một người đã chết trong các trường hợp sau đây: a) Sau 3 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 1 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác; d) Việt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo qui định tại khoản 1 Điều 78 Bộ Luật Dân sự năm 2005.
    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    13/09/2011, 09:27:08 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn có thể tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà theo giấy phép xây dựng. Khi kê khai thì kê khai cả tên bạn và tên chồng bạn thì sẽ được cấp sổ mới có tên hai vợ chồng.
    Thủ tục như sau:
    Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  

    Trình tự thực hiện
    #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 116.5pt;">
    1. Tiếp nhận hồ sơ :
    - Tổ chức xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp hồ sơ.
    - Bộ phận "một cửa" tiếp nhận hồ sơ (nếu đủ thủ tục), viết giấy hẹn trả kết quả.
    2. Giải quyết hồ sơ :
    - Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa và hoàn tất các thủ tục trình UBND tỉnh ra quyết định cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    3. Trả kết quả cho tổ chức :
    - Sau khi nhận được Quyết định của UBND tỉnh: gửi đến các ngành có liên quan, vào sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    - Trả kết quả (Quyết định cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho tổ chức và thu lệ phí.
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 11.95pt;">
    Cách thức thực hiện
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 11.95pt;">
    Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận "Một cửa"
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 43.5pt;">
    Thành phần, số lượng hồ sơ
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 43.5pt;">
    - Thành phần:
    1. Đơn xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).
    2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp cấp đổi
    - Số lượng: 02 bộ
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 36.85pt;">
    Thời hạn giải quyết
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 36.85pt;">
    28 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (đối với trường hợp cấp lại) 68 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (đối với trường hợp cấp lại do bị mất).
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 27.85pt;">
    Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 27.85pt;">
    Tổ chức
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 27.85pt;">
    Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 27.85pt;">
    Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 27.6pt;">
    Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 27.6pt;">
    Quyết định cấp lại, cấp đổi GCNQSD đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 35.5pt;">
    Lệ phí
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 35.5pt;">
    Lệ phí địa chính : 100.000đ.
    Phí thẩm định hồ sơ: Đối với thành phố là 300.000 đồng/ hồ sơ; đối với các huyện là 250.000 đồng/ hồ sơ
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 35.5pt;">
    Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 35.5pt;">
    Đơn xin cấp lại, cấp đổi GCNQSD đất (dùng cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 35.5pt;">
    Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 35.5pt;">
    Không
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 179.5pt;">
    Căn cứ pháp lý
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 179.5pt;">
    - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
    - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai.
    - Thông tư số : 93/2002/TT-BTC ngày 21/10/2002 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí địa chính.Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 v/v hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. 

    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    12/09/2011, 04:13:39 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Việc chồng bạn ngoại tình và có con riêng cũng là căn cứ để Tòa án cho bạn được ly hôn. Tuy nhiên, không có điều luật nào quy định là người chồng có con riêng thì không được nuôi con trong hôn nhân khi ly hôn. Nên nếu bạn ly hôn thì việc phân chia con sẽ theo quy định pháp luật: Con dưới 3 tuổi giao cho mẹ nuôi, từ 9 tuổi trở lên phải hỏi ý kiến của đứa con đó. Ai có điều kiện để con phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì Tòa án sẽ giao con cho người đó trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên sau khi ly hôn mà người được giao nuôi con không làm tròn bổn phận thì người kia có thể yêu cầu Tòa án giao con cho mình trực tiếp nuôi dưỡng.
    Thân ái!
52 Trang «<4849505152>