Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    09/12/2011, 12:35:25 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Như vậy là UBND phường đã có văn bản trả lời bạn về việc hòa giải tranh chấp đất đai không thành giữa gia đình bạn với gia đình hàng xóm (có lập biên bản hòa giải không thành). Do vậy, bạn có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
            Nếu gia đình hàng xóm tiếp tục xây dựng thì bạn có quyền yêu cầu Thanh tra xây dựng và UBND  có thẩm quyền đình chỉ thi công công trình xây dựng trái phép theo quy định của Nghị định 180/2007NĐ-CP mà tôi đã nêu ở trên.

  • Xem thêm     

    09/12/2011, 11:56:28 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì. Chào bạn!
  • Xem thêm     

    09/12/2011, 11:55:32 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn có thể tham khảo thủ tục khai nhận di sản thừa kế sau đây:

     

    1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại phòng công chứng nơi có bất động sản

     

    2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

     

    a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

     

    - Văn bản khai nhận di sản thừa kế.(Áp dụng mẫu số 29/VBN của Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006).

     

    - Giấy chứng tử của người để lại di sản.

     

    - Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản. (Áp dụng khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật)

     

    - Di chúc (Áp dụng khai nhận di sản thừa kế theo di chúc)

     

    - Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản để lại.

     

    - Giấy chứng minh nhân dân người khai nhận.

     

    - Hộ khẩu.

    - Văn bản ủy quyền (nếu có)

     

    * Nếu là bản sao phải xuất trình bản chính để Công chứng viên kiểm tra đối chiếu.


     

    b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

     

    3. Thời hạn giải quyết:

     

    - Hồ sơ bình thường không quá hai ngày làm việc.

     

    - Hồ sơ phức tạp không quá mười ngày làm việc.

     

    4. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

     

    - Phiếu yêu cầu công chứng (Mẫu số 01/PYC theo Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006) (Biểu mẫu đính kèm)

     

    5. Phí, lệ phí:

     

    Mức thu tính trên giá trị tài sản phân chia:

     

    - Dưới 100.000.000 đồng mức thu lệ phí là 100.000đồng

     

    - Từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

     

    - Từ trên 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 1.000.000 + 0,07% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1.000.000.000 đồng

     

    - Từ trên 5.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 3.800.000 đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá  5.000.000.000 đồng (mức thu tối đa không quá 10.000.000 đồng/trường hợp).

     

    Trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng được tính như sau: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch  (x)  Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

     

    6. Căn cứ pháp lý của TTHC:

     

    - Luật công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

     

    - Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006.

     

    -            Thông tư Liên tịch 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008.

     

    Sau khi thực hiện xong thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì  nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để đăng ký theo nội dung khai nhận.

             Bạn có thể đến phòng công chứng trên địa bàn để được hướng dẫn cụ thể và thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 11:44:08 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn của bạn phanthanhhai1988!
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 11:42:45 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Điều 2 Thông tư liên tịch số175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT của Bộ quốc phòng va Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 13/9/2011 và có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2011 quy định như sau:

    "1. Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ:

    a) Công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.

    b) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm:

    - Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

    - Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề;

    - Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học;

    - Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương;

    - Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.

    c) Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục.

    d) Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.

    2. Công dân nêu tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

    - Thời gian một khóa đào tạo tập trung được tính từ ngày nhà trường quy định có mặt nhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khoá học.

    - Một khoá học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục không gián đoạn.

    3. Những công dân sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

    a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Đang học nhưng bị buộc thôi học;

    c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ sáu tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

    d) Hết thời hạn học tập tại trường một khoá học;

    đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường;

    4. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ:".
              Như vậy, nếu bạn học tập ở theo hệ chính quy, đào tạo tập trung tại một trong các trường "trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề" thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì mới có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong thời bình theo quy định tại Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự. Còn nếu bạn học nghề ở một trung tâm đào tạo nghề không phải là học chính quy tập trung thì bạn cũng không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
             Khoản 2, Điều 2 nêu trên đã quy định: "Công dân nêu tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ" do vậy nếu bạn học tiếp một khóa khác thì cũng sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự một lần nữa.
             Việc bạn ký giấy làm bảo vệ gác cổng cho Ủy ban là thỏa thuận theo luật dân sự hoặc luật lao động chứ không phải điều chỉnh bởi luật nghĩa vụ quân sự. Do vậy, bạn có tiếp tục thực hiện thỏa thuận đó không do hai bên thống nhất chứ không ảnh hưởng đến việc bạn được  tạm hoãn hay không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 11:23:13 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu có căn cứ rõ ràng xác định nhà hàng xóm lấn chiếm 2m2 đất của gia đình bạn mà hai bên không thỏa thuận được thì bạn có quyền yêu cầu UBND cấp xã, phường hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai năm 2003. Trong trường hợp hòa giải không thành thì bạn có quyền khởi kiện một vụ án dân sự đến Tòa án nơi có thửa đất đó để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
             Chúc bạn thành công! Nếu cần tư vấn thêm, mời bạn đặt tiếp câu hỏi để luật sư trả lời cụ thể.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 11:17:52 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư đã xem!
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 11:17:19 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            1. Nếu gia đình hàng xóm vi phạm quy định về xây dựng (xây dựng không phép, sai phép) thì bạn có thể khiếu nại đến thanh tra xây dựng phường hoặc quận để giải quyết theo thẩm quyền. Bạn có thể tham khảo các quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng  về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị để biết thêm chi tiết .
            Nếu các cơ quan đó bao che, dung túng cho những việc làm sai trái đó thì bạn có quyền khởi kiện một vụ án hành chính với những người có thẩm quyền xử lý vi phạm đó. Nếu vụ việc nghiêm trọng, gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng của người khác thì bạn có thể  gửi đơn đến cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

            2. Nếu hành vi xây dựng của nhà hàng xóm lấn chiếm mốc giới hoặc khoảng không của gia đình bạn thì bạn có quyền khởi kiện một vụ án tranh chấp đất đai để Tòa án giải quyết. Nếu họ không lấn chiếm sang nhà bạn nhưng việc vi phạm trật tự xây dựng đã gây thiệt hại cho gia đình bạn thì bạn cũng có quyền yêu cầu Tòa án buộc gia đình đó phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 11:02:37 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
            Trường hợp của gia đình bạn phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Trong văn bản khai nhận di sản có thể thỏa thuận để một người đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Người đứng tên trong giấy chứng nhận đó chỉ với tư cách là "đại diện thừa kế" hoặc "đại diện đồng sở hữu" tài sản chứ không phải đứng tên với tư cách cá nhân. Do vậy, nêu gia đình bạn đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đúng theo quy định của pháp luật thì quyền lợi của các thừa kế vẫn được đảm bảo.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:55:01 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Cảm ơn bạn minh25252001!
           Tôi rất vui vì đã nhận được những lời động viên của bạn. Hi vọng những bài viết của tôi trên danluat.thuvienphapluat.vn sẽ làm hài lòng người đọc và giúp ích cho những ai quan tâm.
    Cảm ơn!
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:50:28 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Nếu người bán xe cho bạn không phải là chủ sở hữu chiếc xe đó, cũng không phải là người được chủ xe ủy quyền định đoạt thì giao dịch giữa bạn với người chủ "hờ" đó không có giá trị pháp lý. Do vậy, bạn không có đủ căn cứ pháp lý để lấy lại chiếc xe đó. Chiếc xe đó chỉ có thể được trả lại cho chủ sở hữu thực sự hoặc xử lý theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:44:46 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng cảm ơn bạn! Hi vọng những chia sẻ, tư vấn của Luật sư và các thành viên sẽ giúp cho cuộc sống của bạn.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:41:44 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
          Pháp luật quy định: Đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (Bất động sản và một số loại tài sản khác như ô tô, xe máy, tàu biển...) thì việc định đoạt tài sản (tặng cho, mua bán...) phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực pháp luật. Còn đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì tặng cho bằng "miệng" cũng có giá trị pháp lý nếu đã có việc chuyển giao tài sản trên thực tế.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:29:16 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Như vậy là bạn đã hiểu nội dung tư vấn của Luật sư rồi.
            Nếu thời điểm này gia đình bạn không thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế thì ba bạn vẫn có quyền lập di chúc để định đoạt phần quyền sở hữu tài sản của ba bạn cho bạn (1/2 tài sản và 1 phần ba bạn được thừa kế của mẹ bạn). Tuy nhiên, nếu sự việc diễn ra như vậy thì bạn vẫn chưa thể đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà.
            Sau thời hiệu 10 năm nữa nếu không có ai tranh chấp đối với phần di sản của mẹ bạn thì phần di sản đó sẽ hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế (nếu các anh em trong nhà không thỏa thuận được về việc chia thừa kế thì phần di sản đó sẽ không được chia nữa) phần di sản hết thời hiệu sẽ được giao cho người đang quản lý tiếp tục quản lý, sử dụng. Sau 10 năm kể từ khi ba bạn chết mà bạn không thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế theo di chúc thì thời hiệu khởi kiện của ba bạn cũng hết. Khi đó có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết nữa vì đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật.

            Do vậy cách tốt nhất của gia đình bạn là thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế của mẹ bạn và để ba bạn định đoạt phần tài sản của ông bằng di chúc hoặc hợp đồng tặng cho tránh nguy cơ tranh chấp có thể xảy ra, phần của ai hưởng được định đoạt rõ ràng, tách bạch.
            Nếu ngôi nhà đó là tài sản chung của các đồng sở hữu (trong thời hiệu thừa kế hoặc di sản đã được khai nhận) thì một trong các đồng sở hữu đều có quyền tòa án chi tài sản chung theo quy định của pháp luật. Giả sử bạn có sở hữu 99% tài sản nhưng người sở hữu 1% tài sản có tranh chấp và yêu cầu Tòa án chia tài sản chung  thì Tòa án vẫn thụ lý vụ án và chia tài sản theo phần giá trị của từng người. Việc bạn chiếm đa số phần sở hữu tài sản đó không làm cho bạn có quyền quyết định việc có chia tài sản hay không chia (không giống như giá trị biểu quyết trong hội nghị hay Doanh nghiệp).
            Tuy nhiên, nếu bạn chiếm phần lớn trong khối tài sản đó, khi có tranh chấp về tài sản chung thì nhiều khả năng bạn sẽ được ưu tiên nhận tài sản là hiện vật và có trách nhiệm thanh toán giá trị cho các đồng sở hữu khác. Nếu khi tranh chấp tài sản chung mà các đồng sở hữu đều có nhu cầu nhận tài sản là hiện vật nhà đất, đồng thời nhà đất đó có thể phân chia thì Tòa án vẫn sẽ chia tài sản theo phần sở hữu của từng người để mọi người cùng sử dụng.  Do vậy bạn nên cân nhắc để tìm cho mình giải pháp tốt nhất, vừa đảm bảo được quyền lợi của mình, vừa tránh mâu thuẫn trong gia đình.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:05:16 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu cá nhân, tổ chức lấn chiếm đất công cộng, vi phạm các quy định về quản lý đất đai, xây dựng thì bị xử phạt theo quy định pháp luât. Còn nếu các hộ gia đình lấn chiếm đất của nhau thì là tranh chấp đất đai dân sự. Đối với tranh chấp đất đai thì thẩm quyền giải quyết và thủ tục giải quyết trước tiên được quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật đất đai năm 2003. Cụ thể như sau: 

    Điều 135. Hoà giải tranh chấp đất đai

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.    

    Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

    Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.

    Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

    Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

    a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết hoặc khởi kiện một vụ án hành chính theo thủ tục Tố tụng hành chính.

    b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện một vụ án hành chính theo thủ tục Tố tụng hành chính.

             Do vậy, gia đình bạn cần yêu cầu UBND xã hòa giải theo quy định pháp luật. Nếu UBND xã hòa giải không thành thì gia đình bạn có quyền yêu cầu Tòa án hoặc UBND cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền quy định tại Điều 136 Luật đất đai nêu trên. Bạn lưu ý là trong vụ việc của gia đình bạn cần phải đo vẽ lại toàn bộ thửa đất của gia đình bạn và các thửa đất xung quanh, sau đó đổi chiếu với diện tích ghi trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất thì sẽ biết được gia đình nào đã lấn đất của gia đình bạn.

            Nếu bạn còn điều gì chưa rõ, có thể đặt tiếp câu hỏi để Luật sư trả lời bạn.

  • Xem thêm     

    08/12/2011, 09:51:00 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư chưa được xem nội dung của bản thông cáo đó nên có thể trả lời bạn trên cơ sở nguyên tắc pháp luật như sau:
    - Thời điểm bắt đầu có hiệu lực: Văn bản có hiệu lực kể từ ngày ký,  theo thời gian ghi trong văn bản đó hoặc thời gian khác theo quy định pháp luật (sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo...) ; Thời điểm kết thúc hiệu lực: Văn bản kết thúc hiệu lực khi có văn bản khác thay thế, bãi bỏ hoặc hết hiệu lực theo thời gian quy định trong chính văn bản đó;
    - Thông thường "thông cáo" là một dạng của thông báo (về việc trả lời đơn thư khiếu nại của công dân, giải quyết tranh chấp) mang tính chất là một văn bản truyền đạt thông tin chứ không phải là một văn bản áp dụng pháp luật (không giống như Quyết định của UBND) nên không mấy khi được quan tâm đến giá trị pháp lý và hiệu lực pháp luật;
    - Pháp luật quy định thời hạn giải quyết tranh chấp dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm. Do vậy, kể từ khi hòa giải cơ sở không thành thì trong thời hạn 2 năm bạn có quyền khởi kiện một vụ án dân sự theo quy định pháp luật.
              Bạn cần nêu cụ thể nội dung và hình thức của THÔNG CÁO đó để được Luật sư tư vấn cụ thể và chính xác cho bạn.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 01:07:42 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
             1. Bạn chưa nói rõ là việc chuyển nhượng giữa người chủ cũ và người đang muốn chuyển nhượng cho bạn diễn ra từ khi nào. Nếu trường hợp mua bán đó diễn ra từ trước ngày 15/10/1993 thì người bán cho bạn có quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật đất đai: "Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993". Khi đó người chủ cũ khó mà gây khó dễ cho thủ tục mua bán của bạn. Người bán cho bạn có thể tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận mới và chuyển nhượng cho bạn mà không cần có ý kiến của chủ cũ.
              2. Nếu việc chuyển nhượng thực hiện sau ngày 15/10/1993 thì các bên làm việc với người chủ đất cũ để họ thực hiện thủ tục sang tên cho chủ mới hoặc sang tên trực tiếp cho bạn. Trong trường hợp này các bên phải có sự thỏa thuận và thông thường phải "cảm ơn" chủ cũ thì họ mới thực hiện thủ tục sang tên cho bạn.
              Chúc bạn thành công! Nếu còn vướng mắc, hãy nêu nội dung và đặt câu hỏi để luật sư giải đáp.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 12:52:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì. Chúc bạn thành công!
    Chào bạn!
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 12:51:26 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn khacthienbao!

            Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Xác định phần sở hữu và quyền định đoạt tài sản:
           Ngôi nhà đó là tài sản chung của ba và mẹ bạn thì theo quy định của pháp luật, mỗi người được định đoạt một nửa. Mẹ bạn đã mất không để lại di chúc nên phần tài sản của mẹ bạn (1/2 giá trị nhà đất) thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn bao gồm ông bà ngoại bạn (nếu còn sống); ba của bạn và các anh chị em bạn (Điều 676 BLDS). Do vậy, việc định đoạt di sản của mẹ bạn để lại phải có sự thống nhất ý kiến của tất cả các thừa kế của mẹ bạn thì mới hợp pháp. Ba của bạn chỉ có quyền lập di chúc để định đoạt 1/2 tài sản và phần tài sản mà ba của bạn được thừa kế của mẹ bạn.
           Thủ tục để thực hiện quyền thừa kế đối với phần di sản của mẹ bạn là khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu gia đình bạn thực hiện thủ tục khai nhận si sản thừa kế và đăng ký quyền sở hữu tài sản thì trong Giấy chứng nhận sẽ ghi tên đại diện thừa kế hoặc tên của tất cả các thừa kế.
           Nếu các thừa kế của mẹ bạn thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 49 Luật công chứng thì có thể xác định được phần thừa kế của mỗi người trong khối di sản đó , khi đó mỗi người sẽ được sở hữu phần di sản mà mình được hưởng theo pháp luật. Cũng bằng thủ tục phân chia di sản thừa kế, các thừa kế của mẹ bạn có thể nhường quyền nhường toàn bộ quyền thừa kế của mẹ bạn cho ba bạn được sở hữu, khi đó ba bạn sẽ có toàn quyền định đoạt ngôi nhà đó.

           Tóm lại: 1/2 giá trị ngôi nhà đó thuộc về ba của bạn, còn 1/2 giá trị tài sản còn lại thuộc về các thừa kế của mẹ bạn, đồng thời các thành viên trong gia đình bạn cũng có quyền định đoạt tài sản trong phạm vi quyền sở hữu (thừa kế) của mình.
           2. Thỏa thuận tài sản chung:
           Nếu gia đình bạn thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia di sản để ngôi nhà đó trở thành tài sản chung của tất cả các anh chị em bạn thì trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở sẽ đứng tên đại diện chủ sở hữu tài sản hoặc tên các sở hữu. Về nguyên tắc thì mỗi chủ sở hữu trong khối tài sản chung có quyền định đoạt trong phạm vi quyền sở hữu của mình do vậy việc quản lý, sử dụng, định đoạt ngôi nhà đó như thế nào thì phải có sự đồng thuận của các đồng sở hữu đó. Nếu một người muốn bán phần sở hữu của mình thì phải dành quyền ưu tiên mua cho các đồng sở hữu khác. Các đồng sở hữu cũng có thể lập một biên bản thỏa thuận về việc giao cho một người trực tiếp quản lý, sử dụng và tài sản đó sẽ được định đoạt (bán đi) trong một số trường hợp cụ thể.

           3. Di sản thờ cúng:

    Gia đình bạn cũng cho thể chuyển cho mình ba bạn được sở hữu ngôi nhà đó. Sau đó ba bạn lập di chúc để lại di sản đó làm nơi thờ cúng tổ tiên và truyền đời trong dòng họ tộc, không ai được quyền bán…

    Vấn đề quan trọng của gia đình bạn là phải tìm được tiếng nói chung trong gia đình trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên và phát huy giá trị của tài sản. Sau khi có sự thống nhất trong gia đình thì Luật sư sẽ tư vấn thủ tục cụ thể cho bạn.

  • Xem thêm     

    08/12/2011, 11:43:42 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn Thuhoagiay!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của của bạn như sau:

    Pháp luật không quy định là khi hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở thì phải mời chính quyền hoặc cơ quan chuyên môn đến để xác định mốc giới (trừ trường hợp có tranh chấp). Do vậy, bạn chỉ cần thống nhất với các hộ liền kề về mốc giới và diện tích đất của gia đình bạn là được.

    Trong trường hợp họ có tranh chấp về mốc giới, diện tích thì bạn có thể nhờ một người trung gian đứng ra đo đạc và xác định mốc giới cho khách quan hoặc mời cán bộ địa chính xã phường đến đo đạc cụ thể hoặc mời công ty đo đạc về đo diện tích và xác định vị trí trên thực địa cho các bên. Thực tế có nhiều trường hợp diện tích đất thì đủ nhưng tọa độ thì không đúng, đến khi đo vẽ bằng phương tiện kỹ thuật chuyên môn thì mới phát hiện ra là các gia đình đó sử dụng đất đúng diên tích nhưng sai vị trí (nhà này lấn nhà khác, nhà thừa đất và nhà thiếu đất có thể không cạnh nhau). Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp diện tích đất trong GCN QSD đất và trên thực địa vênh nhau, thậm chí hình thể thửa đất giữa giấy tờ và thực tế cũng khác nhau (do có sai sót trong quá trình cấp GCN mà không được chỉnh lý kịp thời)…

    Do vậy cách tốt nhất là các bên phải tự thỏa thuận với nhau để xác định mốc giới và điện tích đất (pháp luật cũng khuyến khích các bên thỏa thuận với nhau để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự). Trong trường hợp có mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh  thì các bên mới phải nhờ đến trung gian, hòa giải hoặc chính quyền can thiệp.

    Chúc bạn thành công!