Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    03/12/2011, 10:29:15 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì. Chào bạn!
  • Xem thêm     

    03/12/2011, 08:24:55 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

            Nếu việc sử dụng đất của gia đình bạn diễn ra trước ngày 15/10/1993 và đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 14, Nghị định84/2007/NĐ-CP thì gia đình bạn không phải nộp tiền sử dụng đất. Khi cấp Giấy chứng nhận, gia đình bạn chỉ phải nộp tiền phí trước bạ bằng 0,5% giá trị quyền sử dụng đất.

    Nếu gia đình bạn sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa nộp tiền sử dụng đất, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới phải nộp tiền sử dụng đất (Điều 2, Điều 3 Nghị định198/2004/NĐ-CP về tiền sử dụng đất). Giá đất để thu tiền sử dụng đất được tính theo quy định tại Thông tư số93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ tài chính.
          Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý là nếu việc sử dụng đất của gia đình bạn phải sử dụng trước ngày 15/10/1993 thì mới được cấp GCN QSD đất theo quy định tại Điều 14, Nghị định84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ (hiện nay không phù hợp với quy hoạch nhưng chưa bị thu hồi đất, đồng thời tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không vi phạm quy hoạch thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận...) Còn nếu việc sử dụng đất của gia đình bạn diễn ra sau ngày 15/10/1993 và không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật đất đai năm 2003, nay không phù hợp với quy hoạch thì  không đủ điều kiện để được cấp GCN QSD đất. Bạn tham khảo quy định tại Điều 15 của Nghị định số84/2007/NĐ-CP, cụ thể như sau:
    Điều 15. Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này, nay Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt hoặc chưa có quy hoạch được xét duyệt tại thời điểm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau đây:

    a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số198/2004/NĐ-CP đối với diện tích đất ở đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; đối với diện tích đất ở thực tế ngoài hạn mức (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định số198/2004/NĐ-CP;

    b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có công trình xây dựng (không phải là nhà ở) thì phải xác định diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng. Người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số198/2004/NĐ-CP; giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp cùng loại;

    c) Đối với phần diện tích đất được xác định là đất nông nghiệp thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà toàn bộ hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp nhưng không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch hoặc tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất đó không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được tạm thời sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”.

  • Xem thêm     

    03/12/2011, 08:03:23 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Nếu giao dịch về nhà ở giữa ba bạn với các cô được xác lập trước ngày 01/7/1991 và đủ điều kiện áp dụng Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11, đồng thời gia đình bạn không còn chỗ ở nào khác thì các cô bạn phải báo trước bằng văn bản cho gia đình bạn  trong thời hạn 02 năm, sau đó mới có quyền khởi kiện.
                Nếu vụ việc không áp dụng Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 mà áp dụng Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 hoặc Luật nhà ở để giải quyết thì thời hạn báo trước để khởi kiện đòi nhà là 06 tháng.  Ngoài ra thời gian thông thường giải quyết một vụ án dân sự kéo dài khoảng trên dưới 1 năm. Như vậy nếu các cô bạn quyết đòi lại ngôi nhà đó, đồng thời gia đình bạn không đủ căn cứ xác lập quyền sở hữu ngôi nhà đó thì khoảng 2-3 năm nữa là gia đình bạn phải trả lại nhà.
               Nếu không đủ căn cứ pháp lý để theo kiện thì tốt nhất là gia đình bạn nên thương lượng với Cô 3 để Cô 3 bán lại ngôi nhà đó với giá cả và thời hạn thanh toán hợp lý, như vậy sẽ giữ lại được tình cảm gia đình. Còn nếu gia đình bạn không có lý nhưng cứ cố cầm cự theo kiểu "cố thủ" thì đó không phải là giải pháp hay.
  • Xem thêm     

    03/12/2011, 03:56:31 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Mặc dù chưa lấy được tài sản, không dùng hung khí... chỉ có "dùng tay để tát vào mặt người đó để đe dọa rồi cướp điện thoại di động trị giá 875.000 ngàn" thì hành vi của ba người đó đã đủ dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS. Tòa án xử về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS là không sai.
               Nếu phạm tội thuộc khoản 1, Điều 133 BLHS thì khung hình phạt cũng từ 3 năm đến 10 năm tù. Trong trường hợp này, người chủ mưu, cầm đầu "người đầu vụ" bị xử 7 năm tù cũng không phải là cao (chưa kịch khung) do vậy cơ hội giảm hình phạt sẽ không nhiều. Tuy nhiên các bị cáo vẫn có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
               Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của BLHS

    Điều 133. Tội cướp tài sản

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm
  • Xem thêm     

    03/12/2011, 02:56:01 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Bạn của bạn đã phạm tội cướp giật tài sản theo quy định tại Điều 136 BLHS, cụ thể

    Điều 136 BLHS quy định về Tội cướp giật tài sản như sau:

    "1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

    Điều 60. Án treo

    1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

    2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

    3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

    4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

    5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.".

                Nghị quyết số01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    "a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.

    Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.

    c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.

    d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.

                Như vậy, nếu giá trị tài sản "túi xách,  điện thoại di động, 1.600 rúp, 1.500 USD, một máy ảnh, hai dây chuyền vàng" mà chưa đến 50 triệu đồng thì phạm tội thuộc khoản 1, Điều 136 BLHS và hình phạt từ 1 đến 5 năm tù; Nếu tài sản cướp được từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì phạm tội thuộc khoản 2, Điều 136 BLHS, hình phạt từ 3 đến 10 năm tù.

                 Nếu bạn của bạn bị xử phạt không quá 3 năm tù, phạm tội lần đầu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (có từ 2 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 46 BLHS), việc áp dụng án treo không ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm thì mới có cơ hội được hưởng án treo. Trong vụ việc này (cướp giật tài sản của người nước ngoài, với số lượng tài sản như vậy trong khi Nhà nước ta đang đẩy mạnh  quảng bá hình ảnh đất nước để nâng cao vị thế đất nước và phát triển ngành công nghiệp không khói- du  lịch...) cơ hội để hưởng án treo không nhiều. Cụ thể hình phạt bao nhiêu năm tù còn phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo. Bạn có thể tham khảo các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 BLHS và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 BLHS.

  • Xem thêm     

    03/12/2011, 11:46:33 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:
              Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa  thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác."

             Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con (điều kiện để phát triển về thể chất, tinh thần, điều kiện học hành..) và nguyện vọng của con để quyết định giao con cho cha hoặc mẹ nuôi. Trong đó nguyện vọng của con chỉ là một căn cứ để Tòa xem xét chứ không phải là yếu tố quyết định đến việc Tòa án giao con cho ai nuôi. Do vậy, nếu chị bạn có điều kiện phát triển tốt cho con về mọi mặt, ngược lại anh rể bạn không có khả năng lao động, không có thu nhập thì nhiều khả năng chị bạn sẽ được quyền nuôi con.

             Trong trường hợp nếu anh rể bạn tuy không có khả năng lao động nhưng anh rể bạn có tài sản riêng (nhà cho thuê, tiền tiết kiệm. cổ phần trong doanh nghiệp...) nên vẫn có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống đồng thời con muốn sống với cha thì Tòa án sẽ giao con cho anh rể bạn nuôi.

  • Xem thêm     

    03/12/2011, 11:30:28 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng. Chúc mừng bạn! Rất vui là những nội dung tư vấn của các Luật sư đã giúp ích thiết thực cho công việc của bạn!
  • Xem thêm     

    03/12/2011, 11:17:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Đối với việc chuộc ruộng, vườn nhà cửa:
           Nếu bạn có đủ chứng cứ chứng minh việc bạn bỏ tiền ra chuộc lại toàn bộ ruộng vườn, nhà cửa của ba mẹ bạn thì bạn có cơ hội được ba mẹ bạn hoàn trả số tiền đó khi ba mẹ bạn ly hôn.
          Tuy nhiên bạn cần lưu ý là: \
          - Bạn chỉ được trả lại số tiền chuộc nhà đất đó nếu bạn chứng minh được việc bỏ tiền ra chuộc nhà đất là "cho vay" chứ không phải là "tặng cho tài sản".
          - Nếu chứng cứ trong hồ sơ vụ án chứng minh được số tiền bạn bỏ ra chuộc đất là bạn "tặng cho" ba mẹ bạn lúc khó khăn chứ không phải là "cho vay" thì bạn không có quyền đòi lại. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên nhận tặng cho nhận được tài sản.
    2. Đối với việc chia tài sản:
            - Những tài sản là tài sản chung của hộ gia đình thì các thành viên sẽ được chia theo phần của từng người: Ví dụ: Đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình theo nhân khẩu, thời điểm chia đất anh chị em bạn cũng được chia thì nay ba mẹ bạn ly hôn, anh chị em bạn cũng được chia phần đất nông nghiệp đó... Do vậy anh, chị, em bạn chỉ được chia những tài sản nào là tài sản của hộ gia đình. Còn tài sản chung của ba mẹ bạn thì anh, chị, em bạn không được chia.
            - Tài sản chung vợ chồng: Tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó, tài sản chung thì chia đôi. Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:

            Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn

    1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.

                Điều 97. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn

    1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

    2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

    a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa  thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

    b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

    c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;

    d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.

    3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này.

               Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng

    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.

    Điều 99. Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên

    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.

    3. Đối với việc bảo vệ mẹ bạn:

                - Trong thời gian chờ tòa án giải quyết vụ án ly hôn: Trong thời gian này nếu ba bạn có hành vi đánh đập xúc phạm mẹ bạn thì mẹ bạn có quyền báo chính quyền cơ sở can thiệp hoặc yêu cầu các trung tâm phòng chống bạo lực gia đình giúp đỡ. Hoặc mẹ bạn cũng có thể đề nghị Tòa án ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm ba của bạn có những hành vi đánh đập, xúc phạm mẹ bạn trong thời gian tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại Điều 115 BLTTDS, cụ thể như sau:

    "Điều 115. Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định

    Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Toà án giải quyết.".

                - Sau khi ly hôn: Sau khi ly hôn thì ba mẹ bạn không còn quan hệ vợ chồng nên nếu ba bạn còn tiếp tục có hành vi đánh đập, xúc phạm mẹ bạn thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Nếu sự việc còn tái diễn thì ba bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tội làm nhục người khác... theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    03/12/2011, 10:36:04 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Nếu nhà đất đó đã có GCN QSD đất đứng tên em trai bạn thì em trai bạn có toàn quyền định đoạt. Nếu bạn muốn chia di sản thừa kế của bố mẹ bạn theo di chúc đối với nhà đất đó thì bạn phải chứng minh được là việc em bạn đứng tên một mình là không đúng pháp luật, thửa đất đó vẫn là di sản cho cha mẹ bạn để lại, chưa chia.
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 09:14:15 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì. Chào bạn!
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 08:53:10 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Bạn nói "mảnh đất này mang tên bố tôi" rồi lại nói 'do 1 số lí do nên mảnh đất đó đứng tên em tôi" là thế nào? Về nguyên tắc thì mảnh đất đó đứng tên em bạn thì em bạn có quyền định đoạt. Nếu việc em bạn đứng tên không hợp pháp đồng thời có đủ căn cứ xác định nhà đất đó là di sản của bố mẹ bạn để lại thì bạn mới có thể được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để luật sư tư vấn cụ thể cho bạn.
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 08:42:16 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             "Sổ đỏ" là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bìa màu đỏ nên mọi người thường gọi là "Sổ đỏ" hay "Bìa đỏ". Còn Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có bìa màu hồng nên hay gọi là "Sổ hồng". Trong GCN QSH nhà có công nhận cả quyền sử dụng đất. Hai loại giấy này được cấp theo hai mẫu khác nhau. Tuy nhiên từ năm 2009, theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Nhà nước ta đã thống nhất cấp một mẫu Giấy chứng nhận trong đó bao gồm cả: QSD đất + QSH nhà ở + tài sản khác gắn liền với đất. Những giấy chứng nhận đã cấp trước đây (Sổ đỏ, Sổ hồng) có thể xin cấp lại GCN theo mẫu mới của Thông tư 17/2009/TT-BTNMT nêu trên.
             Khi thu hồi đất thì Sổ đỏ, Sổ hồng đều được xem xét đền bù, bồi thường như nhau, thậm chí chưa có "sổ nào" nhưng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai thì cũng được bồi thường theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 04:51:58 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           Bạn có thể khiếu nại các hành vi trên của Hiệu trưởng trường bạn đến Phòng giáo dục (nếu trường thuộc Phòng GD quản lý) hoặc Sở giáo dục để được giải quyết, bạn nhớ gửi kèm theo các tài liệu, chứng cứ về vụ việc để được xem xét. Sau khi có đơn của bạn, cơ quan có thẩm quyền sẽ cử đoàn thanh tra đến để xem xét sự việc, sai phạm đến đâu sẽ bị xử lý đến đó.
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 04:43:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Điều 1 và Điều 2, Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

    "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý việc sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở quy định tại Luật Nhà ở.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Nghị định này được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

    1. Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển nhà ở tại Việt Nam;

    2. Tổ chức, cá nhân sở hữu nhà ở, sử dụng nhà ở và tham gia giao dịch về nhà ở tại Việt Nam;

    3. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp về lĩnh vực nhà ở;

    4. Tổ chức, cá nhân không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này nhưng có các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nhà ở.".
                 Do vậy nếu dự án của Công ty bạn là "làm đường giao thông cho tỉnh" mà k
    hông liên quan đến lĩnh vực nhà ở thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 71 /2010/NĐ-CP và thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 71/2010/NĐ-CP.

  • Xem thêm     

    02/12/2011, 04:33:07 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Thông thường trong giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, các bên thường thỏa thuận thời điểm công chứng hợp đồng chuyển nhượng sẽ giao khoảng 80% tiền chuyển nhượng. Đến khi nhận GCN thì giao nốt. Tuy nhiên, thông thường khi ký xong hợp đồng chuyển nhượng thì các bên nộp hồ sơ để sang tên luôn. Còn trường hợp của bạn như vậy thì tốt nhất là bạn nên trực tiếp thực hiện thủ tục và bạn giao tiền cho bên chuyển nhượng sau khi bạn đã có đầy đủ bộ hồ sơ để sang tên, trước bạ. Nếu bạn thỏa thuận được là khi có GCN tên bạn thì bạn mới giao tiền thì tốt quá! Thời gian từ khi công chứng xong hợp đồng đến khi bên chuyển nhượng được cấp GCN khoảng 20 ngày. Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 04:13:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            1. Về nguyên tắc: Chủ sở hữu tài sản có quyền đòi lại tài sản do người khác đang chiếm giữ (trái phép hoặc ngay tình). Do vậy, nếu gia đình bạn chưa được xác lập quyền sở hữu tài sản một cách hợp pháp thì sẽ bị đòi lại. Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của BLDS năm 2005:

    "Ðiều 256. Quyền đòi lại tài sản

    Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Ðiều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Ðiều 257 và Ðiều 258 của Bộ luật này.

    Ðiều 258. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

    Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa."

             2. Nếu giao dịch giữa Cô 3 và Cô 5 bạn là hợp pháp nhưng chỉ là ủy quyền quản lý, hợp đồng mượn nhà ở (không phải là chuyển quyền sở hữu tài sản) thì Cô 3 bạn vẫn có quyền đòi lại nhà theo hợp đồng hợp pháp đó. Cô 3 chỉ có thể không đòi được nhà nếu Cô 3 đã có một giao địch "định đoạt" hợp pháp như: Bán, Đổi, tặng cho... Còn nếu giao dịch giữa Cô 5 và ba của bạn không hợp pháp hoặc chỉ là cho mượn, ở nhờ thì ba bạn chưa xác lập quyền sở hữu đối với ngôi nhà đó và  các cô có quyền đòi lại.

            3. Nếu Cô 5 thay mặt Cô 3 cho ba của bạn mượn nhà trước ngày 01/7/1991 thì Tòa án mới áp dụng khoản 3, Điều 9 Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 để giải quyết. Còn nếu Cô 5 bạn có toàn quyền định đoạt ngôi nhà đó và cho ba của bạn ở nhờ sau ngày 01/7/1991 thì Tòa án sẽ áp dụng các quy định của Pháp lệnh nhà ở năm 1991, Luật nhà ở năm 2005 và Bộ luật dân sự để giải quyết; Còn nếu Cô 5 có quyền sở hữu hợp pháp với ngôi nhà đó và cho ba của bạn mượn nhà trước ngày 01/7/1991 thì giao dịch đó bị điều chỉnh bởi các quy định của Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 24/8/1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 
            Bạn  lưu ý là giao dịch về nhà ở xác lập trước ngày 01/7/1991 và tại thời điểm xác lập giao dịch có một trong các bên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì mới áp dụng quy định của Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 để giải quyết; Nếu giao dịch về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì áp dụng quy định của Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 24/8/1998 và Thông tư số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/01/1999 hướng dẫn áp dụng Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 để giải quyết; Nếu giao dịch về nhà ở được xác lập sau ngày 01/7/1991 thì áp dụng Pháp lệnh nhà ở, Bộ luật dân sự năm 1995, Luật nhà ở 2005, BLDS 2005 (tùy thuộc vào thời điểm phát sinh giao dịch) và các văn bản hướng dẫn để giải quyết.

  • Xem thêm     

    02/12/2011, 09:27:46 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Bạn tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư Quyển.
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 09:26:12 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Sự việc bạn trình bày chưa đủ chứng cứ để bạn có thể "kiện" công an! Theo thông tin mà bạn nêu thì "trưởng công an xã (mặc thường phục,ko đeo thẻ ) khiêu khích " mày đấm đi..." chứng tỏ bạn không chỉ "chửi lại 1 câu" mà còn có hành vi đe dọa, cản trở người có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép... Hành vi của bạn là "chống người thi hành công vụ" do vậy, công an xã có quyền xử lý hành chính đối với bạn, nếu nghiêm trọng thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
            Việc công an chửi, đánh bạn thì bạn phải có chứng cứ thì mới tố cáo họ được, nếu không lại phạm tội vu khống. Nếu chú thím bạn thấy việc cưỡng chế là trái pháp luật thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện một vụ án hành chính. Còn việc chửi bới, cản trở việc cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng rõ ràng là mình sai rồi.
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 09:09:31 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, cảm ơn bạn! Chúc bạn thành công.
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 09:06:04 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
              1. Bạn nói rằng "cô 3 em vượt biên sang nước ngoài để lại nhà cho cô 5 đứng tên". Vậy việc "để lại" này là thế nào? Có văn bản không hay chỉ nói miệng? (hợp đồng ủy quyền, tặng cho, chuyển nhượng?....), hiện giờ ngôi nhà đó đang đứng tên ai là chủ sở hữu? Trong quá trình sử dụng gia đình bạn có xây dựng, sửa chữa gì không? Bạn cần cung cấp thêm thông tin để luật sư có thể tư vấn cụ thể, chính xác cho bạn.
              2. Trong vụ việc của gia đình bạn có hai giao dịch dân sự là giữa Cô 3 với Cô 5 và giữa Cô 5 với ba của bạn. Nếu cả hai giao dịch đó đều hợp pháp thì các cô bạn mới không đòi lại được nhà.  Nếu ngôi nhà đó vẫn đứng tên Cô 3, giao dịch giữa Cô 3 với Cô 5 và giữa Cô 5 với ba bạn chỉ bằng lời nói, không có văn bản, ngôi nhà đó cũng không bị Nhà nước quản lý thì Cô 3 bạn được lấy lại ngôi nhà của gia đình bạn.
    Bạn cần cung cấp thông tin để làm rõ tính chất pháp lý của hai giao dịch đó thì sẽ có câu trả lời cho bạn.
              3. Thời điểm Cô 3 bạn "để lại" nhà cho Cô 5 bạn là trước 01/7/1991 do vậy bạn có thể tham khảo các quy định tại Nghị quyết1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam ở nước ngoài tham gia để  biết giá trị pháp lý của giao dịch đó.