Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    28/12/2011, 12:44:52 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
           1. Mảnh đất đó đứng tên cả hai bố mẹ bạn nên được xác định là tài sản chung của bố mẹ bạn theo quy định của pháp luật (mỗi người được sở hữu 1/2);
           2. Bố bạn đã mất nên quyền sử dụng 1/2 mảnh đất đó thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn theo quy định tại Điều 676 BLDS. Cụ thể, hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn bao gồm: Ông, bà nội bạn (nếu còn sống) + mẹ bạn + 3 anh em bạn.
           3. Theo quy định tại Điều 642 BLDS thì thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau khi bố bạn mất 6 tháng mà các anh em bạn (và các thừa kế khác, nếu có) vẫn muốn nhường toàn bộ di sản của bố bạn cho mẹ bạn được sở hữu thì có thể thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật Công chứng. Sau khi có văn bản khai nhận và phân chia di sản thì gia đình bạn có thể đăng ký đứng tên một mình mẹ bạn đối với thửa đất đó.
  • Xem thêm     

    27/12/2011, 08:39:00 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nếu phân chia "tài sản chung vợ chồng" trong thời kỳ hôn nhân thì chỉ những ai là "vợ" là 'chồng" thì mới được chia. Còn nếu là chia tài sản chung của HỘ GIA ĐÌNH thì các thành viên của hộ gia đình đều được chia.
  • Xem thêm     

    27/12/2011, 08:36:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Chỉ anh trai bạn có khả năng lao động, tạo ra thu nhập là có cơ hội được nuôi con rồi. Luật HN&GĐ không bắt buộc phải có thu nhập ổn định thì mới được quyền nuôi con. Ai "có khả năng" nuôi con và có điều kiện để con phát triển vật chất, tinh thần tốt hơn thì người đó sẽ được quyền nuôi con. sau ly hôn  Nếu hai người có điều kiện ngang nhau thì quyền quyết định thuộc về Tòa án.
  • Xem thêm     

    26/12/2011, 12:43:16 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              1. Thửa đất đó gia đình bạn đang sử dụng toàn bộ 4 ha? Để xác định ai đã tự ý bán (chuyển nhượng) đất của ba bạn thì chỉ cần hỏi người mua (người nhận chuyển nhượng)là biết. Nếu toàn bộ thửa đất đó gia đình bạn vẫn đang sử dụng thì việc mua bán chỉ "trên giấy" như vậy sẽ thuận lợi cho việc đòi lại đất của gia đình bạn. Gia đình bạn đòi lại đất từ người nhận chuyển nhượng, người nào nhận tiền chuyển nhượng của người đó sẽ phải trả lại.
             2. Nếu có người khác ký HĐ để chuyển nhượng đất của gia đình bạn thì gia đình bạn mới đòi đất của họ. Còn nếu có người giả mạo chữ ký của ba bạn để chuyển nhượng thì ba bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐ vô hiệu để đòi lại đất. Bạn cần kiểm tra lại xem bố bạn có ủy quyền cho bác chuyển nhượng thửa đất đó không?
             3. Nếu GCN đứng tên bố bạn thì bố bạn có quyền đòi lại phần đất đó. Nếu bố bạn mất thì mẹ bạn và các anh, chị em bạn là những người thừa kế có quyền khởi kiện để đòi đất (nếu còn thời hiệu khởi kiện).
    Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để luật sư giải đáp.
  • Xem thêm     

    25/12/2011, 05:19:58 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            UBDN tỉnh đã ban hành Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND để quy định phương pháp xác định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh. Do vậy, khi tính giá trị bồi thường đất cho các đối tượng bị thu hồi đất thì địa phương phải căn cứ vào quy định tại Quyết định 07 nêu trên.
  • Xem thêm     

    25/12/2011, 12:27:20 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Khởi kiện một vụ án hành chính cũng là một cách giải quyết. Tuy nhiên, để "dân" thắng "quan" thì chứng cứ phải "mười mươi" mới thắng kiện được. Người bị kiện trong vụ án hành chính là người nắm giữ chứng cứ, có ảnh hưởng nhất định đối với Tòa án, am hiểu pháp luật và họ có quyền hủy bỏ, sửa đổi các quyết định hành chính của mình... Do vậy, để thắng kiện trong vụ án hành chính thì phải chuẩn bị tốt về mặt chứng cứ và có thời gian để theo kiện...Thực tế khoảng  gần 70% "dân" thua kiện vì nhiều lý do khác nhau... nên bạn cần cân nhắc và chuẩn bị kỹ càng trước khi khởi kiện.
              Ngoài việc khởi kiện hành chính, bạn cũng có thể tiếp tục thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo. Bạn gửi đơn đến các cơ quan có liên quan, chỉ ra những sai phạm về quản lý đất đai, quản lý xây dựng của chính quyền địa phương để được xem xét giải quyết. Với những đơn thư gửi "thường xuyên, liên tục" đến các cơ quan, người có thẩm quyền, thể hiện được những bức xúc, chỉ ra được những sai phạm cụ thể thì không ai có thể "bao che" được những việc làm sai trái của gia đình hàng xóm đó. Những đơn thư của bạn sẽ làm cho công trình đó không thể thi công được nữa và có thể bị cưỡng chế tháo dỡ theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    25/12/2011, 11:33:52 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, cảm ơn daugo!
  • Xem thêm     

    24/12/2011, 08:51:02 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau:
             1. Đối với việc ủy quyền: BLDS năm 2005 quy định về việc ủy quyền như sau:

    "Điều 143. Người đại diện theo ủy quyền

    1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."

    Khoản 2, Điều 142 quy định "Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản".

    Như vậy theo quy định của pháp luật thì ông A có quyền ủy quyền cho ông C để đòi nợ bà B. Chỉ cần điều kiện là ông C trên 15 tuổi và có khả năng nhận thức là có thể nhận ủy quyền của ông A. Hình thức ủy quyền có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, nếu bà C chấp nhận trả tiền cho ông A thì bà C nên giao tiền trực tiếp cho ông A hoặc giao cho ông C nếu hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực và nội dung hợp đồng ủy quyền đo có quy định là ông C được phép nhận tiền thay ông A.

    2. Quyền đòi nợ: Bà B nợ ông A nên theo quy định của pháp luật thì khi ông A còn sống, ông A có quyền  trực tiếp đòi nợ  bà B hoặc ủy quyền cho người khác đòi nợ.
            Khoản 4, Điều 589 BLDS quy định: Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi "bên được ủy quyền hoặc bên ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết".
            Như vậy, hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt khi một trong hai bên (bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền) chết, bị Tòa án tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự  hoặc bị Tòa án tuyên bố chết.
            Nếu ông A chết thì hợp đồng ủy quyền đòi nợ của ông A với người khác sẽ chấm dứt. Tuy nhiên quyền đòi nợ sẽ thuộc về các thừa kế của ông A theo quy định tại Điều 676 BLDS.

    3. Xử lý đối với những người lạ mặt: Có thể những người đó là "dân anh chị" được ông A ủy quyền đòi nợ. Do vậy, bà B nên thận trọng! Nêu có nguy cơ bị bắt cóc, đánh đập thì phải kịp thời báo công an để được giúp đỡ. Nếu có khả năng thì tốt nhất là nên trả ông A khoản tiền đó để tránh phiền phức (những gì không thuộc về mình thì có giữ cũng không giữ được!).
            4. Nghĩa vụ trả nợ: Bà B mang nợ với ông A thì có nghĩa vụ trả nợ cho ông A. Nếu bà B chết thì người thừa kế của bà B sẽ kế thừa cả nghĩa vụ trả nợ của bà B theo quy định tại Điều 637 BLDS.

  • Xem thêm     

    23/12/2011, 11:04:54 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              1. Nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A thì bà B phải hoàn trả số tiền 300 trđ chứ không phải là 700 trđ bởi hai bên không có quy ước là vay mượn tính giá trị quy đổi theo giá vàng (USD hay EUR....). Trong trường hợp này có thể ông A chỉ đòi thêm được tiền lãi theo lãi suất Ngân hàng nhà nước.
              2. Trong vụ việc này bà B khó mà chứng minh được là ông A đã cho ba ta số tiền đó (trừ trường hợp có văn bản hoặc ông A thừa nhận). Do vậy, khoản tiền đó sẽ được xác định là tiền vay hoặc giữ hộ.
              3. Đây là giao dịch dân sự, chưa thấy có dấu hiệu hình sự. Nên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì ông A có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thì hành bản án đó để đòi tiền.
  • Xem thêm     

    23/12/2011, 10:55:31 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Luật sư đã xem thông tin mà bạn mới bổ sung. UBND chỉ xác nhận chữ ký trong giấy chuyển nhượng nên họ không chịu trách nhiệm đối với nội dung giấy đó. Gia đình bạn nên kiện người chuyển nhượng chứ không nên kiện UBND. Với thông tin mà bạn đã cung cấp thì chưa thấy có dấu hiệu sai phạm của UBND xã.
  • Xem thêm     

    23/12/2011, 10:52:43 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             1. Theo thông tin mà bạn mơi cung cấp bổ sung thì gia đình bạn khó có căn cứ để "bắt đền" cán bộ xã. Giấy chuyển nhượng của mẹ bạn chỉ được phó chủ tịch xác nhận chữ ký chứ không xác nhận nội dung nên giấy chuyển nhượng đó chưa hợp pháp. UBND xã chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu chữ ký đó không phải chữ ký của các bên.
            2. Bạn cần xem lại hồ sơ địa chính (bản đồ, sổ mục kê) xem hồ sơ ghi chủ sử dụng đất là ai? Nếu trong hồ sơ vẫn thể hiện đất là do UBND xã quản lý thì việc chuyển nhượng đó là không hợp pháp. Bên chuyển nhượng không có quyền chuyển nhượng và không đủ điều kiện chuyển nhượng.
            3. UBND xã chỉ có chức năng hòa giải chứ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Do vậy, sau khi UBND xã hòa giải không thành thì gia đình bạn có thể khởi kiện ra Tòa án (nếu đất đã có giấy tờ theo Điều 50 luật đất đai hoặc tranh chấp cả tài sản trên đất) hoặc UBND huyện để được giải quyết.
            4. Trong vụ việc này mẹ bạn phải tranh chấp, yêu cầu bên chuyển nhượng cho gia đình bạn bồi thường thiệt hại chứ không phải là UBND xã.
  • Xem thêm     

    23/12/2011, 10:03:17 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu công ty bạn đã thống nhất được phương án đền bù với dân và việc thực hiện dự án đó không ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất thì rất thuận lợi để UBND tỉnh phê duyệt dự án của công ty bạn. Tuy nhiên, công ty bạn chỉ có quyền sử dụng đất kể từ khi được giao đất theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    23/12/2011, 09:59:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Việc chuyển nhượng của bạn diễn ra từ năm 1996, đến năm 2002 gia đình bạn đã trồng cây lâu năm, xây nhà kiên cố do vậy đủ điều kiện để Nhà nước công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP. Do đó gia đình bạn đã được cấp GCN QSD đất. Tuy nhiên, đáng lẽ diện tích đất nhà bạn phải được công nhận là đất ở và phải nộp tiền sử dụng đất (nếu nguồn gốc đất trước đây không phải là loại đất ở). Tuy nhiên, UBND huyện cấp GCN cho gia đình bạn loại đất vườn là không sai nhưng không đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn (vì thực tế gia đình bạn đã sử dụng vào mục đích đất ở). Do vậy, gia đình bạn nên liên hệ với phòng TN&MT để được xem xét đính chính lại GCN QSD đất đối với loại đất.
    2. Bạn cần xem lại hồ sơ địa chính xem từ trước tới nay thửa đất của gia đình bạn thể hiện là loại đất gì? Gia đình bạn có giấy tờ gì chứng minh là thửa đất là đất ở không? Thửa đất đó có nằm trong quy hoạch là đất ở không?
    3. Chuyển mục đích sử dụng đất: Luật đất đai, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 17/2006/NĐ-CP, Nghị định 198/2004/NĐ-CP... đều có những quy định về chuyển mục đích sử dụng đất. Năm 2009 UBND thành phố Hà Nội cũng có Quyết định số 121/2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 quy định về việc chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội. Nhưng những quy định đó rất khó đi vào cuộc sống. Rất ít trường hợp đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo các quy định của pháp luật. Ví dụ: một trong các điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất là phù hợp với quy hoạch và chấp hành tốt quy định pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất lại không phù hợp với quy hoạch hoặc không chấp hành tốt pháp luật về đất đai như: Không nộp thuế, đất nông nghiệp mà lại làm nhà ở trên đó rồi mới xin chuyển mục đích (sử dụng sai mục đích - vi phạm luật đất đai). Bạn có thể tham khảo một số quy định sau đây của Quyết định 121/QĐ-UBND:

    Điều 3. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

    2. Hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành tốt pháp luật đất đai ở địa phương, được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận và có văn bản cam kết về những nội dung chính sau:

    2.1. Bàn giao phần diện tích nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, đê, sông, kênh, mương, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình an ninh, quốc phòng, quy hoạch thoát lũ cho các tổ chức quản lý chuyên ngành quản lý theo quy định.

    2.2. Bàn giao phần diện tích nằm trong phạm vi chỉ giới mở đường quy hoạch và lối đi sử dụng chung của khu vực cho UBND phường, xã, thị trấn quản lý theo quy định.

    2.3. Nộp đầy đủ, đúng thời hạn các khoản nghĩa vụ tài chính về đất theo quy định khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất;

    2.4. Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).

                3. Diện tích đất xin chuyển mục đích sử dụng sang làm nhà ở hoặc để sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc xây dựng điểm dân cư nông thôn (gọi tắt là quy hoạch) đã được phê duyệt; không nằm trong chỉ giới mở đường quy hoạch, phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, đê, sông, kênh, mương, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình an ninh, quốc phòng, quy hoạch phòng chống lũ và diện tích dành lối đi sử dụng chung trong khu vực.

    Điều 6. Thực hiện chế độ tài chính về đất khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận là đất ở sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ : (Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp).

    2. Chuyển từ đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 6 Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất (Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp).

    3. Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận là đất ở, đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư sang đất cơ sở sản xuất, kinh doanh thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ (nếu hộ gia đình, cá nhân lựa chọn hình thức giao đất có thời hạn, có thu tiền sử dụng đất); trường hợp hộ gia đình, cá nhân lựa chọn hình thức thuê đất thì nộp tiền thuê đất hàng năm theo quy định tại: Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP, Thông tư số 141/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC, Quyết định số 57/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND Thành phố và các quy định hiện hành; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ;

    4. Giá đất để tính, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất các trường hợp tại khoản 1, 2, 3 Điều này được xác định theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất, giá cho thuê đất theo đề nghị của Phòng Tài chính."
               4. Phí chuyển mục đích sử dụng đất: trước đây theo Nghị định 198/2004/NĐ-CP thì phì là khoản tiền chênh lệch (50%) giữa các loại đất được chuyển nhượng tính theo khung giá do UBND tỉnh quy định. Nhưng mới đây Thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ tài chính quy định để tính tiền chuyển mục đích là giá chênh lệch giữa các loại đát theo GIÁ THỊ TRƯỜNG. Tuy nhiên, giá thị trường là bao nhiêu thì rất khó xác định. Do vậy, từ khi có Thông tư 93 tới nay việc chuyển mục đích sử dụng đất càng thêm khó khăn. Do vậy, cách tốt nhất là gia đình bạn nên làm việc với Phòng TN&MT để đính chính lại loại đất thành đất ở và xin được nộp tiền sử dụng đất (nếu loại đất trước đây không phải là đất ở). Còn nếu xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định thì rất khó. Bạn có thể tham khảo quy định của Thông tư số 93/2011/TT-BTC để biết thêm chi tiết.
  • Xem thêm     

    23/12/2011, 09:27:21 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Bạn bacsiteo đã tư vấn cho bạn...
  • Xem thêm     

    23/12/2011, 09:26:00 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn Nicholas2608!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
               1. Đối với giao dịch mua hàng trả góp: Đây là giao dịch dân sự giữa bạn và bên bán hàng. Trong hợp đồng mua bán không thể hiện là bạn mua hộ người khác nên bạn phải chịu trách nhiệm đối với hợp đồng đó. Bạn đã nhận hàng nên có trách nhiệm trả tiền theo tiến độ đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Bạn không trả nợ đúng hạn nên họ có quyền gặp bạn để yêu cầu bạn phải trả tiền. Công ty họ cũng chỉ làm việc ban ngày nên không thể chờ bạn đếnhết giờ làm việc mới đến đòi nợ được. Bạn khó có thể kiện bên bán hàng vì đã đến công ty bạn đòi nợ được trừ trường hợp việc đòi nợ của họ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, danh dự, nhân phẩm của bạn.
               2. Quan hệ giữa bạn với người nhờ mua hàng: Nếu có căn cứ xác định người đó đã lừa bạn hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bạn thì thẩm quyền giải quyết thuộc về công an. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án dân sự để đòi khoản tiền mà ban đã trả nợ hộ người đó. Tuy nhiên, số tiền tranh chấp nhỏ, người đó lại trốn ra nước ngoài do vậy cơ hội bạn đòi lại tiền là không nhiều. Đồng thời bạn vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền cho người bán hàng.
  • Xem thêm     

    23/12/2011, 09:15:10 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
    1. Đối với việc nuôi con sau khi ly hôn
    Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    "1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa  thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác.".

             Theo thông tin bà bạn nêu ra thì anh trai bạn "nghề nghiệp ổn định cũng không có, năm ngoái lại bị ngã mổ não. Hiện tại sức khỏe cũng hồi phục được phần nào nhưng cũng chưa có công việc, nghề nghiệp. Gia đình làm ruộng nhưng đã từ mấy năm nay từ khi chị dâu bỏ đi thì cũng không còn làm nữa mà cho người làng mượn ruộng. Mọi chi phí sinh hoạt này khác của gia đình đều do mọi người biếu mẹ tôi, còn anh trai tôi cũng không có tài sản gì cả".... Đồng thời từ trước tới nay, việc trông nom, chăm sóc, dạy dỗ con chủ yêu do  bà nội và các cô cháu bé thực hiện "sống cùng bố và bà nội nhưng cháu chỉ rất muốn sống cùng bà nôi và các cô, các bác vì tính tình anh trai tôi nóng nảy, lại chuyện hôn nhân không thuận lợi nên hay cáu ghắt, mắng mỏ cháu".
              Như vậy, anh trai bạn không có khả năng lao động, không có thu nhập, cuộc sống vẫn phụ thuộc gia đình. Hơn nữa, anh trai bạn  cũng thiếu quan tâm, giáo dục con cái. Do vậy, nếu giao con cho anh trai bạn nuôi thì khó mà đảm bảo được quyền lợi mọi mặt của cháu.
             Chị dâu bạn tuy không sống ở VN, không có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con. Tuy nhiên, nếu khi giải quyết ly hôn chị dâu bạn về nước và có nguyện vọng được nuôi con thì nhiều cơ hội Tòa án sẽ giao con cho chị dâu bạn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con... Nếu chị dâu bạn không về VN, cũng không có nguyện vọng nuôi con... đồng thời anh trai bạn phục hồi sức khỏe và khả năng lao động thì anh trai bạn mới có cơ hội được trực tiếp nuôi con.
    2. Đối với việc chia tài sản
    Điều 95, Luật Hôn nhân và gia đình quy định nguyên tắc chia tài sản như sau:

    "Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.".

              Theo thông tin mà bạn nêu thì anh chị bạn không có tài sản chung gì, nhà đất là tài sản của bố mẹ bạn. Do vậy, khi ly hôn anh chị bạn sẽ không có tài sản chung để chia. Chị dâu bạn có yêu cầu chia nhà đất thì Tòa án cũng không chấp nhận. Trừ trường hợp chị dâu bạn đang sống trên nhà đất đó và không còn chỗ ở nào khác. Khi ly hôn thì Tòa án có thể buộc bố mẹ bạn giao một phần đất cho chị dâu bạn để sử dụng để giải quyết chỗ ở và chị dâu bạn có trách nhiệm thanh toán giá trị cho bố mẹ bạn (nếu chị dâu bạn trực tiếp nuôi con).






  • Xem thêm     

    22/12/2011, 10:41:24 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Nếu đất của gia đình bạn là đất nông nghiệp trong khu dân cư hoặc là đất vườn ao liền kề với đất ở thì việc bồi thường hỗ trợ được quy định tại Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP cụ thể như sau:

    "Điều 21. Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở

    1. Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ trợ bằng 30% – 70% giá đất ở của thửa đất đó; diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương.

    2. Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 20% – 50% giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi theo quy định trong Bảng giá đất của địa phương; diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương.

    3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ hỗ trợ, diện tích đất được hỗ trợ và giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương."

                Như vậy, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, gia đình bạn còn được hỗ trợ bằng 30%-70% gia đất ở của thửa đất đó. Nhưng diện tích đất hỗ trợ không vượt quá 5 lần hạn mức giao đất ở của địa phương.

  • Xem thêm     

    22/12/2011, 10:34:36 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
    1. Theo thông tin mà bạn nêu ra thì thửa đất đó là tài sản của mẹ bạn;
    2. Nếu anh em bạn có chứng cứ chứng minh về việc góp tiền xây nhà thì có thể được chia một phần giá trị ngôi nhà;
    3. Việc mẹ bạn đã được cấp GCN QSD đất nay không thì cũng không có nhiều ý nghĩa. Nếu bạn tranh chấp quyền sở hữu nhà thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về tòa án và cơ hội thắng kiện của bạn không cao.
    Trong vụ việc này bạn nên nhường quyền quyết định cho mẹ bạn và giữ gìn tình cảm gia đình thì hơn.
  • Xem thêm     

    22/12/2011, 10:22:17 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn vanhaja!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
               1. Đối với  phần di sản
    của ông bạn (1/2 gia trị ngôi nhà) : Ông bạn chết năm 1975, đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nên di sản của ông bạn sẽ do mẹ bạn tiếp tục được sử dụng theo pháp luật; Các bác bạn có khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của ông bạn thì Tòa án cũng không giải quyết.
               2. Đối với
    tài sản của bà bạn (1/2 giá trị ngôi nhà): Cần xem lại giá trị pháp lý của Giấy nhượng nhà năm 2001 giữa bà bạn với mẹ bạn: Nếu  sau khi nhận chuyển nhượng, mẹ bạn đã xây nhà kiên cố, trồng cây lâu năm... mà bà bạn không phản đối, chính quyền không xử phạt thì có căn cứ để tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng đó theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao.
                Năm 2006 mẹ bạn được cấp GCN QSD đất, khi đó bà bạn ở cùng gia đình bạn, biết việc cấp GCN QSD đất nhưng không phản đối nên có nhiều căn cứ để công nhận việc chuyển nhượng giữa bà bạn với mẹ bạn.  Do vậy, nếu bà bạn khởi kiện để đòi nhà đất thì  yêu cầu khởi kiện của bà bạn ít có khả năng được Tòa án chấp nhận. Cơ hội thắng kiện của mẹ bạn khoảng 70%.
               3. Việc chuyển dịch tài sản: Hiện nay, GCN QSD đất đang đứng tên mẹ bạn nên mẹ bạn có quyền chuyển nhượng toàn bộ thửa đất đó cho bạn (trừ trường hợp các bác bạn có đơn tranh chấp). Nếu bạn nhận chuyển nhượng thửa đất đó thì có cơ hội được bảo vệ quyền lợi cao hơn theo quy định tại Điều 258 BLDS cụ thể như sau:

    "Ðiều 258. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

    Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.".
  • Xem thêm     

    22/12/2011, 09:59:14 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
            Theo thông tin mà bạn đã nêu thì ông A hoàn toàn có quyền khởi kiện bà B để đòi khoản tiền 300.000.000 đồng đó. Pháp luật không bắt buộc việc vay nợ phải lập thành văn bản nên chỉ cần phiếu chuyển tiền của Ngân hàng là đủ căn cứ xác định có việc ông A đã chuyển số tiền đó cho bà B. Nếu bà B không chứng minh được việc nhận tiền là tặng cho, trả nợ.. thì bà B phải có trách nhiệm trả khoản tiền đó cho ông A. Nếu bà B đã tiêu hết số tiền đó thì phải trả bằng tài sản khác.