Chào bạn.
Trước hết, pháp luật luôn khuyến khích các thành viên trong gia đình tự thương lượng, thỏa thuận với nhau về cách giải quyết, các bên cũng có thể nhờ đến chính quyền địa phương can thiệp, hòa giải nếu không tự thương lượng, giải quyết được. Trường hợp các bên không thể tự thương lượng, giải quyết và công tác hòa giải cơ sở tại địa phương cũng không có kết quả thì mới khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì việc giải quyết dựa trên các nguyên tắc như sau:
1/ Các bên tự xác định tài sản nào là tài sản có tranh chấp để toa án giải quyết, tài sản nào đã giải quyết rồi các bên không tranh chấp chấp nữa thì tòa án không giải quyết.
2/ Xác định hàng thừa kế thứ nhất của người chết theo quy định pháp luật gồm những ai, liệt kê đã đầy đủ chưa.
3/ Trong quá trình giải quyết, các bên thỏa thuận thống nhất được những gì, những gì không thống nhất thì tòa án sẽ giải quyết.
4/ Nếu chỉ cần người anh cả không chịu ký thỏa thuận phân chia thì dĩ nhiên là việc phân chia không thể thực hiện được và như vậy chỉ cần một trong những hàng thừa kế thứ nhất của người chết để lại di sản khởi kiện thì tòa án phải thụ lý để giải quyết.
5/ Tài sản là di sản của người chết gồm cả tài sản riêng và tài sản chung với người vợ còn sống. Về phần chia tài sản chung thì như bạn đã trình bày về cách chia theo quy định của pháp luật, luật sư không cần nhắc lại. Đối với phần tài sản riêng của người chết, phần nào họ đã định đoạt trước khi chết thì không giải quyết nữa. Phần nào họ chưa định đoạt hoặc thủ tục chưa đầy đủ, chưa hoàn tất mà nay cần giải quyết thì vẫn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết.
Thân mến