Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

Chủ đề   RSS   
  • #15685 17/10/2008

    tranglaw

    Lớp 9

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 12125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

    Em muốn hỏi về thực trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác hiện nay ở nước ta như thế nào?

    Theo luật hình sự Việt Nam, người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Hãy bình luận về quy định trên và liên hệ với thực xã hội hiện nay.
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 09/11/2010 11:49:19 PM cách dòng
     
    316818 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

55 Trang «<27282930313233>»
Thảo luận
  • #28924   12/03/2009

    phamthanhtaimd
    phamthanhtaimd
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2008
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 2279
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    Gui ban: Le van 159

    Vấn đề bạn quan tâm tôi xin trao đổi như sau:

    1. Tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự với khung hình phạt nhẹ nhất là có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, nặng nhất có thể bị phạt tù từ đến hai mươi năm hoặc tù chung thân phụ thuộc vào trị giá tài sản chiếm đoạt, hậu quả xảy ra và các tình tiết tăng nặng khác. Trường hợp của bạn chung tôi tạm xác định thuộc khảon 1 Điều 138 BLHS vì tài sản chiếm đoạt trị giá 7.000.000đồng (Tuy nhiên khi lượng hình Cơ quan PL còn căn cứ vào nhiều tình tiết khác như: có tổ chức hay không, tính chất chuyên nghiệp hay không, có thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm hay không, , hành hung tẩu thoát....để quyết định điều khoản áp dụng).
    2. Về vấn đề tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46 BLHS áp dụng cho các ìtnh tiết sau:
    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
    h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
    k) Phạm tội do lạc hậu;
    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
    m) Người phạm tội là người già;
    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
    o) Người phạm tội tự thú;
    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
    Ngoài ra Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
    3. Về vấn đề bạn hỏi liệu bạn có được hưởng án treo hay không, chúng tôi xin trả lời như sau: Khi xét xử, để xác định có cho hưởng án treo hay không, Toà án sẽ căn cứ vào rất nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của tội phạm, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của bị cáo, thái độ, biện pháp khắc phục hậu quả, mức hình phạt áp dụng....và có thể xem xét theo nguyên tắc chung như sau: Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
    Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
    Ngoài ra Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

    Trân trọng

    Luật sư Phạm Thành Tài
    Giám đốc Công ty luật Phạm Danh - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
    ĐT: 04.36342301/22338448/0913378662
    Email: pttailawyer@yahoo.com
    Web: http://www.luatphamdanh.net

    Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài

    - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.

    ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477

    Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com

    Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com

     
    Báo quản trị |  
  • #28925   12/03/2009

    levan_159
    levan_159

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    EM MUỐN HỎI THÊM VỀ TRỘM LAPTOP TRỊ GIÁ GẦN 7.000.000

    luật sư cho e biết thêm về tội trộm cáp tài sản của e có thể được miễn ở tù và bị án treo không ạ?mong luật sư hãy phân tích cho e hiểu tại e có mấy tình tiết giảm nhẹ?và có bị ở từ k?
     
    Báo quản trị |  
  • #28926   16/03/2009

    levan_159
    levan_159

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    TRỘM CẮP MÁY TÍNH XÁCH TAY(RẤT MONG ĐƯỢC SỰ GIÚP ĐỞ CỦA QUÝ LUẬT SƯ)

    trong vụ việc trộm cáp máy tính em rất cám ơn luật sư đã trả lời từng chi tiết cho e hiểu tình tiết vụ án của e.nhưng e muốn hỏi thêm luật sư là e hôm ngày ra khai báo e ra công an e sợ quá nên e đã nói cầm đồ nhưng thật sự là không phải e đã mang về nhà để(gđ không biết e cất giữ ở nhà)nhưng e đã lở khai với công an là e cầm đồ.vậy giờ e xin hỏi luật sư.giờ e sẻ ra cơ quan công an khai nhận lại là e không cầm đồ mà mang về nhà để e có bị thêm tội gì không ạ?và khi ra toà e có ép vào tội không thành khẩn khai báo không ạ?như vụ việc của e có bị tạm giam không luật sư?vì e năm nay học cao đẳng năm cuối chuẩn bị thi tốt nghiệp.nên giờ e rất hối hận và an năn những việc mình đả làm.e rất mong luật sư cho e lời khuyên và phân tích giúp e.E XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN LUẬT SƯ
     
    Báo quản trị |  
  • #29087   12/09/2009

    akanasu1
    akanasu1

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nếu bị phát hiện trong người có khoảng 7, 8 viên thuốc lắc thì có bị phạt tù không?

    bạn của tôi nói nếu chỉ có 7, 8 viên thuốc lắc trong người mà bị bắt thì chỉ cần nộp phạt hoặc cùng lắm là bị giam giữ vài ngày thôi, có đúng không ah? nếu bị khám xét thấy trong người có thuốc lắc hoặc chất gây nghiện thì với số lượng bao nhiêu sẽ bị giam giữ 7-8 tháng ah? mong mọi người giải đáp.
     
    Báo quản trị |  
  • #29088   12/09/2009

    DinhTrang85
    DinhTrang85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2009
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    chào bạn akanasu!

    thuốc lắc là một dạng ma túy tông hợp, nếu bị bắt mà phát hiện trong người có thuốc lắc, bạn của bạn  có thể bị truy tố về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, có thể bị phạt tù từ 2-> 7 năm, nếu mang trong người số lượng lớn thì bạn có thể bị tuyên phạt với một mức án nặng hơn,nặng nhất là hình phạt tử hình.

    mình trích dẫn một số điều khoản tại điều 194 BLHS có liên quan đến dạng ma túy mà bạn của bạn đề cập:

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm

    m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

    n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;


    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm  năm mươi mililít đến dưới  bảy trăm năm mươi mililít;

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  ba trăm gam trở lên;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


     
    Báo quản trị |  
  • #29053   15/06/2009

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Giết người khi người đó đã chết?

    Hôm nay có người hỏi mình tình huống này.
    A vì tức với B mà đã mang dao sang nhà B. Khi B đang trùm chăn kín mít A lao vào đâm B nhiều nhát rồi bỏ đi. Tuy nhiên khi khám nghiệm tử thi, thì cơ quan điều tra xác định trước đó B đã uống thuốc sâu tự tử và đã chết. Hỏi A có phạm tôi giết người không? Tại sao?
    Cập nhật bởi MTAThu vào lúc 18/04/2009 20:07:52
     
    Báo quản trị |  
  • #29054   17/04/2009

    Loakentrang
    Loakentrang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu theo nguyen tắc của Luật hình sự mình hiện nay thì tớ nghĩ là A ko phạm tội giết ng vì tộ giết ng có CTTP vật chất đòi hỏi phải có hậu quả chết ng xảy ra. Thaừng A này may mắn
     
    Báo quản trị |  
  • #29055   17/04/2009

    vutuan_dat
    vutuan_dat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gửi anh_tuan351!

    Trong tình huống này A có phạm tội giết người. Ở đây A đã có sự sai lầm về đối tượng tác động khi thực hiện tội phạm (đó là A với mục đích giết B đã đâm B nhiều nhát nhưng B đã chết trước đó do uống thuốc sâu tử tự) nhưng sai lầm về đối tượng thì không ảnh hưởng gì đến TNHS của người phạm tội. Vì vậy A vẫn phạm tội giết người!
     
    Báo quản trị |  
  • #29056   20/04/2009

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Tội giết người (Điều 93 BLHS 1999) có CTTP vật chất đòi hỏi phải có hậu quả chết người. Trong trường hợp này A sẽ bị xử lý theo Điều 246 về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả hài cốt!
     
    Báo quản trị |  
  • #29057   21/04/2009

    ductringuyen
    ductringuyen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sao lại là cấu thành vật chất, tội Giết người xâm phạm đến tính mạng sức khoẻ là một trong những chủ thể đặc biệt được Luật hình sự bảo vệ, vì vậy một người khi bắn người khác mà nạn nhân không chết nhưng vẫn bị khép vào tội giết người. Đâu cần phải có cái chết của người bị hại đâu. Vì vậy Giết người là cấu thành hình thức. Với tình huống trên xác định về ý thức chủ quan của người có hành vi phạm tội tưởng nạn nhân chưa chết dẫn đến A có hành vi đâm nhiều nhát do vậy A vẫn bị định vào tội Giết người. Bạn nên tìm hiểu lại về tội Giết người. Còn tội xâm phạm mồ mả là về ý thức người phạm tội biết người đó đã chết do thù tức hoặc nguyên nhân khác mà có hành vi xâm phạm vào xác chết. A chỉ phải chịu trách nhiệm nhẹ hơn vì không phải là người gây ra cái chết trực tiếp cho nạn nhân thôi. Thân!
    Cập nhật bởi ductringuyen vào lúc 21/04/2009 11:37:56
     
    Báo quản trị |  
  • #29058   26/04/2009

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Tính mạng sức khỏe con người là một quan hệ xã hội được LHS bảo về (khách thể của tội phạm). Bạn nói "Tội giết người xâm phạm đến tính mạng sức khỏe là một trong những chủ thể đặc biệt được Luật hình sự bảo vệ" là ko đúng. Chủ thể của tội giết người là bất kì ai, đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. Việc một người bắn một người nhưng nạn nhân ko chết vẫn bị khép vào tội giết người ở trường hợp phạm tội chưa đạt. Vấn đề Phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 18 BLHS, bạn có thể xem xét lại.
     
    Báo quản trị |  
  • #29059   26/04/2009

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Nhưng cám ơn ductringuyen, sau khi tìm hiểu kỹ về khách thể của tội phạm, mình đồng tình với quan điểm của bạn vutuan_dat, A đã có sự sai lầm về đối tượng tác động khi thực hiện tội phạm, điều này ko ảnh hưởng gì đến việc cấu thành tội phạm vì thế, A phạm tội giết người!
     
    Báo quản trị |  
  • #29060   27/04/2009

    ductringuyen
    ductringuyen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    oc! cuoi cung van la toi giet nguoi dung khong. Tai luc do thay co nguoi bao thang A khong phai la toi Giet nguoi nen buc xuc qua thi post len luon nen khong nhin lai cac dieu luat. Cam on phamthuphuonganh da gop y, khuyet diem cua toi la thay cai gi sai la noi lien nen hoi thieu tu ngu mot chut.

    Cập nhật bởi ductringuyen vào lúc 27/04/2009 16:12:33
     
    Báo quản trị |  
  • #29061   28/04/2009

    tanmylan
    tanmylan

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo tôi, chưa đủ yếu tố để cấu thành tội giết người!

    Điều 93 BLHS quy định tội giết người, Điều 93 này nằm trong chương XII BLHS quy định về "các tội xâm phạm tính mạng, sưc khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người". Và theo Chương này thì trường hợp trên không còn khách thể của tội giết người (do B đã chết trước đó, tức tính mạng, sức khỏe của B đã không còn khi A thực hiện hành vi của mình). Tuy nhiên, ta có thể xem xét các tội danh khác để xác định xem A có phạm tội khác hay không. Ở đây ta cũng có thể xem xét A có phạm vào tội 246 BLHS hay không. Các bạn nghĩ thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #29062   06/06/2009

    ductringuyen
    ductringuyen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hiện nay đã có Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Việt Nam chuyên sâu do Thạc Sỹ Đinh Văn Quế phát hành đấy, tại điều 93 đã có nói rõ tình tiết này rồi. Ở trong diễn đàn khi bàn về vấn đề gì thì tôi đề nghị các bạn nên tham khảo sách trước, chứ cứ mỗi người 1 ý thế này thì không đi tới đâu vì không ai chịu chấp nhận ý kiến của người khác.
     
    Báo quản trị |  
  • #29063   08/06/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    ductringuyen viết:
    hiện nay đã có Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Việt Nam chuyên sâu do Thạc Sỹ Đinh Văn Quế phát hành đấy, tại điều 93 đã có nói rõ tình tiết này rồi. Ở trong diễn đàn khi bàn về vấn đề gì thì tôi đề nghị các bạn nên tham khảo sách trước, chứ cứ mỗi người 1 ý thế này thì không đi tới đâu vì không ai chịu chấp nhận ý kiến của người khác.

     Sai lầm, đó cũng chỉ là một cuốn sách "bình luận" của một thạc sĩ luật học, một nhà khoa học, chứ không phải một chuẩn mực, một quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành buộc các nhà thi hành luật phải tuân thủ và  áp dụng, trong các tình huống và xét xử thực tế nó phức tạp hơn nhiều, không đơn giản như vậy. vì vậy các ý kiến liên quan của các thành viên về vẫn đề này cũng có gia trị để tham khảo như cuốn sách "bình luận" vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #29064   08/06/2009

    quoc007
    quoc007
    Top 500
    Male
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (247)
    Số điểm: 1262
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Ý Kiến

    Tôi đồng ý với ý kiến của thuongluong: Vì đây là trang diển đàn ngoài việc giải đáp những thắc mắc và vướng mắc pháp lý của các thành viên, còn là nơi để chúng ta tranh luận một vấn đề khoa học pháp lý (cho dù là vấn đề đó đã được quy định rõ hay vẫn còn tranh cải). Vì quan điểm của tôi là có phản biện mới có đổi mới, mà có đổi mới thì mới có thể phát triển và khắc phục những vấn đề chưa chính xác hoàn thiện.

    Vấn đề pháp luật thực sự rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội, mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ xã hội.
    Vì thế một quy định mang tính chuẩn mực cao chỉ khi có sự xây dựng trên một quy trình bài bản (có lấy ý kiến tiếp thu từ người dân, và ý kiến phản biện từ các nhà khoa học), dựa trên thực tế của mối quan hệ xã hội và xuất phát từ yêu cấu của mối quan hệ đó.
    => Quan điểm của tôi thì mọi vấn đề cần mổ xẻ trên tin thần tích cực cùng xây dựng một xã hội dân chủ pháp quyền.
    Thân chào !
     
    Báo quản trị |  
  • #29065   10/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


    A không phạm tội giết người: 
        -Tội giết người không cấu thành vật chất như bạn nào đó đã nêu ( Đòi hỏi phải có người chết ) và sử dụng việc cấu thành hình thức để buộc tội A trường hợp này là dính 388 vì khách thể bị hành vi của A xâm hại không phải là tính mạng của B.
        - A có mục đích giết B, đã thể hiện bằng hành vi dùng dao đâm B nhưng B không chết vì hành vi của A.
        - Xét trong mối quan hệ nhân-quả, hành vi của A không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của B nên A không phải chịu trách nhiệm HS về cái chết của B. Do đó A ko phạm tội Giết người. 
        - Trường hợp này xem xét A ở tội danh: Xâm phạm mồ mả, hài cốt là chính xác
    Cập nhật bởi zamaza vào lúc 10/06/2009 08:24:06
    Cập nhật bởi zamaza vào lúc 10/06/2009 08:32:24
     
    Báo quản trị |  
  • #29066   12/06/2009

    anhdeptrai
    anhdeptrai

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mục đích của A là giết B. và A đã thực hiện hành vi giết B = dùng dao đâm nhiều nhát để nhằm tước đoạt tính mạng B. But B đã bị chết douống thuốc sâu trước đó, là nằm ngoàiý nghĩ chủ quan của B. Vì vậy A đã cấu thành tp gíêt người
     
    Báo quản trị |  
  • #29067   12/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


           Mục đích, động cơ phạm tội trong cấu thành tội giết người không phải là yếu tố bắt buộc, hậu quả cũng không phải là yếu tố bắt buộc, ý kiến cho rằng tội giết người cầu thành hình thức là đúng; Trong trường hợp này phải xem xét từ cấu thành tội phạm cụ thể, ở đây là 4 yếu tố cầu thành tội phạm: 
        - Một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm là: Khách thể của tội phạm, không có khách thể của tội phạm thì không cấu thành tội phạm <= ( Ko phải CM).
        - Khách thể của tội phạm tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người nào. 
        - Một trong những khách thể được luật hình sự nước VN bảo về là: Tính mạng của con người.
        - Khách thể trong điều 93 - BLHS là: Tính mạng con người bị hành vi phạm tội xâm hại.
       
         anhdeptrai và những người theo quan điểm định tội A phạm tội giết người ( phạm vào Điều 93): Các bạn chứng minh thế nào về khách thể mà hành vi của A đã xâm hại, không nhẽ B đã chết nhưng vẫn còn "tính mạng". Việc A biết B chết hay chưa chết không liên quan gì ở đây (xem lại phía trên).
        Mong các bạn đừng phát biểu mang tính cảm tính, xin được phản hồi.
        

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!