Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

Chủ đề   RSS   
  • #15685 17/10/2008

    tranglaw

    Lớp 9

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 12125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

    Em muốn hỏi về thực trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác hiện nay ở nước ta như thế nào?

    Theo luật hình sự Việt Nam, người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Hãy bình luận về quy định trên và liên hệ với thực xã hội hiện nay.
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 09/11/2010 11:49:19 PM cách dòng
     
    317416 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

55 Trang «<28293031323334>»
Thảo luận
  • #29068   15/06/2009

    thannguyentuantai72
    thannguyentuantai72

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2009
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    không thể cấu thành tội giết người được

    Theo quy định của bộ luật hình sự thì tội giết người chỉ được cấu thành khi nạn nhân vẫn còn sống tại thời điểm A thực hiện hành vi phạm tội.Trong trường hợp trên,giữa hành vi của A và hậu quả B chết không có gì liên quan cả.Nên không thể nói là A giết B được .Tuy nhien cần phân biệt các trường hợp để truy cứu TNHS  đối với A
     
    Báo quản trị |  
  • #29069   15/06/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Với tình huống này tôi đồng tình với quan điểm của anh vutuan_dat, là A đã phạm tội giết người. Nếu đó là tình huống thật, thì chắc chắn A sẽ bị truy cứu tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS.
     Trong trường hợp này A bị khép tội không phụ thuộc vào việc B đã chết trước bởi một lí do khác, hay do nhát dao của A. Nhưng các cơ quan pháp luật sẽ trừng phạt A vì hành vi và động cơ đâm nhát dao đó.
      Rõ ràng trong trường hợp này khách thể (tính mạng của  B) là đối tượng tác động của A, là mục đích và động cơ của A nhằm tước đoạt tính mạng người khác của A, nếu B mà chưa chết trước vì tự tử, thì chắc chắn cũng sẽ chết vì nhát dao của A, vì vậy không thể cho rằng  may mắn cho A thoát tội, vì  rằng B đã chết trước. A đáng bị trừng phạt vị hành vi côn đồ, sát thủ của mình.
     Theo một số ý kiến là truy theo tôi xâm phạm thi thể, mồ mả người đã chết, tôi cho rằng không đúng, vì tội này thì người thực hiện phạm tội biết người đó đã chết, nhưng vì mục đích nào đó đã xâm phạm một cách trái pháp luật.
    VD: mổ để lấy nội tạng (trái pháp luật).
    Hay như thời xưa đào mả lên để quất roi vào thân người đã chết để hả giận.....

     
    Báo quản trị |  
  • #29070   15/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


        - Cơ quan pháp luật không "trừng phạt" một ai đó về hành vi và động cơ nếu không đúng luật đâu bạn àh <= Cái này đền bù theo 388 không ai kham nổi đâu .
        - Nếu tình huống này là thực tế, với kinh nghiệm thực tế tôi mạn phép suy luận như sau:
        Ban đầu cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án " Giết người" nhưng đến khi khởi tố bị can với A mới cực kỳ bối rối ( Có thể đã bắt giữ A), chắc chắn không dám ký quyết định khởi tố bị can với A về tội giết người.... => Cuối cùng thì họp 3 ngành nội chính ( Dường như trên toàn quốc cuộc họp 3 ngành nội chính có ý nghĩa quyết định đến việc truy tố 1 ai đó), bàn đi tính lại, rốt cuộc cũng không quyết định được việc khởi tố A về tội GIết người=> Con bài cuối cùng là tìm cho A một tội danh để truy tố vì hành vi và động cơ của A là phải bị "trừng phạt", con bài có vẻ hợp lý hơn cả là tội danh: Xâm phạm mồ mả... Và khi 3 ngành đã quyết thì A chắc chắn sẽ bị truy tố về tội: Xâm phạm....
        - Chủ topic đâu rồi, lên tiếng coi, tình huống này có phải đã xảy ra trong thực tế hay không, đã được xử lý như thế nào.
        - Nhân đây cũng trao đổi về Bình luận khoa học: thuongluong nói đúng, suy cho cùng thì bình luận khoa học cũng chỉ là ý kiến của 1 người hoặc một nhóm người.. và chúng ta cũng đang bình luận... Tuy nhiên, phải hiểu rộng hơn: Tuy các ý kiến Bình luận khoa học mang tính cá nhân nhưng chúng được nghiên cứu, phát triển theo một quy trình khoa học, được nhiều người thừa nhận, tham khảo và coi đó là một chuẩn mực để xem xét, đánh giá các tình huống thực tế chứ không như chúng ta, đơn giản chỉ là bình luận

    Cập nhật bởi zamaza vào lúc 15/06/2009 15:03:11
     
    Báo quản trị |  
  • #29071   15/06/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Nếu xác định được rằng, A có động cơ và mục đích giết B và trước khi đâm nhát dao A không biết rằng B đã chết trước, A cứ ngờ rằng B chết vì nhát của mình và thoả mãn.
     Nếu trong trường hợp này "họp liên ngành" mà không tố A vì tội giết người thì mới là đã "trao" sự may mắn cho A mà bỏ lọt tội phạm. Tôi không phải là nió theo cảm tính mà rõ ràng đây là một hành vi giết người có chủ đích. Thật may cho B đã tự tử để có cái chết nhẹ nhàng, không thì lĩnh nhát dao này thì chết thảm quá.
      Xin so sánh với trường hợp buôn bán ma tuý, nó cũng giống trường hợp này, đó là nhầm đối tượng nhưng vẫn bị truy tố, và đã có trong thực tế. Tức là 2 người trao đổi, buôn bán ma tuý, đã trao hàng, trao tiền (nghĩ rằng đang mua và bán ma tuý thật), nhưng khi công an bắt được, khi giám định dù đó không phải là ma tuý, thì vẫn truy tố về tội buôn bán ma tuý

     
    Báo quản trị |  
  • #29072   15/06/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    xin lạc đề một chút để trao đổi với anh Zamaza

    "thuongluong nói đúng, suy cho cùng thì bình luận khoa học cũng chỉ là ý kiến của 1 người hoặc một nhóm người.. và chúng ta cũng đang bình luận... Tuy nhiên, phải hiểu rộng hơn: Tuy các ý kiến Bình luận khoa học mang tính cá nhân nhưng chúng được nghiên cứu, phát triển theo một quy trình khoa học, được nhiều người thừa nhận, tham khảo và coi đó là một chuẩn mực để xem xét, đánh giá các tình huống thực tế chứ không như chúng ta, đơn giản chỉ là bình luận'"
     
    Không chỉ riêng tôi mà tất cả chúng ta đều rất (và phải )trân trọng những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là khoa học luật.      Tuy nhiên giữa các lý luận, phân tích của khoa học với những người trực tiếp thực thi thực tiến thì có một khoảng cách, nó không chỉ đơn giản như những gì trên trang giấy mà các nhà khoa học đã viết mà rất phức tạp, chính vì sự phức tạp của thực tế, nên lawsoft mới có những câu hỏi gặp từ thực tế tăng lên không ngừng, mà có câu hỏi hàng ngàn thành viên mà không có lời giải đáp, như tình huống này đây, đã có vô vàn ý kiến và nếu Tác giả cuốn bình luận, khi tham gia với tư cách là thành viên thì cũng chỉ dám đưa ra ý kiến mà thôi. Chứ có nhà khoa học pháp lý nào dám đến toà án để nói rằng, phải xử thế này thế nọ. Như thế chẳng còn án oan sai nữa rồi.
      Tôi nghĩ nhứng nghiên cứu của các nhà khoa học pháp lý  là ngọn đuốc, mà các luật sư khi cầm đuốc trong tay, thích chạy đường nào cũng được.

     
    Báo quản trị |  
  • #29045   21/04/2009

    vutuan_dat
    vutuan_dat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điểm d, khoản 2 tình tiết "sử dụng vũ khí nguy hiểm" Điều 133. Tội cướp tài sản

    Nếu A dùng là súng giả để cướp tài sản của B, B tưởng là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi A lấy tài sản của mình đã không có phản ứng gì.
    Mình muốn biết có văn bản pháp luật nào đề cập tới tình tiết trên không?
     
    Báo quản trị |  
  • #29046   16/04/2009

    quoc007
    quoc007
    Top 500
    Male
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (247)
    Số điểm: 1262
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Hung khí , Vũ khí

    Trao đổi thêm:
    Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HDTP:

    Về khái niệm "vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự

    "Vũ khí" là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).
    Thân chào !

     
    Báo quản trị |  
  • #29047   19/04/2009

    ductringuyen
    ductringuyen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    A vẫn bị xét vào điểm d khoản 2 điều 133 bạn ạ. Vì ở đây ta đánh giá đến ý trí của chủ thể bị xâm phạm đã thấy điều đó có thể xâm hại đến tính mạng và sức khoẻ của mình. Nhưng do vũ khí là giả nên nên xét vào dạng thủ đoạn khác.
     
    Báo quản trị |  
  • #29048   19/04/2009

    vutuan_dat
    vutuan_dat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ở tình huống trên đúng là A phạm tội cướp tài sản với tình tiết sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác (điềm d khoản 2 Điều 133 BLHS) nhưng mình muốn biết liệu có văn bản pháp luật nào đề cập đến tình tiết là sử dụng vũ khí giả ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #29049   21/04/2009

    ductringuyen
    ductringuyen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn tìm hiểu thêm ở "Thủ đoạn nguy hiểm" là thủ đoạn được hướng dẫn tại điểm 5.1 mục 5 phần I thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm 1999. Nhưng trong đây không đề cập đến việc dùng súng giả, việc này chỉ được Thạc sỹ Quế đề cập đến trong Bình luận chuyên sâu BLHS - 10 tập thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #29037   21/04/2009

    tiengvl
    tiengvl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tình tiết phạm tội có tính chât chuyên nghiệp

    một người là lưu manh chuyên nghiệp thực hiện hành vi cướp tài sản thì có phải chiu tình tiết tăng nặng "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" hay không ạ?
     
    Báo quản trị |  
  • #29038   19/04/2009

    vutuan_dat
    vutuan_dat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gửi tiengvl!


    Khoản 2 Điều 48. Các tình tiết tăng nặng TNHS có qui định:
    2. Những tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khhung hình phạt
    thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
    Vì vậy nếu trong tội cướp tài sản có qui định tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" là yếu tố định khung thì người phạm tội sẽ không phải chịu tình tiết này là tình tiết tăng nặng theo điểm b khoản 1 Điều 48.
    Khoản 2, Điều 133. Tội cướp tài sản có tình tiết định khung là "Có tính chất chuyên nghiệp" (điểm d). Do đó người phạm tội thực hiện hành vi "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" sẽ không phải chịu tình tiết này là tình tiết tăng nặng mà người đó sẽ phạm tội cướp tài sản với tình tiết "Có tình chất chuyên nghiệp".

     
    Báo quản trị |  
  • #29039   21/04/2009

    ductringuyen
    ductringuyen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    phạm tội có tính chất chuyên nghiệp trong xâm phạm sở hữu là khi những người bảo vệ luật pháp chứng minh được người phạm tội lấy những hành vi xâm phạm tài sản của người khác làm nguồn sống chính cho mình. Để xem xét một cá nhân ví dụ cướp tài sản người khác là có tính chất chuyên nghiệp thì phải chứng minh được người phạm tội lấy nguồn sống như tiền, vật chất cướp được làm phương tiện để kiếm sống. Thân!
    Cập nhật bởi ductringuyen vào lúc 21/04/2009 11:42:30
     
    Báo quản trị |  
  • #29018   10/04/2009

    nguoitrongnang
    nguoitrongnang

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    TỘI ĐÁNH BẠC

    Tôi có một người dì , bà ấy có tham gia đánh bài và bị bắt , tiền dưới chiếu bạc là 1550000 và trong người là vài triệu . Đây là lần đầu tiên bà ấy bị bắt và bà chưa có tiền án tiền sự gì hết , ngoài ra chồng bà ấy là thương binh . Xin cho tôi được hỏi với tội như vậy thì bà ấy sẽ bị xử như thế nào? Xin cám ơn.
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 07:40:28 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #29019   10/04/2009

    LGQuangHa
    LGQuangHa

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trao đổi

    Về tội đánh bạc tôi có ý trao đổi với bạn sau:
    1. Tội đánh bạc quy định tại: Điều 248 BLHS 1999.
    Hình phạt thấp nhất là phạt tiền 5 triệu đồng cao nhất là 7 năm tù tùy vào mức độ hành vi phạm tội.
    2. Về cách xác định giá trị tài sản tham gia đánh bạc để xác định mức độ hành vi:
    - Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng là có giá trị lớn
    - Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng là có giá trị rất lớn
    - Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên là có giá trị đặc biệt lớn

    3. về "Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc" bao gồm:
    - Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
    - Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc;
    - Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
    Thân chào !
     
    Báo quản trị |  
  • #28991   15/04/2009

    VUHUANTDE
    VUHUANTDE

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/02/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội Đáng bài

    Ngày 24/2/2009 Em gái tôi bị bắt tội đánh bài tư sắc  Ncùng với bảy người khác, tang vật thu được tại chiếu bạc là 350.000 ngàn , tang vật tiền trong người tất cả tám người là :6.000.000 đồng.
    Hồ sơ vụ án do công an huyện bình chánh xử lý , sau đó tất cả tám người được tạm tha dưới sự bảo lãnh cũa người thân , hồ sơ đang được chuẩn bị khởi tố vụ án . Sau đó khoảng một tháng là ngày 25/3/09 sau công an huyện bình chánh có mời lên và nói rằng : Nếu không chi tiền cho họ (Công An) , mổi người là 8.000.000 triệu nếu không họ sẽ bắt giam trở lại đề chờ ngày ra tòa và hẹn trong vòng năm ngày phải chi tiền cho họ. Cho tôi hỏi : Công an Đã có lệnh tạm tha  toại ngoại rồi , họ có quyền bắt tạm giam lại không?.Tội đánh bạc những người trên nếu ra tòa bị thì bị xũ lý như thế nào? (tất cả đều bị lần đầu tiên ). hiện nay tôi nên làm gì ?và rất hoang mang . cám ơn luật sư rất nhiều
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 07:46:51 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #28992   15/04/2009

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    1. Trong quá trình điều tra cơ quan điều tra có thể bắt tạm giam lại bị can nếu thấy cần thiết.
    2. Tội đánh bạc:
    Điều 248.  Tội đánh bạc 

    1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt  tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

    c) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi  triệu đồng.

    Điều 249. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

    1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật  này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm,  thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các  trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

    c) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn  có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
    3. Khi xem xét quyết định hình phạt có thể được áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điều 46 BLHS điểm: h

     
    Báo quản trị |  
  • #29175   21/07/2009

    hoangodixe
    hoangodixe

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho hỏi về tai nạn GT (đường bộ) gây chết người

    Xin chào văn phòng luật sư online!
    Cho tôi hỏi trường hợp khi điều khiển xe gắn máy gây tai nạn GT dẫn đến chết người , và người vi phạm TNGT không có bằng lái , nồng độ cồn trong người cao hơn 10 lần cho phép , chạy ngược chiều . Hiện tại người vi phạm cũng đang trong tình trang hôn mê cấp cứu , người bị nạn thì đã chết . Như vậy cho tôi hỏi trường hợp trên mức xử phạt cao nhất và thấp nhất ở mức độ nào khi có và không có đơn bãi nại của bên người bị tai nạn .
    Xin văn phòng trả lời giúp vì đây là trường hợp đang diễn ra , bản thân tôi là người nhà của người gây tai nạn nên rất hoan man và lo lắng .
    Xin chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #29176   22/07/2009

    quoc007
    quoc007
    Top 500
    Male
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (247)
    Số điểm: 1262
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Ý Kiến

    Trường hợp người thân bạn thì với nội dung như bạn nêu, thì đã vi phạm pháp luật hình sự được quy định tại điều 202 BLHS1999.
    Vi phạm và chịu trách nhiệm quy định tại điều 202 điểm a,b khoản 2, với khung hình phạt từ 3- 10 năm tù.
    Còn mức án cụ thể do Tòa án định ra dựa trên cơ sở kết luận điều tra của CA, lời khai của các bên, Thân nhân của người phạm tội, các tình tiệt tăng nặng và giảm nhẹ nếu có.
    Thân chào!
    Cập nhật bởi quoc007 vào lúc 22/07/2009 11:45:00
     
    Báo quản trị |  
  • #29177   10/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


        Bạn thân mến, trường hợp này bạn nên tập trung cấp cứu người nhà và thăm hỏi thân nhân gia đình người bị hại, nghĩa tử là nghĩa tận đúng theo nghĩa của nó. Hãy làm như chính người bị hại là thân nhân của mình . Nếu được như vậy thì trong bất kỳ tình huống nào cũng có lợi cho thân nhân của bạn và chính bạn
        Truờng hợp bạn làm tốt công tác bồi thường dân sự thì có thể được xem xét miễn truy cứu TNHS theo điều 46-BLHS ( có đơn của bị hại); nếu có phải truy cứu thì mức án có thể xem xét dưới khung, án treo. ( Khung hình 3-10 năm tù)
        Mức tiền bồi thường thì theo thoả thuận dân sự giữa 2 bên, không có định khung, thông thương từ 20 tr =>.... ( có trường hợp lên đến hơn 100 tr). Nếu để toà tuyên trong xử hình sự ( phụ thuộc vào chi phí của gia đình bị hại, có vợ-chồng-con jì chưa, con nhỏ hay lớn) mức thông thường không quá 20 triệu.
        Tập trung cấp cứu người nhà => Sống, khoẻ là ưu tiên số 1, hỗ trợ ban đầu chi phí mai táng bị hại là ưu tiên thứ 2, kế đến là bàn việc bồi thường dân sự ... cuối cùng là " có bệnh thì vái tứ phương" quan tâm một chút đến cán bộ công an thụ lý hồ sơ (không theo nghĩa hối lộ), tạo tâm lý thoải mái để người ta làm việc => giúp mình.

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!