tuongvi_030693 viết:cho e hỏi nếu A và B cung đi cướp giật tài sản theo cách A lái xe còn B giật túi của người đi đường. chúng đã thực hiện được 3 vụ với tổng số tài sản trị giá là 40 triệu đồng. nếu A 15 tuổi thì A và B có phải là những người đồng phạm không???tại sao???
Câu hỏi khá đơn giản mà bạn. "Xe" bạn nêu trong câu hỏi là mô tô, xe máy đúng không.
Tiểu mục 5.3 mục 5 Phần I Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định như sau:
"Dùng thủ đoạn nguy hiểm" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS là dùng thủ đoạn để cướp giật tài sản mà nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác như dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy... Cần chú ý là trong trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì phải áp dụng cả hai tình tiết định khung hình phạt quy định tại các điểm d và h khoản 2 Điều 136 BLHS.
Như vậy thì hành vi của A và B thuộc quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS, có khung hình phạt là phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Và hành vi của A, B là hành vi cố ý.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 BLHS thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS thì tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 136 là tội phạm rất nghiêm trọng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS thì người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy hành vi của A là hành vi phạm tội.
Do đó mà A sẽ bị truy cứu TNHS theo khoản 2 Điều 136 BLHS. Và nếu B cũng là người đã đủ 14 tuổi thì B cũng bị truy cứu TNHS theo khoản 2 Điều 136 BLHS.
Vậy ta đã có kết luận A và B là những người đồng phạm.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!