Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

Chủ đề   RSS   
  • #15685 17/10/2008

    tranglaw

    Lớp 9

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 12125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

    Em muốn hỏi về thực trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác hiện nay ở nước ta như thế nào?

    Theo luật hình sự Việt Nam, người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Hãy bình luận về quy định trên và liên hệ với thực xã hội hiện nay.
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 09/11/2010 11:49:19 PM cách dòng
     
    316824 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

55 Trang «<30313233343536>»
Thảo luận
  • #29109   06/05/2009

    ductringuyen
    ductringuyen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khi xác định một hành vi nào là tội phạm, thì các nhà làm luật căn cứ vào các hành vi ngườ phạm tội thực hiện, còn "thấy ghét" ở đây tôi nghĩ chủ Topic do là người thân với người có hành vi sai trái thêm vào thôi. Tôi đồng ý với ý kiến của Quoc07. Uống rượu thậm chí còn được xem là tình tiết tăng nặng ví dụ như ở điều 202 "vi phạm các qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Nếu bảo "thấy ghét" bất kỳ ai rồi hành hung hoặc lấy tài sản của người khác mà không phạm tội thì xã hội này loạn.
    Cập nhật bởi ductringuyen vào lúc 06/05/2009 18:15:20
     
    Báo quản trị |  
  • #29110   06/05/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    #ccc" align="left">

    Các bạn càng bình thì càng đi lệch tâm. 4 YTCTTP đâu rùi, sao ko dùng chúng để phân tích? Khi bàn về vụ việc hình sự thì chúng ta nên nói "hành vi có dấu hiệu của tội ..." thì hơn.

    Cập nhật bởi tranquoclegal vào lúc 06/05/2009 18:27:21

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #29089   28/04/2009

    duongvanmen
    duongvanmen

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    đi đánh bạc bị công an gọi lấy lời khai và cáo trạng ở khoản B điều 248 bộ luật hình sự

    20h tối con tôi đi đánh bạc bằng hình thức sóc đĩa được 1 lúc thì về ,
    đến 23h đêm công an tỉnh ập vào bắt ,nhưng con tôi không có mặt ở đó,vì có người khai và bị công an gọi lấy lời khai và có cáo trạng,
    trong cáo trạng có ghi con tôi nằm ở khoản B điều 248 bộ luật hình sự.
    theo luật sư thì con tôi bị xử tội nào!
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen vào lúc 01/05/2009 09:28:11
     
    Báo quản trị |  
  • #29090   28/04/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Chào bạn
    Khoản 2 Điều 248 BLHS quy định: "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a/ Có tính chất chuyên nghiệp;
    b/ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
    c/ Tái phạm nguy hiểm;
    Tiền và hiện vật dùng vào đánh bạc có giá trị từ mười triệu đến dưới một trăm triệu đồng là có giá trị rất lớn; có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên là có giá trị đặc biệt lớn.
    Việc quyết định mức hình phạt cụ thể như thế nào phải căn cứ vào tính chất mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân của bị cáo và thái độ thành khẩn, ăn năn hối cải của bị cáo.
    Thân mến

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #29076   24/06/2009

    ductringuyen
    ductringuyen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin hỏi về việc định tội danh trong trường hợp này?

    có một tình huống mà tôi luôn thắc mắc: A và B là dân quân được giao súng để làm nhiệm vụ. A và B rủ nhau ra đồng bắn chim. Khi nhìn thấy 1 đàn cò trắng A bảo B bắn nhưng khi dơ súng lên ngắm bắn thì B nhìn thấy chị C đang làm cỏ ở gần đàn cò trắng thì B dừng lại bảo A "tao sợ nhỡ bắn trúng bà kia thì sao". A trả lời "mày cứ bắn đi, không sợ đâu, trách nhiệm tới đâu tao chịu". Nghe vậy B lại ngắm bắn, sau khi bắn không chú cò nào chết, hậu quả chị C bị trúng đạn và chết do bị trúng đạn của B. Tình huống trên thầy giáo dạy tôi bảo xét B vào tội Vô ý làm chết người. Tôi thấy không thoả đáng. Vì ở đây B đã nhìn thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc hậu quả xảy ra. Vì vậy vẫn phải xem xét vào lỗi Cố ý của tội Giết người. Xin mọi người đóng góp ý kiến về việc định tội và xét trách nhiệm của A trong trường hợp này? so sánh trường hợp này với việc mắc dây điện để chống trộm gây ra cái chết cho người khác thì người mắc điện bị kết tội là Giết người và cái này tôi thấy có điểm tương đồng? Ý kiến của mọi người thế nào mong được giải đáp?
    Cập nhật bởi ductringuyen vào lúc 19/04/2009 23:41:25
     
    Báo quản trị |  
  • #29077   21/04/2009

    VietThuong
    VietThuong
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 60 lần


    Ở đây có 2 lỗi mà chúng ta phải phân biệt đó là là giết người do lỗi vô ý vì quá tư tin( Đ98 ) và lỗi cố ý gián tịếp giết người (Đ93). Theo mình thì trường hợp này B đã phạm tội tại Đ 93 vì xét tình huống bạn nêu thì rỡ ràng B đã nhận thức rõ ràng hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho người khác, thấy trước rằng hậu quả giết người có thể xảy ra( vì thế B mới sợ không bắn nữa, và nói với A là "tao sợ nhỡ bắn trúng bà kia thì sao". Nhưng do được A khích lệ  B đã bỏ mặc hậu quả nguy hiểm sẽ xảy đến cho người khác, vẫn cố tình bắn đàn cò. Hành vi đó của B đã cố tình để mặc cho hậu quả xảy ra .Rõ ràng trường hơp này hoàn toàn khác với trường hợp “ B cứ tường trong bụi rậm có con lợn rừng nên đã bắn không ngờ trong bụi râm đó không phải con lợn mà là một người đi hái măng..”. Trường hợp này B sẽ xét vào tội vô ý giết người vì quá tự tin.

     
    Báo quản trị |  
  • #29078   21/04/2009

    ductringuyen
    ductringuyen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn Vietthuong! thế còn trách nhiệm của A trong trường hợp này là thế nào? và bạn có biết tài liệu nào hướng dẫn chi tiết hơn về việc phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và cố ý gián tiếp không? tôi thấy 2 vấn đề này khi nói trên lý thuất thì dễ dàng phân biện về ngôn từ nhưng khi áp dụng ra thực tế ví dụ như tình huống trên thì các nhà làm luật thường áp dụng theo ý thức chủ quan của mình và lái vụ án theo suy nghĩ đó.
     
    Báo quản trị |  
  • #29079   22/04/2009

    VietThuong
    VietThuong
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 60 lần


    Trong trường hợp này xác định tội danh của A rất khó. Vì thực tế A không có ý định xúi giục C giết người. mặc dù câu nói của A là “ cứ bắn đi trách nhiệm tới đâu tao chịu” nhưng việc A nói là “ bắn đi” là bắn vào đàn chim chứ không phải là Bắn vào C. Vì vốn dĩ A nghĩ rằng trong trường hợp này sẽ không gây nguy hiểm tới tính mạng của C.

    Đúng như bạn nói, trên thực tế để phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý giết người vì quá tự tin rất khó xác định và chỉ mang tính chất tương đối. mình cũng chưa thấy có Vb nào quy định vấn đề này ngoài BLHS.

    Trên thực tế ta thấy rằng cả hai lỗi này đều giống nhau là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều thấy trước hậu quả  nguy hiểm cho xã hội, nhưng mặt khác nó lại có sự khác nhau ở chỗ: Người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp thì thấy hậu quả xảy ra tuy họ không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho nó xảy ra. Có nghĩa là chấp nhận hậu quả xảy ra cho dù thực tế có như thế nào chăng nữa, Còn vô ý vì quá tự tin thì lại khác, họ thấy hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra nhưng lại cho rằng hậu quả đó không không xảy ra. Một bên là để mặc hậu quả và một bên cho rằng hậu quả đó không vảy ra. Vì thế ở tội vô ý vì quá tự tin khả năng hậu quả không xảy ra và khả năng hậu quả xảy ra đều là khả năng thực tế và người phạm tội đã tin vào khả năng thực tế hành động sẽ không xảy ra khi quyết định xử sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #29080   22/04/2009

    ductringuyen
    ductringuyen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Do không có văn bản nào qui định cụ thể về việc này nên tôi nghĩ các luật sư sẽ dựa vào việc này để giúp thân chủ của mình thoát tội, còn các điều tra viên thì sẽ khó có thể định tội được rõ ràng để khởi tố một vụ án và bị can. Dễ dẫn đến tình trạng bỏ xót lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Tình tiết như trên ngoài thực tế thì tỷ lệ xảy ra rất cao vậy mà ít người tham gia, buồn thật. Cám ơn Vietthuong lần nữa.
     
    Báo quản trị |  
  • #29081   06/06/2009

    ductringuyen
    ductringuyen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    lâu không quay lại diễn đàn. Hôm nay ngồi đọc lại của ViếtThương!. Xin góp ý là không có tội Vô ý giết người đâu, vì từ Giết người đã bao hàm cả Cố ý rồi chỉ có Vô ý làm chết người thôi.hihi:). Góp ý để tránh sai sót về ngôn từ sau này!
     
    Báo quản trị |  
  • #29082   10/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


    Híc, vô ý giết người lần đầu tiên mình nghe qua, rồi các bạn dùng khái niệm lỗi vô ý để ghép người ta vào tội giết người thật oan cho người ta quá.
    - Tội giết người, quy định tại điều 93 - BLHS chỉ có hình thức lỗi duy nhất là: Cố ý. Trong đó có cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp ( Không có cố ý vì cẩu thả hay quá tự tin đâu nhé, nó là của lỗi vô ý).
    - Chăng dây điện bảo vệ.... làm người khác vướng vào và chết do điện giật, nếu ý thức chủ quan của người chăng dây điện chỉ là để bảo vệ .... thì phạm tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp (Nhận thức rõ hành vi nguy hiểm, Biết hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra, ko mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra); nếu người chăng dây điện biết rõ anh X chuyên trộm tài sản mà lại chăng dây điện bảo vệ ... mục đích để anh X vào trộm bị điện giật chết và hậu quả thực tế xảy ra là anh X bị giật chết thì người chăng dây lại phạm tội giết người với lỗi cố ý trực ti ếp ^^.
    - Trường hợp của B:
       + Xét ở lỗi vô ý: B không có lỗi vô ý vì cẩu thả vì đã thấy trước hậu quả có thể xảy ra; Ở đây xem xét góc độ lỗi vô ý vì quá tự tin: thấy trước hành vi có thể gây ra hậu quả nguy hại nhưng cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
       + Xét ở lỗi Cố ý gián tiếp: thấy rõ hành vi nguy hiểm cho xã hội , nhận thức được hậu quả nguy hiểm của hành vi có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng lại có ý thức ....    
        Hành vi của B thể hiện rõ ràng là: B thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho chị C, nhưng cũng có thể  hậu quả ko xảy ra tuy nhiên B ko tự tin lắm về việc sẽ không gây ra hậu quả cho chị C nên trao đổi với A, được A tiếp sức, lòng tin của B được ổn định rằng: Mình ngắm bắn đàn cò thì hậu quả nguy hiểm cho chị C sẽ không xảy ra, do đó B đã ngắm bắn đàn cò và hậu quả chị C bị chết, lỗi của B là vô ý vì quá tự tin. Thầy giáo của bạn kết luận về tội Vô ý làm chết người là đúng.
        Mình biết bạn áy náy về trường hợp kết luận của thầy giáo, tuy nhiên, bạn không để ý góc độ từ ngữ các nhà làm luật sử dụng trong khái niệm lỗi cố ý gián tiếp và vô ý vì qúa tự tin. Nếu B nói với A rằng: Tao bắn đàn cò thì bà kia có thể bị trúng đạn <= nhưng vẫn bắn (Ko có mục đích giết chị C) => bỏ mặc hậu quả xảy ra=> CY gián tiếp. Ở đây B nói: "Nhỡ ..trúng...thì sao" thể hiện nhận thức của B là xảy ra - không xảy ra tức là: "có thể" => nhận thức về hành vi của B là có thể chứ không phải "thấy rõ". Đến đây có bạn sẽ nói: Thế thì mâu thuẫn với ví dụ vừa nêu trên vì cũng có chữ "có thể" <= xin thưa, chữ "có thể" ở tình huống này nằm trong toàn câu, mà toàn câu thể hiện nhận thức của B là " thấy rõ".
        Đọc đến đây chắc bạn hiểu được kết luận cuả thầy giáo rồi chứ, cách dùng từ ngữ trong luật thật phức tạp nhưng  cô đọng và chính xác.
        Tất nhiên là B ngắm bắn đàn cò chứ nếu B ngắm súng vào đám đông người thì lại khác đấy.... Ngoài ra B còn phải chịu thêm tội: Sử dụng trái phép vũ khí ....
    Thân!

    Cập nhật bởi zamaza vào lúc 10/06/2009 10:44:00
    Cập nhật bởi zamaza vào lúc 10/06/2009 10:48:50
     
    Báo quản trị |  
  • #29083   20/06/2009

    VietThuong
    VietThuong
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 60 lần


    Do không có văn bản nào qui định cụ thể về việc này nên tôi nghĩ các luật sư sẽ dựa vào việc này để giúp thân chủ của mình thoát tội, còn các điều tra viên thì sẽ khó có thể định tội được rõ ràng để khởi tố một vụ án và bị can. Dễ dẫn đến tình trạng bỏ xót lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Tình tiết như trên ngoài thực tế thì tỷ lệ xảy ra rất cao vậy mà ít người tham gia, buồn thật. Cám ơn Vietthuong lần nữa.=> thì bạn đọc bài của tớ rồi đó tớ có ghi chú điều rùi mà..hic...hic...Ở đây có 2 lỗi mà chúng ta phải phân biệt đó là là giết người do lỗi vô ý vì quá tư tin( Đ98 ) và lỗi cố ý gián tịếp giết người (Đ93).=>có sai gì đâu nhỉ (uhm tại vì tớ có viết chữ giết người vô đó) còn cái câu so sánh cảu tớ về 2 loại lỗi tớ nghĩ hok có sai đâu...
    Cập nhật bởi VietThuong vào lúc 20/06/2009 16:56:06
     
    Báo quản trị |  
  • #29084   20/06/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


     

    Trong lĩnh vực hình sự có rất ít văn bản hướng dẫn về xác định tội danh. Trong việc bào chữa cho bị can/bị cáo hay xác định tội danh, các bạn chỉ cần chứng minh một hành vi bị cho là phạm tội có đủ 04 yếu tố cấu thành tội phạm hay không là đủ. Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố đó thì "tội danh không thành lập", vậy thôi. Bàn chi nhiều cho mất thời gian đối với các hành vi không cấu thành tội phạm. Để dành thời gian để bàn về chủ đề khác nữa chứ. Hành vi giết người luôn luôn có lỗi cố ý các bạn à.

     

    Chẳng hạn, ở một mục khác, các bạn bàn về việc "giết chết" một xác chết có phải là phạm tội giết người hay không. Chưa cần nói đến việc luật quy định thế nào, theo logic thôi, đã gọi là giết người thì nạn nhân tại thời điểm xảy ra tội phạm phải còn sống chứ. Khi đã là cái xác vô hồn rồi thì làm sao nạn nhân có thể chết lần thứ hai! Trường hợp này thiếu 1 yếu tố CTTP, cho nên "tội danh giết người không thành lập".

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #29085   24/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


    Hỏi quoctranllc

         Rốt cuộc "bác" định tội trong trường hợp này như thế nào , còn phần viết về "giết chết" xác chết bác post vào toppic ấy đi .
     
    Báo quản trị |  
  • #29086   24/06/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Bác nói thế mà chưa rõ hả chú!?

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #27145   18/07/2009

    lost
    lost

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đánh người có tổ chức !

    Em vừa chuyển vào ký túc xá ở thì nửa đêm,1 nhóm người (học sinh đã trọ ở đấy từ trước) cầm gậy đạp cửa xông vào phòng em bật điện lên và quát tháo chửi bới lung tung.Sau đó, vô cớ lao vào chửi và đánh đập 1 người bạn của em.Em biết đó là hành động "ma cũ bắt nạt ma mới" nên hết sức bức xúc và bất bình và đã lao vào đánh nhóm người kia,kết quả là bị nhóm người kia cầm gậy quây đánh.Hiện tại công an cũng đã can thiệp giải quyết vụ việc này.Ngoài xây xước và thâm tím khắp người ra em còn bị "khâu 6 mũi trên đầu".Em biết rằng mình cũng hơi sai,vì lẽ ra nên tự kiềm chế hơn và vào can ngăn chứ ko nên lao vào đánh đấm như thế.Nhưng có điều em muốn hỏi là: nhóm người đánh em kia sẽ bị xử lý như thế nào? Em có phải chịu trách nhiệm gì ko?

    Xin chân thành cám các mọi ý kiến trả lời!
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 08:23:58 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #27146   18/07/2009

    thuanthienlawyer
    thuanthienlawyer
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2009
    Tổng số bài viết (158)
    Số điểm: 670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    đánh người có tổ chức

    Phải căn cứ vào tỷ lệ thương tật của anh/chị thì mới xác định được. cụ thể:

    Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác 

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

     4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Nếu không thuộc các trường hợp trên thì không bị truy cứu hình sự nhưng sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự trị an.


     
    Báo quản trị |  
  • #29272   05/07/2009

    hangnga8582
    hangnga8582

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    khung hình phạt luật ma tuý

    tôi có người bạn bị bắt và công an tìm thấy trên người anh ta có 0,149gr heroin vậy tôi muốn tư vấn cho tôi xem khung hình phạt thấp nhất là bao nhiêu? cao nhất là bao nhiêu? anh ta bị VKS truy tố thì bị khép vào tội gì? hãy tư vấn cho tôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #29273   05/07/2009

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Bạn chú ý điều 194 của Bộ luật HS xem:

    Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

    h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

    i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

    k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

    l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

    m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

    n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

    o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

    p) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


     
    Báo quản trị |  
  • #29188   25/06/2009

    keyzvn
    keyzvn

    Sơ sinh

    Tunisia --> 70000
    Tham gia:01/06/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cho e xin hỏi Hình thức sau đây có gọi là cá cược phạm pháp ko ạ ?

    Em không hiểu rõ về pháp luật cho lắm nên xin mọi người chỉ giáo e thêm , em đang định mở 1 website tổ chức thi đấu game online , người chơi sẽ nạp tiền vào tải khoản ATM của em , em sẽ quy thành điểm cho người đó trên website , và e sẽ tổ chức thi đấu với nhau trên website những người đó sẽ tham gia đấu game với nhau ai thắng sẽ có điểm và điểm này sẽ tích lại và đổi thành card điện thoại tương ứng với điểm người đó có , em xin hỏi mọi người việc này có bị coi là phạm pháp ko ạ ? xin cám ơn mọi người đã đọc và e mong nhận đc sự giải đáp
     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!