Nhập tài sản chung trong hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #11902 16/09/2009

    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhập tài sản chung trong hôn nhân

    Tôi có 1 tình huống sau mong được cho ý kiến :

     -         Chị tôi kết hôn vào năm 1993 . Anh rể tôi đứng tên sở hữu hợp pháp một căn nhà từ năm 1992 ( trước khi kết hôn).

    -         Vào năm 2006 anh rể tôi vướng vào 1 tranh chấp có liên quan đến căn nhà. Người khởi kiện cho rằng anh rể tôi chỉ là “người đứng tên giùm” . Chị tôi được Tòa án xác định là “người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan” ( vì là vợ )

    -         Trước phiên xét xử , chị tôi trình ra một văn bản viết tay có nội dung : anh rể tôi đồng ý nhập tài sản riêng (căn nhà) vào tài sản chung của vợ chồng (cho chị tôi được đồng sở hữu). Văn bản viết tay này có chữ ký của cả hai vợ chồng , ngòai ra còn có hai người hàng xóm (bạn) làm chứng và tất cả được ký vào năm 1995 . Chị tôi có yêu cầu là :  quyền sở hữu ½ căn nhà này là của chị đã được xác lập, vậy trước tiên phải xem xét đến quyền sở hữu thực tế của chủ sở hữu . Về  ½ căn nhà còn lại là của anh rể tôi , Tòa án cứ việc giải quyết tranh chấp theo pháp luật .

    -         Văn bản viết tay này bị Tòa án bác với lý do “ không có chứng thực của chính quyền ”, như vậy, quyền sở hữu của chị tôi bị tước đọat một cách nhẹ nhàng !

     Xin cho hỏi :

    * Nhận định của Tòa án có đúng Pháp luật không ?

    * Chị tôi phải dùng căn cứ pháp luật gì để kháng cáo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ?

    * Theo điều 13, Nghị định 70/2001/NĐ-CP :

    Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

    Câu : “Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.” phải được hiểu và vận dụng trong thực tế như thế nào ? Có ứng dụng được cho trường hợp nêu trên không ?

    Rất mong sự góp ý của các bạn.

     
    46720 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang «<6789>
Thảo luận
  • #12043   26/08/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Cảnh báo

    Ở đây là diễn đàn phảp luật mà cả hai bạn haivinhphuc88 và tybuty động chạm đến nhau nhiều quá. Tôi đề nghị các bạn nên đưa ra quan điểm pháp lý để thảo luận chứ không nên dùng câu chữ để công kích lẫn nhau. Các bạn muốn sử dụng câu từ với nhau thế nào cũng được kể dùng dao, mã tấu ... (nếu muốn bóc lịch) nhưng đề nghị các bạn sử dụng bên ngoài quán của tôi kẻo trong này bể ly bể chén của tôi hết .
    Có câu: "Khi phải chê bai, ỉ ôi một người không đồng quan điểm với mình đồng nghĩa với việc bạn đã thất bại trong cuộc tranh luận đó" .

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #12044   26/08/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin lổi, tôi chả muốn động phạm tới ai. Nhưng nếu xem đấy là xúc phạm nhau thì cho tôi hỏi tại sao tybuty có bài xúc phạm người khác treo ở đây cả ngày trước tôi mà không bị chủ quán hay ai đó có trách nhiệm ở diễn đàn cảnh báo ? Tới khi tôi có bài trả lời là cảnh báo ? Chị chủ tiệm có thể giải thích cho tôi rõ không ? Đó là chưa kể, nội dung bài của tôi không có gì sai sự thật. Trân trọng.
     
    Báo quản trị |  
  • #12045   27/08/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Bạn haivinhphuc88 ơi tôi không thiên vị ai đâu nhé. Tôi cảnh báo cả hai mà.

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #12046   27/08/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bàn tiếp về “đề bài” còn lại

    Gởi Haivinhphuc88,

    -  em thất vọng sau khi đọc bài viết của bác . Một lần nữa bác lại đi“lạc đề” (!) , nói bâng quơ và ‘màu mè’ để lảng tránh việc phải đưa ra ý kiến cá nhân cho 1 vấn đề pháp luật cụ thể (?).

    -  bác mời em mở một chủ đề (topic) mới , vậy , theo bác ‘vấn đề’ trong topic này không có nội dung  luật pháp, hoặc không đáng quan tâm hay sao ? Hơn nữa , với 1 vấn đề pháp luật ‘nhỏ xíu’ như thế này mà ‘lấn cấn’, bàn mãi còn chưa ra ngô ra khoai gì  thì mở thêm topic nữa để làm gì nhỉ  (quý hồ tinh – bất quý hồ đa!)?   Vài người (ra đề , tư vấn , . . . ) có thể đã ra đi (?) , nhưng ‘vấn đề’ thì vẫn còn ở lại, hơn nữa, một khi ‘vấn đề’ cũ chưa ‘thông’ thì vẫn luôn còn ‘mới’ , cả về ‘học thuật’  lẫn ‘tính thời sự’ , có phải vậy không bác ?

    - vì Cô chủ quán đã nhẹ nhàng“cảnh báo” cả hai nên em không tiện ‘tâm sự’ thêm nữa ( dù rất muốn ), mong bác Haivinhphuc88 thông cảm .

     
    Báo quản trị |  
  • #12047   27/08/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chuyện xưa có mấy ông thầy bói sờ phải đít voi nhưng trí lại tưởng ra cái khác, ấy là mấy ông thầy bói mù, thế là dân gian có chuyện THẦY BÓI XEM VOI tương truyền tới tận ngày nay.

    Chuyện nay có bác Tybuty, gỏ được phím máy tính thì chắc ( xin lổi ) không mù, cớ sao bác không chịu đọc  những bài viết của tôi ở topic này để thấy rằng tôi không hề tránh né mà đã trình bày rõ quan điểm của mình, kèm theo đầy đủ căn cứ pháp luật ? Thậm chí khi bác lôi cả mấy bài báo không mấy giống tình tiết chủ đề vào đây, tôi cũng đã phân tích chi tiết kèm căn cứ pháp luật hẳn hoi mà.

    Theo tôi và đa số người tham gia thảo luận chủ đề này thì vấn đề đã kết thúc với chân lý thuộc về quan điểm thời hiệu khởi kiện là 2 năm, kể từ 01/01/2005. Còn bác Tybuty có nhận định khác là chuyện của bác, tuỳ vào mọi thứ của bản thân bác. Không ai bắt buộc được và tôi cũng chả muốn nhại đi nhại lại quan điểm từng trình bày của mình, chứ sợ ai, nhất là sợ gì bác Tybuty mà tránh né tranh cãi hở Bác ? Tiện đây, xin nói luôn, tôi chứng minh được mình không tránh né, chỉ là không muốn lập lại. Phần Bác, hình như Bác thích bám lẵng nhẵng vào topic của người khác và đang tránh né việc lập topic cho riêng mình ? Mà thôi, nếu mọi thứ của bác chưa cho phép làm việc đó thì tôi cũng chả ép, mà cũng chả có quyền ép. Bác thích thì cứ vài tháng nổi hứng nhảy vào topic đã yên nghĩ của người khác 1 lần và 1 mình đi nhé.

    Lại xin bàn về hai chữ màu mè. Theo tôi, màu mè là phải có nhiều màu và thay đổi lẫn lộn vào nhau. Tỷ như hôm qua là bbb hay aaa nào đó nhưng hôm nay là Tybuty dù sự thật chỉ có 1 người. Hoặc giả chổ này là người khoác một bộ mặt đạo đức nhưng chổ khác thì là quỷ dữ, ai cũng ghê tởm, phê phán và lánh xa. Tóm lại, người màu mè là ngươì đáng sợ bởi người khác khó nhìn ra chân tướng của họ. Chắc bác Tybuty nói ai đó, chứ ở diễn đàn này tôi chưa từng 1 lần "đổi màu", nhẽ nào bác lại nặng lời rằng tôi là người màu mè ?

    Một lần nữa, tôi xin lập lại, tôi rất thích và đủ điều kiện để cãi với bác tybuty ở mọi phương diện, có điều chúng ta nhớn cả rồi, hãy kéo nhau ra chổ khác, phù hợp hơn mà cãi, chứ chị chủ quán đã có ý kiến như thế mà cứ tiếp tục đôi co ở đây, e rằng chúng ta bị phê là già đầu mà còn mặt mo, Bác Tybuty ạ. Bác không rời chân thì tôi nói trước là không trả lời bác ở đây nữa vì không muốn bị xem là mặt mo chứ chả phải sợ hay tránh né gì bác nhé. Rước Bác.......
    Cập nhật bởi haivinhphuc88 vào lúc 27/08/2009 16:07:16
     
    Báo quản trị |  
  • #12048   28/08/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bàn tiếp về “đề bài” còn lại

      Gởi các cô, bác có quan tâm hoặc từng tham gia tranh luận tại topic , đồng gởi bác Tranvinh_61, ‘chủ’ topic này ,

     

      1/ Em có ý kiến tham gia về  “vấn đề” còn lại mà topic này đã đặt ra . Trước tiên, xin nói rằng ý kiến của em dựa hoàn toàn vào các căn cứ, dữ kiện ban đầu ( và những dữ kiện bổ sung ) do bác tranvinh_61 cung cấp (trong topic này) và ngoài ra có tham khảo, chọn lọc (học hỏi) thêm ý kiến của một số thành viên khác. Em phải nói trước như vậy để tránh ‘điều tiếng’ không hay. Tuy nhiên vì trình độ còn hạn chế , nếu có gì chưa đúng , xin hoan nghênh các cô, các bác góp ý xây dựng thêm .

     

      Theo em , vấn đề sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu tách từng chủ thể ra để phân tích , tuần tự từ ‘gốc’ đến ‘ngọn’ :

    ++ A ( chồng ) : căn nhà là tài sản riêng hợp pháp của cá nhân A (có trước hôn nhân) , như vậy A có toàn quyền định đoạt tài sản về tài sản của mình , điều này là hợp pháp, không ai ‘thắc mắc’ . Trong thời kỳ hôn nhân , A quyết định nhập phần tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng , điều này cũng hợp pháp , nói theo ngôn từ của pháp luật thì : đó là ý chí , quyền tự định đoạt của người có tài sản , được pháp luật tôn trọng và bảo vệ .

       Có quan điểm cho rằng : vì ngày nay đang có người kiện A về phần tài sản này nên phải “quay về quá khứ” để xem lại tính hợp pháp trong quyết định trước đây của A ?! (có ý xem đây là "hợp đồng vô hiệu" chăng?).  Đây là một quan điểm hoàn toàn sai , xem xét về quyền sở hữu tài sản  phải căn cứ vào quy định của pháp luật chứ không phải vào ý kiến chủ quan của cá nhân . Dữ kiện của ‘đề bài’ cho thấy: A không bị vướng vào tình huống pháp lý nào ( tranh chấp, kiện tụng, khiếu nại, . . . )  trước, trong và sau  thời điểm thể hiện quyền tự định đoạt tài sản hợp pháp của mình . Vậy, quyết định của A nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng là hợp pháp ( theo phân tích trên ) và có cơ sở (vào lúc ấy , A có tài sản hợp pháp và đang có . . . vợ  ).

     

    ++ B (vợ) : B và A kết hôn vào năm 1993 và năm 1995 quyết định nhập chung tài sản, như vậy, quan hệ về tài sản của vợ chồng A,B bị điều chỉnh theo Luật Hôn nhân & Gia đình năm 1986 và các quy định có liên quan trong Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 .

        * Luật HNGĐ năm 1986 quy định :

       Điều 14

    Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung.

      Điều 16

    Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.

          * Pháp lệnh HĐDS năm1991 quy định :

    Điều 10. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hợp đồng dân sự

    Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hợp đồng.

    Điều 13. Hình thức của hợp đồng

    1- Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản.

    2- Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản, đăng ký, hoặc có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì các bên phải tuân theo các quy định đó.

    Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

    1- Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.

    2- Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên thoả thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng.

    Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm các bên ký vào văn bản.

    Nếu hợp đồng phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cơ quan công chứng Nhà nước chứng thực.

     

       Tại thời điểm đó (1995), ngoài các quy định trên của pháp luật , không có Văn bản quy phạm pháp luật nào  quy định việc thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng phải tuân theo một hình thức nhất định hoặc phải công chứng, chứng thực, . . .  Pháp lệnh HĐDS qui định về điều kiện và hình thức của hợp đồng (giao kết) , đồng thời LHN&GĐ là 'luật chuyên ngành' , điều chỉnh mọi quan hệ về tài sản trong hôn nhân - phải ưu tiên áp dụng  .Vậy, kết hợp ý chí của A với các quy định pháp luật tại thời kỳ này thì căn nhà (tài sản riêng của A) trở thành tài sản chung của vợ chồng AB, hay nói cách khác : quyền sở hữu tài sản của B đã được xác lập hợp pháp (quyền sở hữu chung đ/v căn nhà là tài sản riêng của A ) theo đúng quy định của pháp luật vào thời điểm năm 1995 .

     

    ++  C (nguyên đơn) : mục đích khởi kiện của C là “khá rõ” rồi không phải bàn thêm (có muốn thì thực tế cũng không có thêm dữ kiện gì để bàn !) . Vấn đề là xem yêu cầu khởi kiện của C có phù hợp về nội dung , về tố tụng hay không ? Nhưng đây lại là chuyện của Tòa án , của Cơ quan tư pháp , chỉ các cơ quan này mới thẩm quyền để xem xét toàn diện, nên em xin được miễn bàn ! À mà không , em cũng có tham gia bàn tý chút dưới góc độ “học thuật” về thời hiệu của vụ việc này đó chứ !

     

     ++   Nếu cứ theo đúng pháp luật , theo chứng lý của các bên đưa ra (theo đề bài - hình như là vụ án qua cấp phúc thẩm rồi  >> vậy không có tình tiết gì mới để ‘khai thác’ nữa ) thì cách giải quyết thật dễ dàng , nhưng thực tế thì sự việc lại được phán xử không như em đã phân tích thì phải  ( bác Tranvinh_61 có vẻ ‘bức xúc’  ! ?  )

     

       2/ Trong topic này,  em đọc được một vài ý kiến phản biện và gợi mở cho trường hợp này khá lý thú , thí dụ như là : tại sao không dùng Luật HNGĐ năm 2000 để xem xét ? Nhập chung tài sản (nhà, quyền sử dụng đất theo nhà ) nên phải áp dụng theo Luật đất đai , Luật nhà ở,  . . . .  ? Phải đưa tờ ‘giấy cam kết’ ( giấy xác nhận , hoặc giấy  ….  )  nhập chung tài sản của A (do A lập) đi chứng thực , công chứng cho phù hợp với quy định pháp luật hiện nay , . . .    Vậy nên , để đi đến cùng của vấn đề , em xin  tiếp :

        - Pháp luật không phải là ‘dầu gội đầu’ hay những gì ‘lỏng bỏng’ đại loại như thế , nên khi bác tranvinh_61 nói vui rằng ‘đây là vụ án 2 trong 1’ thì em thấy rằng có gì đó chưa phù hợp , thiếu tách bạch và rõ ràng trong khi xem xét vụ việc theo ‘đề bài’.

       - Đây là vụ án C kiện A , tuy bác tranvinh_61 không nói rõ,  nhưng em chắc rằng án phí mà B ( vợ ) phải đóng là  0,00 VNĐ  bất chấp kết quả vụ kiện tụng này. Nói như vậy để thấy rằng : B bị ‘ lôi’ vào vụ án với tư cách là người có nghĩa vụ & quyền lợi liên quan, do vậy , lẽ ra theo nguyên tắc tố tụng dân sự (Luật tố tụng dân sự), Cơ quan tư pháp phải có biện pháp thích hợp để xem xét thỏa đáng  quyền lợi hợp pháp của của các bên đương sự trong đó có B , nếu không như vậy,  do vô tình ( hoặc cố ý ) bỏ sót quyền lợi của một hoặc các đương sự trong vụ án thì rõ  . .  sai ‘bét nhè’ ra rồi ! (Hệ quả của việc này là : đối tượng tranh chấp của vụ án (căn nhà ) chưa được xác định rõ về tình trạng pháp lý – điều tối kỵ trong xét xử tranh chấp – dễ bị hủy  ).

      - Hơn nữa , quan hệ tài sản của vợ chồng A,B đã được xác lập hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật trong quá khứ ( theo phân tích trên ) và hiện nay cả hai đương sự không tranh chấp về quan hệ tài sản đó, không yêu cầu Tòa án can thiệp (không đơn , không  án phí, . . . ) thì  Cơ quan tư pháp, Tòa án căn cứ vào cơ sở tố tụng dân sự nào để đưa ra xét xử , phán xét về tính hợp pháp ( hoặc không hợp pháp ) của quan hệ pháp luật này ?.  Vấn đề phải dùng Luật định hiện hành nào để xem xét cho trường hợp của B đặt ra ở đây là không cần thiết ( đặt ra vấn đề này chẳng khác nào ‘cầm đèn chạy trước ôtô’ ).

      - Tóm lại , ngay từ đầu, quan niệm :  A bị C kiện nên phải ‘xét xử’ , ‘xem xét lại’ quan hệ tài sản giữa vợ chồng A,B là không có ‘chổ đứng’ hợp pháp trong vụ việc này. Nói cách khác, Quyền sở hữu của B trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng đã được xác lập , được pháp luật tôn trọng và bảo vệ .  Đây là điều kiện tiên quyết mà pháp luật dân sự buộc các cơ quan tư pháp phải xem xét trong việc giải quyết mọi tranh chấp về sau (nếu có).

       3/ Về tờ giấy ‘cam kết’ nhập chung tài sản của A,B : đây là một “vũ khí tự vệ” của B, một căn cứ pháp lý nhằm sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp có phát sinh tranh chấp,  thí dụ như trường hợp sau : vợ chồng A,B có tranh chấp về tài sản và A lại phủ nhận có quan hệ tài sản với B , lúc đó , lúc đó “giấy cam kết” sẽ trở thành ‘vũ khí nguyên tử’ chống lại sự 'xâm lấn' của A .  Như vậy, xét về bản chất , bằng chứng này có giá trị pháp lý tương tự như giấy "xác nhận nợ" .  

      Theo em , B đã ‘cẩn thận’ quá mức cần thiết theo quy định pháp luật vào thời điểm đó ( hình như trong tờ ‘xác nhận’ này còn có cả người thứ ba, thứ tư làm chứng ! - phải chăng vì pháp luật thời điểm đó không qui định nên nếu A hoặc B có yêu cầu thì chính quyền ‘chưa chắc’ đã chịu chứng ? >>  B phải nhờ thêm người ngoài làm chứng cho ‘chắc ăn’! ) , nhưng ngẫm lại thì đây là một việc làm đúng và thực tế  ( ‘đi trước . . . thời đại’ chăng ? ) . B (vợ) hiện có một bằng chứng rất ‘mạnh’ để tránh việc ‘lời nói gió bay’ của A (chồng) . “giấy cam kết” này tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự khi buộc phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh , làm giảm bớt gánh nặng cho Tòa án, Cơ quan tư pháp trong trường hợp giữa vợ chồng A,B có tranh chấp hoặc có yêu cầu liên quan đến khối tài sản chung của vợ chồng.  Pháp luật HN&GĐ đã tiên liệu trước cho trường hợp này,  theo hướng dẩn của Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 , tại điểm b  khoản 3 (chia tài sản trong hôn nhân ) , . . . Tài sản riêng của ai thì người đó được lấy về, nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của mình. Việc chứng minh có thể thực hiện bằng sự công nhận của bên kia, bằng các giấy tờ (văn tự, di chúc...) và bằng các chứng cứ khác. Nếu không chứng minh được là tài sản riêng thì tài sản đó là tài sản chung.”

       Theo quy định pháp luật vào năm 1995,  B đã làm một điều ‘hơi’ thừa , nhưng ‘thừa’ dẫu sao vẫn hơn là thiếu  ( trong tranh chấp dân sự nói chung , em chỉ thấy đương sự thiếu chứng cứ để chứng minh mới bị ‘thua’ – chưa từng có ai bị tuyên ‘vì thừa căn cứ để chứng minh , bảo vệ quyền lợi của mình nên đương sự phải thua.a.a’  ). Hơn nữa , có làm ‘thừa’ đi chăng thì điều này chắc chắn là không vi phạm vào điều cấm của pháp luật phải không các cô, các bác (nếu không nói là nên . . . hoan nghênh ! ). Tờ giấy ‘xác nhận’ này rõ là một căn cứ của B nhằm minh chứng cho một tình huốn pháp lý đã được xác lập hợp lệ trong quá khứ  , không phải là loại thỏa thuận, hợp đồng nói chung , vậy,  không cần đặt ra vấn đề phải đem đi ‘gia hạn’, ‘công chứng lại’, ‘chứng thực lại’ cho phù hợp với pháp luật hiện nay :

             >> Gia hạn lại ‘giấy xác nhận’ ? . . . vô lý – có thời hạn đâu để gia hạn!

             >> Chứng thực ‘chữ ký’ của A ? . . . vô lý hơn - A có ‘chối’ đâu mà phải chứng thực! Mà dẫu có muốn chối đi nữa thì cũng không được – những người làm chứng sẽ bị ‘lôi’ vào cuộc ngay, vả lại, văn bản giấy tờ còn sờ sờ ra đó , ‘bút sa gà chết’ rồi mà chối thì ai tin ! ( nói vui : giả sử nếu có người ‘muốn’ tin vào ‘lời nói’ của A , thì dẫu cho có đóng 9 -10 con dấu xác nhận vào tờ giấy này thì người ta vẫn ‘vô tình’ cho vào. . . “lãng quên” )

             >> Pháp luật không ‘buộc’ mà vẫn đem đi công chứng ? . . . quá vô lý, nếu không nói là ‘hơi bị’ . . . thừa!

     
    Báo quản trị |  
  • #12049   07/09/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


       * * * * * Cho em “quá đà” một tí , phân tích thêm về quan hệ tài sản trong hôn nhân theo Luật HNGĐ năm 2000 ( đang có hiệu lực thi hành ):

       Kế thừa Luật HNGĐ 1986 , Luật HNGĐ 2000 và hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẩn thi hành có  quy định rõ ràng , cụ thể và đầy đủ  về quan hệ tài sản của vợ chồng ( Điều 27, 28, 32, 33 LHNGĐ năm 20000 ) , về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung ( Điều  32 LHNGĐ năm 2000, Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ) ;

     

    Điều 27: Tài sản chung của vợ chồng

    - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

    - Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

    - Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

     

     Điều 32:. Tài sản riêng của vợ, chồng

    - Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; đồ dùng, tư  trang cá nhân.

    - Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

     

           Điều 13 Việc nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung

      1. Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

      2. Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.

     

       Theo đó, qui định của pháp luật cho việc xác lập tài sản chung của vợ chồng hiện nay là rất “thoáng” , chỉ khác tí chút về "hình thức" với LHNGĐ năm 1986 : phải lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng , Văn bản đó có hiệu lực pháp luật ngay mà không phụ thuộc vào việc có hay không có công chứng hoặc chứng thực ( tương tự LHNGĐ năm 1986 ) . Điều này khẳng định pháp luật dân sự , HNGĐ qua các thời kỳ luôn tôn trọng và cho phép các chủ thể được quyền thể hiện ý chí khi tham gia giao kết (tất nhiên, nếu mục đích và nội dung giao kết không trái pháp luật ).

     

      Theo em , các quy định "rất thoáng" trên xuất phát từ một "nguyên nhân sâu xa" :  do sự đặc biệt của quan hệ vợ-chồng, do sự gắn bó đặc biệt của tình yêu, vì sự phát triển giống nòi, . . . nên vợ chồng có khuynh hướng coi nhau như một, do vậy,  việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào khối tài sản chung được xã hội và pháp luật  coi  là một điều đương nhiên. Chính vì vậy , tinh thần của pháp luật HN&GĐ gần như là " mở rộng cửa " cho việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại và tất nhiên , kèm theo đó việc xác lập quyền sở hữu phát sinh tương ứng cũng được pháp luật mặc nhiên công nhận ( và bảo vệ ).

       Thậm chí trong hôn nhân, khi xét đến quan hệ tài sản còn có  một ‘nguyên tắc’ , có tác giả gọi là ‘nguyên tắc suy đoán tài sản chung’ (‘nguyên tắc’ này được bắt đầu ghi nhận chính thức trong LHN&GĐ năm 2000 , còn trước đây,  tuy có trong Văn bản hướng dẩn pháp luật tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP năm 1988 - nhưng trong Luật HN&GD năm 1986 thì chưa ghi nhận chính thức ). Tại khoản 3 điều 27 LHNGĐ năm 2000 , “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung ”.

      Tinh thần ‘nguyên tắc’ này đã được cụ thể qua quy định ‘ghi tên’ trên tài sản vợ chồng của các Văn bản pháp luật hướng dẩn áp dụng LHN&GĐ năm 2000 như sau :

     

    * Điều 3 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP : “. . . Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32. . . “

     

    * Khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP : "Trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng đã đăng ký quyền sở hữu trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chồng, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và chồng; nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụ chứng minh"


       Tất nhiên, 2 quy định trên còn có vài yếu tố pháp lý khác nữa có thể ‘khai thác’, nhưng nếu chỉ xét riêng về ‘nguyên tắc suy đoán tài sản chung’ thì có thể coi đây là một nguyên tắc cho việc áp dụng pháp luật khi xem xét đến quan hệ tài sản của vợ chồng : không chứng minh được là ‘riêng’ thì tất yếu phải được xem ( hoặc phải suy đoán) là ‘chung’  và đặc biệt hơn nữa , pháp luật ‘mặc nhiên’ công nhận quyền sở hữu của vợ hoặc chồng trên khối tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng đồng ý nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào để ràng buộc   ( cần chú ý phân biệt khái niệm : khối tài sản chung của vợ chồng  khác . . . xa với tài sản chung nói chung do phát sinh từ các quan hệ pháp luật khác ngoài hôn nhân )  .    Vậy  không căn cứ pháp luật để cho rằng: ngày nay người thụ hưởng (vợ hoặc chồng) phải tiến hành các bước đăng ký lại theo quy định pháp luật hiện hành thì mới được coi là hợp lệ cho việc xác lập quyền sở hữu trên khối tài sàn chung của vợ chồng ( đã được xác lập hợp pháp trong quá khứ ) ’.

    >>  Như vậy , nếu chỉ căn cứ vào các dữ kiện của "đề bài" thì đây là một vụ việc đã qua cấp phúc thẩm nhưng còn có thiếu sót cả về nội dung (áp dụng pháp luật ) lẫn hình thức (tố tụng).

    >> Bác Tranvinh_61 có căn cứ cho việc xin Giám đốc thẩm (nếu muốn). 

    Các cô , các bác có ý kiến gì khác không?
    Trân trọng .

     
    Báo quản trị |  
  • #12050   07/09/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Ông tybuty này, tôi xem qua xem lại mấy lời tranh luận. Ông phân tích đi phân tích lại, qua trái rùi qua phải cuối cùng chốt lại mục đích để làm rõ vấn đề hay để chứng tỏ mình cao hơn người khác 1 bậc đây.
     
    Báo quản trị |  
  • #12051   08/09/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


      Ôi , em không dám hơn-thua với ai đâu ! Vốn dĩ em có tật hay nói nhiều :

    - Nếu nói đúng thì cũng giúp đỡ hoặc chí ít cũng góp phần gợi ý được cho một ai đó .

    - Nếu nói (nhiều) mà sai thì cũng có thêm (nhiều) dữ kiện cho các Cô , các Bác hiểu mà giúp em chấn chỉnh lại kiến thức .

       Cũng nhờ tật nói nhiều này nên em đã được Bác Phananhcuong phát hiện ra “lổ hổng” trong kiến thức và đã có ý kiến giúp đỡ kịp thời.

    Bác Mostlaw 2020 thấy những ý kiến của em sai-đúng thế nào hoặc cần phải chấn chỉnh lại điều gì không ?  

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #12052   08/09/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    tui nói thật với ông, ông chắc chắn nhiều tuổi hơn tôi nhiều. Tôi thuộc dạng đàn em thui, không thể tranh luận với ông đâu. Đấy là ý kiến riêng của tôi mà tôi cũng thấy kiểu viết của ông quen quen, có lần tôi thấy có người nhắc tới ông mà chưa có dịp diện kiến hôm nay mới thấy ông hiện lên. Tôi nghĩ ngay từ đề bài ra mặc dù các ông đều là cao thủ luật nhưng vẫn quên mất một điều, điều này tôi không nói được. Tôi cũng tham gia diễn đàn này sau ông nhưng tôi nghĩ những gì đã chìm vào lãng quên để cho nó ngủ vùi đi.
     
    Tôi chân thành đấy.

    Thân chào!
     
    Báo quản trị |  
  • #12053   10/09/2009

    LSNGOCTHANH
    LSNGOCTHANH

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý kiến của bạn tybuty ngày 7/9 là không sai, nó chỉ bị thừa, bởi lẻ ở chủ đề này, người ra đề nói rõ anh chồng bị người khác kiện đòi nhà vì cho rằng họ đã mua nhà và nhờ anh chồng đứng tên dùm từ lúc anh này còn độc thân. Đáng tiếc, anh chồng không bảo vệ được quan điểm đó là nhà của mình nên bị Toà tuyên nhà là của người kia, cho nên việc anh ta lấy tài sản của người khác nhờ mình đứng tên dùm để nhập vào tài sản chung với vợ là trái pháp luật. Chính bạn đã dẫn chứng điều 32 Luật HNGĐ qui định vợ, chồng có quyền nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung, đâu có qui định nào cho phép nhập tài sản của người khác nhờ mình đứng tên chủ quyền vào khối tài sản chung !

    Nếu Pháp luật cho nhập lung tung và bảo vệ quyền lợi của người vợ trong mọi trường hợp được chồng nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung, hoá ra lúc còn độc thân, anh chồng đi ăn trộm được 10 cây vàng, chừng có vợ anh ta làm đủ mọi thủ tục theo qui định để nhập số vàng này vào khối tài sản chung với vợ, tới khi bị tố giác, anh ta chỉ phải trả lại cho khổ chủ 5 cây thôi, còn 5 cây kia đương nhiên là "quyền lợi chính đáng, hợp pháp" của chị vợ à ? Quá vô lý phải không bạn ?
    Cập nhật bởi LSNGOCTHANH vào lúc 10/09/2009 23:05:01
     
    Báo quản trị |  
  • #12054   11/09/2009

    tiennon
    tiennon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2008
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thấy các anh các chị viêt hay quá, em xin góp ý kiến nho nhỏ:
     LSNGOCTHANH phân tích chí lý. Theo em việc "Văn bản viết tay này bị Tòa án bác với lý do “ không có chứng thực của chính quyền ”, như vậy, quyền sở hữu của chị tôi bị tước đọat một cách nhẹ nhàng" là đúng. À mà kể cả có công chứng thì thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc nhập tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản.
    Cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #12055   12/09/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


      Theo em , tiếp sau chữ “nếu” thì mọi sự việc đều có thể xảy ra , một con voi cũng có thể “biến” thành con kiến trong nháy mắt . Tùy vào “tâm tư” , hoàn cảnh cụ thể nên mỗi người chúng ta đều có cách tiếp cận và nhận thức các vấn đề (xã hội) khác nhau (>> phát sinh tranh luận ) – nhất là trong 1 vụ án , với những tình tiết “sinh động” thì bên nguyên , bên bị,  . . . tất yếu càng có nhiều ý kiến và nhận thức xung đột (>> phát sinh . . . kiện tụng) , và điều đó cũng rất tự nhiên .       Thực tế là như vậy, nhưng không có nghĩa ai cũng “có lý” cả , mà chỉ có một người “có lý” , “có lý tuyệt đối” đó chính là “Ông Pháp luật”. Chỉ có Pháp luật mới đủ sức làm cho mọi người phải “tâm phục, khẩu phục”. Do vậy, bất chấp các ý kiến khác nhau của các bên liên quan ( kể cả quan tòa ), với vai trò khách quan,  em chỉ dám phân tích một phần vụ việc theo quan điểm pháp luật ( tất nhiên dựa vào các dữ kiện của “đề bài” ) .

      Bác LSNGOCTHANH nêu ra một gợi ý , phải xác định tình trạng pháp lý của tài sản đang tranh chấp trước khi nhìn vào các vấn đề tiếp theo . Theo em, đây là ý kiến phù hợp với tình huống khá hay của “đề bài” này : căn cứ xác lập quyền sở hữu và quyền hạn ‘thực tế’ của chủ sở hữu.

      Trước pháp luật , quyền sở hữu của A đã xác lập nên tất nhiên hành vi tương ứng của A liên quan đến tài sản (nhập vào khối tài sản chung) cũng là hợp pháp theo qui định của pháp luật ( đã phân tích ở phần trước - không tương tự với các hành vi trong ví dụ minh họa của bác LSNGOCTHANH ) >> do đó , B có đủ căn cứ để xác lập quyền sở hữu .

      Nếu em không hiểu nhầm thì hình như qua ví dụ của mình bác LSNGOCTHANH có ý cho rằng : A ,B đang phối hợp “tẩu tán tài sản” bất chính ? Điều này cũng có thể xảy ra lắm chứ  - lòng người nông sâu khó dò !   Nhưng , ở đây, trước pháp luật , căn cứ để nhận định như vậy lại không có ! Thế thì dù “tình gian” (?) nhưng “lý ngay” (!) thì cũng phải “gật” . Đây cũng là một tình huống hay để rút ra kinh nghiệm sống phải không bác ?

      Pháp luật được lập ra để bảo đảm trật tự, sự ổn định của xã hội và điều chỉnh hành vi của công dân , nếu ( lại “nếu” ) ai cũng có quyền suy diễn “thoải mái” và có quyền hành động theo cảm nhận của cá nhân thì …. “loạn” . Nói vui, “nếu” pháp luật không ngăn chặn được tình trạng này thì không biết chừng vào một thời điểm nào đó trong tương lai (gần) em (hoặc bác LSNGOCTHANH - xin lỗi ) bổng trở thành kẻ cư trú bất hợp pháp trong ngôi nhà của . . . chính mình ( hoặc ngược lại ) ! Eo ôi ! . . .

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #12056   12/09/2009

    LSNGOCTHANH
    LSNGOCTHANH

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý kiến của tôi tại topic này hoàn toàn dựa vào chủ đề, tôi tuyệt đối không suy diễn hoặc có ý ám chỉ gì cả. Trước pháp luật, quyền sỡ hữu của A đã được xác lập vào lúc A nhập tài chung với vợ. Tuy nhiên, cũng trước pháp luật ( bản án phúc thẩm có hiệu lực ) quyền sỡ hữu đó của A đã bị huỷ bỏ, thay vào là việc xác lập quyền sỡ hữu cho người đã nhờ A đứng tên dùm chủ quyền nhà. Ngắn gọn là A chả có tài sản để mà nhập, anh ta đã lấy tài sản của người khác để nhập ẩu. Đó là hành vi trái pháp luật của Công dân A nên nói theo bạn, pháp luật được lập ra là để điều chỉnh hành vi của công dân, vậy sao bạn lại phủ nhận việc pháp luật điều chỉnh hành vi gian dối của công dân A ?

    Chúng ta sẽ phải trở thành người cư trú bất hợp pháp trong ngôi nhà của chính mình nếu chúng ta giống như công dân A trong topic này : chỉ được nhờ đứng tên dùm nhưng cứ ngở nhà là của chính mình, bị tố giác và bị pháp luật điều chỉnh là đương nhiên.

    Ví dụ minh hoạ lần trước của tôi hoàn toàn giống với trường hợp này. Sau khi ăn trộm mà chưa bị ai phát giác, đương nhiên 10 cây vàng kia được pháp luật xác nhận là tài sản hợp pháp của anh chồng, nhưng sau khi anh ta có vợ và nhập vào khối tài sản chung mới bị phát giác thì pháp luật có quyền điều chỉnh lại cũng là điều đương nhiên.
    Trân trọng.
    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 12/09/2009 20:46:47
     
    Báo quản trị |  
  • #12057   13/09/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Tôi không định tham gia vào một chủ đề khi mà nội dung tranh luận trong chủ đề đó đã khép lại và những người tham gia chủ đề đó cả người lập ra chủ đề đã không còn tham gia tranh luận tại đây.

    Ông tybuty ông nghĩ sao về phân tích của LSNGOCTHANH bên trên;
    "Ý kiến của bạn tybuty ngày 7/9 là không sai, nó chỉ bị thừa, bởi lẻ ở chủ đề này, người ra đề nói rõ anh chồng bị người khác kiện đòi nhà vì cho rằng họ đã mua nhà và nhờ anh chồng đứng tên dùm từ lúc anh này còn độc thân. Đáng tiếc, anh chồng không bảo vệ được quan điểm đó là nhà của mình nên bị Toà tuyên nhà là của người kia, cho nên việc anh ta lấy tài sản của người khác nhờ mình đứng tên dùm để nhập vào tài sản chung với vợ là trái pháp luật".

    Rất mong ông đưa ra đủ căn cứ pháp luật và lập luận chính xác để bác quan điểm đó và giải thích cho nhận dịnh: "căn cứ xác lập quyền sở hữu và quyền hạn ‘thực tế’ của chủ sở hữu.

      Trước pháp luật , quyền sở hữu của A đã xác lập nên tất nhiên hành vi tương ứng của A liên quan đến tài sản (nhập vào khối tài sản chung) cũng là hợp pháp theo qui định của pháp luật ( đã phân tích ở phần trước - không tương tự với các hành vi trong ví dụ minh họa của bác LSNGOCTHANH ) >> do đó , B có đủ căn cứ để xác lập quyền sở hữu . "

    Việc xác lập tài sản của chủ sở hữu thực tế trái pháp luật có được công nhận hay không? điều này ông phải tự hiểu chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #12058   14/09/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


      Các bác là những người tài cao , học rộng hẳn cũng hiểu là : khi trao đổi về một vấn đề pháp luật ( hoặc vấn đề nói chung ) thì phải chấp nhận trước một số tiên đề , điều kiện , chứng cứ , . . .  sau đó sẽ dùng Luật pháp để soi rọi , phân định phải trái (và như vậy mới là 'tranh luận' - ngược lại là 'tranh cãi' ). Em không phải là cán bộ tòa án và chắc rằng (?) các bác cũng không , vậy tại sao không tự đánh giá sự việc dựa vào tình huốn (dữ kiện) của đề bài mà lại dựa vào ý kiến kết luận của Tòa án . Nếu không có chính kiến riêng, ai nói sao cũng ‘gật’ thì bản thân việc thảo luận, trao đổi trên diển đàn này còn ý nghĩa gì nữa ?

      Trở lại câu hỏi, nhận định của bác Mostlaw2020 , LSNGOCTHANH , theo em đây là một câu hỏi quá khó ! Nếu phải chứng minh quyền sở hữu của A được pháp luật thừa nhận như thế nào thì em chịu . . . chết , vì em có phải là người ra đề đâu ? Cũng như các bác em chỉ là người “xử dụng” các nội dung và dữ kiện của đề bài thôi ! Mà ‘đề bài’ nói gì nhỉ : A đã xác lập quyền sở hữu hợp pháp , đó là một dữ kiện , một tiên đề mà em và các bác cần phải chấp nhận trong khi trao đổi ở topic này.   Theo logic của sự việc thì phải như vậy , chứ nếu ngược lại thì tình trạng của A sai . . .  bét nhè ra rồi  >> không việc gì phải thảo luận cho mệt ! Chắc không ai lại đưa ra một chủ đề với tình huốn “huề vốn” và “ngớ ngẩn” như vậy (!) Thậm chí nếu bác Tranvinh_61vì chưa am hiểu pháp luật (?) nên “lơ mơ” khi hiểu sai về tình trạng tài sản của A như vậy đi chăng nữa thì quyền lợi của B cũng có căn cứ pháp luật khác để xem xét – phải vậy không các bác ? ( em xin không bàn  vì không phù hợp với nội dung của Topic này )

      Bác Mostlaw2020 viết , “Việc xác lập tài sản của chủ sở hữu thực tế trái pháp luật có được công nhận hay không? điều này ông phải tự hiểu chứ.” Thú thật em không hiểu bác muốn nói đến hoặc ám chỉ đến chuyện gì ? Bác có thể giải thích được không ?

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #12059   14/09/2009

    quanchay
    quanchay

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi xin nhận xét, viết ngắn gọn:
    1. ông Mostlaw2020 chẳng hiểu gì cả, thậm chí chẳng có tâm huyết với nghề. Toàn phát ngôn kích bác.
    2. ông tybuty rất nhiều ý kiến đúng và sắc bén. Nhưng theo tôi ở đây hơi có cảm tính thiên về A & C
    3 . ví dụ của LSNGOCTHANH đúng với đề bài.

     
    Báo quản trị |  
  • #12060   14/09/2009

    CHANHAN
    CHANHAN

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chanhan

    khi xử vụ này, thực tế như thế nào không bàn đúng sai vì còn do cảm tính...cho ai thắng cũng được.
    Nhưng trong chủ đề này nên trao đổi có tình, lý và dựa vào luật hiện hành
    chanhan

     
    Báo quản trị |  
  • #12061   14/09/2009

    LSNGOCTHANH
    LSNGOCTHANH

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi vốn không hứng thú lắm với topic này, bởi lẻ về Luật nó đã quá rõ ràng. Nhưng đã trót có ý kiến thì Tôi cũng xin nhận xét :
    1- Bạn tybuty tuy có cố gắng nhưng lý luận càng lúc càng tự mâu thuẩn : bạn muốn mọi người tự đánh giá sự việc dựa vào dữ kiện của đề bài chứ không nên dựa vào kết luận của Toà án. Kết luận của Toà án ( nhà bị tuyên là của C, A chỉ là người được nhờ đứng tên dùm ) ở đây là do người tạo topic đưa ra bổ sung vào chủ đề, vậy nó không phải là dữ kiện của đề bài hay sao ? Nếu xem xét kỹ, bất cứ bài viết nào của bạn tybuty ở topic này đều có khá nhiều mâu thuẩn mà mới xem qua rất dễ nhận xét "đúng và sắc bén" kiểu như vậy.

    2-Bạn quanchay phê bình bạn motslaw2020 chẳng hiểu gì cả, chẳng tâm huyết với nghề ( chắc ý bạn là nghề Luật ! ), trong khi chính bạn cũng chẳng hiểu gì cả khi cho rằng bạn tybuty có cảm tính thiên về A&C trong khi ai đọc ý kiến của bạn tybuty cũng thấy bạn này tập trung bảo vệ cho B và đôi chút cho A. Bạn cũng không tâm huyết với nghề , bằng chứng là bạn đã không thèm đọc kỹ các bài trước khi có ý kiến rồi có thể sẽ nguỵ biện là do viết nhầm ! ( đây là điều tối kỵ của nghề Luật chân chính ).

    3-Án dân sự thắng thua tuỳ vào chứng cứ. Lắm vụ trước Toà ai cũng hiểu A đúng nhưng A không có chứng cứ để chứng minh, trong khi B sai nhưng lại có chứng cứ chứng minh mình đúng. Ví dụ, A vay của B một số tiền, bị tính lãi khá cao và lãi nhập vốn nếu không thanh toán khi tới hạn lãi. Mỗi lần như thế B đều viết lại giấy nợ mới chỉ ghi 1 số nợ khổng lồ ( không thể hiện phần vốn và lãi riêng ) rồi yêu cầu A ký tên. Tất nhiên giấy nợ cũ phải bị B thu hồi. Khi tới Toà, dù A đau đớn, hốt hoảng kêu rằng mình bị tính lãi cao và lãi nhập vốn, nhiều người tin anh nhưng biết xử thế nào khi anh hoàn toàn không có chứng cứ chứng minh điều mình nói, trong khi B lại có chứng cứ rất mạnh là giấy vay nợ của A ?

    Ví dụ dông dài như thế để quay lại với đề tài chính, không hẳn bạn tranvinh_61 "lơ mơ" để đưa ra cái topic "huề vốn" hay "ngớ ngẩn" như bạn tybuty đã đề cập mà có thể tác giả tranvinh_61 muốn đưa ra 1 tình huống gian nhưng thắng kiện như tôi vừa ví dụ thì sao ?
    Trân trọng.
     
    Báo quản trị |  
  • #12062   15/09/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    @quanchay : 1. ông Mostlaw2020 chẳng hiểu gì cả, thậm chí chẳng có tâm huyết với nghề. Toàn phát ngôn kích bác => tôi nghĩ trong chủ đề này tôi mới là người phải nói câu này với ông. Tôi thiết nghĩ những nội dung mà người lập chủ đề và các vấn đề xoay quoanh từng chi tiết giả định được đưa ra đã được phân tích rất kỹ nên không nhất thiết phải nói lại nữa.

    Tôi nghĩ là ông nên xem lại cái tuyên bố của mình trước bàn dân thiên hạ và xem mình có đủ tư cách mà đứng trong hàng ngũ luật gia nữa không?

    @tybuty : Tôi nghĩ ông nên nghiên cứu lại về quyền sở hữu.
     
    Báo quản trị |