Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

75 Trang «<2345678>»
  • Xem thêm     

    22/01/2021, 11:17:04 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, hành vi chủ nhà đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi và mức độ thiệt hại gây ra, người thực hiện hành vi này có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tổn hại về sức khỏe do hành vi đó gây ra

    Để xác định cụ thể trách nhiệm pháp lý của người gây thương tích, anh chị cần trình báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan điều tra công an cấp xã và cấp huyện tại xảy ra hành vi phạm tội. Nội dung của đơn trình báo, tố giác bao gồm các nội dung cơ bản như: Họ và tên người trình báo, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú, nội dung chi tiết vụ việc. Ngoài ra có thể gửi kèm theo các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó cơ quan công an có cơ sở để áp dụng các thủ tục pháp lý cần thiết như điều tra để xác minh tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật; trưng cầu giám định tư pháp để xác định mức độ thiệt hại đối với cơ thể do hành vi gây thương tích gây ra. Kết luận giám định là căn cứ quan trọng để đánh giá hành vi cố ý gây thương tích có đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không; đông thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

  • Xem thêm     

    22/01/2021, 11:11:51 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Hiện tại, chưa có văn bản nào hướng dẫn cách tính số tiền dùng để đánh bạc theo quy định tại Điều 321 BLHS 2015, do vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng cách tính số tiền dùng để đánh bạc theo tinh thần của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và 249 BLHS 1999 (viết tắt là Nghị quyết số 01/2010). Tuy nhiên, trong thực tiễn, hiện có một số bất cập khi áp dụng Nghị quyết này, qua phân tích dưới đây:

    Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010 nêu:

    “2. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau: 

    a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc; 

    b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó; 

    c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự; 

    Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt: 

    a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này; 

    b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trongmột trận bóng đá, tham gia cá độ trongmột kỳ đua ngựa… trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

    Thực tế, trong các vụ án đánh bạc, có rất nhiều cách chơi giữa các đối tượng, trong đó có cách chơi một người cầm cái, các nhà con sẽ đánh ăn thua với nhà cái (ví dụ: bầu cua, xóc đĩa, xì lát, binh xập xám,…). Với những hình thức đánh bạc này, ngoài việc đánh bạc giữa nhà cái với nhà con, các nhà con có thể đánh với nhau tùy chọn. Như vậy, nếu bị phát hiện, thì việc xác định số tiền dùng đánh bạc trong trường hợp này hiện có hai quan điểm:

    Thứ nhất: “Nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau” được hiểu là nhiều người cùng với nhau trực tiếp đánh bạc. Theo cách hiểu này, không kể các nhà con đánh với nhà cái hay giữa các nhà con với nhau thì đều xem là cùng tham gia đánh bạc với nhau. Và như vậy, khi bị phát hiện, căn cứ tổng số tiền đánh bạc của tất cả những người tham gia trên chiếu bạc (được xem là một lần đánh bạc từ khi bắt đầu cho đến khi bị phát hiện, không kể đánh bao nhiêu ván (đợt)), tất cả những người tham gia đánh bạc đều bị truy cứu TNHS nếu đủ định lượng.

    Thứ hai: “Nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau” được hiểu là nhiều người cùng tham gia đánh bạc ăn thua trực tiếp với nhau. Trong trường hợp này, số tiền đánh bạc chỉ tính qua việc ăn thua trực tiếp với nhà cái vì giữa các nhà con không có việc đánh bạc với nhau. Trong trường hợp này, những nhà con chỉ chịu TNHS về số tiền đánh bạc của mình với nhà cái mà không phải chịu TNHS về tổng số tiền của tất cả những người cùng tham gia trên chiếu bạc. Trường hợp này, giống với trường hợp đánh bạc dưới hình thức số đề, cá độ bóng đá…

  • Xem thêm     

    20/01/2021, 09:11:49 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Nếu khi nghỉ việc bạn vẫn chưa được thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mình thì trong trường hợp trên người lao động có thể khiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động hoặc báo lên Thanh tra lao động để được giải quyết. Bên cạnh đó người lao động cũng có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đòi quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    20/01/2021, 09:07:59 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định, việc bạn sử dụng tài khoản ngân hàng để chuyển tiền hộ mà nguồn số tiền đó sử dụng vào để đánh bạc, bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu biết rõ nguồn gốc để sử dụng số tiền đó để đánh bạc. Nhưng do bạn không biết rõ về về số tiền mà bạn chuyển hộ qua tài khoản của bạn nên trong trường hợp người kia bị điều tra về tội đánh bạc thì bạn cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

  • Xem thêm     

    20/01/2021, 09:00:50 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo Điều 30 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định Thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:

    “1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

    Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

    Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.”

    Từ quy định trên đối chiếu với trường hợp của bạn: bạn bị chém thương tật 60% và bị cáo phải bồi thường cho anh bạn 200.000.000 đồng nhưng hiện nay sau anh ta đi tù mà người này mà chưa thực hiện bồi thường thì gia đình bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án nếu còn thời hiệu. Trường hợp trong bản án, quyết định của Tòa án ấn định thời hạn anh A thực hiện nghĩa vụ thì thời hạn 5 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Nếu không được ấn định trong bản án thì thời hạn 5 năm tính kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

    Nếu như trong thời gian tự nguyện thi hành án mà người đó không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì cơ quan thi hành án sẽ có biện pháp cưỡng chế thi hành án. Về việc cưỡng chế thi hành án được quy định như sau đối với phần tài sản là tiền.

    Trường hợp anh ta chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án của anh ta. Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án nếu anh ta thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 44a Luật THADS 2008, sửa đổi bổ sung 2014 như: anh ta không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho một mình, người mà anh ta có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án; chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của anh ta,..Sau hai lần xác minh mà anh ta vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho bạn về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của anh ta khi đã ra tù.

  • Xem thêm     

    20/01/2021, 08:52:07 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Người lao động hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập được trả lương theo thang, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ (Bảng 3) hoặc bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ (Bảng 4) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như viên chức có cùng trình độ đào tạo hoặc có cùng chức danh nghề nghiệp đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp đó.

    Tuy nhiên, Cá nhân, tổ chức ký hợp đồng để làm những công việc quy định được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về dân sự, pháp luật về thương mại và không thuộc chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc và quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị; các cá nhân đang ký hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP; mức lương trong hợp đồng lao động mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Do đó, Về mức lương sẽ do thỏa thuận về tiền lương phải được hai bên thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật về tiền lương.

  • Xem thêm     

    20/01/2021, 08:41:59 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là người lao động, trong suốt quá trình công tác thì bạn không nghỉ hàng năm. Do vậy, căn cứ theo quy định mà bạn tích dẫn thì những ngày không nghỉ bạn sẽ được thanh toán tiền. Vì vậy, bạn cần liên hệ với công ty bạn để được giải quyết quyền lợi.

    Tiền lương tính phép năm căn cứ vào tiền lương mà bạn và người sử dụng lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động ký kết giữa 2 bên. Đối với người lao động có thời gian làm việc trên 6 tháng thì tính tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước đó, dưới 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ tính là tiền lương bình quân của toàn bộ thời gian làm việc. Tiền lương của 1 ngày phép năm chưa nghỉ được thanh toán sẽ bằng tiền lương bình quân nêu trên chia cho số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề thời điểm tính. Nếu trong hợp đồng lao động ký kết giữa 2 bên thỏa thuận lương của người lao động sẽ bằng mức lương cơ sở của doanh nghiệp X hệ số lương của người lao động, thì đây là căn cứ tính tiền phép năm cho người lao động.

  • Xem thêm     

    15/01/2021, 10:43:15 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định của pháp luật hình sự, nếu em bạn là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến thì em bạn có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải. Em bạn khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

    Đối với trường hợp của em bạn, nếu em bạn đã được cơ quan tố tụng xác định là người tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng và em bạn đã có lời khai đầy đủ và có đơn đề nghị tòa xét xử vắng mặt người làm chứng thì tòa sẽ xem xét. Việc vắng mặt của em bạn tại tòa phải có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của bạn không gây trở ngại cho việc xét xử. Việc vắng mặt của bạn tại tòa sẽ do tòa quyết định. Nếu tòa đã triệu tập bạn đến vì nếu em bạn vắng mặt sẽ gây trở ngại cho việc xét xử thì em bạn phải đến. Nếu không em bạn sẽ bị dẫn giải theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    15/01/2021, 10:38:12 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Nếu Công ty đã làm sai luật, bạn có quyền gửi đơn khiếu nại yêu cầu công công ty giải quyết hoặc gửi hòa giải viên cơ sở, nếu không gửi Liên đoàn lao động tại địa phương can thiệp. Nếu vẫn không giải quyết được bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nơi cty đặt trụ sở.

    Đơn khởi kiện công ty bạn nêu rõ nhân thân, địa chỉ , CMND , Hợp đồng LĐ đã ký và nêu rõ quá trình làm việc và cty vi phạm trong việc chi trả không đúng và đủ lương cho bạn. Sau cùng đề nghị giải quyết cho bạn những yêu cầu nào.

  • Xem thêm     

    09/01/2021, 11:08:06 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Một trong những điều kiện quan trọng đó Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động; trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động (như Người lao động nước ngoài là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn, là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần,…).

    Trường hợp người nước ngoài có giấy phép thường trú tại Việt Nam thì cũng không cần phải có Giấy phép lao động mà có thể thường trú theo diện bảo lãnh kết hôn.

    Do đó, Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì thuộc diện đủ điều kiện cấp thẻ cư trú nhưng vẫn phải thực hiện xin giấy phép lao động nếu như làm việc tại Việt Nam. 

     

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 03:38:07 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Công ty A không được quyết định chuyển người lao động cho công ty B để buộc người lao động phải ký hợp đồng lao động với công ty con. Bởi vì quan hệ giữa công ty mẹ và người lao động được điều chỉnh bởi thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động. Trường hợp muốn thiết lập quan hệ lao động giữa công ty B và người lao động thì quan hệ lao động giữa công ty A và người lao động phải chấm dứt. Trừ trường hợp này công ty A và công ty B đồng ý tồn tại song song 2 quan hệ lao động, theo đó bạn có cơ sở để đồi phần lương, BHXH, BHTN của công ty B

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 03:22:12 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Với những gì bạn trình bày về bản chất của vụ hành hung kia thì những người bạn kia có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc giết người.

    Sở dĩ em bạn cũng phạm vào tội này vì trong trường hợp này em bạn có tư cách là đồng phạm. Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia bởi nếu em bạn biết người kia  chở đi đánh người khác mà bạn vẫn chấp nhận, đó là hành vi đồng phạm với vai trò giúp sức bằng tinh thần hoặc cổ vũ để người kia có thể đánh nạn nhân.

    Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Theo thông tin bạn cung cấp thì người kia đã nhờ em bạn em chở đi nhưng nó không biết đi đâu, khi đi đến điểm thì bọn họ chém nhau mà em của bạn không biết sự việc và không tham gia. Do đó, nếu em bạn rơi vào trường hợp này thì em bạn không phải là người phạm tội.

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 03:03:27 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có cãi vã, xô xát ném đá vào nhà hàng xóm khiến người này bị thương. Hành vi này sẽ bị khởi tố về hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội này.

    Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe của người khác tùy theo tính chất mức độ mà áp dụng các mức phạt khác nhau.

    Theo quy định của pháp luật, về cơ bản, thì hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 134 nếu mức độ thương tích từ 11% đến 30%. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi gây thương tích mà có một trong các các điều kiện được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì dù mức độ thương tích dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố hình sự.

    Như vậy, trong trường hợp này nếu bạn ném đá gây thương tích có những dấu hiệu kể trên thì rất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 134. Hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Khi xác định được đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người bạn. Việc áp dụng hình phạt sẽ do cơ quan tố tụng xem xét, quyết định. Bên cạnh việc có thể phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật thì họ còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại tức là người phụ nữa bị đánh kia do sức khỏe bị xâm phạm. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. Bao gồm:

    - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    - Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

    Nếu chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự, thì anh A và 2 người phụ nữa kia sẽ bị xử lý hành chính.

    Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình thì: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 02:45:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Như bạn trình bày và căn cứ Điều 33 Bộ luật lao động năm 2019, phía Cty cần báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về việc giảm 50% mức lương. Nếu hai bên thỏa thuận được thì các bên sẽ ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết.

    Để thương lượng giảm 50% lương, bạn có thể tham khảo thủ tục thương lượng tập thể quy định tại Điều 67 và Điều 70 Bộ luật lao động năm 2020.

    Nếu Công ty đã làm sai luật, bạn có quyền gửi đơn khiếu nại yêu cầu công công ty giải quyết hoặc gửi hòa giải viên cơ sở, nếu không gửi Liên đoàn lao động tại địa phương can thiệp. Nếu vẫn không giải quyết được bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nơi cty đặt trụ sở.

    Đơn khởi kiện công ty bạn nêu rõ nhân thân, địa chỉ , CMND , Hợp đồng LĐ đã ký và nêu rõ quá trình làm việc và cty vi phạm trong việc chi trả không đúng và đủ lương cho bạn. Sau cùng đề nghị giải quyết cho bạn những yêu cầu nào.

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 02:29:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 110 Luật phá sản năm 2014 có quy định về nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:

    “1. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại các điều 105, 106 và 107 của Luật này không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    2. Nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

    Do đó, khi doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp của bạn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn khi thanh toán các khoản nợ và sẽ thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau:

    – Chi phí phá sản;

    – Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

    – Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    – Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

    Theo đó, khi doanh nghiệp của bạn đã thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên, nếu như sau khi trả xong chi phí phá sản, mà doanh nghiệp của bạn không còn để thanh toán tiền lương, thì trong trường hợp này bạn sẽ không được nhận bất cứ khoản nào. Trong trường hợp còn nhưng không đủ để chia cho người lao động, thì sẽ thực hiện Khoản 3 Điều 54 Luật phá sản năm 2014: “Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ”. Khi đó, trong cùng một thứ tự ưu tiên, bạn vẫn được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm. Đây là một trong một số rủi ro mà người lao động gặp phải khi doanh nghiệp phá sản và không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ.

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 11:22:38 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

    a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

    b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

    c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

    2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

    a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

    b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”.

    Căn cứ quy định nêu trên, khi bạn nghỉ việc thì công ty sẽ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

    Trường hợp, dù bạn chỉ làm việc tại công ty 9 tháng và tham gia bảo hiểm xã hội trong 9 tháng nhưng thời gian tham gia trên vẫn được cơ quan bảo hiểm ghi nhận. Do đó, khi nghỉ việc bắt buộc bạn phải nộp lại sổ bảo hiểm xã hội cho công ty để công ty gửi sổ của bạn đến cơ quan bảo hiểm xã hội làm thủ tục chốt quá trình đóng ở công ty cho bạn.

    Trường hợp, bạn không nộp lại sổ bảo hiểm để công ty tiến hành chốt sổ cho bạn thì có thể việc hưởng các chế độ về bảo hiểm sau này của bạn sẽ gặp khó khăn. Trường hợp, bạn muốn giải quyết các chế độ như: bảo hiểm xã hội một lần, hay chế độ hưu trí… thì cơ quan bảo hiểm buộc phải yêu cầu bạn quay về công ty nơi bạn chưa chốt để làm thủ tục chốt sổ. Sau khi chốt đầy đủ các quá trình tham gia, chế độ bảo hiểm của bạn mới được giải quyết.

    Ngoài ra, trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không có căn cứ chấm dứt và không thực hiện nghĩa vụ báo trước cho công ty theo quy định thì bạn thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo đó, bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho công ty theo quy định.

    Như vậy, qua những phân tích trên, do bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho công ty theo quy định trên. Tuy nhiên, công ty vẫn phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm và trả lại sổ bảo hiểm cho bạn sau khi đã chốt. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi về các chế độ bảo hiểm của mình, khi nghỉ việc bắt buộc bạn phải nộp lại sổ bảo hiểm xã hội cho công ty để công ty chốt cho bạn.

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 11:06:50 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ Điều 153 Bộ luật lao động 2019 quy định:

    “Điều 153. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài

    1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

    3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

    Theo đó, công ty bạn có sử dụng lao động là người nước ngoài và đã được cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú. Trong trường hợp nếu như thẻ tạm trú hết thời hạn trước giấy phép trong thời gian đợi cấp giấy phép lao động mới thì công ty bạn tiến hành các thủ tục gia hạn thẻ tạm trú cho người lao động này theo quy định của pháp luật, cụ thể:

    “Điều 35. Gia hạn tạm trú

    1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này, tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú.”

    Theo đó, quý công ty cần tiến hành các quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú được quy định như sau:

    “Điều 37. Thủ tục cấp thẻ tạm trú

    1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú bao gồm:

    a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;

    b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;

    c)Hộ chiếu;

    d) Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật này.

    2. Giải quyết cấp thẻ tạm trú như sau:

    a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;

    b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.”

    Như vậy, theo quy định trên nếu thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài hết thời hạn trước giấy phép lao động thì công ty bạn cần tiến hành các thủ tục xin gia hạn tạm trú hoặc làm lại thẻ tạm trú mới (được bảo lãnh do kết hôn) để đảm bảo cho người lao động có đủ điều kiện lao động tại công ty theo quy định của pháp luật. Hồ sơ được nộp tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Cục xuất nhập cảnh). Thời hạn giải quyết là 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có quan xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ ngoại giao sẽ tiến hành xem xét cấp thẻ tạm trú cho bạn.

  • Xem thêm     

    01/01/2021, 10:16:18 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 31 Bộ luật lao động quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn điều 31 Bộ luật lao động (BLLĐ). Theo đó, trong trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động với các điều kiện:

    + Quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động;

    + Phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

    + Không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trường hợp đã đủ 60 ngày mà muốn tiếp tục chuyển làm công việc khác so với hợp đồng thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản, người lao động không đồng ý mà phải ngừng việc thì phải trả lương ngừng việc cho người lao động.

     - Trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    Công ty mẹ điều chuyển lao động qua công ty con trong trường hợp nêu trên thì quan hệ lao động vẫn tồn tại giữa công ty mẹ và người lao động, thời gian chuyển bị giới hạn.Những chế độ liên quan đến người lao động vẫn do công ty mẹ giải quyết. Trường hợp này cũng chỉ mang tính chất tạm thời.

            Thỏa thuận điều chuyển người lao động qua nơi làm việc khác.

    Một trong những nội dung bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định tại điều 23 BLLĐ là địa điểm làm việc. Trong các hợp đồng lao động thỏa thuận về địa điểm làm việc là tại 01 địa chỉ cụ thể hoặc theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động hoặc có phụ lục hợp đồng bổ sung thỏa thuận này. Muốn điều chuyển lao động làm việc nơi khác so với Hợp đồng lao động phải đạt được sự đồng ý của người lao động. Người sử dụng lao động không đương nhiên có quyền điều chuyển người lao động đi làm việc nơi khác so với hợp đồng lao động. Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp nêu tại điều 31 BLLĐ thì phải có thỏa thuận trong hợp đồng nhưng trường hợp này cũng là tạm thời, quan hệ lao động vẫn tồn tại giữa công ty mẹ với người lao động.

    Chuyển người lao động của công ty mẹ qua ký hợp đồng lao động với công ty con.

    Công ty mẹ không được quyết định chuyển người lao động cho công ty con để buộc người lao động phải ký hợp đồng lao động với công ty con. Bởi vì quan hệ giữa công ty mẹ và người lao động được điều chỉnh bởi thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động. Trường hợp muốn thiết lập quan hệ lao động giữa công ty con và người lao động thì quan hệ lao động giữa công ty mẹ và người lao động phải chấm dứt. Trừ trường hợp công ty mẹ và công ty con đồng ý tồn tại song song 2 quan hệ lao động.

    Việc chấm dứt hợp đồng tuân thủ theo quy định tại Điều 36 BLLĐ về các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động. Sau đó/đồng thời, người lao động ký hợp đồng lao động với công ty con.

    Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a Khoản 1  Điều 37 BLLĐ: do không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động đối với hợp đồng mùa vụ hoặc xác định thời hạn; hoặc báo trước đủ thời gian đối với hợp đồng không xác định thời hạn.

  • Xem thêm     

    01/01/2021, 10:09:59 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trường hợp này của bạn rất phức tạp nên bạn vui lòng liên hệ trực tiếp để luật sư có cơ sở thực hiện việc tư vấn cho bạn đảm bảo tính phù hợp giữa nội dung tư vấn và nội dung vụ việc cũng như các quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    01/01/2021, 10:08:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 6 Thông tư 23/2015/TT – BLĐTBXH quy định tiền lương làm thêm giờ:

    “Trả lương khi người lao động làm thêm giờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

    1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 104 của Bộ luật lao động và được tính như sau:

    Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.

    Trong đó:

    a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm);...”.

    Điều 14 Thông tư 47/2015/TT – BLĐTBXH quy định:

    “4. Sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản tại Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động như sau:

    ...

    c) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 6 như sau:

    “a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường và không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không quá 8 giờ/ngày và không kể số giờ làm thêm).

    Tiền lương giờ thực trả nêu trên không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.

    Vậy, Điểm c Khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT – BLĐTBXH quy định rõ tiền lương thực trả làm căn cứ tính tiền lương làm thêm giờ quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2015/TT – BLĐTBXH không bao gồm tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở,..... và các khoản trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ.

    Bên cạnh đó, các khoản trợ cấp trực tiếp liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ như phụ cấp chức danh, phụ cấp công vụ,... được tính khi xác định tiền lương thực trả làm căn cứ tính tiền lương làm thêm giờ cho NLĐ.

    Bạn và những người lao động tham khảo thêm Điểm c Khoản 4 Điều 14 Thông tư 47 nêu trên để loại trừ các khoản tiền không được tính vào tiền lương thực trả để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

75 Trang «<2345678>»