Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

75 Trang <123456>»
  • Xem thêm     

    23/05/2021, 11:28:06 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khoản 5 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:

     “5. Người sử dụng lao động và các cá nhân liên quan đến tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải có nghĩa vụ hợp tác với Đoàn điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và không được từ chối hoặc cản trở quá trình điều tra. Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây: a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông; c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động”.

    Theo quy định trên, trường hợp không có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn hoặc biên bản điều tra tai nạn giao thông thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn giao thông theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.

    Khoản 9 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định Trách nhiệm công bố biên bản điều tra tai nạn và các thông tin cần thiết khác liên quan đến tai nạn lao động như sau:

    “a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố thông tin nếu việc điều tra vụ tai nạn lao động quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động; Ủy ban nhân dân cấp xã công bố thông tin nếu vụ tai nạn lao động do Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản”.

    Căn cứ Khoản 6 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định như sau:

    “6. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn như sau: a) Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động; b) Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động; c) Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên; d) Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn. Đối với tai nạn lao động được quy định tại các điểm b, c và d của khoản này có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này; Trưởng đoàn điều tra phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn đối với tai nạn lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản này”.

    Như vậy, thời hạn điều tra tai nạn được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn như sau: Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động; Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động; Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên; Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn. Do đó, bạn có thể đối chiếu với các điều luật được viện dẫn đối với trường hợp của mình xem có đúng không. 

  • Xem thêm     

    15/05/2021, 10:38:43 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 6 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

    Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 6 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

    Ngoài thời gian nghỉ quy định nêu trên, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

    Điều 64 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/2/2021, tình trạng còn hiệu lực) hướng dẫn cụ thể quy định nghỉ trong giờ làm việc như sau: Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 6 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 3 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

    Trường hợp làm việc theo ca liên tục (theo Khoản 3 Điều 63 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, làm việc theo ca liên tục là việc bố trí ít nhất 2 người hoặc 2 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 1 ngày hoặc 24 giờ liên tục), thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.

    Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.

    Ngoài trường hợp làm việc theo ca liên tục, khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc.

    Căn cứ Khoản 1 Điều 105, Điều 106 Bộ Luật Lao động 2019 và Điều 63, Điều 64 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày; giờ ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau; ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ; thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút

    Nếu sự việc đúng bạn nêu thì công ty bạn đang tổ chức làm việc theo ca, bố trí thời giờ làm việc theo ca, thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc chưa phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động.

    Bạn cùng những người lao động, đại diện người lao động, tổ chức công đoàn cần trao đổi, đối thoại với người sử dụng lao động để tổ chức lại ca làm việc, thời giờ làm việc, thương lượng thời gian nghỉ trong giờ tính vào giờ làm việc theo đúng quy định của pháp luật

  • Xem thêm     

    12/05/2021, 11:04:53 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:

    “Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

    1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

    a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

    – Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;”

    Theo quy định trên thì người lao động đang bị tạm giam; tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra; xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

    Theo thông tin bạn cung cấp; công ty bạn có người lao động hiện tại đang bị tạm giam; chưa có kết luận vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là; trong thời gian này công ty vẫn phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động. Mức đóng bằng 4,5% của 50% tiền lương tháng mà người lao động đó được hưởng

  • Xem thêm     

    07/05/2021, 04:59:37 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trong vụ án hình sự, các cơ quan tố tụng có nghĩa vụ chứng minh tội phạm bằng việc phải tìm ra được các chứng cứ, nếu không đủ chứng cứ thì không thể buộc tội bằng cảm tính. Niềm tin bạn nêu chỉ nên dùng để định hướng điều tra chứ không được dùng để kết tội nghi can nếu thiếu chứng cứ. Trên thực tế khi liên kết các tình tiết của vụ án, người tiến hành tố tụng có thể suy đoán: chỉ có thể bị cáo là người đã phạm tội nhưng nếu không tìm được chứng cứ thì cơ quan tố tụng phải biết chịu thua. Đó chính là văn minh tư pháp.

  • Xem thêm     

    07/05/2021, 04:41:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH quy định:

    Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.

    Như vậy, theo quy định này thì trường hợp người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì HĐLĐ bị tạm hoãn. Khi đó, người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng.

  • Xem thêm     

    25/04/2021, 09:40:53 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Do hộ chiếu có thể hiện thông tin số CMND/CCCD nên với trường hợp đổi từ CMND 9 số qua CCCD 12 số (bị thay đổi số), người dân bắt buộc phải đi sửa đổi thông tin trên hộ chiếu cho thống nhất.

    Việc này để tránh bị làm khó khi hải quan cửa khẩu một số nước yêu cầu công dân xuất trình thêm CCCD mà thông tin không trùng khớp giữa 02 loại giấy tờ này.

    Tuy nhiên, theo khoản 2 cùng điều luật trên, các CMND đã được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực (tức ngày 1-1-2016) thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD.

    Do đó, từ 1-1-2020, trường hợp CMND hết hạn sử dụng, bị mất, bị hư hỏng thì sẽ được cấp đổi sang CCCD.

    “Giấy CMND được cấp trước ngày 1-1-2016, còn thời hạn sử dụng, không bị hư hỏng thì công dân vẫn được sử dụng tiếp tục cho

    Trường hợp công dân vẫn còn CMND cũ, khi thực hiện cấp đổi sang Căn cước công dân thì CMND cũ sẽ được cắt góc và trả lại cho công dân (theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA). Do đó, cho dù đã được cấp thẻ Căn cước công dân, công dân vẫn có thể sử dụng CMND cũ để xuất trình, đối chiếu khi làm các thủ tục hành chính liên quan đến số CMND cũ.

    Như vậy, nếu CMND của bạn được cấp mà vẫn còn thời hạn sử dụng thì vẫn sẽ còn giá trị sử dụng theo hộ chiếu cho đến khi hết thời hạn theo quy định.

  • Xem thêm     

    24/04/2021, 10:12:13 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định, thẻ căn cước công dân phải được cấp đổi trong những trường hợp sau;

    - Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

    - Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

    - Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; 

    - Xác định lại giới tính, quê quán;

    - Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

    - Khi công dân có yêu cầu.

    Còn theo khoản 2 cùng điều luật trên, thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp:

    - Bị mất thẻ Căn cước công dân;

    - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
    Như vậy, dù các thông tin nơi cư trú trên sổ khẩu đã được điều chỉnh thay đổi nhưng anh Sang không cần phải làm thủ tục cấp lại, cấp đổi CCCD, trừ khi anh yêu cầu được cấp đổi CCCD.

  • Xem thêm     

    24/04/2021, 10:05:29 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Do hộ chiếu có thể hiện thông tin số CMND/CCCD nên với trường hợp đổi từ CMND 9 số qua CCCD 12 số (bị thay đổi số), người dân bắt buộc phải đi sửa đổi thông tin trên hộ chiếu cho thống nhất.

    Việc này để tránh bị làm khó khi hải quan cửa khẩu một số nước yêu cầu công dân xuất trình thêm CCCD mà thông tin không trùng khớp giữa 02 loại giấy tờ này.

    Tuy nhiên, theo khoản 2 cùng điều luật trên, các CMND đã được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực (tức ngày 1-1-2016) thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD.

    Do đó, từ 1-1-2020, trường hợp CMND hết hạn sử dụng, bị mất, bị hư hỏng thì sẽ được cấp đổi sang CCCD.

    “Giấy CMND được cấp trước ngày 1-1-2016, còn thời hạn sử dụng, không bị hư hỏng thì công dân vẫn được sử dụng tiếp tục cho 

    Trường hợp công dân vẫn còn CMND cũ, khi thực hiện cấp đổi sang Căn cước công dân thì CMND cũ sẽ được cắt góc và trả lại cho công dân (theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA). Do đó, cho dù đã được cấp thẻ Căn cước công dân, công dân vẫn có thể sử dụng CMND cũ để xuất trình, đối chiếu khi làm các thủ tục hành chính liên quan đến số CMND cũ.

    Như vậy, nếu CMND của bạn được cấp mà vẫn còn thời hạn sử dụng thì vẫn sẽ còn giá trị sử dụng theo hộ chiếu cho đến khi hết thời hạn theo quy định.

  • Xem thêm     

    24/04/2021, 09:57:35 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP thì viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:

    - Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

    - Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010;

    - Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010.

    Như vậy, căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì viên chức có quyền gửi đơn xin tự nguyện xin thôi việc đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; hoặc gửi đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đến người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để được giải quyết theo thẩm quyền.

    Nếu bạn là Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    24/04/2021, 09:52:03 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào ngày lễ, tết, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Trường hợp doanh nghiệp bố trí người lao động đi làm vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thì phải tính trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.

    Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ luật này quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    Theo Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ thì tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được tính như sau:

    Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300%  x Số giờ làm thêm

    Trong đó:

    - Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, 1 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);

    - Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    - Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động. Sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được tính mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

    - Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

    Căn cứ các quy định nêu trên, khi doanh nghiệp huy động người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, cụ thể là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động ít nhất bằng 300% so với tiền lương thực trả theo công việc đang làm ở ngày làm việc bình thường, chưa kể tiền lương của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (là ngày nghỉ lễ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động).

    Theo đó, trừ trường hợp người lao động, tập thể người lao động có yêu cầu, tự nguyện thỏa thuận với doanh nghiệp được đi làm vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch (ngày 21/4/2021) và chỉ nhận mức lương 100% như ngày làm việc bình thường, để được bố trí nghỉ bù 1 ngày vào ngày 29/4/2021, nối liền với kỳ nghỉ lễ Ngày chiến thắng (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5), Chủ nhật 2/5 (và nghỉ bù thêm thứ Hai 3/5 nếu thứ Bảy 1/5 là ngày nghỉ hằng tuần do trùng ngày Quốc tế lao động) thì tiền lương làm việc vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thực hiện theo thỏa thuận.

    Còn trường hợp do yêu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chủ động huy động người lao động đi làm thêm giờ vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch (ngày 21/4/2021) và bố trí cho người lao động nghỉ bù vào ngày làm việc bình thường là ngày 29/4/2021, thì phải thực hiện đúng quy định của Bộ luật Lao động, trả tiền lương làm thêm giờ vào ngày lễ cho người lao động với mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương thực trả theo công việc đang làm ở ngày làm việc bình thường.

    Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) là ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương, người lao động nghỉ lễ đúng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, hay được bố trí nghỉ bù vào ngày khác vẫn được hưởng nguyên lương của ngày lễ đó.

  • Xem thêm     

    20/04/2021, 11:18:52 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi không phải là tội phạm qua các dấu hiệu: Nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật hình sự, do người có năng lực TNHS thực hiện và phải chịu hình phạt.

    Ngược lại, để xác định một người là người phạm tội, trên cơ sở đó truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) phải chứng minh được người đó là người thực hiện hành vi bị Luật hình sự coi là tội phạm. Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội người đó. Trên thực tế, có thể một người đã thực hiện tội phạm. Về khách quan, họ là người phạm tội, nhưng nếu không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi được Luật hình sự coi là tội phạm, thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó. Chứng minh tội phạm là một quá trình. Qúa trình đó diễn ra ở cả giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Quyền và trách nhiệm chứng minh tội phạm không chỉ thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mà còn thuộc về cả Tòa án.

    Trường hợp của bạn khi đi uống nước thì có một người lạ xin em điếu thuốc lá, bạn nghĩ đơn giản là ai tiếc nhau điếu thuốc làm gì và đã cho bạn ý 3 điếu thuốc. Nhưng giờ bạn đang lo sợ về việc bạn ý lấy lõi thuốc ra rồi cho ma túy hoặc các chất tương tự để sử dụng hoặc bán.

    Do bạn không biết hành vi của người kia xin thuốc lá để dùng thuốc lá lấy lõi thuốc ra rồi cho ma túy hoặc các chất tương tự mà bạn không biết thì bạn có thể khai báo với cơ quan điều tra cụ thể việc này và chứng minh mình vô tội. Do đó bạn không thực hiện tội phạm thì không thể kết tội bạn được.

  • Xem thêm     

    20/04/2021, 11:10:31 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Trong hợp đồng vay tài sản tồn tại hai chủ thể của hợp đồng, đó là bên vay và bên cho vay, khi đến thời hạn trả lại tài sản mà các bên đã thỏa thuận thì bên vay có trách nhiệm trả tiền cho bên cho vay.

    Trường hợp bạn không trả tiền vay, chủ nợ có quyền khởi kiện ra tòa án. Nếu bạn có điều kiện trả nhưng cố tình trây ỳ hoặc có hành động bỏ trốn, chủ nợ có quyền làm đơn trình báo, yêu cầu cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự về tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Khi bị chủ nợ uy hiếp, tấn công hoặc xiết nợ (cưỡng đoạt tài sản), bạn cần trình báo ngay cơ quan công an nơi gần nhất; đặc biệt hạn chế có lời nói, cử chỉ mang tính kích động.

    Nếu người đòi nợ đến gây mất trật tự trị an, tấn công, làm nhục, hủy hoại tài sản hoặc lấy tài sản mang đi, con nợ có quyền làm đơn trình báo tới cơ quan công an để xem xét trách nhiệm hình sự họ về các tội danh tương ứng: Gây rối trật tự công cộng, Cố ý gây thương tíchLàm nhục người khácHủy hoại tài sản hoặc Cưỡng đoạt tài sản.

  • Xem thêm     

    20/04/2021, 11:08:54 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 224 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật xây dựng;

    b) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật xây dựng;

    c) Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng;

    d) Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

    a) Vì vụ lợi;

    b) Có tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

    d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

    3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:

    - Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến sự an toàn về xây dựng mà cụ thể là sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình... hoặc trong các lĩnh vực khác.

    - Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trong việc khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình… trong lĩnh vực xây dụng.

    Như vậy bạn đã vi phạmquy định về xây dựng có thể thực hiện một trong các hành vi sau phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn trái với quy định của Luật xây dựng thì có dấu hiệu đồng phạm của tội phạm nêu trên.

  • Xem thêm     

    15/04/2021, 09:00:50 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khoản 1 và 2 Điều 55 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định chế độ khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại trại tạm giam của phạm nhân như sau:

    “1. Phạm nhân được hưởng chế độ phòng, chống dịch bệnh. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện hoặc bệnh viện quân đội nơi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đóng tổ chức khám sức khỏe cho phạm nhân.

    2. Phạm nhân bị ốm, bị thương tích thì được khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của trại giam, trại tạm giam hoặc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước nơi gần nhất. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh đó thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên để điều trị; trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho phạm nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định.

    Trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh, bệnh viện quân đội xây dựng hoặc bố trí một số buồng riêng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho phạm nhân. Việc quản lý, giám sát phạm nhân trong thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chịu trách nhiệm.”

    Trên đây là những quy định của pháp luật về việc chăm sóc y tế tại trại giam, phạm nhân được hưởng chế độ phòng, chống dịch bệnh. Trại giam phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện hoặc bệnh viện quân đội nơi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đóng tổ chức khám sức khỏe cho phạm nhân. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên để điều trị và khi đó trại giam sẽ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của phạm nhân biết để phối hợp chăm sóc và điều trị

    Phạm nhân khi đến cơ sở giam giữ, bị bệnh, bị thương tích được khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ phạm nhân. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định trích xuất đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu để điều trị. Trường hợp vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu thì theo chỉ định của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) xem xét, quyết định việc điều trị tiếp theo; đồng thời phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị.

  • Xem thêm     

    14/04/2021, 10:41:21 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    “3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

    a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;”

    Đồng thời, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng nhấn mạnh, người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại cho người lao động nhưng các quy định trên lại không nêu rõ thời hạn cụ thể để người lao động thực hiện thủ tục này.

    Để chốt sổ BHXH cho người lao động, trước tiên người lao động phải tiến hành thủ tục báo giảm lao động. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết thủ tục này cho đơn vị sử dụng lao động.

    Sau đó, người sử dụng lao động sẽ thực hiện việc chốt sổ BHXH cho người lao động và sẽ được giải quyết trong 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH.

    Vì vậy, nếu thực hiện đúng theo quy định thì chỉ mất khoảng 15 ngày là người sử dụng lao động đã có thể hoàn thành việc xác nhận thời gian đóng BHXH và trả lại sổ BHXH cho người lao động.

    Việc công ty không trả sổ BHXH cho người lao động khi họ nghỉ việc là trái pháp luật. Do đó, nếu không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ xử phạt hành chính

  • Xem thêm     

    14/04/2021, 10:34:42 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Đầu tiên cần xét trong nội quy lao động của công ty có quy định hình thức kỷ luật đối với hành vi vi phạm ngoài giờ làm việc nếu vi phạm trong công ty hay không. Nếu trong nội quy không có quy định thì không có căn cứ để xử lý người lao động có hành vi vi phạm tại nơi làm việc.

    Tuy nhiên nếu trong nội quy lao động của công ty có quy định về hình thức kỷ luật đổi với hành vi vi phạm trong công ty thì áp dụng theo quy định

    Hình thức xử lý kỷ luật khi người lao động có hành vi vi phạm trong phạm vi nơi làm việc. Quy định không yêu cầu là phải thực hiện trong hay ngoài giờ làm việc. Do đó, trường hợp này công ty áp dụng hình thức kỷ luật như vậy là có cơ sở.

  • Xem thêm     

    07/04/2021, 05:33:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định thì đối tượng áp dụng điều động là giáo viên, nhân viên thuộc trường hợp dôi dư chỉ tiêu số người làm việc so với định mức và chỉ tiêu được giao. Hoặc dôi dư vị trí việc làm thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị, địa phương.

    Hợp đồng làm việc được ký kết là căn cứ pháp lí ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên; quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên phải thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng, trong đó có cả điều khoản “ địa điểm làm viêc”.

    Trường hợp phòng GD & ĐT điều chị tới đơn vị khác cách nhà 9 km. Do chị chưa cung cấp quyết định mà phòng GD & ĐT “ điều” chị làm việc tại trường khác là do biệt phái hay chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp hiện tại và ký kết hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp khác.

    Việc điều động dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển trường lớp, nhu cầu giảng dạy, cơ cấu giáo viên, vị trí việc làm của các trường học.

    Trường hợp sau khi đã thực hiện việc điều động mà vẫn còn dôi dư hoặc giáo viên không chấp hành việc điều động của tổ chức thì thực hiện chính sách tinh giản biên chế hoặc chính sách thôi việc theo quy định của Chính phủ.

     

  • Xem thêm     

    07/04/2021, 04:50:56 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về các loại hợp đồng, cụ thể như sau:

    “Điều 20. Loại hợp đồng lao động

    1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

    2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

    a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

    b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này”.

    Như vậy, chỉ có quy định về việc trước ngày HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn thì Người sử dụng lao động có trách nhiệm báo trước 30 ngày về việc chấm dứt, gia hạn hoặc ký mới hợp đồng lao động cho người lao động được biết. Mà không có quy định về việc khi hết hạn HĐLĐ người lao động có trách nhiệm thông báo trước về việc chấm dứt này. Do vậy, khi hết hạn hợp đồng người lao động là bạn có quyền nghỉ việc mà không bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng.

    Tuy nhiên, trường hợp của bạn có thể xảy ra theo một trong hai hướng sau:

    Một là, trong vòng thời gian 30 ngày theo quy định của pháp luật, công ty ký kết hợp đồng lao động tiếp với bạn, tùy vào nhu cầu của công ty, có thể ký kết hợp đồng lao động xác định lao động với bạn lần hai hoặc ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn tiếp với bạn.

    Hai là, hết thời hạn 30 ngày mà công ty vẫn không thông báo về việc ký kết hợp đồng lao động mới với bạn mà bạn vẫn đang tiếp tục làm việc tại công ty thì lúc này, hợp đồng lao động của bạn với công ty sẽ được tự động chuyển sang loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu bạn tự ý nghỉ việc thì hành vi nghỉ việc đó là không đúng quy định.

  • Xem thêm     

    06/04/2021, 02:22:42 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Để hưởng lương hưu hàng tháng bạn cần đảm bảo đầy đủ điều kiện về độ tuổi, có 20 năm đóng BHXH trở lên. Ở đây bạn có 18 năm đóng BHXH nên bạn chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.  Do tính đến 2016 bạn mới 41 tuổi và có 18 năm đóng BHXH, nên bạn cũng không đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động.

     Do vậy, để đáp ứng điều kiện có 20 năm đóng BHXH thì bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chờ đến khi đủ tuổi (thông thường là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ) thì mới được hưởng lương hưu hàng tháng. 

    Nếu bạn không có nguyện vọng hưởng lương hưu hàng tháng thì sau 1 năm ngừng đóng bạn có thể làm thủ tục để rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

  • Xem thêm     

    28/03/2021, 01:03:26 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010 về Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc có quy định:

    “4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

    5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

    a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

    c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

    đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

    e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

    6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.”

    Nếu viên chức nếu nghỉ việc đơn phương, sau đó được cơ quan, đơn vị chấp nhận thì thủ tục còn dễ dàng và thuận lợi do quy định về lương, chế độ bảo hiểm, về chi phí đào tạo cũng rõ ràng (có khung) hơn người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Trường hợp này, có lẽ bạn không cần luật sư tư vấn nữa.

    Nhưng nếu như cơ quan, đơn vị bạn không chấp nhận thì trường hợp này việc viên chức nghỉ việc đơn phương theo đánh giá về pháp lý là rất khó khăn và cũng rất khó để nghỉ việc như điều kiện ở trên. Nếu bạn xin nghỉ mà chưa được sự đồng ý chấp thuận là tự ý nghỉ việc thì đó là đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trái pháp luật

75 Trang <123456>»