Chào bạn,
Tôi nghĩ bạn đã có sự nhầm lẫn giữa các quy định điều kiện tiến hành đại hội và việc thông qua chương trình, nội dung đại hội.
Theo Điều 102 Luật doanh nghiệp (Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông) thì:
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Như vậy sẽ không có trường hợp tổ chức mãi mà vẫn không thể tiến hành đại hội.
Riêng tại khoản 3 điều 103 Luật doanh nghiệp có quy định:
Chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngay trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định rõ và chi tiết thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp chứ không quy định cụ thể tỷ lệ thông qua phải là bao nhiêu mới hợp lệ.
Như vậy, việc thông qua chương trình ở tỷ lệ quá bán là đạt. Tuy nhiên, để thực sự dân chủ thì đơn vị bạn nêu lấy ý kiến và chỉnh lý nộpi dung, chương trình họp theo đa số ý kiến cổ đông.
Việc chuẩn bị chưa đạt cũng cho thấy năng lực của bộ phận tổ chức đại hội còn hạn chế nên mới chưa nhận đươc sự đồng thuận rộng rãi.
Thân ái