Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

23 Trang «<6789101112>»
  • Xem thêm     

    25/04/2015, 09:34:08 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Nếu là người kinh doanh thì hạn chế của HTX là việc tỉ lệ phần vốn góp của thành viên bị hạn chế. Ngoài ra việc chia lợi nhuận trước hết phải tính đến công sức đóng góp, mức tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của các thành viên rồi mới chia theo tỉ lệ phần vốn góp của thành viên.

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    23/04/2015, 02:54:42 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Việc chuyển nhượng phần vốn góp, thay đổi thành viên trong công ty liên doanh bạn tiến hành thủ tục bình thường như đăng ký thay đổi công ty TNHH. Hồ sơ thay đổi bao gồm các tài liệu sau:

    1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. 

    2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi các nội dung đăng ký của doanh nghiệp.

    3. Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo:

    - Danh sách thành viên sau khi thay đổi đối với trường hợp thay đổi thành viên/tỷ lệ vốn góp của thành viên. Kèm theo phải có:

    + Bản sao Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của thành viên mới là cá nhân/Giấy CN ĐKDN của thành viên mới là tổ chức;

    + Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty (trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng)

    + Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    23/04/2015, 11:22:23 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định tại Điều 147 Luật doanh nghiệp quy định về Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con thì:

    1. Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và pháp luật có liên quan.

    2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

    4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.

    5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

    Như vậy có thể thấy, công ty mẹ không có quyền yêu cầu công ty con thay đổi tên của mình khi khi không còn là cổ đông, thành viên của công ty con nữa, công ty bạn  có thể sử dụng tên đã đăng ký.  

    Thân ái!

     

  • Xem thêm     

    22/04/2015, 04:44:13 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 84 của Luật doanh nghiệp về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì:

    3. Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:

    a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

    b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

    c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

    Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.

    Như vậy, nếu như trong thời hạn 90 ngày kể từ khi công ty bạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết góp thì công ty bạn hoàn toàn có thể huy động người khác góp vốn và cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần đương nhiên sẽ không còn là cổ đông của công ty. Việc thay đổi cổ đông thì bạn có thể thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư. Thành phần hồ sơ trường hợp này bao gồm:

    1- Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập (do người đại diện theo pháp luật ký)

    2- Quyết định về việc thay đổi cổ đông sáng lập do không thực hiện cam kết góp vốn của Đại hội đồng cổ đông (do chủ tịch hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty 

    3- Bản sao biên bản họp về việc thay đổi cổ đông sáng lập do không thực hiện cam kết góp vốn của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc chữ ký các cổ đông dự họp). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty

    4- Danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi 

    5- Bản sao sổ đăng ký cổ đông có xác nhận của công ty;

    6- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông sáng lập mới:

    6.1- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; 

    6.2- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu.

    6.3- Cổ đông sáng lập mới là tổ chức:

    - Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

    -  Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản 6.1 và 6.2 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng. (Nếu cổ đông sáng lập mới là tổ chức nước ngoài thì các loại giấy tờ chứng thực nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, có bản dịch sang tiếng Việt được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.)

    7- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

    Thân ái!

     

     

  • Xem thêm     

    21/04/2015, 02:09:50 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp này bạn có thể thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh của ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh. Thành phần hồ sơ bao gồm:

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh : Thực hiện việc bổ sung nghành nghề kinh doanh.

    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu hoặc Giấy đăng ký tạm trú của cá nhân xin đăng ký kinh doanh.

    - Bản sao chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh doanh (nếu có)

    - Bản sao văn bản xác nhận vốn pháp định (nếu có)

    - Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    Thân ái!

     

  • Xem thêm     

    18/04/2015, 09:14:31 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, muốn thành lập chi nhánh tại tỉnh thành khác bạn làm theo các bước sau đây:

    1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:

    Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung thông báo gồm:

    a) Mã số doanh nghiệp;

    b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

    c) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;

    d) Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;

    đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

    e) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

    g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có:

    - Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

    - Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

    - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

    Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    2. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

    3. Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Trân trọng.

     

  • Xem thêm     

    17/04/2015, 04:59:04 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy địnhj của Luật doanh nghiệp hiện hành, giám đốc của công ty cổ phần không được đồng thời làm giám đốc của doanh nghiệp khác

    Về thủ tục cấp phép dạy học (học thêm dạy thê), chúng tôi tư vấn như sau:

    II. Điều kiện thành lập trung tâm dạy thêm

    II. 1. Điều kiện về cơ sở vật chất:

    1. Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.

    2. Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

    3. Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học, ảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu đảm bảo yêu cầu  

    5. Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.

    II. 2. Điều kiện đối với giáo viên dạy thêm:

    1. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.

    Trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục:

    “Điều 77:

    1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

    a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;

    b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

    c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

    d) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;

    đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;

    e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.”

    2. Có đủ sức khoẻ.

    3. Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.

    4. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

    5. Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 4 quy định này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).      

    II. 3. Điều kiện đối với người tổ chức dạy thêm

    1. Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm (như trên).

    2. Có đủ sức khỏe.

    3. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

    III. Hồ sơ cấp phép dạy thêm, học thêm

    Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

    1.  Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm , thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm.

    2.  Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

    3. Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý xác nhận Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác và Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

    4.  Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

    5.  Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

    6.  Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

    IV. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm

    Bước 1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm lập hồ sơ cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

    Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

    Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản.

    V. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt  động dạy thêm, học thêm:

    1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.

    2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    17/04/2015, 09:40:44 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    chào bạn!

    Bạn chỉ cần liên hệ với công ty dịch vụ khắc dấu, yêu cầu họ khắc con dấu chức danh phó giám đốc cho bên bạn là xong.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/04/2015, 02:31:44 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    chào bạn!

    Vấn đề của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    Hiên nay, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh các ngành nghề được ghi nhận trong giấy CNĐKDN. Do đó, trong trường hợp giấy đăng ký kinh doanh của công ty  bạn không có đăng ký ngành bán buôn (các sản phẩm, hàng hóa mà công ty bạn kinh doanh) thì công ty bạn không được kinh doanh ngành nghề đó. Để kinh doanh được trong lĩnh vực bán buôn, công ty ty bạn tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, bổ sung ngành nghề bán buôn (các sản phẩm, hàng hóa mà công ty bạn kinh doanh). Sau khi được cấp GCN ĐKTLDN thay đổi, công ty bạn có thể tiến hành kinh doanh bán buôn hàng hóa, sản phẩm kinh doanh.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/04/2015, 08:51:23 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại UBND huyện theo trình tự như sau:

    1. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. (Một số quận huyện có thể yêu cầu bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi hộ kinh doanh của banjd đặt trụ sở hoặc hợp đồng thuê nhà bạn có thể chuẩn bị cả các giấy tờ này để việc thực hiện thủ tục được thuận lợi hơn).
    2. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh gồm:
    a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
    b) Ngành, nghề kinh doanh;
    c) Số vốn kinh doanh;
    d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
    Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
    Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
    3. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
    b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 42 Nghị định này;
    c) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    15/04/2015, 08:33:20 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào ban!

    Đối với công ty TNHH 2 thành viên, thành viên công ty sẽ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn góp/cam kết góp vào công ty. Do đó, trong trường hợp bạn còn là thành viên của công ty, bạn vẫn phải có trách nhiệm pháp lý đối với công ty. Bạn có thể chuyển giao chức danh đại diện theo pháp luật của công ty cho thành viên khác, người đó sẽ đại diện cho công ty tham gia ký kết, thực hiện các giao dịch với đối tác và cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để chuyển giao toàn bộ trách nhiệm pháp lý của mình, bạn phải chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho người đó

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    14/04/2015, 11:24:33 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào ban!

    Bạn phải đăng ký thành lập doanh nghiệp ngành nghề mà bạn muốn kinh doanh

    Sau khi được cấp GCNĐKKD thì công ty bạn làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    14/04/2015, 11:23:24 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

        Việc yêu cầu công ty mua lại cổ phần của A là đúng pháp luật tại điểm d, khoản 1, điều 77 Luật DN 2005 trừ trường hợp là cổ phần ưu đãi biểu quyết/ cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, Theo quy định tại khoản 5, điều 84 thì A vẫn có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài công ty nếu được các thành viên sáng lập đồng ý.

        Do vậy, việc A chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài là đúng pháp luật nếu các cổ đông sáng lập đồng ý

        Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm khoản 1, điều 90 LDN: " Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình". Trường hợp này công ty phải mua lại cổ phần cho A theo giá thị trường hoặc điều lệ...

       Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    10/04/2015, 10:38:52 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bán!

    Thắc mắc của bạn, chúng tối tư vấn như sau:

    I, Để đăng ký thành lập chi nhánh công ty (trường hợp nhà hàng chính của bạn là hộ kinh doanh thì không được mở chi nhánh), bạn phải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục sau:

    1. Hồ sơ chuẩn bị:

    - Thông báo lập chi nhánh

    - Quyết định bằng văn bản của chủ sở hữu về việc lập Chi nhánh. Trường hợp là công ty TNHH 2 thành viên hoăc CTCP thì phải có QĐ của HĐTV/ĐHĐCĐ, kèm theo biên bản họp HĐTV/ĐHĐCĐ

    - Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh

    - Bản sao hợp lệ Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của Người đứng đầu Chi nhánh

    - Các tài liệu khác: Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Người đứng đầu chi nhánh hoặc và của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu Chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề.

    - Bản sao ĐKKD của công ty

    2. Nộp hồ sơ tại Phòng ĐKKD- Sở KHĐT

    Thời hạn giả quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc,

    Lệ phí 100.000 đồng.

    II.. Về thủ tục xin cấp GCN cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các điều kiện và thủ tục sau.

    Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:
    • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu).
    •  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
    •  Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
    a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
    b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
    • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
    a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
    b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
    • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
    a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
    b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
    1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:
    Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ, thẩm định cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau:
    Bước 1. Thẩm xét hồ sơ:
    a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;
    b) Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ huỷ hồ sơ.
    Bước 2. Thẩm định cơ sở:
     Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc. Trường hợp uỷ quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền;
     Đoàn thẩm định cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập;
    Nội dung thẩm định cơ sở:
    Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào mẫu biên bản ban hành kèm theo Thông tư này.
    Bước 3. Cấp Giấy chứng nhận:
    a) Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo mùa vụ phải ghi rõ thời gian hoạt động trong Giấy chứng nhận;
    d) Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của đoàn thẩm định lần trước;
    c) Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
     
  • Xem thêm     

    10/04/2015, 08:00:09 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    chào bạn!

    Vấn đề này chúng tôi đã trả lời lần trước, vui lòng bạn không hỏi lại.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    09/04/2015, 04:02:18 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp bạn muốn người kia thực hiện toàn bộ việc quản lý cũng như chịu trách nhiệm đối với toàn bộ công việc của công ty thì bạn nên thỏa thuận với người kia về việc chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên thành công ty 1 thành vien do người con lại đứng tên.

    Thân!

  • Xem thêm     

    09/04/2015, 03:00:44 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Với tài sản góp có đăng ký thì khi góp vốn vào công ty cần làm thủ tục sang tên cho công ty. 

  • Xem thêm     

    09/04/2015, 02:59:19 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Trường hợp bạn cần giải thể chi nhánh công ty thì bạn cần thực hiện tại nơi chi nhánh đăng ký hoạt động.

    Thủ tục giải thể được tiến hành theo trình tự thủ tục sau:

    Thứ nhất là bạn cần làm thủ tục tại chi cục thuế nơi chi nhánh có trụ  sở

    Thứ hai bạn cần làm thủ tục tại sở kế hoạch đầu tư nơi chi nhánh có trụ sở hoạt động

    Thứ ba bạn cần làm thủ tục tại sở kế hoạch đầu tư nơi trụ sở chính.

    Thân!

  • Xem thêm     

    09/04/2015, 10:58:18 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Đối với nhu cầu thành lập công ty nhỏ của bạn, thì bạn có thể thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên là phù hợp với.

    Theo quy định tại nghị định 209/2013 và Thông tư 219/2013/TT-BTC thì công ty bạn sau khi thành lập cũng không thuộc trường hợp được khai thuế theo phương pháp khấu trừ. Vì doanh nghiệp mới thành lập chỉ được lựa chọn phương pháp tính khấu trừ khi thuộc 1 trong 2 trường hợp sau: DN mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế theo phương pháp khấu trừ Hoặc DN có hoạt động mua sắm tài sản cố định, máy móc giá trị trên 1 tỷ đồng. Ngoài ra, bạn thành lập công ty nhỏ nên số vốn góp <1 tỷ cũng không dùng phương pháp khấu trừ.

    Do vậy, công ty bạn hoàn toàn có thể dùng phương pháp tính thuế trực tiếp, hóa đơn mua tại chi cục thuế nơi công ty bạn đặt trụ sở.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    08/04/2015, 03:58:09 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào ban!

    Theo như bạn nói, thì công ty bạn đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Thì sau đó bạn cần phải nộp thông báo cập nhật bổ sung thông tin chi nhánh lên Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM.

    Về thuế, chi nhánh hạch toán phụ thuộc nên không được cấp mã số thuế mới, đồng thời không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Tùy thuộc vào hoạt động của chi nhánh mà việc khai thuế GTGT tại Chi cục thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp ủy quyền. Đối với kê khai thuế môn bài thực hiện trực tiếp Chi cục thuế trực tiếp quản lý chi nhánh.

23 Trang «<6789101112>»