Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Đào Liên - daolienluatsu

18 Trang «<10111213141516>»
  • Xem thêm     

    18/07/2014, 02:17:51 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Khi giải thể, Công ty B phải tất toán các giao dịch, hợp đồng, phương án thanh lý tài sản..., theo đó, nếu giữa Công ty B và Công ty A đang tồn tại một hợp đồng chưa thực hiện xong thì các bên có thể ký kết biên bản theo đó Công ty B chuyển giao quyền, nghĩa vụ hợp đồng này cho công ty thứ ba (công ty mẹ), nhưng việc chuyển giao này phải được các chủ sở hữu của Công ty B (là cổ đông đối với công ty cổ phần; là thành viên hoặc chủ sở hữu của công ty TNHH) của công ty B đồng ý.

    Nếu Công ty A và Công ty B đã ký biên bản thanh lý hợp đồng chấm dứt hiệu lực của hợp đồng thì không thể xác lập quyền và nghĩa vụ của một bên thứ ba tham gia vào hợp đồng đó.

    Bạn cần chú ý nội dung hợp đồng chuyển giao quyền quản lý và kinh doanh tài sản giữa công ty mẹ sang công ty B để xác định chủ thể quyền sở hữu tài sản sau khi hai bên ký hợp đồng này. Nếu theo hợp đồng mà không xác lập quyền sở hữu tài sản cho Công ty B thì trước khi giải thể, Công ty B phải tiến hành chuyển giao tài sản lại cho chủ sở hữu (là công ty mẹ) và có phương án giải quyết thỏa đáng với Công ty A (cũng là đơn vị liên quan đến việc khai thác và quản lý tài sản). Nếu hợp đồng này xác lập quyền sở hữu tài sản cho công ty B thì công ty B được quyền quyết định tài sản của chính mình khi giải thể theo quyết định của hội đồng giải thể.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn và công ty sức khỏe.

    Trân trọng./.  

     

     

  • Xem thêm     

    16/07/2014, 02:00:39 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Về chủ sử dụng đất và quyền góp vốn của bà Thanh

    Như thông tin bạn trao đổi, quyền sử dụng đất hiện nay đứng tên hai vợ chồng, do vậy, để người vợ có thể sử dụng đất này góp vốn vào công ty, nhất thiết phải có sự thỏa thuận của hai vợ chồng về việc người vợ được toàn quyền định đoạt quyền sử dụng đất bằng một trong hai cách sau:

    1.1 Lập văn bản ủy quyền của chồng cho vợ được thay mình quyết định toàn bộ các vấn đề thuộc quyền chủ sử dụng đất, theo đó, người chồng cho phép vợ được sử dụng toàn bộ thửa đất để góp vốn vào công ty. Thời gian ủy quyền bằng với thời gian góp vốn; hoặc

    1.2 Hai vợ chồng lập biên bản thỏa thuận quyền sử dụng đất đó là tài sản riêng của vợ, sau đó thực hiện điều chỉnh tên chủ sử dụng đất (chỉ đứng tên người vợ) trong  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Sau đó, người vợ thực hiện thủ tục góp vốn vào công ty theo thủ tục chung.

    2. Về thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp

    - Ký hợp đồng: Bà Thanh và công ty lập hợp đồng góp vốn, theo đó, bà Thanh đồng ý và công ty chấp nhận việc bà Thanh góp vốn là quyền sử dụng đất vào công ty;

    Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được công chứng theo quy định và bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng này tại: http://luattienphong.vn/chi-tiet-tin/hop-dong-gop-von-bang-quyen-su-dung-dat.

    - Thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất:

    + Hồ sơ gồm: (1) hợp đồng góp vốn công chứng; (2) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    + Trình tự và thủ tục thực hiện: hồ sơ được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên Môi trường nơi có đất. Văn phòng Đăng ký QSD đất thẩm tra hồ sơ, trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp phải cấp giấy chứng nhận ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã cấp giấy chứng nhận nhưng chưa có sơ đồ thửa đất, sau đó xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận đã cấp và cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp cũng như chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe.

    Trân trọng./.

     

  • Xem thêm     

    11/07/2014, 01:27:59 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn bổ sung cho bạn như sau:

    1. Về việc chuyển nhượng mỏ và chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:

    1.1  Chuyển nhượng mỏ:

     “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

    (Hiến pháp Việt Nam năm 2013 Điều 53)

    Như vậy, Doanh nghiệp không được phép chuyển nhượng mỏ.

    1.2 Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:

    Doanh nghiệp khai thác khoáng sản có quyền chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (Luật Khoáng sản năm 2010, điểm e khoản 1 Điều 55).

    1.3 Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:

    1.2.1 Đã được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thácĐã nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra (nếu có); Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;

    1.2.2 Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải có đủ điều kiện được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;

    1.2.3 Khu vực được phép khai thác không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khoáng sản;

    1.2.4  Doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày;

    1.2.5 Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới.

    (Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 66  và Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn về Luật Khoáng sản, Điều 24).

    Như thông tin bạn trình bày, doanh nghiệp của bạn chưa xin được Giấy phép khai thác khoáng sản cũng như chưa tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản mỏ thì không thể chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được.

    2. Về việc liên doanh thành lập Công ty để khai thác mỏ và chuyển nhượng vốn:

    2.1  Việc liên doanh thành lập Công ty để khai thác mỏ:

    Bạn có thể lựa chọn phương án kết hợp với một bên khác để thành lập công ty (TNHH) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, sau đó lập dự án đầu tư khai thác mỏ (thẩm quyền giải quyết là UBND cấp tỉnh – nơi có mỏ), sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, sẽ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản (tại UBND cấp tỉnh nơi có mỏ) và tiến hành các hoạt động khai thác.

    2.2  Quyền chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp:

    Việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty (TNHH) được thực hiện theo thủ tục chung, bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn chi tiết tại đây:

    Sau khi có được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, các bên sẽ tiến hành đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (thay đổi thông tin về nhà đầu tư), bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn chi tiết thủ tục này tại đây.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn cùng Công ty sức khỏe và thành công.

    Trân trọng./.

     

  • Xem thêm     

    10/07/2014, 01:37:25 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Về hồ sơ, trình tự thủ tục tiến hành thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần: bạn có thể tham khảo bài tư vấn chi tiết tại đây.

    2. Pháp luật hiện hành quy định, trong thời gian 3 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ doanh nghiệp và chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập khi được ĐHĐCĐ công ty chấp thuận.

    3. Cổ phần ưu đãi:

    Bạn không nói rõ loại cổ phần ưu đãi mà doanh nghiệp của bạn dự định phát hành, tuy vậy, pháp luật hiện hành quy định, cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

    3.1 Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

    3.2 Cổ phần ưu đãi cổ tức;

    3.3 Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

    3.4 Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

    Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

    Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

    Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

    (Luật Doanh nghiệp, Điều 78).

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

     

     

     

  • Xem thêm     

    10/07/2014, 12:31:27 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Khái niệm chủ doanh nghiệp được hiểu là người chủ sở hữu nguồn vốn điều lệ/pháp định của doanh nghiệp, đó là các cổ đông (của công ty cổ phần); là thành viên (của công ty TNHH), là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên góp vốn của công ty hợp danh..

    Như vậy, hiểu một cách cơ bản, người chủ doanh nghiệp là người sở hữu nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.

    2. Xét tuyệt đối về mặt số học, tùy loại hình doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp có thể là một cá nhân (công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu/doanh nghiệp tư nhân) hoặc một nhóm cá nhân/tổ chức (công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên).

    Xét về mặt pháp lý ở góc độ quyền chi phối trong doanh nghiệp thì những người nắm giữ từ 75% vốn điều lệ của doanh nghiệp thường là những người có thể quyết định được các vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp như: quyết định về điều lệ, về tổ chức doanh nghiệp, về các giao dịch bán tài sản hoặc đầu tư từ 50% giá trị tài sản ... (ngoại trừ khi điều lệ của từng doanh nghiệp có quy định một tỷ lệ cao hơn thì sở hữu phần vốn đạt tỷ lệ này sẽ nắm quyền quyết định). Như vậy, bạn cân nhắc về loại hình doanh nghiệp hiện tại của mình để xem xét việc mua lại phần vốn góp của nhà nước nhằm đạt được mục đích làm chủ doanh nghiệp (quyết định các vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp) như đã phân tích.

    Đối với công ty TNHH 2 TV trở lên, công ty cổ phần, bạn không thể một mình đứng sở hữu vốn được vì khi đó không đáp ứng được số lượng cổ đông/thành viên góp vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật. Nhưng, để làm chủ doanh nghiệp ở góc độ quyết định được các vấn đề trọng yếu, bạn chỉ cần xác lập/duy trì tỷ lệ sở hữu vốn theo tỷ lệ được quy định tại điều lệ của doanh nghiệp.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. 

    Thân chúc bạn sức khỏe.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    09/07/2014, 04:10:59 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    1. Việc chuyển nhượng công ty TNHH MTV:

    Việc này pháp luật không cấm và bạn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty TMHH MTV. 

    2. Hồ sơ cũng như trình tự, thủ tục thực hiện, bạn có thể tham khảo tại:

    3. Trường hợp, bạn của bạn muốn mời một người nữa tham gia nhận chuyển nhượng công ty từ bạn thì nhất thiết phải chuyển đồi loại hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

    Thủ tục thực hiện bạn có thể tham khảo tại đây

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    08/07/2014, 02:40:07 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn bổ sung cho bạn như sau:

    1. Chủ thể được phép thành lập doanh nghiệp/góp vốn để kinh doanh lĩnh vực du lịch.

    1.1 Luật Viên chức năm 2010 (khoản 3 Điều 14) và Luật phòng chống tham nhũng năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 (Điều 37) có quy định: viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

    1.2 Luật Doanh nghiệp 2005 (khoản 13 Điều 3) quy định: người quản lý doanh nghiệp là “chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định

    Như vậy, bạn có thể thành lập Công ty TNHH 1 thành viên do một mình bạn đứng tên, hoặc thành lập Công ty TNHH 2 thành viên do bạn và vợ bạn góp vốn nhưng vợ bạn sẽ không được là người quản lý doanh nghiệp.

    2. Về thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp:

    Bạn chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thành lập doanh nghiệp gửi Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi bạn đặt trụ sở chính, bao gồm các tài liệu:

    - Thông báo thành lập doanh nghiệp (theo mẫu);

    - Dự thảo Điều lệ Doanh nghiệp;

    - Quyết định thành lập doanh nghiệp của chủ sở hữu (nếu thành lập Công ty TNHH 1 thành viên) hoặc Biên bản họp, Quyết định thành lập doanh nghiệp, Danh sách thành viên sáng lập của các thành viên (nếu thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);

    - Chứng minh nhân dân (Hộ chiếu) của Chủ sở hữu hoặc các thành viên sáng lập.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn.

    3. Điều kiện kinh doanh lĩnh vực du lịch:

    Theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, ngành nghề kinh doanh lữ hành (du lịch) là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

    Việc kinh doanh lữ hành có thể là (i) kinh doanh lữ hành nội địa, (ii) kinh doanh lữ hành quốc tế và (iii) kinh doanh đại lý lữ hành.

    3.1 Về điều kiện và thủ tục kinh doanh lữ hành quốc tế:

    Theo quy định tại Điều 46 Luật Du lịch năm 2005, Điều 12 Nghị định 92/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Du lịch , Điều 15 Nghị định 180/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2007/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải đáp ứng điều kiện sau:

    3.1.1        Có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.

    3.1.2        Có phương án kinh doanh lữ hành;

    3.1.3        Có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh;

    3.1.4        Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

    3.1.5        Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

    3.1.6        Có tiền k‎ý quỹ là 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam hoặc 500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành cả đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

    3.2 Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

    Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bao gồm:

    3.2.1        Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

    3.2.2        Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh;

    3.2.3        Phương án kinh doanh lữ hành (theo mẫu);

    3.2.4        Chương trình du lịch cho khách quốc tế;

    3.2.5        Bản kê khai thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành (theo mẫu);

    3.2.6        Bản sao thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành;

    3.2.7        Giấy chứng nhận tiền ký quỹ của Ngân hàng.

    (Điều 48 Luật Du lịch)

    Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tiến hành thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

    Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp.

    3.3 Về thủ tục kinh doanh lữ hành nội địa:

    Theo Điều 44 Luật Du lịch, khoản 3 Mục I Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Nghị định 92/2007/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải đảm bảo điều kiện:

    3.3.1 Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa;

    3.3.2 Có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa; và

    3.3.3 Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

    Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải gửi thông báo về thời điểm bắt đầu hoạt động đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    3.4 Về thủ tục kinh doanh đại lý lữ hành:

    Theo Điều 53, 56 Luật Du lịch năm 2005, Điều 43 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định, doanh nghiệp kinh doanh đại lý lữ hành phải có hợp đồng đại lý bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đại lý lữ hành bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh đại lý lữ hành phải gửi thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn cùng gia đình sức khỏe và thành công.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    05/07/2014, 05:12:07 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Với vấn đề bạn hỏi, Luật Tiền Phong tiếp tục tư vấn cho bạn như sau:

    Để đăng ký thêm với cơ quan nhà nước khi bạn muốn tổ chức các hoạt động giải trí tại quán cà phê của mình, bạn có thể cân nhắc bổ sung các ngành nghề sau:

    900 - 9000 - 90000: Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

    Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về thưởng thức văn hoá và giải trí cho khách hàng. Nó bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, tham dự, việc trình diễn trực tiếp, các sự kiện hoặc các các cuộc triển lãm dành cho công chúng; việc cung cấp các kỹ năng nghệ thuật, kỹ năng sáng tác hoặc kỹ thuật cho việc sản xuất các sản phẩm nghệ thuật và các buổi trình diễn trực tiếp.

    Nhóm này cũng gồm:

    - Tổ chức các buổi trình diễn kịch trực tiếp, các buổi hoà nhạc và opera hoặc các tác phẩm khiêu vũ và các tác phẩm sân khấu khác:

    + Hoạt động của các nhóm, gánh xiếc, hoặc các công ty, ban nhạc, dàn nhạc,

    + Hoạt động của các nghệ sỹ đơn lẻ như các tác giả, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, nhạc sỹ, nhà diễn thuyết, hùng biện hoặc dẫn chương trình, người thiết kế sân khấu và các chủ thầu, v.v…,

    + Hoạt động của các nhà hát và các phòng hoà nhạc và các cơ sở nghệ thuật khác,

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. 

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

     

  • Xem thêm     

    05/07/2014, 04:21:21 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Với vấn đề bạn hỏi, Luật Tiền Phong tiếp tục tư vấn cho bạn như sau:

    Để đăng ký thêm với cơ quan nhà nước khi bạn muốn tổ chức các hoạt động giải trí tại quán cà phê của mình, bạn có thể cân nhắc bổ sung các ngành nghề sau:

    900 - 9000 - 90000: Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

    Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về thưởng thức văn hoá và giải trí cho khách hàng. Nó bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, tham dự, việc trình diễn trực tiếp, các sự kiện hoặc các các cuộc triển lãm dành cho công chúng; việc cung cấp các kỹ năng nghệ thuật, kỹ năng sáng tác hoặc kỹ thuật cho việc sản xuất các sản phẩm nghệ thuật và các buổi trình diễn trực tiếp.

    Nhóm này cũng gồm:

    - Tổ chức các buổi trình diễn kịch trực tiếp, các buổi hoà nhạc và opera hoặc các tác phẩm khiêu vũ và các tác phẩm sân khấu khác:

    + Hoạt động của các nhóm, gánh xiếc, hoặc các công ty, ban nhạc, dàn nhạc,

    + Hoạt động của các nghệ sỹ đơn lẻ như các tác giả, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, nhạc sỹ, nhà diễn thuyết, hùng biện hoặc dẫn chương trình, người thiết kế sân khấu và các chủ thầu, v.v…,

    + Hoạt động của các nhà hát và các phòng hoà nhạc và các cơ sở nghệ thuật khác,

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    30/06/2014, 09:52:23 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    Để đăng ký kinh doanh ngành nghề: bán buôn, bán lẻ cà phê (thu mua cà phê); chế biến cà phê và kinh doanh cà phê thành phẩm, bạn căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 10/2007/QĐ -Ttg ngày 23/1/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và Quyết định số 337/QĐ - BKH về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007, theo đó cụ thể hóa các hoạt động kinh doanh bằng các mã ngành tương ứng như sau:

    1. Cho hoạt động kinh doanh cà phê:

    1.1 Mã ngành 4632 - Bán buôn thực phẩm, trong đó bán buôn cà phê - mã ngành 46324 (Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột)

    1. 2. Mã ngành  4722 -.Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh , trong đó Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ thực phẩm khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh như: cà phê bột, cà phê hoà tan, chè...- mã ngành 47229 

    2. Cho hoạt động sản xuất cà phê:

    Mã ngành 1079 - 10790: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu, bao gồm:

    - Rang và lọc cà phê;

    - Sản xuất các sản phẩm cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê lọc, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc;

    - Sản xuất các chất thay thế cà phê.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

     

     

  • Xem thêm     

    28/06/2014, 09:23:37 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Vấn đề giảm vốn công ty cổ phần:

    Pháp luật hiện hành quy định, trong 03 năm đầu kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, nếu công ty cổ phần không phát hành hết cổ phần đăng ký chào bán thì công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành. 

    Ngoài trường hợp nói trên ra, hiện pháp luật không quy định cụ thể hướng dẫn việc giảm vốn điều lệ với công ty cổ phần đã góp đủ vốn (chào bán hết cổ phần công ty đăng ký phát hành) và có thời gian hoạt động trên 03 năm nên các Sở Kế hoạch và Đầu tư thường từ chối hồ sơ với lý do chưa có hướng dẫn cụ thể.

    Giả thiết, nếu việc giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần diễn ra sẽ không đương nhiên làm thay đổi người đại diện quản lý phần vốn góp trừ khi chủ sở hữu có chỉ định.

    2. Phạm vi hoạt động của công ty cổ phần:

    Về nguyên tắc, công ty cổ phần là một pháp nhân, có tư cách chủ thể độc lập trong các giao dịch, mối quan hệ độc lập hay phụ thuộc của công ty với công ty mẹ sẽ được xem xét trên cơ sở quy chế quản lý vốn của công ty mẹ và những chính sách quản lý mà công ty mẹ đưa ra cho công ty thành viên, bạn có thể tham khảo các văn bản này để xem xét.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    28/06/2014, 09:04:15 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    Căn cứ pháp lý:

    Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

    Nghị định số 87/2011/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

    Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Theo các văn bản pháp luật trên, hiện nay chưa có quy định hạn chế nào về điều kiện của Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền. Vì vậy, bạn có thể đứng tên chủ cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền.

    Tuy nhiên, Cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền (hay còn gọi là Phòng chẩn trị y học cổ truyền) phải đảm bảo điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật theo quy định tại Điều 26 Thông tư 41/2011/TT-BYT. Theo đó, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng các điều kiện:

    - Là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận lương y của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

    - Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền;

    - Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền; ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền; ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

    Như vậy, nếu bạn đồng thời là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh của bạn, thì bạn còn phải có Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.

    Bạn có thể làm hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền gửi Sở Y tế nơi bạn dự định hành nghề. Theo Điều 27 Luật khám bệnh, chữa bệnh và Điều 5 Thông tư 41/2011/TT-BYT, Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm:

    - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

    - Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;

    - Văn bản xác nhận quá trình thực hành;

    - Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;

    - Phiếu lý lịch tư pháp;

    - Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn  nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.

    Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề, nếu bạn đủ điều kiện được cấp.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    28/06/2014, 08:59:43 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Về việc sáp nhập doanh nghiệp:

    Theo quy định tại Điều 153 Luật doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty cùng loại (Công ty bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty khác (Công ty nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của Công ty bị sáp nhập.

    Trong khi đó, bản chất của Chi nhánh vẫn là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp dù Chi nhánh có hạch toán, hoạt động độc lập với Công ty (Điều 37 Luật Doanh nghiệp).

    Vì vậy, Chi nhánh của Công ty không thể sáp nhập với Công ty được.

    Trường hợp của Công ty bạn, thực chất là việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh Công ty tại Vĩnh phúc. Khi chấm dứt hoạt động Chi nhánh, mọi quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh sẽ do Công ty ở Hà Nội chịu trách nhiệm. Theo quy định khoản 4 Điều 41 Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp, Công ty có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động phải chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

    2. Thủ tục chấm dứt Chi nhánh Công ty:

    Căn cứ pháp lý:

    Điều 41 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định chi tiết Luật doanh nghiệp;

    Điều 47 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;

    Điều 27 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

    Trình tự, thủ tục và thẩm quyền thực hiện:

    Công ty gửi hồ sơ chấm dứt hoạt động Chi nhánh lên Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt Chi  nhánh. Hồ sơ bao gồm:

    Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh;

    Biên bản họp và Quyết định của Hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh;

    Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của chi nhánh;

    Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của chi nhánh;Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh. 

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt Chi  nhánh sẽ xóa tên chi nhánh trong sổ đăng ký hoạt động chi nhánh và ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.

     Trong trường hợp Chi nhánh của Công ty bạn khác nơi đặt trụ sở chính của Công ty, sau khi hoàn thành thủ tục chấm dứt hoạt động của Chi nhánh tại nơi đặt Chi nhánh, bạn cần tiến hành cập nhật thông tin về việc xóa tên Chi nhánh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của Công ty.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    28/06/2014, 08:54:26 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    1. Về việc lập dự án đầu tư đối với hoạt động nuôi động vật hoang dã:

    Hoạt động nuôi động vật hoang dã không phải là lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư. Vì vậy, theo quy định tại Điều 45, Điều 46, Điều 47 Luật Đầu tư năm 2005, Điều 42 Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, thì các đối tượng là nhà đầu tư trong nước thực hiện dự án nuôi động vật hoang dã có quy mô dưới 15 tỷ đồng Việt nam sẽ không phải lập dự án đầu tư.

    Còn lại, nhà đầu tư trong nước thực hiện dự án nuôi động vật hoang dã có quy mô từ 15 tỷ đồng Việt nam trở lên hoặc nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án nuôi động vật hoang dã sẽ phải lập dự án đầu tư. Tùy thuộc vào quy mô dự án, thủ tục lập dự án đầu tư sẽ là đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư.

    2. Xin cấp phép hoạt động nuôi động vật hoang dã:

    Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà dự án nuôi động vật hoang dã có thể phải lập dự án đầu tư hoặc không. Tuy nhiên, động vật hoang dã là hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

    Vì vậy, để đảm bảo hoạt động nuôi động vật hoang dã, cơ sở nuôi động vật hoang dã phải xin cấp phép Đăng ký trại nuôi đối với động vật hoang dã theo quy định tại Điều 11 Nghị định 82/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và Nghị định 98/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp.

    Theo đó, tùy thuộc vào loại động vật hoang dã dự kiến nuôi thuộc nhóm động vật hoang dã  nào, mà cơ sở nuôi động vật hoang dã lập hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo vì mục đích thương mại gửi Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh. Hồ sơ bao gồm các thông tin về cơ sở nuôi, đối tượng động vật hoang dã dự định nuôi, tài liệu chứng minh về nguồn gốc động vật hoang dã dự định nuôi, bản mô tả về cơ sở vật chất và các điều kiện khác đảm bảo quá trình nuôi động vật hoang dã của cơ sở nuôi.

    Thời gian được cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo vì mục đích thương mại là từ 07 ngày làm việc đến 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

     

  • Xem thêm     

    24/06/2014, 04:06:17 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Về việc cung cấp thông tin của khách hàng từ Ngân hàng

    Về nguyên tắc, khi ký các hợp đồng giao dịch với khách hàng, Ngân hàng có nghĩa vụ bảo mật toàn bộ các thông tin/tài liệu của khách hàng và chỉ cung cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

    Do đó, giả thiết bạn có đề nghị Ngân hàng cung cấp tài liệu (là hợp đồng vay nợ ký giữa bạn và công ty X), Ngân hàng sẽ từ chối cho dù bạn chứng minh được bạn chính là một bên chủ thể trong hợp đồng vay nợ này và là cổ đông của công ty X.

    2. Giải pháp cho bạn khi muốn có thông tin (là các hợp đồng vay vốn giữa bạn và công ty X)

    Bạn có thể liên hệ với công ty X đề nghị cấp bản sao của hợp đồng với tư cách bên cho vay. Ngoài ra, nếu bạn là thành viên Hội đồng quản trị/Ban Kiểm soát của công ty X, chiểu điều 114, điều 124 Luật Doanh nghiệp bạn cũng có thể sử dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để yêu cầu công ty cung cấp thông tin về tình hình vay nợ (thông tin hợp đồng vay nợ trung hạn giữa bạn và công ty). 

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn và gia đình sức khỏe.

    Trân trọng./.

     

     

  • Xem thêm     

    24/06/2014, 02:28:32 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    1. Quy định về việc lập sổ cổ đông:

    Theo quy định tại Điều 86 Luật Doanh nghiệp, “Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”

    Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

    Như vậy, ngay sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty phải lập Sổ đăng ký cổ đông. Sổ đăng ký cổ đông này được sử dụng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.

    2. Quy định về thông báo lập sổ cổ đông:

    Theo khoản 4 Điều 2, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật doanh nghiệp quy định, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 90 ngày tính từ thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty phải gửi Thông báo kết quả góp vốn cổ phần đã đăng ký (Thông báo lập sổ cổ đông) tới cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Trong trường hợp Công ty bạn chưa gửi Thông báo này theo đúng thời hạn trên, thì khi tiến hành thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh liên quan vấn đề cổ phần trong Công ty, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu Công ty nộp bổ sung. 

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. 

    Thân chúc bạn sức khỏe.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    21/06/2014, 04:25:19 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1.  In nhãn quảng cáo thông tin về đại lý gas khi chưa đủ điều kiện kinh doanh:

    Theo Điều 20 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định “Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Tuy nhiên, tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo chưa quy định chế tài xử lý nào đối với hành vi trên.

    2. Tiến hành hoạt động kinh doanh (bán gas) khi chưa có đủ điều kiện:

    Theo Điều 6 Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán, hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng, hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    3. Thời gian hoàn thiện các thủ tục hành chính, xin cấp phép cho hoạt động kinh doanh gas:

    - Cho thủ tục đăng ký doanh nghiệp: 05 ngày làm việc kể từ ngày đủ hồ sơ hợp lệ.

    - Cho thủ tục đáp ứng điều kiện về phòng cháy chữa cháy: 

    Trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở phải có văn bản cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại địa phương nơi trực tiếp quản lý cơ sở về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn phòng cháy chữa chát và gửi kèm các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy (Điều 10 Nghị định 46/2012/NĐ-CP) .

    - Cho thủ tục đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự: Đại lý kinh doanh gas nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi Công an cấp quận, huyện.

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp.

    - Cho thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng:

    Cơ sở kinh doanh gas nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng gửi Sở Công Thương.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo cho cơ sở kinh doanh về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Sở Công Thương xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng cho cơ sở kinh doanh.

    - Ngoài ra, cơ sở kinh doanh gas phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, sau khi được cấp Biên bản kết luận cơ sở đủ điều kiện về Phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Mục II Thông tư 41/2007/TTLT/BTC-BCA và Nghị định 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, sớm hoàn thiện thủ tục để hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.

    Trân trọng./.

     

  • Xem thêm     

    19/06/2014, 04:44:13 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Theo Điều 26 quy định của Luật Công chứng 2006 để thành lập văn phòng công chứng cần điều kiện sau:

    Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên. Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

    Như vậy, bạn muốn mở văn phòng công chứng thì bạn phải là công chứng viên. Để được bổ nhiệm làm công chứng viên, bạn cần trải qua quá trình đào tạo, tập sự hành nghề như sau:

    Người có bằng cử nhân luật được đăng ký tham dự khoá đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng. (Điều 4, Luật Công chứng 2006).

    Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng thì được tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng là mười hai tháng, kể từ ngày tập sự tại tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự hành nghề công chứng phải đăng ký tại Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng mà mình tập sự. (Điều 16, Luật Công chứng 2006)

    Người hoàn thành tập sự hành nghề công chứng có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gửi Sở Tư pháp ở địa phương nơi đăng ký tập sự, gồm có:

    a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;

    b) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật;

    c) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

    d) Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;

    đ) Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn;

    e) Sơ yếu lý lịch;

    g) Giấy chứng nhận sức khoẻ.

    (Điều 18, Luật Công chứng 2006)

    Nếu mới tốt nghiệp cử nhận luật thì bạn chưa đủ điều kiện để mở văn phòng công chứng. Bạn cần tham gia khóa đào tạo nghề công chứng để có chứng chỉ đào tạo, sau thời gian tập sự hành nghề bạn sẽ được xem xét bổ nhiệm công chứng viên mới có thể thành lập văn phòng công chứng.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe và sớm đạt được nguyện vọng của mình.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    18/06/2014, 04:24:59 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Về vấn đề điều chỉnh giảm vốn điều lệ công ty cổ phần cho đúng thực tế góp vốn:

    Nếu công ty này đã thành lập được trên 3 năm thì việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ là không thể thực hiện được, hồ sơ sẽ bị các Sở Kế hoạch và Đầu tư từ chối vì chưa có hướng dẫn cụ thể từ Bộ để thực hiện.

    Nếu trong 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chưa góp đủ mức vốn điều lệ đã đăng ký (không phát hành hết cổ phần đăng ký chào bán) thì làm thủ tục xin giảm vốn điều lệ đúng với thực tế góp vốn (Khoản 9 điều 23 Nghị định 102/2010/NĐ-CP).

    Trước khi mua lại cổ phần bạn nên tìm hiểu về thời gian hoạt động (căn cứ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của doanh nghiệp để xác định có thể thực hiện được thủ tục giảm vốn điều lệ hay không rồi quyết định.

    Nếu không tiến hành giảm vốn điều lệ được cho đúng với thực tế góp vốn mà bạn vẫn muốn tiếp nhận công ty này thì cần chú ý các rủi ro có thể xảy ra bao gồm: (1) khi cần vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức, cá nhân khác, chi phí lãi vay sẽ không được coi là chi phí hợp lý (vì trên giấy tờ,vốn điều lệ của bạn rất lớn, việc vay và hạch toán lãi vay trong trường hợp này khó được cơ quan thuế chấp nhận là hợp lý); (2) doanh nghiệp có thể bị thanh, kiểm tra và nếu phát hiện chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 155/2013/NĐ-CP (phạt tiền đến 20 triệu đồng và biện pháp khắc phục là yêu cầu doanh nghiệp phải huy động cho đủ số vốn điều lệ đã đăng ký).

    2. Hồ sơ và thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần:

    - Hồ sơ bao gồm:

    + Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao chứng thực);

    + Biên bản họp/quyết định của ĐHĐCĐ công ty về việc giảm vốn;

    + Danh sách cổ đông góp vốn (trong đó nêu rõ mức góp vốn cụ thể, mức vốn góp còn thiếu);

    + Thông báo thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

    + Báo cáo tài chính kỳ gần nhất.

    + Cam kết của doanh nghiệp về việc đủ khả năng thanh toán các khoản nợ/nghĩa vụ đến hạn.

    - Trình tự, thủ tục: doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Bộ phận một cửa Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư. Chi phí hành chính: 200.000 đồng

    Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

    3. Thủ tục mua lại cổ phần:

    Như bạn trao đổi, bạn mua lại toàn bộ doanh nghiệp này nên nhất thiết cần khảo sát thông tin/hồ sơ của doanh nghiệp này để nắm chắc tình hình tài chính của họ (đặc biệt là số liệu nợ), ngoài ra bạn có thể yêu cầu cổ đông của doanh nghiệp cũng như người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cam kết cung cấp chính xác các tài liệu/hồ sơ về tình hình tài chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh các khoản nợ nằm ngoài những hồ sơ/chứng từ/tài liệu kế toán thì họ phải chịu trách nhiệm.

    Khi tiến hành mua lại cổ phần, bạn cần chú ý phải có ít nhất 3 cổ đông mới duy trì được loại hình công ty cổ phần. 

    Về hồ sơ và thủ tục mua cổ phần, bận cần chuẩn bị bộ hồ sơ để tiến hành thủ tục thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, gồm các tài liệu cụ thể sau đây:

    - Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

    - Biên bản thanh lý/xác nhận thanh toán tiền chuyển nhượng cổ phần giữa hai bên;

    - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản chứng thực);

    - Chứng minh nhân dân của cá nhân mua cổ phần; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ủy quyền quản lý vốn nếu tổ chức mua lại cổ phần;

    - Danh sách cổ đông sau khi chuyển nhượng cổ phần;

    - Biên bản/quyết định của ĐHĐCĐ về việc thay đổi cổ đông sáng lập;

    - Thông báo lập sổ cổ đông/sổ cổ đông (trong trường hợp trước đó doanh nghiệp chưa nộp sổ cổ đông);

    - Thông báo thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Hồ sơ trên được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính (bộ phận một cửa).

    Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

    Chi phí hành chính: 200.000 đồng.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe và thành công.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    11/06/2014, 02:16:27 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Về việc phân chia lợi nhuận trong công ty:

    Theo quy định tại Điều 41, Điều 47, Điều 61 của Luật Doanh nghiệp 2005, Hội đồng thành viên có thẩm quyền quyết định phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận của Công ty.

    Về nguyên tắc, Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, đồng thời phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn khác sau khi chia lợi nhuận. Các thành viên trong Công ty có quyền được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, Công ty có thể không chia lợi nhuận mà để giữ lại làm tài sản của Công ty để bù trừ nếu trong trường hợp xấu không thu hồi được nợ khó đòi của Công ty khi Hội đồng thành viên chấp thuận phương án sử dụng lợi nhuận này.

    Công ty cần tiến hành họp Hội đồng thành viên và ra Quyết định thông qua phương án sử dụng lợi nhuận trên. Cuộc họp Hội đồng thành viên trên cần tuân thủ thủ tục tiến hành họp Hội đồng thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    2. Về giá trị chuyển nhượng phần vốn góp có được thẩp hơn trị giá phần vốn góp (là 800.000.000VNĐ)?

    Luật Doanh nghiệp hiện nay không giới hạn về giá chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp. Giá chuyển nhượng về nguyên tắc do các bên thỏa thuận và được Công ty xác nhận.

    Tuy nhiên, Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định về căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân, thì Giá chuyển nhượng là “số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”

    Theo Điều 37 Luật quản lý thuế năm 2006, sửa đổi bổ sung nằm 2013 quy định về việc ấn định thuế đối với người nộp thuế theo phương pháp kê khai thì người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế khi “mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.”

    Như vậy, thành viên Công ty được quyền chuyển nhượng phần vốn góp dưới giá trị phần vốn góp nhưng xét trên tình hình kinh doanh có lãi của Công ty, việc chuyển nhượng phần vốn góp dưới giá trị phần vốn góp nếu nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân có thể sẽ bị cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra và yêu cầu giải trình.

    3. Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

    - Về chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Theo Nghị định 222/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt (có hiệu lực từ 01/3/2014), tại Điều 6 về Giao dịch tài chính của doanh nghiệp quy định 1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.”

    Như vậy, chứng từ thanh toán tiền chuyển nhượng vốn qua ngân hàng là yêu cầu đối với doanh nghiệp có sự chuyển nhượng phần vốn góp của doanh nghiệp đó vào doanh nghiệp khác, không bao gồm áp dụng với cá nhân chuyển nhượng vốn.

    - Về thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty của bạn (thuộc trường hợp đăng ký đầu tư):

    + Công ty bạn cần nộp hồ sơ xin điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư với hai nội dung: thay đổi thành viên góp vốn và thay đổi người đại diện theo pháp luật trên Giấy chứng nhận đầu tư, nộp Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    + Hồ sơ bao gồm:

    i.Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH);

    ii.Quyết định, biên bản họp Hội đồng thành viên;

    iii.Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật mới;

    iv. Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty (Biên bản thanh lý hợp đồng…);

    v. Danh sách thành viên Công ty (đã sửa đổi);

    vi. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của Nhà đầu tư mới, đồng thời là người đại diện theo pháp luật mới: Hộ chiếu, Giấy phép tạm trú, Hợp đồng lao động;

    vii. Bản sửa đổi, bổ sung của Điều lệ doanh nghiệp;

    viii. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án (theo mẫu);

    ix.Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

    Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. 

    Trân trọng./.

18 Trang «<10111213141516>»