Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

65 Trang «<40414243444546>»
  • Xem thêm     

    25/08/2012, 09:26:53 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    - Nếu bạn bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại thì phải lập biên bản thỏa thuận về bồi thường có người làm chứng và yêu cầu bị hại cam kết không giám định thương tật, không khiếu kiện. Hoặc ít nhất cũng phải có giấy biên nhận tiền thì mới có căn cứ xử lý các bước tiếp theo;

    - Người ngồi sau xe gây tai nạn mà bị thiệt hại thì người điều khiến xe cũng phải bồi thường cho người ngồi sau xe mình.

  • Xem thêm     

    23/08/2012, 09:21:29 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Nếu là vụ án giao thông nghiêm trọng thì người gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS (kể cả trong trường hợp nạn nhân viết đơn bãi nại). Việc lấy lại phương tiện gây tai nạn chỉ thực hiện được sau khi kết thúc điều tra hoặc đã hoàn tất các thủ tục điều tra, xác minh, giám định đối với phương tiện phạm tội. Bạn tham khảo quy định sau đây của BLHS và hướng dẫn của Tòa án tối cao:

    "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

              1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết một người;

    b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tận từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.”.

              2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết hai người;

    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

              3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;

    b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%.

    e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên

              4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

              5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

  • Xem thêm     

    22/08/2012, 09:26:39 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    - Theo quy định tại Điều 139 BLHS sửa đổi năm 2009 thì hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự. Trừ trường hợp số tiền chiếm đoạt "dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm" .

    - Điều 140 BLHS cũng quy định hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản từ 4 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, trừ trường hợp số tiền chiếm đoạt " dưới bốn  triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm".

    Vụ việc của bạn chỉ mất 1,8 triệu đồng nên dù có hành vi gian dối hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì cũng chưa đủ để xử lý hình sự. Bạn có thể trình báo công an để xem xét xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản.

  • Xem thêm     

    22/08/2012, 04:38:45 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng. Theo quy định pháp luật thì Tòa án giải quyết vụ án theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, nếu công ty bạn chỉ yêu cầu lãi suất theo lãi cơ bản của ngân hàng (cho dễ tính) thì Tòa án sẽ tính theo lãi suất cơ bản.

  • Xem thêm     

    21/08/2012, 10:20:47 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                 Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thì việc lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không bắt buộc phải có chữ ký của người vi phạm vẫn có thể ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính.

                 Bạn có thể tham khảo một số quy định sau:

                 Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi năm 2008 quy định:

    "Lập biên bản về vi phạm hành chính

    1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

    Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay sau khi xác định được người có hành vi vi phạm.

    Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về đến sân bay, bến cảng.

    2. Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.

    Trong trường hợp người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt tại địa điểm xảy ra vi phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

    3. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    4. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt."

                   Điều 22 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 quy định:
    " Lập biên bản vi phạm hành chính

    Việc lập biên bản vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 55a của Pháp lệnh được quy định như sau:
    1. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định đối với vi phạm hành chính mà mình phát hiện và chuyển ngay tới người có thẩm quyền xử phạt. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Pháp lệnh.
    2. Đối với trường hợp sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 55 của Pháp lệnh thì biên bản vi phạm hành chính có thêm các nội dung sau: phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm; hình ảnh, bản ghi, dấu vết ghi thu được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các tình tiết và chứng cứ khác (nếu có).

    Việc lập biên bản vi phạm hành chính thuộc trường hợp người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh được hiểu là trường hợp tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính người vi phạm không có mặt mà không có lý do chính đáng.".

  • Xem thêm     

    21/08/2012, 09:20:01 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Bạn không nói rõ hợp đồng mua bán đó là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại nên chưa thể có câu trả lời chính xác cho bạn được. Trường hợp chậm thanh toán tiền trong hợp đồng mua bán đã được BLDS và Luật thương mại quy định rõ. Bạn có thể tham khảo các quy định pháp luật sau đây thì sẽ rõ:

    - Nếu là Hợp đồng dân sự: Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự 2005(Lãi do chậm thanh toán = lãi suất cơ bản)

    "Ðiều 438. Nghĩa vụ trả tiền

     1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản.

    2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 Ðiều 305 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Ðiều 305. Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

    1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."

    - Nếu là Hợp đồng thương mại thì lãi suất chậm trả = lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường:

    Điều 306 Luật thương mại quy định:

    “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

  • Xem thêm     

    18/08/2012, 08:12:12 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bác!

             Nếu đến thời điểm trúng tuyển nghĩa vụ quân sự mà con bác vẫn chưa có giấy báo trúng tuyển của trường thì con bác không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

  • Xem thêm     

    17/08/2012, 02:03:48 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Tại Điểm đ, khoản 2, Điều 164 BLTTDS quy định: Đơn khởi kiện phải có một trong các nội dung chính sau đây "Tên, địa chỉ của người bị kiện". Do vậy, nếu bạn không biết địa chỉ hiện tại vợ bạn cư trú ở đâu thì đơn khởi kiện của bạn chưa hợp lệ và Tòa án sẽ không thụ lý vụ án.

            Đồng thời, khoản 1, Điều 35 BLTTDS năm 2004, sửa đổi năm 2011 cũng quy định: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân gia đình. Do vậy, nếu bạn không cung cấp được địa chỉ của vợ bạn cư trú, làm việc hiện nay thì chưa đủ căn cứ để xác định Tòa án nơi bạn đang gửi đơn có thẩm quyền giải quyết vụ án đó.

            Để được ly hôn bạn cần phải tìm hiểu thông tin về nơi cư trú, làm việc của vợ bạn để yêu cầu Tòa án nơi cư trú đó thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn.

             Nếu bạn không thể tìm được vợ bạn thì có thể yêu cầu Tòa án nơi vợ bạn cư trú cuối cùng tuyên bố mất tích. Nếu Tòa án chấp nhận tuyên bố vợ bạn mất tích thì đồng thời sẽ cho bạn được ly hôn theo quy định tại khoản 2, Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình.

  • Xem thêm     

    17/08/2012, 11:16:33 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Tòa án tính lãi suất đến thời điểm xét xử sơ thẩmn. Nếu bản án sơ thẩm bị hủy bỏ để xét xử lại thì lãi suất được tính lại cho đến thời điểm xử sơ thẩm lại... như vậy người chịu lãi suất sẽ bị thiệt hại rất nhiều.

            Nếu sau khi có bản án có hiệu lực (lần sau ) xác định mức lãi suất mà người nợ phải trả lớn hơn mức lãi suất từ bản án sơ thẩm lần đầu thì phần giá trị tăng lên là thiệt hại của người nợ. Nếu có căn cứ xác định việc hủy án sơ thẩm là do lỗi của Tòa án thì các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án phải bồi thường thiệt hại theo luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Bạn có thể tham khảo thêm các quy định của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009 để có cách đòi quyền lợi của mình.

  • Xem thêm     

    17/08/2012, 10:21:25 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Việc mua bán tài sản ảo đang thiếu các quy định pháp luật điều chỉnh nên việc tranh chấp rất phức tạp. Vụ việc của bạn rất khó để tòa án có thể thụ lý, do vậy bạn có thể lựa chọn cho mình cách giải quyết khác.

             Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết về tài sản ảo theo Pháp luật Việt Nam hiện nay trên các trang mạng.

  • Xem thêm     

    17/08/2012, 09:28:28 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

            Nếu có căn cứ xác định A hành vi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể xử lý hình sự với A về tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

            Nếu muốn khởi kiện dân sự để đòi tiền A thì B phải biết được nơi cư trú hiện tại của A (A đang trốn ở đâu).

           Quan điểm của nhà làm luật Việt Nam hiện nay là nếu tìm được người vay, biết được địa chỉ của người vay thì là quan hệ dân sự và có thể khởi kiện dân sự ra Tòa án để đòi tiền. Còn nếu người vay đã bỏ trốn, không thể tìm được họ để kiện dân sự thì đó là phạm pháp và có thể yêu cầu khởi tố người vay để xử lý hình sự.

            Theo quy định của pháp luật VN hiện nay, với số tiền chiếm đoạt từ 2 triệu đồng là có thể bị xử lý hình sự về một số tội về chiếm đoạt tài sản rồi (tội lạm dụng thì số tiền chiếm đoạt phải từ 4 trđ trở lên)...

  • Xem thêm     

    14/08/2012, 09:06:58 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           Nếu Tòa án xét xử không đúng pháp luật dẫn đến bản án bị hủy để giải quyết lại gây thiệt hại cho bạn thì bạn có thể yêu cầu tòa án có bản án bị hủy phải bồi thường cho bạn theo Luật bồi thường Nhà nước. Số tiền lãi tăng lên do thời gian vụ án giải quyết lại cũng là thiệt hại của đương sự...

  • Xem thêm     

    14/08/2012, 03:47:52 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

       Chào bạn!
             Theo quy định pháp luật thì người lái xe có thể bị xử lý hình sự, còn chủ xe phải bồi thường thiệt hại cho bố bạn.

    I. Trách nhiệm hình sự:

    Bạn tham khảo quy định của Bộ luật hình sự và Nghị quyết hướng dẫn của TAND tối cao sau dây:

    "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

              1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an
    toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
    trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng
    đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
    tháng đến năm năm.


    Người điều khiển phương tiện giao thông đường
    bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt
    hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho
    sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải
    chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:


    a. Làm chết một người;
     

    b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

     

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương
    tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người
    này từ 41% đến 100%;

     

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương
    tận từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi
    triệu đồng
    đến dưới năm mươi triệu đồng;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những
    người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba
    mươi triệu đồng đến dưới năm mươi
    triệu đồng;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
    đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.”.

              2. Phạm tội thuộc một trong các
    trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu
    hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích
    thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm
    hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm
    vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu
    quả rất nghiêm trọng.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là
    "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo
    điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết hai người;


    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các
    trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ
    thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các
    trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
    đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

              3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười
    lăm năm.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau
    đây là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình
    sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;


    b.. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các
    trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các
    trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ
    thương tật của những người này trên 200%.

    e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được
    hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    g. Gây thiệt hại về
    tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên

              4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu
    quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải
    tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

              5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
    việc nhất định từ một năm đến năm năm.".

                    II. Trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) được pháp luật quy định như sau:

    1. Điều 623BLDS năm 2005 quy định:

    "Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do
     

    nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm
    phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp
    đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và
    các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải
    tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm
    cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
    phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã
    giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ
    trường hợp có thỏa thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
    giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi
    không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi
    cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp
    bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định
    khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm
    cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng
    nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
    giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn
    nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường
    thiệt hại.".

    Mục 1, Phần II, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:

    "Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

    Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

    1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức
    năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện
    đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các
    thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm,
    mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí;
    tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị
    thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho
    người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt
    giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay
    thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt
    hại (nếu có).

    1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu
    trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do
    sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ
    bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất
    hoặc bị giảm sút đó.

    a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định
    từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào
    mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ
    nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị
    thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng
    tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy
    mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả
    các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác
    định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực
    tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập
    trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản
    thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và
    chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b
    khoản 1 Điều 609 BLDS.

    b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
    được thực hiện như sau:

    Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong
    thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

    Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có
    được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác
    định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập
    thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực
    tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu
    nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế
    của người bị thiệt hại không bị mất.

    Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức
    khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức
    khoẻ bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường
    hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

    Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế
    của B trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600
    ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị
    công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu
    nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

    Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức
    khoẻ bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả
    đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không
    bị mất.

    1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người
    bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều
    trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa
    phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc
    cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu
    của cơ sở y tế.

    b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời
    gian điều trị được xác định như sau:

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền
    lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương,
    tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt
    hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu
    nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình
    của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi
    người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác
    định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm
    việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền
    công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn
    tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

    - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được
    cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định
    của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và
    do đó không được bồi thường.

    1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao
    động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả
    năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng
    và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm
    khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý
    cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp
    lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp
    lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

    b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được
    tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa
    phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt
    hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

    1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.
     

                a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho
    chính người bị thiệt hại.

                b) Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường
    khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b
    tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh
    thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn
    cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia
    đình và cá nhân…

               c)Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại
    trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường
    khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào
    mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu
    do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường."

      

     

  • Xem thêm     

    14/08/2012, 03:26:50 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Nếu Quang không vay được tiền cho em bạn và không trả lại tiền thì với số tiền 4 triệu đồng là Quang có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

             Bạn có thể trình báo sự việc trên với cơ quan công an để được xem xét giải quyết. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy với số tiền không nhiều thì cơ hội lấy lại tiền của bạn sẽ không cao, trừ trường hợp có nhiều đơn thư cùng tố cáo Quang về hành vi đó.

  • Xem thêm     

    14/08/2012, 03:04:39 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

             Theo quy định tại Điều 401 BLDS năm 2005 thì: Hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

             Hiện tại, pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản (vay tiền) phải được thể hiện bằng văn bản, hoặc có công chứng... nên việc vay mượn thông qua lời nói hoặc hành vi (không có văn bản) cũng có thể là hợp pháp. Đồng thời, tin nhắn cũng là một loại "văn bản" theo quy định pháp luật (thư điện tử).

             Do vậy, về mặt lý thuyết thì bạn có thể căn cứ vào tin nhắn hoặc các thông tin khác để khởi kiện đòi nợ. Tuy nhiên, thực tế Tòa án chỉ thụ lý vụ án đòi nợ khi có giấy vay nợ bằng văn bản, có chữ ký của các bên. Để thụ lý vụ án thì Tòa án phải có "căn cứ" để thụ lý nên Tòa án thường từ chối thụ lý các vụ kiện đòi nợ không có giấy tờ hoặc giấy tờ bằng "thư điện tử".

             Để có căn cứ khởi kiện, bạn có thể gửi đơn tới công an để trình bày vụ việc đó. Nếu tại cơ quan công an họ thừa nhận khoản vay đó thì cũng là một căn cứ để bạn khởi kiện đòi nợ.

  • Xem thêm     

    13/08/2012, 10:35:12 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Gia đình bạn có thể khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng vay nợ để yêu cầu tòa án hủy bỏ hợp đồng đó và bạn chỉ phải trả tiền gốc và khoản nợ theo pháp luật. Bạn cũng có thể nhờ luật sư đứng ra thương lượng với bên cho vay để chốt số tiền lãi sao cho phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của các Bên.

  • Xem thêm     

    12/08/2012, 05:03:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

            Việc tách, nhập vụ án được Tòa án áp dụng theo quy định tại Điều 38 BLTTDS. Khi nhập vụ án thì Tòa án phải ban hành quyết định và gửi cho các đương sự và VKS cùng cấp.

           Nếu trong quá trình tố tụng nếu các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản của bạn thì bạn có thể khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu bồi thường hoặc yêu cầu bồi thường theo Luật bồi thường Nhà nước.

  • Xem thêm     

    12/08/2012, 04:34:57 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

                Điều 38 BLTTDS quy định:

               "Nhập hoặc tách vụ án

    1. Toà án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Toà án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.

    2. Toà án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.

    3. Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.".

                Do vậy, nếu 6 vụ án dân sự đó có liên quan đến nhau, việc nhập 6 vụ thành 1 vụ để giải quyết vẫn đảm bảo đúng pháp luật và đảm bảo được quyền lợi của các đương sự thì Tòa án có thể nhập vụ án và thông báo cho các đương sự và VKS cùng cấp.

  • Xem thêm     

    07/08/2012, 10:15:07 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Theo quy định pháp luật thì việc đòi nợ phải thực hiện trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận dân sự giữa các bên. Nếu không thể tự giải quyết được thì bên cho vay có thể khởi kiện đến Tòa án dân sự để được giải quyết. Sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật thì Cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành bản án đó (khấu trừ lương, thu nhập, kê biên phát mại tài sản....).

              Nếu người đòi nợ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bắt người để yêu cầu trả nợ ...  để thu hồi nợ thì có thể phạm tội Cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS hoặc tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 BLHS, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 134 BLHS.

               Với vụ việc của gia đình bạn thì nên báo công an để xử lý bên đòi nợ theo quy định pháp luật. Bạn có thể tham khảo một số quy định pháp luật sau đây của Bộ luật hình sự:

    "Điều 133. Tội cướp tài sản

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 134. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Đối với trẻ em;

    e) Đối với nhiều người;

    g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

    1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

  • Xem thêm     

    07/08/2012, 06:54:40 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                 Hành vi đòi nợ kiểu đó đã phạm tội cướp tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản. Gia đình bạn có thể gửi đơn tới Công an huyện để được giải quyết theo pháp luật.

65 Trang «<40414243444546>»